Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Cộng sản Việt Nam cần từ bỏ ảo tưởng dựa Nga chống Tàu

Trung Nguyễn

14-8-2019

Theo tin từ BBC, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã chính thức quay lại bãi Tư Chính sau khi rời khỏi khu vực này hôm 8/8/2019 để tiếp nhiên liệu. Giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chắc chưa kịp thở phào đã phải tiếp tục lo đối phó với “bạn tốt” Trung Cộng xâm lược ở bên ngoài và sự phẫn nộ của người dân Việt Nam về các chính sách đối ngoại và đối nội sai lầm của đảng Cộng sản.

Thế kỷ châu Á đang gặp hiểm họa

Foreign Affairs

Tác giả: Lý Hiển Long

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Số tháng 7-8/2020

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận bình ở Bắc Kinh tháng 11/2017. Nguồn: Doug Mills / The New York Times / Redux

Ai là người cuối cùng?

Trương Minh Ẩn

24-11-2018

Việt Nam ngày nay là xứ sở lạ lùng. Đã có câu thành ngữ nói về sự lạ lùng này lưu truyền trong dân gian, rằng: ‘Những chuyện chỉ có ở Việt Nam’, tức những câu chuyện không đâu trên thế giới này có được. Cho nên có những phiên tòa xét xử để lộ ra rất nhiều điều kỳ lạ, nhưng lại trở thành chuyện không có gì lạ ở xứ này.

Bài báo bị phạt 30 triệu và công văn của ông Hữu Thỉnh

LTS: Nhân có kết luận sai phạm về chuyện Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh sử dụng xe công mang biển số giả, kính mời quý độc giả xem công văn của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, gửi báo Văn Nghệ ngày 23/2/2017, yêu cầu tờ báo này gỡ bài, “cải chính và xin lỗi”, dù báo này đã đưa tin đúng sự thật.

Cũng xin được đăng lại bài báo “Lại thêm một vụ cán bộ dùng xe công gắn biển giả?” của tác giả Trương Ngọc, đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ, là tờ báo con của tờ Văn Nghệ. Bài báo này đã khiến cho báo Văn Nghệ bị đóng cửa và bị xử phạt 30 triệu hồi tháng 2/2017.

Giáo dục Việt Nam “10 năm tới sẽ khác”! Khác ở chỗ nào hả ông Nguyễn Thiện Nhân?

Lê Thiên

18-4-2018

Đầu Tháng Tư 2018, Dân Làm Báo có giới thiệu đến độc giả bài “Thấy gì từ chuyện cô giáo không giảng bài suốt học kỳ?, trong đó tác giả minh xác “không lên tiếng cho một cá nhân, kể cả cô giáo trong cuộc, mà chỉ nói tới cơ chế trong chế độ CSVN” và đã không ngại chỉ thẳng ra: “Tất cả những hỗn loạn trong phạm vi học đường ngày nay tại Việt Nam xin đừng trút lên đầu các thầy cô, đừng đổ lỗi cho phụ huynh, đừng gán tội cho học sinh! Cũng xin đừng bất nhẫn đổ lỗi cho cô giáo ‘quyền lực’!… Lỗi ấy chính là lỗi hệ thống! Lỗi cơ chế! Hệ thống đảng trị! Cơ chế đảng quyền! Chính sách bịt miệng!”.  

Không ai làm tổn thương nước Mỹ và giúp Trung Quốc nhiều hơn Trump

Washington Post

Tác giả: Max Boot

Dịch giả: Trúc Lam

21-7-2020

Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1979. Ông đổ lỗi cho Hoa Kỳ về một chính sách “đầy cảm xúc và những ý kiến ​​bất chợt và niềm tin mù quáng của những người theo chủ nghĩa McCarthy”.

Thơ tết tê

Hoàng tự Minh

1-2-2019

Trước tết Tây, tổng Trọng tiếp tụi Tàu, Triệu Tế,
Tình thế Trung-Ta tiến triển tơi tới, thắm tình tứ tốt.

Tuyên bố về bản án tử hình ông Đặng Văn Hiến của các cá nhân và tổ chức XHDS

Tuyên bố về bản án tử hình tại Đắk Nông của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến vận mệnh của đất nước

7-1-2018

Sự việc và Nhận định

Vào hai ngày 2/1/2018 và 3/1/2018 Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xét xử sơ thẩm vụ án nổ súng làm 16 người thương vong xảy ra vào ngày 23/10/2016 tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông liên quan đến Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Long Sơn.

Được biết sự kiện bi thảm xảy ra do nông dân mất đất vô cùng bức xúc trước hành động của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến san ủi khu đất đang tranh chấp nhiều năm trước đó.

Chấn động: Viện trưởng VKSND tỉnh Long An xác định vụ án xảy ra lúc 22h!

Báo Sạch

8-7-2020

Bà Nguyễn Thị Thủy Khiêm, cựu Phó Viện trưởng VKSND tối cao, cựu Viện trưởng VKSND tỉnh Long An. Photo Courtesy

Vụ án bưu điện Cầu Voi, ngay trong ngày 14/1/2008, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long An Nguyễn Thị Thủy Khiêm đã có báo cáo nhanh gửi Viện KSND Tối cao (Báo cáo số 16/VKS.P1A).

Hiện trường vụ án được xác định xảy ra khoảng 21h. Giờ chết của cả hai nạn nhân được xác định là sau ăn. Cụ thể: “Cả hai tử thi đều chết sau ăn khoảng 24h, thời gian chết khoảng 10h”.

Những tháng ngày không thể nào quên

Mạc Văn Trang

7-12-2022

Chập chờn đêm không ngủ

nhớ sáng mai đi Giỗ đầu vợ chồng người bạn cũ

Tự Do Nhé Chuột Ơi!

Nguyệt Quỳnh

14-6-2021

Tôi tin vào những điều không thể. Tưởng tượng bạn đang rất căm ghét một con người hay một con vật nào đó. Rồi bỗng dưng một ngày bạn thấy họ là chính mình. Bạn có cảm giác mình biết về họ rõ như biết về những đường chỉ trên bàn tay của mình. Thậm chí, bạn cảm được cái khát khao và thương nó như thương nỗi khát khao của mình ngày nào – đó là cái tình cảm lạ lùng mà tôi dành cho con chuột của con trai tôi.

Nó là con chuột nhỏ xíu, nhưng nó cho tôi nhiều xúc cảm chỉ trong vòng bốn tuần sống chung với nó. Thật ra, buổi đầu gặp nó tôi đã sợ chết khiếp! Nó nhắc tôi về những kỷ niệm xa xưa, những ngày còn làm việc ở một cửa hàng bách hoá ở Sài Gòn. Ngày ấy, chúng tôi vừa trải qua những ngày đói kém của năm 1977. Tội nghiệp giấc mơ hoà bình no ấm của người dân nước tôi! Sau chiến thắng là bắt đầu… “đói”.

Mà cứ hễ đói, cứ hễ nghèo là gần gũi với chuột, là phải sống chung với chuột. Khi ấy, đang làm việc tại một cửa hàng ở Chợ Bến Thành, bữa ăn trưa nào của chúng tôi cũng bị chuột làm phiền. Bởi khi người đói thì chuột cũng đói. Nhưng khi chuột đói, nó táo tợn, nó chẳng sợ ai, nó chẳng coi con người ra cái thể thống gì. Nó núp đâu đó dưới gầm những tủ kính, chỉ chờ cơ hội là nó vụt chạy ra, chớp nhanh lấy miếng bún hoặc cơm ngay lúc chúng tôi đang ngồi ăn với nhau trên sàn.

Cô bạn làm chung là con nhà cán bộ nhưng lại yêu thơ Phùng Quán. Cứ mỗi lần như thế, sau những tiếng la rú thất thanh vì sợ hãi của chúng tôi, cô lại đọc câu thơ của Phùng Quán “những con chuột mặc áo quần bộ đội / đục cơm khoé áo chúng ta”. Ngẫm lại, tôi thấy tuy ngày ấy Phùng Quán ta thán là thế, nhưng đa số người VN vẫn muốn ôm ấp, vun vén cho mảnh đất nghèo khó này. Nay, mọi chuyện đã khác, lòng người cũng đã đổi thay. Mấy cái vụ “đục cơm khoét áo” xưa rồi. Ngày nay, người ta còn thẳng tay cướp đất, đục khoét cả tài nguyên đất nước rồi thản nhiên ôm của cải ra đi. Mặc cho lũ lụt, mặc cho xác dân trôi, mặc cho đất nước tan hoang, người ta có thể bỏ ra hàng triệu đô để mua quốc tịch ở đảo Sip, một đảo quốc xa xôi tận bên trời Âu!

Trở lại cái nhân duyên tôi gặp con chuột. Một hôm con trai tôi nảy ra ý định muốn nuôi một cặp chuột làm thú cưng. Cháu đang sống ở một nhà tập thể nên điều này là không thể và biết rõ luật ở đó cấm, thế là cháu đành nuôi lén. Mọi chuyện vỡ lỡ khi một con chuột thoát ra ngoài. Nó bị vây bắt và bị giết chết. Đau lòng quá, con trai tôi nhất quyết bảo vệ con chuột còn lại. Và dĩ nhiên cháu và con chuột phải ra khỏi nhà. Suốt hai đêm cháu ở ngoài vườn sau của khu nhà tập thể, và phải thức trắng để canh gác cho sự an toàn của con chuột còn lại.

Khi tôi được gọi tới, cháu đã mệt mỏi lắm rồi, khẩn khoản xin mẹ đem con chuột về nhà để được ngủ. Không đành lòng, tôi nhận lời. Nhưng đến khi tôi trông thấy nó, đến khi con chuột ló đầu ra từ cái hộp giấy thì… không kềm chế kịp, tôi kêu thét lên vì sợ hãi. Trời ơi! Nó không phải là con chuột bạch như tôi nghĩ, nó chính là cái giống chuột tôi vô cùng ghê sợ. Cái giống chuột vẫn ám ảnh tôi về những ngày vô định – những ngày của đói, lạnh và sợ hãi.

Ngày ấy, nhiều gia đình trong xóm tôi bị lùa đi kinh tế mới đã lục đục trở về. Họ dựng lại chỗ ở trên cái nền nhà cũ đã bị phá tan hoang. Họ lợp tranh hay treo những tấm poncho cũ để che mưa chắn gió. Ở những ngôi nhà “ổ chuột” ấy, chuột nhiều vô kể. Tôi còn nhớ những ngày mù mưa, cơn đói, những hạt cơm, tiếng chuột rúc và bóng những con chuột chạy qua chạy lại trên cái nền nhà dựng tạm – đó là Sài Gòn trong ký ức tôi những ngày sau giải phóng:

Em theo mẹ về kết tranh lợp mái

Những ổ chuột những mặt người xanh tái

Những con chuột to sống lẫn với người

Ăn ngủ trên một nền nhà

Rúc buồn những ngày mưa gió

Em sống mà vẫn âu lo hoài chuyện đó

Cơm, gạo, bánh mì, bột bắp, bo bo, …

             (Những ngày mưa – Hương Giang)

Thầm trách con, nhưng tôi vẫn đón lấy mảnh giấy ghi rõ cách chăm sóc con chuột từ tay cháu. Suốt hai ngày đầu tôi không dám nhìn đến nó. Đến ngày thứ ba, phải bỏ thức ăn cho nó tôi mới theo lời cháu, gọi nó bằng giọng nói khe khẽ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng, khi đã nghe quen giọng, mỗi lần tôi gọi, nó đều chạy đến. Chưa hết ghê sợ, bàn tay tôi vẫn để cách xa chiếc lồng một quãng ngắn. Tuy thế, tôi vẫn cảm nhận rằng nó tha thiết muốn để cái mỏ nhỏ xíu của nó lên những ngón tay tôi.

Cứ ba ngày, tôi lại dọn dẹp làm sạch chuồng cho nó. Lần nào cũng vậy, hễ thấy hộp thức ăn mới là nó lại cắn giấy báo tôi lót đáy chuồng, rồi phủ che lên trên thức ăn như sợ kẻ khác chia miếng ăn của nó; hễ thấy chuồng sạch là nó lại chạy vòng quanh, phóng uế khắp nơi như để xác định quyền làm chủ giang sơn của nó; sau cùng, nó loay hoay tha rơm phủ đầy lên chỗ ngủ của nó trước khi biến mất dưới đống rơm ấy. Trông nó lặp đi lặp lại mọi việc một cách thảnh thơi, vui tươi và an phận làm sao! Cho đến một ngày tôi lơ đãng để nó xổng chuồng.

Suốt một tuần, tôi không biết nó ở đâu? Nó có đói không? Có khát không? Tôi để đồ ăn và nước uống ở một vài góc khuất nhưng vẫn không nhìn thấy tăm hơi của nó. Rồi tôi quyết định mua những cái “bẫy an toàn” – loại bẫy dùng để bắt giữ nhưng không giết chết – để ở mỗi góc nhà hầu mong dụ dỗ được nó. Mãi cho đến tuần thứ hai tôi mới tìm thấy nó trong phòng ngủ của mình vào lúc 3 giờ sáng. Nó vẫn thế, nhưng mạnh mẽ và linh hoạt hơn nhiều. Tôi ngẩn ngơ nhìn nó vượt qua những chiếc bẫy một cách tài tình. Bắt được nó là cả một công trình, nhưng những gì xảy ra sau đó mới làm tôi mất ngủ.

Khi bỏ nó lại vào chuồng, tôi mới nhận thấy nó không còn là con chuột cũ. Vẫn chiếc chuồng ấy, nhưng nó chẳng còn màng đến giang sơn, đồ ăn hay thức uống của nó nữa. Nó khác hoàn toàn. Suốt từ nửa đêm cho đến sáng, nó không ngừng vùng vẫy để tìm cách thoát thân. Tôi nằm nghe tiếng quẫy đạp dữ dội không ngừng của nó mà thương cảm.

Sao nó giống chúng ta thế! Nó cũng khao khát được vượt thoát. Nó làm tôi nhớ đến biến cố sụp đổ của hàng loạt các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội ở Đông âu. Trước ngày 9/11/1989 không ai nghĩ rằng bức tường Bá Linh sẽ đổ. Ngay trong cái đêm đầy biến động đó, vượt qua cánh cửa vừa được mở, không phải hàng ngàn mà là hàng chục ngàn người đã tuần hành, đã đi bộ giữa mưa phùn tiến về Tây Bá Linh. Đó là những dòng sông người cuồn cuộn chảy về với tự do.

Con chuột của tôi đã vô tình nếm được mùi vị của tự do. Nó không còn yên tâm, an phận với nồi cơm, với tổ ấm của nó nữa, và con chuột nhỏ xíu mà khôn ngoan ấy đã không dễ gì mắc bẫy. Chúng ta cũng ngỡ mình như thế. Vậy mà, có những cái bẫy chết người, ta vẫn cứ lao đầu vào!

Từ lúc ấy cho tới sáng, tôi không chợp mắt được vì thương cái vật vã của con chuột trong lồng. Tôi chạnh nghĩ đến nỗi trăn trở của Robert Burns (nhà thơ lớn của dân tộc Tô Cách Lan) khi ông vô tình phá vỡ một ổ chuột trong lúc đang cày ruộng. Nhìn lũ chuột xôn xao chạy trốn, Burns thương cảm cho thân phận và thương cho căn nhà chung của chúng. Ông viết: “Ngôi nhà nhỏ của bạn cũng đang đổ nát! / Những bức tường yếu ớt của nó, gió đang tán loạn!”.

Tuy hoàn cảnh lũ chuột của Burns khác xa con chuột của tôi, nhưng hai câu thơ của ông thì lại gần gũi với chúng ta đến ngậm ngùi. Người VN cũng đang chạy tán loạn ra khỏi ngôi nhà đổ nát của mình và họ ra đi bất chấp hiểm nguy, bất kể mạng sống. Hình ảnh chiếc xuồng cao su gặp nạn ngoài khơi vùng tây Flanders trên trang nhà của toà Đại Sứ Bỉ lại ám ảnh tôi. Nếu không nhờ tuần duyên Bỉ giải cứu, có lẽ chúng ta lại thấy xác người Việt trôi nơi eo biển, trên con đường nhập lậu vào nước Anh.

Khao khát tự do, khao khát sống, khao khát thể hiện chính mình là điều con người luôn luôn hướng tới. Tôi yêu cái cách người mẹ đơn thân, Đinh Thị Thu Thuỷ giải thích trước toà về những phản biện của chị đối với các chính sách của nhà nước. Nó thật đơn giản nhưng mạnh mẽ:Tôi làm điều đó vì tôi yêu con mình” Bạn có yêu chính cuộc đời mình và các con mình không? Tôi tin người phụ nữ đó đang hành động cho mình, cho con trai mình và cho tự do.

Ngày nào quê hương không phải là nơi an toàn để sống, ngày nào người dân VN còn thờ ơ, ngày nào chúng ta không quan tâm, chúng ta chưa góp tay vào những thay đổi cần thiết cho xã hội –  ngày ấy, những người trẻ sẽ còn tiếp tục ra đi. Tôi nghĩ về cái chết thương tâm của 39 người trẻ trên chiếc xe tải đông lạnh; tôi nghĩ đến đoạn đường bầm dập của cướp bóc, bạo hành, cưỡng hiếp và một tương lai vô định của họ nơi những vườn trồng cần sa.

Những câu thơ của Robert Burns dành cho con chuột của ông chợt kéo về ray rứt. Nó ray rứt, nhức nhối  như hình ảnh đơn độc của chiếc xuồng cao su, như giấc mơ mong manh vụt tắt khi chiếc xe tải dừng lại ở cổng thiên đường.

Nhưng chuột nhỏ ơi, mày không đơn độc,  

Khi cho thấy lo xa có thể hão huyền

Bởi những toan tính hoàn hảo của chuột và người

Thường không đi đúng kế hoạch

và chúng ta không còn gì ngoài sầu muộn đớn đau

cho một niềm vui từng hứa hẹn …

(To A Mouse – Robert Burns)

Tôi yêu quý “tự do” của chính mình và không dám bóp nát “tự do” của con chuột bé nhỏ ấy. Sợ bàn tay mình rướm máu vì Tự Do mãi mãi là đóa hồng đầy gai nhọn.

Trời sáng hẳn, tôi chuẩn bị một ít đồ ăn và nước uống rồi ôm cái lồng con chuột theo mình đến một công viên. Tôi cẩn thận tìm một gốc dừa an toàn nhất, nơi những tán lá dưới gốc đã khô cứng tạo thành một chỗ trú ẩn lý tưởng cho nó. Tôi đặt một ít thức ăn vào đó rồi mở cửa chuồng. Ngần ngừ một thoáng rồi con chuột của tôi cũng nhẹ nhàng leo ra. Chờ một lúc, tôi gọi nó khe khẽ. Nó ló đầu ra khỏi tán lá dừa nhìn tôi, rồi lại thụt đầu vào.

Tôi nghĩ đến khuôn mặt son trẻ của Trà Mi, của Nhung, của Hà, của Lượng, … Tôi đã thương quý con chuột ấy lúc nào không biết, nhưng tôi tôn trọng chọn lựa của nó. Tôi nói thầm với nó lần cuối như một lời chia tay:

– Tự do nhé chuột ơi!

Cuộc gặp gỡ giữa Putin và Tập: Trung Quốc đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Ukraine?

Tác giả: Marilen Martin

Thục Quyên, phỏng dịch

10-2-2022

Lãnh đạo hai nước Nga – Trung. Nguồn: AP

Putin và Tập gặp nhau khi khai mạc Thế vận hội ở Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lợi ích của Nga có ý nghĩa gì đối với tình hình ở biên giới Ukraine? Trong bối cảnh căng thẳng giữa họ với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn.

Nước Mỹ từng có một vụ đảo chánh, cướp chính quyền thành công tại một thành phố

Jackhammer Nguyễn

18-1-2021

Vụ bạo loạn tấn công ngày 6/1/2021, vào điện Capitol của các nhóm cực hữu, da trắng thượng đẳng, ủng hộ ông Trump, gợi nhớ đến một sự kiện diễn ra hơn 120 năm trước, chỉ hai ngày sau ngày bầu cử thứ Ba, ngày 8/11/1898 ở Mỹ: Đó là vụ thảm sát Wilmington.

Vụ vợ chồng LS Trần Vụ Hải bị khởi tố tội “trốn thuế”

BTV Tiếng Dân

3-6-2019

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, trưa 2/7/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét nơi ở và làm việc đối với LS Trần Vũ Hải, Đoàn luật sư TP Hà Nội và vợ ông là bà Ngô Tuyết Phương, Giám đốc Công ty TNHH Luật Hà Nội, để điều tra về hành vi trốn thuế trong vụ mua bán nhà đất ở Nha Trang, Khánh Hòa. Cả hai vợ chồng ông Hải bị “tạm hoãn xuất cảnh” và “cấm đi khỏi nơi cư trú”.

Người bạn độc giả trẻ của cha tôi viếng tang lễ của ông

Dương Tự Lập

2-1-2020

Dương Quân, ký họa của Văn Cao

Ngày cha tôi mất, nhiều cơ quan báo chí Trung ương như Nhân Dân, Văn Nghệ, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong, Đại Đoàn Kết, Hà Nội Mới, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Phát Thanh Hà Nội, (trừ tờ Lao Động là cơ quan bản báo thì không nói) … cũng như bạn bè văn nghệ sĩ, đồng nghiệp, người thân, độc giả đến phúng viếng chia buồn dự tang lễ ông khá đông đủ, ấm cúng, tình người.

Nga và Do Thái độc diễn ở Trung Đông

Hoàng Ngọc Nguyên

6-12-2020

Ông chẳng còn bao nhiêu thời giờ. Đã hẳn vì cái tuổi của ông, nhưng mà còn vì nhiệm kỳ sẽ sớm chấm dứt. Trong khi đó, quân tử nhất ngôn. Một lời đã hứa, bốn con ngựa chạy theo không kịp (ông ưa nói nhầm: nhất ngôn ký xuất, tứ nữ nan truy). Cho nên nay ông phải hành động gấp gáp.  Hứa với con rể Do Thái thúc hối. Đàng khác là “From Russia with Love”, có thể được ông chọn là quê hương đào tỵ.

Biển Đông: Nhóm tàu Hải Dương 8 chuẩn bị trở lại xâm phạm bãi Tư Chính lần thứ tư

Tin Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa ngày 27/9 qua bản đồ AIS vệ tinh. Chi tiết đáng lưu ý nhất: Các tàu hải cảnh 37111 và 31302 của Trung Quốc đã rời Đá Chữ Thập trở về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hướng về khu vực bể dầu Nam Côn Sơn.

Lời nói thật mong bác Trọng đừng tự ái

Trung Nguyễn

10-2-2018

Nguyễn Phú Trọng gặp Tập Cận Bình trong chuyến thăm TQ ngày 7/4/2015. Ảnh: AFP

Sáng 7/2 vừa qua, trong buổi chúc Tết trí thức và văn nghệ sỹ “xã hội chủ nghĩa”, Tổng bí thư đảng cộng sản ngẫu hứng tiết lộ là ông đã “nói xéo” Tổng bí thư đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mà ông Tập không hề “tự ái”. Nguyên văn lời ông Trọng được báo chí tường thuật như sau:

“Tôi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất chân tình. Tôi nói tình đồng chí anh em muốn giữ được thì phải tin nhau mà muốn tin nhau thì việc làm phải đúng như lời nói. Tôi nói thẳng như thế mà không thấy ông ấy tự ái gì”.

“Sách trắng” về cây cầu mang tên Thăng Long

Nguyễn Văn Ất

2-9-2020

Bài viết sau đây của ông Nguyễn Văn Ất, từng công tác tại viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam, là một cộng sự của ông Đặng Ngọc Tùng, cựu Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cựu Ủy viên Trung ương đảng. Sau đây là lời tâm sự của ông Đặng Ngọc Tùng về bài viết của ông Ất:

Về cái chết của Nguyễn Chí Vịnh 

Lê Văn Đoành

14-9-2023

Sau hơn mười ngày rơi vào hôn mê, ngày 14-9-2023, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Uỷ viên Trung ương hai khoá 11-12, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trút hơi thở cuối cùng, vĩnh viễn khép lại số phận “lẫy lừng” của nhân vật được cho là chứng nhân số một trong hàng loạt bí mật kinh thiên động địa trong triều đình cộng sản gần ba mươi năm qua.

Một nhà quân sự tài ba, một nhà ngoại giao kiệt xuất đã mãi mãi ra đi

Nguyễn Đăng Quang

2-1-2020

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (1916-2019). Ảnh: Tác giả gửi tới TD

Thế là Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã từ biệt dương gian trần thế, trái tim cụ ngừng đập vào lúc 4 giờ 43 phút sáng 26/12/2019. Cụ đã mãi mãi đi xa, để lại 104 tuổi xuân cho đời và cả một trang sử cá nhân oai hùng, lẫm liệt cho dân, cho nước.

Những bê bối tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Thanh Hóa, dưới “triều đại” Lê Văn Nam (Kỳ 1)

Nguyễn Thanh Hiền

24-6-2019

Lê Văn Nam, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Thanh Hiền

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến một trong số vô số màn ảo thuật của ông Nam, đó là:

Thủ đoạn ăn chặn tiền công và chế độ tập huấn thường xuyên của vận động viên, bằng hình thức bớt xén số lượng vận động viên. Năm 2018, tỉnh giao cho Trung tâm con số là 200 vận động viên tuyến trẻ và 250 vận động viên tuyến tỉnh. Tổng cộng là 450 vận động viên.

Nhưng thực tế, ông Nam chỉ duy trì số lượng từ 250 đến 300 vận động viên. Bớt xén con số từ 150-200 vận động viên (trong đó, chế độ tiền ăn của vận động viên tuyến tỉnh là 150.000 đồng/ 1 người/ 1 ngày. Vận động viên tuyến trẻ là 100.000 đến 120.000 đồng/ 1 người/ 1 ngày, tiền công được thế hiện trên văn bản số125 và 126 ngày 2/5/2018 của Giám đốc Trung tâm, ảnh chụp văn bản kèm theo đây).

Đảng Mácxít – Lêninnít Đức mua tượng Lê nin cũ trên ebay, đặt ngay trước trụ sở của họ

Hiếu Bá Linh

21-6-2020

Hôm qua ngày 20/6/2020, một bức tượng Lê-nin đã được đặt ngay trước trụ sở chính của đảng Mácxít – Lêninnít Đức (MLPD) tại thành phố Gelsenkirchen, miền Tây nước Đức.

“Thiên Thu Định Luận” và người bạn sử học của cha (Phần 1)

Dương Tự Lập

26-2-2019

Chú Hoàng Nhật Tân là dịch giả và là nhà sử học nổi tiếng với bút danh Thanh Đạm, Hoàng Thanh Đạm. Từng dịch cuốn “Bàn về Khế ước Xã hội” (của J.J.Rousseau); “Bàn về Tinh thần Pháp luật” (của Montesquieu); từng viết cuốn “Nguyễn Trường Tộ” và “Tìm hiểu lịch sử một xí nghiệp – Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo”…

Bài học cho nhà báo Việt Nam?

Lý Trần

14-6-2019

Các chế độ độc tài tham nhũng đều có một mẫu số chung là mong muốn thường trực bịt miệng người dân. Nói đến sự tham nhũng của họ, đồng nghĩa với “chống nhà nước”, chống “chính quyền nhân dân”, là “thế lực thù địch” … Nước Nga của Putin là chế độ nằm trong số đó.

Dùi cui, lá chắn và vận động thuyết phục

Lò Văn Củi

14-08-2018

Chú Tám thinh mở video clip coi rồi bật cười khặc khặc, chứ hổng phải bật lên tiếng như mọi khi.

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Vụ gì vui vậy chú Tám? Mà chắc là vui lắm mới cười khùng điên cán cuốc luôn hen?

Bài 2: Về các ý kiến của PGS TS Vũ Thanh Ca trên báo Pháp luật

Trương Nhân Tuấn

10-5-2020

Tiếp theo bài 1: “Quyết định” về lãnh thổ và hải phận của Trung Quốc qua Tuyên bố ngày 4/9/1958

Trong số các câu hỏi mà phóng viên báo Pháp luật đặt ra cho các học giả trong loạt bài 5 kỳ báo đã đăng. Theo tôi câu sau đây là “hay” nhứt, đặt ra cho PGS TS Vũ Thanh Ca. Nguyên văn như sau:

Các yếu tố nội địa đằng sau các vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên

Diplomat

Tác giả: Mitchell Lerner

Thục Quyên, phỏng dịch

26-10-2022

Lời người dịch: Bắc Triều Tiên đã phóng hơn 40 tên lửa các loại và tầm bắn khác nhau trong năm 2022. Sáu trong số các vụ thử đó diễn ra trong tháng 102022, bao gồm vụ phóng hai tên lửa hành trình bay hơn 1.200 dặm trước khi đâm xuống Biển Đông ngày 12102022. Mới nhất là vụ bắn ngày 28102022. Các hành động đối ngoại khiêu khích nhất của Bình Nhưỡng thường xảy ra trong bối cảnh các vấn đề căng thẳng trong nước.

“Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta!”

Trương Minh Ẩn    

26-08-2018

Tựa bài, tôi mượn từ câu phát biểu của ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, nói tại buổi làm việc với huyện Bình Chánh về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non, sáng ngày 13/01/2014.

Tiễn biệt một kẻ sĩ xứ Nghệ

Nguyễn Khắc Mai

25-1-2021

Sáng nay 25-1-2021 nhờ Nguyễn Hữu Vinh mà tôi biết được tin anh Nguyễn đình Lộc đã ra đi. Dẫu biết rằng tuổi tám sáu (86) là đã đến cõi, nhưng vẫn bùi ngùi, như có chút gì hụt hẫng.

Tôi bắt đầu biết rồi quen thân với anh Lộc từ một Hội Thảo marathon do ban khoa giáo tổ chức hồi năm 1991, đề tài xây dựng nhà nước pháp quyền. Cứ mỗi tuần một buổi họp, bàn về một chủ đề nào đó liên quan đến vấn đề Nhà nước và Pháp luật. Tôi nhớ có GS. Đoàn Trọng Truyến, cóViện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, anh Thảo, một nhà nghiên cứu luật học đáng kính và nhiều anh chị nữa, lâu rồi đã quên tên.

Đó là hội thảo lớn do chính hai ông Lê Đức Anh và Võ văn Kiệt chủ trì, để chuẩn bị “ný nuận” cho xây dựng bản HP 1992. Tôi chỉ còn nhớ mình đã phát biểu mấy vấn đề, mà anh Lộc đã bình luận: “Cậu có ý kiến táo bạo đấy”. Và dường như anh Lộc bắt đầu có cảm tình với tôi.

Tôi nói, phải xây dựng một đạo Luật cho hoạt động của Đảng và phải hghiên cứu để luật hóa tư cách nhà nước của BCH Trung ương, coi đó như vai trò của một Thượng viện. Nếu không, Đảng sẽ hoạt động vênh ra khỏi quỹ đạo của Luật pháp và Hiến pháp.

Tôi không biết ý kiến ấy có tác dụng gì không, hay chỉ như phát tên bắn vu vơ ở chân trời. Nhưng khi tôi còn làm việc, tôi nghe anh em bên văn phòng Trung ương nói, có lần ông Kiệt nêu ý kiến tại một cuộc họp Bộ Chính trị, rằng có người đề xuất phải có Luật hoạt động cho Đảng, nhưng không thấy ai động ria động mép phản ứng, nên ổng nói: Thôi, tội gì mình mua dây trói mình.

Về sau, một số anh em, trong đó có Vũ Mão, đã nêu lại vấn đề này công khai trên báo. Bây giờ tôi coi đó chỉ là chuyện tào lao. Điều đáng nhớ là, từ đấy, kể cả lúc anh Lộc là Bộ trưởng, cho đến lúc về hưu, anh Lộc đã rất thân thiết với Trung tâm Minh Triết. Chúng tôi mời anh dự nhiều sinh hoạt học thuật, đi dã ngoại với nhau …

Tôi đã đến thăm anh ở nhà riêng và anh cũng đến chơi với tôi, trà lá tâm đắc. Khi tôi phát hiện và cho công bố hai câu thơ sấm của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,

Đất Việt muôn năm vững trị bình.

Rồi tổ chức hội thảo công bố “Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông”, anh Lộc đã hăng hái tham gia góp với chúng tôi nhiều ý kiến. Anh thật thà thú với tôi làm cho tôi cũng cảm động: “Mai này, mình làm Bộ trưởng 13 năm, mà trong đầu hai chữ Biển Đảo rất nhạt”.

Đây quả là một con người lão thức, dám nói cái điều thiếu sót của mình. Tôi đã đến tận nhà anh, đem tặng anh bức thư pháp viết hai câu thơ sấm kể trên, khiến anh rất vui.

Bây giờ Lộc không còn nữa, nhưng cái chồi lộc ấy đã phát triển tươi xanh, góp nhiều năng lượng cho đời. Tôi càng nhớ anh, càng quý mến cái nhân cách kẻ sĩ của anh. Anh ra đi ở tuổi tám sáu (86).

Con số 86 rất có ý nghĩa. Như vào năm 86 ở ta có cái Đại hội VI, nó mở ra một lối đi mới, đặt lợi ích của Dân lên trên hết, mà quá trình đó luôn luôn là một cuộc đấu tranh của một bên là những mong ước chân thành, thật sự coi Dân là gốc, nước, còn một bên đang cố níu kéo cái cỗ xe Đất Nước để trở thành quốc gia không muốn phát triển, như một nhà trí thức nữ tâm huyết đã nhận định.

Nhưng tôi càng quý anh khi thấy anh thuộc về nhóm số một. Đó cũng chính là niềm vui, niềm tự hào của anh khi thanh thản ra đi, phiêu diêu vào một cõi vĩnh hằng.

Tiễn biệt Anh và trong tôi vẫn còn hình bóng của một cành Lộc tươi xanh, trưởng thành, đang lan tỏa vào môi trường một năng lượng của khí sắc một kẻ sĩ xứ Nghệ.

Nguyên Khắc Mai, người già Ô Đồng Lầm,Nội.