Tôi tuyên bố: Tôi sẽ kiện nhà mạng tới cùng và kêu gọi mọi người cùng kiện

FB Đặng Vỹ

25-4-2018

Ảnh: internet

Kính gửi các chủ thuê bao ĐTDĐ!

Dưới đây là 2 bản hợp đồng tôi mở thuê bao với Mobifone, một HĐ thuê bao trả trước, một HĐ trả sau. Đương nhiên cũng có hàng triệu người có HĐ như tôi, nhưng tôi vẫn đưa lên đây để tiện người khác không cần lục tìm, và những người làm mất HĐ được đọc. Vì tôi biết các vị không đánh giá cao, thấy không cần thiết giữ cái HĐ này, nên có khi vứt đi rồi.

Hoàng Đức Bình bị tử tù giam cùng buồng đánh

FB Lê Nguyễn Hương Trà

25-4-2018

Nhà hoạt động Hoàng Bình trước tòa. Ảnh: internet

Sau gần 1 năm bị bắt [1] và bị tuyên 14 năm tù tại phiên sơ thẩm hồi tháng 2/2018; ngày 24.4 TAND tỉnh Nghệ An đã mở xử phúc thẩm tại Tp. Vinh và y án 14 năm tù với nhà hoạt động Hoàng Đức Bình.

—–

Với tất cả những vụ xét xử chính trị, việc y án đều đoán được!

Sao vạch đồng hoa

FB Nguyễn Hồng Lam

24-4-2018

Doanh nhân Vũ “nhôm” là một sỹ quan tình báo. Ảnh: internet

Mùa hè năm 2000, kỹ sư Trần Quốc Việt, một người bạn vai anh, đồng hương Phan Rang với tôi từ Mỹ về Việt Nam lập công ty viết phần mềm Ulysses tại TP Hồ Chí Minh. Thỉnh thoảng tôi cũng hay lên trụ sở của Ulysses, đóng tại cao ốc Diamond Plaza chơi.

Một hôm, khoảng sau 12h đêm, Việt điện thoại cầu cứu tôi. Hôm đó, Việt đi nhảy đầm ở Vũ trường Phi Thuyền, góc Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng (nơi khởi phát mâu thuẫn dẫn đến vụ bắn Dung Hà), bị móc mất ví. Tiền mặt mất không nhiều, nhưng quan trọng là toàn bộ giấy tờ tùy thân, trong đó có cả Master Card, Visa Card, tài khoản tổng cộng chừng trên dưới 50.000 USD tiền trả lương cho công ty đã theo ví biến mất.

Tham nhũng hợp pháp

FB Hoàng Hải Vân

24-4-2018

Ảnh: internet

Luật Đất đai là đạo luật lôi thôi khó sửa nhất trong hệ thống pháp luật nước ta. Hễ tăng thuế thêm thuế thì mang “thông lệ quốc tế” ra hù dọa, nhưng tuyệt không thấy mang thông lệ quốc tế ra mà sửa Luật này. Nó không chỉ có điều khoản 62 vấy máu mà tôi đã đề cập, nó còn hợp pháp hóa tham nhũng. Đó là việc duy trì chính sách 2 giá đối với đất đai : giá thị trường và giá do nhà nước quy định.

Những dê cụ “ăn dày” nhất làng báo là ai?

LTS: Rất nhiều vụ bê bối về quấy rối tình dục đã và đang diễn ra nhiều năm qua trong làng báo nói riêng và nơi công sở nói chung. Mặc dù những vụ lạm dụng này đã để lại nhiều vết thương cho các nạn nhân và những người thân của họ, nhưng hầu như chưa có thủ phạm nào bị bắt hay bị khởi tố.

Sự kiện nhà báo Đặng Anh Tuấn, bút danh Anh Thoa, Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ, được cho là thủ phạm hiếp dâm nữ cộng tác tác viên tờ báo này, có lẽ đây là lần đầu tiên công an vào cuộc điều tra. Nhân sự kiện này, cư dân mạng tiếp tục lên tiếng về các vụ sách nhiễu tình dục diễn ra trong báo giới.

Sự tuột dốc của một tờ báo lớn mà nhỏ

FB Nguyễn Đình Bổn

21-4-2018

Những hành vi được coi là quấy rối tình dục. Ảnh: Luật Khoa

Vụ bê bối xâm hại tình dục đang làm báo Tuổi Trẻ tuột dốc thê thảm, trở thành xấu xa trong mắt rất nhiều bạn đọc, trong đó có tôi, người từng xem TT như một tờ báo nhà nước mà “chơi được”, và tôi cũng có nhiều bạn bè ở đó.

Nguyên nhân rất rõ ràng là do chính báo TT “làm nên” điều này chớ không ai khác, nhưng nguyên nhân sâu xa, mang tính khách quan lại không do chính những người tâm huyết với TT, mà do chính “cơ chế” rất éo le của nó, khi TT mang một nội tại đầy mâu thuẫn: Xếp theo “thứ bậc” tại VN, Tuổi Trẻ là báo loại ba: nghĩa là vừa là báo ngành (của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) vừa của địa phương (TP.HCM), đó là cấp thấp nhất trong hệ thống báo chí, nhưng TT lại được đánh giá là tờ báo hàng đầu VN trong thời “vàng son” 1990-2005 và cho cả đến gần đây.

Tố tụng với những lời khai chết

FB Luân Lê

20-4-2018

Giám đốc sở ‘bị cưỡng đoạt’ không dự xét xử nguyên nhà báo Lê Duy Phong. Ảnh: Danh Trọng/TT

Đây là vấn đề đặc biệt lớn đối với cả một nền tố tụng của một quốc gia, vì nó đã được vận hành dựa trên những lời khai trên giấy và những người này thản nhiên có thể vắng mặt tại phiên toà chỉ với một lý do bận việc, khôn đủ sức khoẻ, hoặc là không cần thiết vì đã có các bản khai tại các cơ quan tố tụng từ trước.

Chính vì chỉ quan trọng lời khai được ghi lại trên những tờ giấy nên mỗi khi ra toà chẳng bao giờ có thể tranh tụng, vì làm gì có chứng cứ, làm gì có cách nào thẩm tra, đối chất và làm rõ những gì mà người ta đã khai, đã nói? Từ luật sư, đến kiểm sát và rồi đến hội đồng xét xử cũng chỉ chắt lọc các lời khai và tự suy diễn rồi xét đoán theo ý chí của mình để coi là những cứ lý để làm các diễn giải, phán quyết cho mình.

Vụ án Hồ Duy Hải

FB Ngô Nhật Đăng

18-4-2018

Ảnh: internet

NỖI ĐAU

Nỗi oan thấu tận Trời, vẫn theo dõi số phận của Hồ Duy Hải, nhớ lại mấy năm trước. Không chỉ đút vào lò những kẻ tham nhũng, những kẻ như thế này nên tống vào lò trước.

Theo địa chỉ ghi trên “Giấy báo tử” và hướng dẫn của một người quen, chúng tôi tìm tới gia đình nạn nhân trong vụ án ở Bưu cục Cầu Voi – Thủ Thừa – Long An.

Vụ Vũ Nhôm: Bắt tướng công an và cựu chủ tịch Đà Nẵng

BBC

17-4-2018

Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng). Ảnh: Getty Images

Bộ Công an Việt Nam vừa ra thông báo khởi tố và bắt tạm giam nguyên Phó Tổng cục trưởng Bộ Công an đã nghỉ hưu Phan Hữu Tuấn về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” liên quan vụ án Phan Văn Anh Vũ.

Truyền thông Việt Nam cho biết ông Tuấn có hàm Trung tướng công an, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo (Tổng cục 5).

Một phiên tòa lạ

FB Nguyễn Văn Miếng

16-4-2017

Bà Trần Thị Xuân trước tòa. Ảnh: internet

Sáng 12/4/2018 TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử cô Trần Thị Xuân về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt cô Trần Thị Xuân 9 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Đem tài liệu tuyệt mật đi bán lấy tiền đánh bạc, cán bộ công an lãnh án

Dân Trí

Xuân Duy

16-4-2018

Bị cáo Dương lãnh án nhẹ so với mức đề nghị của Viện kiểm sát. Ảnh: Báo DT

Dương sao chép các tài liệu tuyệt mật tại cơ quan mình công tác. Sau đó, Dương liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia và đài Tự do Á Châu để bán các tài liệu mật này lấy tiền đánh bạc.

Ngày 16/4, TAND TPHCM mở phiên toà xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Dương (sinh năm 1985, nguyên cán bộ Bộ Công an) 7 năm tù về tội gián điệp và 1 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt Dương phải chấp hành là 8 năm tù.

Cựu đại tá công an cùng con trai đánh chết người

FB Bố Cu Bi

15-4-2018

Ảnh: FB Bố Cu Bi

Mặc dù đêm qua tôi chỉ ngủ 2 tiếng nhưng đến giờ này tôi vẫn không thể chợp mắt …

Khi tôi viết những dòng tâm sự này thì bố tôi đã không còn nữa. Bố tôi đã ra đi, mãi mãi … Nhưng cái điều làm tôi day dứt nhất đó là Bố tôi ra đi trong sự đau đớn, sự căm phẫn …

11h trưa ngày 9/3/2018 Bố tôi cùng Dì (là vợ hiện tại của Bố tôi) bị hành hung tra tấn dã man ngay tại nhà mình ở Vân Đồn – khốn nạn thay người ra tay lại chính là chú ruột tôi – Ông Nguyễn Anh Tuấn là đại tá công an đã về hưu cùng con trai của ông là Nguyễn Đức Bình.

Ông Tuấn cùng con trai đi cùng 2 người nữa – họ chọn giờ trưa vắng vẻ không người qua lại rồi bất ngờ khống chế Bố và Dì tôi – dã man 1 cái là họ không nói không rằng mà chỉ đánh đập – mặc cho Bố và Dì tôi van xin họ.

Ông Tòa là… chồng bà Sở

FB Lê Nguyễn Hương Trà

16-4-2018

Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà

Gần đây theo dõi vài vụ xử của TAND Tp.HCM, có chút thắc mắc về mấy ông bà quan tòa ha!

1. Vụ Vinasun kiện thằng Grab đòi bồi thường 42 tỉ đồng

Vụ kiện có một không hai này do phó chánh Tòa là anh Đỗ Khắc Tuấn giao cho đàn em thẩm phán Lê Công Toại thụ lý!

Câu chuyện về chỗ đứng tại phiên toà

FB Ngô Anh Tuấn

15-4-2018

Ông Nguyễn Văn Túc trước tòa. Ảnh: internet

Sơ đồ bố trí phòng xử án đã có quy định rất cụ thể bằng văn bản pháp lý; ai ngồi ở vị trí nào đã có quy định rõ ràng (Xem Thông tư 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của TAND Tối cao, có hiệu lực từ 01/01/2018). Theo quy định, đứng sau bục khai báo của bị cáo, đó là nơi duy nhất dành cho bị cáo, những người không liên quan, không được đứng đó, trừ khi luật sư muốn tiếp cận, trao đổi với bị cáo trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, trong một số phiên xử hình sự, đặc biệt là xử những người bất đồng chính kiến, chỗ đứng của bị cáo lại có sự tham gia của rất nhiều người khác, đó là các đồng chí cảnh sát tư pháp, điều này là không phù hợp.

Giữa Tình và Lý

Thạch Đạt Lang

7-4-2018

Một tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 29.03.2018 trên đường 359 C thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã gây nên một cuộc tranh luận, tuy không ồn ào, sôi động như phán quyết về vụ xử luật sư Nguyễn Văn Đài và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhưng cũng nêu ra một vấn đề để người dân VN nhận định rõ khía cạnh pháp lý và cung cách điều hành xã hội của chế độ CSVN.

Chủ tịch tỉnh Quảng Bình bị khởi kiện vắng mặt – Tòa án Cấp cao Đà Nẵng phải tạm hoãn phiên tòa

Hướng Dương – Nguyễn Bảo

7-4-2018

Ông Nguyễn Minh Mẫn và bà Trần Thị Hảo thường trú tại thôn 16, xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Họ là người khởi kiện Quyết định hành chính số 2043/QĐ-UBND, ngày 7/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, về việc để lực lượng công quyền và doanh nghiệp tùy tiện, bất chấp luật pháp, khống chế, bức hại người dân, hủy hoại tài sản công dân, từ chối bồi thường thiệt hại đất đai và tài sản cho dân trong khi giải phóng mặt bằng quốc lộ 1A, Dự án năm 2013. Sáng ngày 30/3/2018, ông Mẫn và bà Hảo có mặt tại phiên tòa phúc thẩm ở Đà Nẵng theo giấy triệu tập của Tòa án Nhân dân cấp cao.

Vào nhà giam, tướng Vĩnh có nhìn lại vụ án “bầu Kiên”?

FB Hoàng Hải Vân

7-4-2018

“Bầu Kiên” cười trước tòa. Ảnh: internet

Thời gian xử vụ án Bầu Kiên, tôi chưa dùng facebook, báo chí nơi tôi làm lại không được nói ngược, nên tôi không có chỗ để nói sự vi phạm nguyên tắc của công lý trong vụ án được coi là “đại án” này. Tôi chỉ có thể nói với bạn bè, rằng vụ Bầu Kiên trước sau gì cũng phải “lật lại”, nhưng thời gian qua đi, tôi bắt đầu thấy tôi quá ảo tưởng về công lý trên đất nước này.

Nhân việc tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt, tự nhiên nhớ lại. Ông Vĩnh là người chỉ huy điều tra vụ Bầu Kiên, được báo chí ghi nhận là người có “công lớn” phá án. Tôi nghĩ ông Vĩnh là người biết rõ hơn ai hết việc buộc tội Bầu Kiên không dựa trên nền tảng pháp quyền và công lý. Không biết tới đây, trong quá trình điều tra và xét xử, ông Vĩnh có bị kết tội như cách mà ông từng kết tội Bầu Kiên hay không. Chuyện chưa xảy ra tôi không dám đoán, tôi chỉ mơ hồ cảm thấy rằng, trong khi tìm cách tự bào chữa cho mình, ông không thể không nghĩ đến vụ án Bầu Kiên.

Khía cạnh pháp lý của vụ án ‘Hội Anh em Dân chủ’

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

6-4-2018

Ngày 5/4/2015, trong phiên xử sơ thẩm Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà là thành viên Hội Anh em Dân chủ (gọi tắt HAEDC) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã kết án những người này từ 7 đến 15 năm tù giam.

Biên bản phiên tòa xét xử cựu luật sư Nguyễn Văn Đài và đồng phạm bị truy tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 BLHS 1999

FB Ngô Anh Tuấn

6-4-2018

Gia đình MS Nguyễn Trung Tôn. Ảnh: internet

(Ghi chép chưa đầy đủ của luật sư Ngô Anh Tuấn, người tham gia bào chữa cho 2/6 bị cáo trong vụ án này)

KHAI MẠC

Phiên toà bắt đầu lúc 8h00 ngày 05/4/2018

Các bị cáo được mặc trang phục, áo vest lịch sự;

Các bị cáo được cung cấp giấy bút, tài liệu phục vụ việc bào chữa;

Tài xế bẻ lái cứu mạng 2 nữ sinh: Người Samaritan tốt

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

1-4-2018

Người Samaritan tốt – Good Samaritan

Yêu cầu tài xế đánh lái để không cán phải hai nữ sinh té xe phải bồi thường những thiệt hại không chỉ bất nhẫn, mà còn có thể gây hại cho xã hội. Nó vừa làm bất công cho anh tài xế, vừa khiến những người ngoài xã hội nhìn vào và đặt câu hỏi, “vậy có đáng cứu người không khi phải chịu thiệt hại như vậy“, vừa làm xấu đi những bài học mà người lớn sẽ dạy trẻ con. Suốt một thời gian dài, nhiều gia đình đã chọn dạy đứa trẻ của mình không cứu giúp người bị tai nạn giao thông vì những câu chuyện người cứu giúp bị gia đình nạn nhân hành hung vì tưởng nhầm là kẻ gây tai nạn. Câu nói “làm ơn mắc oán” là để mô tả tình cảnh trớ trêu đó.

Mua ngân hàng 0 đồng là phạm luật, vi hiến và trái đạo lý

FB Hoàng Hải Vân

26-3-2018

Ảnh: internet

Người dân được làm những gì luật pháp không cấm, còn công chức thì chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. Đó là nguyên tắc hành xử của xã hội ta.

Và toàn thể cán bộ, công chức thi hành công vụ không thể không hiểu điều sơ đẳng này: Trong hệ thống luật pháp nước ta thì Hiến pháp là cao nhất. Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội không được trái với Hiến pháp. Nghị quyết, nghị định, các văn bản điều hành của Chính phủ không được trái luật và Hiến pháp. Thông tư và tất tần tật các văn bản pháp quy của Bộ và của chính quyền địa phương đều không được trái với tất cả những thứ nói trên.

Đoàn Thị Hương và Đinh La Thăng, cần được bình đẳng như nhau trước toà

FB Trần Vũ Hải

25-3-2018

Đoàn Thị Hương. Ảnh: internet

Đoàn Thị Hương (ĐTH) và Đinh La Thăng (ĐLT) đều là người Nam Định và đều đang là bị cáo đình đám, kêu oan.

ĐTH đang vướng vào vào một vụ án thế kỷ của thế giới, bị truy tố trước toà án tại Malaysia về tội giết người, cụ thể ám sát Kim Jong Nam, anh trai của lãnh tụ trẻ Bắc Hàn Kim Jong Un. Tội danh “giết người” là tội danh xưa như lịch sử người.

ĐLT đang bị xét xử về tội ” cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tại hai vụ án. Một vụ án đã được xử sơ thẩm và ĐTL đã kháng cáo, một đang được xét xử và sắp tuyên án. Tội danh “cố ý làm trái..” được coi là “đặc sản” của pháp luật Việt nam, có từ thời kinh tế bao cập, không thấy nước nào khác có tội danh tương tự, ngay Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi 2017) cũng đã huỷ bỏ tội danh này. Theo thông lệ thế giới và chính luật pháp Việt nam, lẽ ra tội danh bị xoá bỏ không được áp dụng ngay khi luật xoá bỏ ban hành (hoặc ít nhất tại thời điểm luật có hiệu lực). Nhưng Quốc hội Việt nam lại quy định ngoại lệ, cho phép sau 1/1/2018 xét xử những người bị khởi tố trước ngày 1/1/2018 theo điều 165 BLHS 1999 về tội danh cố ý làm trái này. Bi kịch là ông Thăng với tư cách đại biểu Quốc hội thông qua quy định này.

Luật Sư Phạm Công Út tố chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Sài Gòn

Người Việt

24-3-2018

Luật Sư Phạm Công Út (người đứng phía trước). Ảnh:h: Facebook Phạm Công Út

Vụ Đoàn Luật Sư Sài Gòn bất ngờ khai trừ Luật Sư Phạm Công Út, trưởng Văn Phòng Luật Phạm Nghiêm, hôm 12 Tháng Ba, đến nay vẫn gây xôn xao trong giới luật sư vì ông Út được nhiều người biết đến qua các vụ oan sai ở nhiều địa phương.

Ông Út cũng được cho là người có phát ngôn “mạnh miệng” về chính quyền trên báo đài hải ngoại.

Khi công lý chưa xỏ chân vào giày

FB Hoàng Hải Vân

24-3-2018

Diễn viên hài Công Lý lên bìa sách luật. Ảnh: internet

Do công lý chưa xỏ chân vào giày, nên đông đảo người dân (trong đó có tôi) rất tin tưởng vào cái lò của cụ Tổng.

Do công lý chưa xỏ chân vào giày, nên rất nhiều người (trong đó không có tôi) từng hả dạ khi nghe tuyên bố của những nhà chính trị dân túy như Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng Nguyễn Bá Thanh “bắt nhốt” hết những kẻ tham nhũng.

“Ngưỡng mộ anh…”

FB Trần Đình Vũ

23-3-2018

Tui nói thật, Tui thật sự ngưỡng mộ anh!

Cảnh sát Mỹ chặn người chạy quá tốc độ

Ở thành phố Menomonie thuộc tiểu bang Wisconsin, có một chiếc xe chạy vượt quá tốc độ, dường như người lái xe đang vội việc gì đó, lúc này cảnh sát Martin Folczyk định chặn chiếc xe lại. Nhưng khi anh nhìn thấy chiếc xe đang chuẩn bị lái vào một trường đại học, trước tiên anh đi theo vào trong trường rồi mới chặn chiếc xe lại.

Nhân vụ cháy chung cư Carina Plaza, cần xem lại quy chuẩn PCCC

FB Dương Quốc Chính

23-3-2018

Chung cư Carina ở quận 8 bị cháy. Ảnh: internet

Vụ cháy chung cư này dẫn đến hậu quả khá thương tâm là có 13 người chết. Mình hơi giật mình khi đọc báo thấy cháy ở tầng hầm mà sao lại chết nhiều thế. Nguyên nhân được lý giải sau khi xem mặt bằng toàn nhà. Nguyên nhân dẫn đến nhiều người chết được phỏng đoán như sau:

Lãnh đạo CSGT (PC67) Công an TP.HCM bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm

Linh Quang, tổng hợp

22-3-2018

Vụ không công nhận bằng lái quốc tế của Vũ Thanh Tùng – Việt kiều Đức: Lãnh đạo CSGT (PC67) Công an TP.HCM bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm một cách trắng trợn

Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng CSGT (PC67) Công an TP.HCM trong cuộc họp báo. Ảnh: internt

Theo trang Thời Báo đưa tin, một Video Clip lan truyền rộng rãi và đã gây xôn xao trên mạng xã hội, đó là đoạn Video Clip tranh cãi giữa Trung úy CSGT Cát Lái và Việt kiều Đức Vũ Thanh Tùng. Trong đó, Trung úy CSGT Võ Thành Tâm cương quyết tạm giữ xe ô tô của Việt kiều Đức vì cho rằng “bằng lái quốc tế của anh vô giá trị… ở Việt Nam“. Trung úy Võ Thành Tâm còn nói rõ: “Tôi làm sai, tôi chịu trách nhiệm”.

Đội xe cứu hỏa: Ẩu và cẩu thả

Hiệu Minh

22-3-2018

Ảnh: internet

Mấy entry trước hang Cua chỉ bàn về cánh lái xe và luật đường bộ nhất là điều 22 về xe ưu tiên lưu thông. Entry này dành cho đội xe cứu hỏa.

Khi tranh luận cần phân biệt thế nào là phạm luật và phạm lỗi kỹ năng. Đi vào đường ngược chiều, vào làn dành cho xe ưu tiên, vượt đèn đỏ, không dừng khi có bảng tín hiệu STOP, gặp xe cứu hỏa, cứu thương không giảm tốc độ, nhường đường và dừng, lái xe say… là phạm luật.

Một thất bại của Xã hội dân sự

FB Ngyễn Tiến Tường

21-3-2018

Ls Phạm Công Út, người vừa bị tước thẻ được cho là đã vi phạm luật luật sư và “đạo đức luật sư” là một luật sư giỏi, danh tiếng.

Ông ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với bà Nguyệt. Ứng trước một tỷ đồng và hứa thưởng 30% giá trị tài sản đòi được. Giữa chừng, hợp đồng đổ bể. Bà Nguyệt cho rằng ông Út không làm và đòi lại tiền. Ông Út trả hai lần với tổng giá trị 500 triệu đồng.

Trong giới Ls, việc ký một hợp đồng hứa thưởng là rất phổ biến. Một tỷ đồng trong trường hợp này, có thể xem là chi phí ban đầu. Phần mà bà Nguyệt hoàn toàn có thể mất nếu có điều khoản hợp đồng, bất chấp kết quả vụ việc.

Còn nếu không có ràng buộc mà dựa trên thỏa thuận, thì bà Nguyệt hoàn toàn có thể kiện Ls Út. Nếu chứng minh được Ls Út không làm gì cả thì ông Út đương nhiên phải trả lại. Nếu ông Út có làm nhưng ít ỏi, một bản án dân sự chắc chắn sẽ tuyên tương xứng với công ông bỏ ra.

Sáng nay, các anh em đồng nghiệp của tôi tổ chức một cuộc đối thoại livestream. Họ gọi “người dân mù chữ” như một tín hiệu rằng bà Nguyệt là người thấp bé, cô thế. Việc mù chữ, hoàn toàn khác với việc mất năng lực dân sự.

Bà Nguyệt đã chấp nhận một hợp đồng dân sự, nghĩa là chấp nhận các tranh chấp liên quan. Đương nhiên, giới hạn trình độ không cho phép bà hiểu điều này.

Đối với một người dân mất đất, đương nhiên rất đáng thương. Nhưng chúng ta không nên dùng cảm xúc đơn thuần để nhận diện một vụ việc pháp lý, kiểu xe máy luôn sai và xe đạp luôn đúng được.

Tôi đánh giá cao việc Ls Út xuất hiện tại buổi đối thoại. Nó chứng minh ông không phải kẻ lừa đảo như người ta quy cáo. Tất nhiên, Ls sẽ luôn thắng thế so với một người mù chữ. Rất nhiều trường hợp tương tự, có Ls trả lại, có Ls không. Hoàn toàn tuỳ thuộc vào họ.

Tôi không đánh giá cao buổi đối thoại, vì rõ ràng nó nặng cảm tính và không giải quyết được gì cả. Nơi nó cần là một phiên toà, thậm chí là phiên toà hình sự, nếu bà Nguyệt có chứng cứ chứng minh ông Út có hành vi lừa đảo ngay từ đầu.

Tôi nhẫn nại xem hết phần đối thoại. Thấy Ls rụt rè toan bắt tay bà Nguyệt nhưng rút lại. Bà thì không nhìn vị Ls. Một thất bại khác, khi cả đôi bên đều không cho thấy tín hiệu của văn minh.

Văn minh, mãi mãi là khái niệm xa xỉ khi chúng ta nhìn sự việc theo kiểu xe đạp-xe máy. Thương dân, thì nên cho họ sự tiến bộ tri thức lâu dài. Nếu cứ cho một điểm tựa cảm xúc ngắn hạn. Họ sẽ mãi lầm đường!

Triệu tập Nguyễn Tấn Dũng – Tại sao không?

FB Trương Duy Nhất

21-3-2018

Ảnh: internet

Vụ 800 tỷ Oceanbank đang xử. Khi Đinh La Thăng khai vai trò của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến sự chỉ đạo, đồng ý để PVN bưng một núi tiền sang “gửi” Oceanbank, nhưng thấy hội đồng xét xử (HĐXX) bỏ qua, không triệu tập ông Dũng.

Toà cho qua. Nhưng tôi nghĩ, ở quyền lợi bị cáo, Đinh La Thăng và các bị cáo khác nên yêu cầu triệu tập ông Dũng ra toà đối chất. Tại sao không?