Tiều phu về rừng (Kỳ 1-6)

Nếu đọc hồ sơ của các tử tù Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hải, một vết đen ghê rợn xuyên suốt là hành động tra tấn ép cung để các nghi can phải nhận tội. Chỉ cần một lần không chịu đau nổi, phải nhận tội thì sau đó mọi chứng cứ ngoại phạm, mọi kêu oan, phản cung đều trở nên vô nghĩa. Trong vụ án Hồ Duy Hải, dư luận còn cho là Hải phải chết để thế mạng cho con cháu một quan chức cao cấp. Tôi chưa dám khẳng định cáo buộc này. Nhưng nếu đúng vậy, thì đây là chủ nghĩa Hitler thời đại mới: Dùng xác người này để nuôi người khác“.

____

FB Nguyễn Văn Thọ

21-3-2018

Kỳ 1: Osin và Tiều phu

Cả Osin và Tiều phu từng là những nghề bị coi rẻ ở VIệt Nam. Gã tiều phu lừng lẫy nhất trong lịch sử là Thạch Sanh đã bị lừa đảo, thua thiệt và tù đày. Ngày nay tiều phu đã trở thành lực lượng tiên phong trong sự nghiệp cách mạng, ví dụ như gã tiều phu Cologne kêu gọi đốt củi khô để tránh ô nhiễm không khí.

Ông Đinh La Thăng bị xử ép?

FB Trần Vũ Hải

20-3-2018

Ông Đinh La Thăng: Ảnh: Báo Đầu tư

Hôm qua, 19/3/2018, toà án Hà nội bắt đầu xử ông Đinh La Thăng và nhiều cộng sự cũ của ông tại Tập đoàn Dầu Khí Việt nam (PVN) vì đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng vào Oceabank (OJB), sau đó bị mất vốn vì ngân hàng nhà nước mua lại OJB với giá 0 đồng. Các vị này bị buộc tội theo điều 165 Bộ Luật Hình Sự (BLHS) cũ về tội “cố ý làm trái Quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”, dù tội danh này đã được BLHS mới xoá. Đây là lần thứ hai ông ra Toà, cùng với cáo buộc về tội danh này.

Nguyễn Viết Dũng có đơn yêu cầu luật sư bào chữa

LS Nguyễn Khả Thành

19-3-2018

Sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật

Lại nhận được một đơn yêu cầu bào chữa từ Trại tạm giam công an tỉnh Nghệ An của Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) bị khởi tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Kèm theo là một văn bản của trại với lý do: để “bảo vệ quyền của người tạm giam”.

Ở đâu ra từ THU GIÁ quái đản?

Nguyễn Vạn Phú

19-3-2018

Không được độc quyền chữ “phí”

Mỗi lần nhìn thấy cụm từ “thu giá”, người viết bài này không khỏi nổi gai ốc vì sự xâm phạm thô bạo tiếng Việt bởi từ đời thuở nào tiếng Việt của chúng ta có cách nói như thế này. Căn do là bởi những người liên quan đến Luật Phí và lệ phí cứ khăng khăng bám vào từng câu chữ của luật này để giành lấy quyền sử dụng từ “phí” và “lệ phí” chỉ trong một số trường hợp luật có quy định; còn lại phải gọi là giá dịch vụ hết thảy.

Để khỏi trích dẫn dài dòng định nghĩa từ “phí” và “lệ phí” ghi trong luật, chúng ta biết chỉ dùng “phí” và “lệ phí” khi liên quan đến dịch vụ công và có trong danh mục ban hành kèm theo luật. Vì thế tiền chúng ta trả khi sử dụng các con đường xây theo dạng BOT không được gọi là phí vì không phải dịch vụ công và không nằm trong danh mục phí. Đơn giản vậy thôi và nghe qua cũng khá hợp lý!

Thế nhưng những người nằng nặc đòi công chúng phải sử dụng cụm từ “thu giá” phải hiểu một điều rất quan trọng: định nghĩa từ ngữ như trong luật là chỉ để dùng trong luật (Luật Phí và lệ phí cũng ghi rõ: “Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:) Luật định nghĩa xong không có nghĩa xã hội từ nay không được dùng “phí” và “lệ phí” theo cách xã hội đã dùng bấy lâu nay.

Trước đây tại Quốc hội nhiều đại biểu hay nói “phí chồng lên phí” nay những đại biểu này nếu phát biểu lại, e phải chuyển sang dùng “giá chồng lên giá”! Các nơi từng in tờ rơi giới thiệu “biểu phí dịch vụ”, “phí giao dịch môi giới”, “biểu phí dành cho khách hàng cá nhân”… nay phải sửa lại hết sao.

Chỉ cần nhìn hai ví dụ sau đây, chúng ta sẽ thấy ngay việc độc quyền từ “phí” nó phi lý như thế nào. Lâu nay ai cũng nói “viện phí” và “học phí”. Nay chiếu theo danh mục tiền đóng cho bệnh viện hay trường học không hiện diện nên không được gọi là phí nữa. Và theo những người chủ trương “thu giá”, không lẽ bây giờ chúng ta phải nói “viện giá” và “học giá” theo họ? Chắc chắn không có chuyện này, vậy tại sao cứ đòi dùng “thu giá”.

Nói tóm lại, mỗi từ thường có nhiều nghĩa; “phí” và “lệ phí” như định nghĩa trong luật là một trong những nghĩa này. Bộ Giao thông Vận tải cứ dùng theo luật và xã hội cứ dùng theo các nghĩa khác của từ “phí” mà tự điển đã ghi nhận. Như từ “học phí”, đố ai cấm được và đòi thay bằng giá?

Điểm thứ hai, cho dù rạch ròi như cách hiểu của những người chủ trương nói “thu giá” thì cách hiểu và áp dụng Luật Phí và lệ phí của họ cũng có vấn đề. Trong phụ lục số 2 kèm theo luật, là danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ, “phí sử dụng đường bộ” được chuyển thành “dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh”. Tức trước nói “thu phí” thì nay phải nói là “thu tiền dịch vụ…” chứ sao lại gọi là “thu giá”.

Giá là biểu hiện trị giá của hàng hóa hay dịch vụ; còn khi mua bán, trao đổi, nó chuyển thành tiền hay các đơn vị đo lường khác của giá. Một căn nhà có giá 1 tỷ đồng hay 100 lượng vàng thì khi mua người mua trả tiền hay trả vàng để nhận nhà; người bán thu tiền hay thu vàng để giao nhà chứ có ai nói trả giá hay thu giá!

Lấy một ví dụ đơn giản khác trong danh mục này, phí trông giữ xe được chuyển thành dịch vụ trông giữ xe. Bạn đến gởi xe tại một bãi giữ xe, trước đây bạn nói trả phí giữ xe nay ắt do thói quen bạn cũng sẽ giữ nguyên cách nói này. Quan chức, để đúng theo luật, sẽ nói thu tiền giữ xe? Giá dịch vụ giữ xe là tên gọi cho biết dịch vụ đó tốn bao nhiêu tiền; còn khi miêu tả hành động thanh toán giá dịch vụ này, người ta sẽ nói trả tiền, thu tiền chứ có ai nói “trả giá” “thu giá” đâu?

Cho dù nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, dùng từ cho chính xác theo luật thì cũng nên viết cho đúng tiếng Việt. Chẳng hạn, chi phí cho việc khám chữa bệnh gọi là giá dịch vụ khám chữa bệnh chứ không dùng phí như trong cụm từ phổ biến “viện phí” nữa thì cũng nên nói thu tiền dịch vụ chứ đừng o ép tiếng Việt đẻ ra cái cụm từ “thu giá” không giống ai.

“Kẻ phạm tội phải bị trừng phạt nghiêm minh, nhưng cũng không xử oan sai người vô tội”

FB Lê Nguyễn Hương Trà

18-3-2018

Ông Nguyễn Xuân Sơn, người duy nhất bị tuyên án tử trong đại án Oceanbank. Ảnh: internet

Sau bản án 13 năm tù, anh Đinh La Thăng lại tiếp tục ra tòa. Dự tính phiên xử sẽ diễn ra vào sáng thứ hai 19.3 tại TAND Hà Nội. Cựu Bí Thăng cùng 6 người nữa, bị cáo buộc tội cố ý làm trái trong việc góp vốn vào OceanBank khiến PVN mất 800 tỉ!

Trong số bị cáo ra tòa lần này, có ông Nguyễn Xuân Sơn – nguyên P. Tổng giám đốc PVN, vào 9.2017 đã bị kêu án tử hình và sau đó kháng cáo. Một nhân vật khá hot nữa là Hà Văn Thắm – với tư cách người làm chứng. Thắm bị tuyên chung thân cùng đợt xử Sơn!

Thuận Phong – Ai bảo kê cho ung nhọt tồn tại?

FB Nguyễn Tuấn Anh

16-3-2018

Đánh quỵ 60 triệu nông dân toàn quốc bằng phân bón giả một cách không thương tiếc, vậy mà không hiểu vì sao, Thuận Phong vẫn có thể nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật cho mãi tới giờ này. 

Toàn bộ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh dưới sự chỉ huy của Trung tướng Đường Minh Hưng

Linh Quang, tổng hợp

15-3-2018

Sau vụ bắt cóc giữa đường phố ban ngày và gần Dinh Thủ tướng, chính phủ Đức đã từng cân nhắc áp dụng thêm các biện pháp cứng rắn như trục xuất ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, đình chỉ Bảo hiểm Hermes của chính phủ Đức -bảo hiểm xuất khẩu cho các nhà đầu tư Đức- với số tiền là 847,4 triệu Euro, đình chỉ Hiệp định Hàng không với Việt Nam.

Thư ngỏ về vụ LS Phạm Công Út bị xóa tên khỏi đoàn luật sư

LS Đặng Đình Mạnh

14-3-2018

LS Phạm Công Út tại một phiên tòa. Ảnh: Facebook tác giả

Kính thưa Quý đồng nghiệp

Trong một hai ngày qua, chắc trong giới luật sư không khỏi ngỡ ngàng về quyết định kỷ luật của Đoàn LS TP.HCM đối với một đồng nghiệp khác của chúng ta là LS Phạm Công Út, người mà chúng ta ngưỡng mộ vì những cống hiến, dấn thân của anh trong nỗ lực giải oan các vụ án hình sự với tài năng thật sự xuất chúng. Sự tập hợp đông đảo các luật sư quanh LS Phạm Công Út để cùng đồng hành với các hoạt động của anh là sự khẳng định không thể chối cãi.

Tội phạm cấp cao

FB Luân Lê

12-3-2018

Ảnh: internet

Đã bao nhiêu người từng là nạn nhân của tội phạm công nghệ cao và tìm đến Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Bộ Công an để yêu cầu truy tìm và bắt giữ các đối tượng chiếm đoạt tiền của mình?

Có ai ngờ rằng Cục trưởng cục này lại là kẻ đứng đầu bảo kê đường dây đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng. Và còn nhiều tướng, tá khác sẽ bị truy tố trong thời gian tới về những tội phạm chức vụ tương tự.

Thật là khủng khiếp khi chính cơ quan chống tội phạm lại phạm tội đặc biệt nguy hiểm. Nó làm tội phạm gia tăng và hoành hành xã hội, không những thế nó còn khiến chúng coi thường pháp luật và có thể ám hại những người tốt. Nó cướp đi những công việc và cơ hội chân chính cho những người có trình độ và lương thiện. Nó biến quốc gia là nơi để chúng trục lợi và tàn phá.

Tướng Cục trưởng phòng chống tội phạm công nghệ cao tổ chức đánh bạc công nghệ cao. Có lạ không?

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

12-3-2018

Ông Nguyễn Thanh Hóa. Ảnh: internet

Nhiều tháng qua, những thông tin trên mạng đã dồn dập nói về một đường dây cá độ bóng đá liên quan đến tướng tá ngành công an. Lâu lâu trước đây, tin đồn Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị bắt lan tràn trên mạng, buộc bộ công an phải đính chính thông tin rằng thì là đó là tin đồn sai, ác ý.

Đám bồi bút và những trò chạy tội

Tiêu chuẩn kép trong luật học

FB Luân Lê

9-3-2018

Trong vụ việc cô giáo được cho là bị bắt quỳ, đa phần xã hội chỉ lên án phụ huynh đã bắt cô giáo quỳ nhưng lại xuê xoa và chấp nhận được đối với việc cô này bắt các em học sinh quỳ. Và có quan điểm muốn khởi tố vị phụ huynh kia về tội làm nhục người khác, nhưng với cùng hành vi đó họ lại cho rằng cô này chỉ vi phạm hành chính vì sai nghiệp vụ.

Đây là các quan điểm không theo tư duy về luật học và vi phạm tiêu chuẩn kép, một nguyên tắc quan trọng và tối cao trong công lý và tự do, tức sự bình đẳng trước pháp luật đối với mọi thể nhân.

Vụ cô giáo quỳ: Tội to nhất thuộc về thằng hiệu trưởng!

FB Chu Mộng Long

8-3-2018

Đang viết tiếp Quỳ luận, nhưng đành gác lại khi dư luận và báo chí cứ nóng lên về việc phân định tội trạng thuộc về ai. Dư luận và báo chí chủ yếu nhè vào nhóm phụ huynh và cô giáo, ít nhắc đến tội trạng của thằng Hiệu trưởng đương nhiệm.

Theo tôi, ý kiến của Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học Bộ Công an, nêu trong bài báo này là chuẩn lý, hợp tình. 

Vì sao Trịnh Xuân Thanh có thể xin tị nạn chính trị ở Đức? Và vì sao Đức giận dữ với Việt Nam?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

8-3-2018

Ông Trịnh Xuân Thanh trước khi bị bắt. Ảnh: AFP

Một trong những lý do quan trọng có thể giúp giải thích phản ứng có phần gay gắt của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh là hồ sơ xin tị nạn chính trị của Thanh tại Đức vẫn đang được xử lý.

Theo các luật sư đại diện cho ông Thanh, ngày 24/7/2017, đáng lẽ ông phải có mặt tại buổi làm việc cùng các luật sư và nhân viên Văn phòng Tị nạn và Di trú của Đức. Vì ông ta vắng mặt mà không thông báo cũng như không ai liên lạc được với ông, các luật sư đã báo cáo vụ việc với cảnh sát Berlin.

Lòng tin giấy bồi

FB Tâm Chánh

3-3-2018

Ảnh: internet

Lòng tin vào hệ thống ngân hàng đang đập những nhịp bấn loạn mong mỏi công lý.

Một khách hàng sử dụng dịch vụ dành cho VIP gửi vào Eximbank 251 tỉ với các bước thủ tục rút gọn. Giám đốc chi nhánh của Eximbank nơi khách hàng giao dịch cuỗm số tiền và trốn mất. Số tiền ấy bị phong toả, người gửi số tiền ấy khởi kiện. Quá trình xử lí của hệ thống vận hành thị trường tiền tệ trong vụ tranh chấp này đã không thể hiểu tay giám đốc cuỗm số tiền ấy từ tay khách hàng hay trong chính nhà băng.

Công bố nội dung thư yêu cầu làm rõ về ông Phùng Xuân Nhạ, vì một nền giáo dục và khoa học lành mạnh

FB Trần Vũ Hải

1-3-2018

Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Ảnh: Báo Soha

Ngày 22/2/2018, tôi đã gửi thư yêu cầu “làm rõ trường hợp ông Phùng Xuân Nhạ nhận chức Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước không đúng quy định của pháp luật và giải quyết báo cáo của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ” đến Thủ tướng Chính Phủ (TTCP), Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Tổng Thư Ký Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước (HĐCDGSNN). Đến thời điểm này (8 sáng 1/3/2018), tôi chưa nhận được phản hồi chính thức nào từ ông Nhạ và HĐCDGSNN. Vì vậy, như đã thông báo, hôm nay tôi công bố nội dung Thư yêu cầu này. Trong Thư yêu cầu, tôi đã chứng minh ông Nhạ nhận chức chủ tịch HĐCDGSNN là không phù hợp pháp luật, vì ông Nhạ không đủ tiêu chuẩn là thành viên của Hội đồng này (phải là giáo sư, trong khi nhận chức Chủ tịch Hội đồng ông Nhạ chỉ là phó giáo sư) và Bộ trưởng giáo dục và đào tạo không đương nhiên là chủ tịch HĐCDGSNN. Tôi có 5 đề nghị sau:

Có phải Vidifi Việt Nam đã phạm tội hình sự?

Vũ Công Minh

28-2-2018

Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam có phải đã phạm tội hình sự? Thời gian gần đây nhiều việc lùm xùm về BOT Cai Lậy, Tiền Giang… Cánh lái xe phản đối trạm thu phí này vì cho rằng trạm đặt ở vị trí bất hợp lý, giá thu phí quá cao làm tăng giá thành vận tải. Họ đồng loạt phản ứng bằng cách trả tiền lẻ 100, 200đ mất nhiều thời gian kiểm đếm, gây ùn tắc giao thông, động đến cả trời xanh. Tưởng đâu chỉ Cai Lậy có chuyên, ai ngờ cả quốc lộ 5 cũng xẩy việc tương tự. Nhưng nguyên nhân sự việc khác hẳn Cai Lậy.

Ông Trời con xưng… con

Lò Văn Củi

27-2-2018

Ông Hai Xích lô khai cuộc:

– Bữa qua nói chuyện về ông trời con và thiên lôi, chú Tám nói y như rằng hén, trời con và thiên lôi ở xứ ta, cần xé dựng hổng đủ.

Anh Năm Ba gác… dụi mắt hỏi:

– Như trời đêm đầy sao hen, mới xuất hiện “sao” nào nữa hả ông Hai?

Báo chí đã kết án và ác quỷ hoá nghi phạm vụ án mạng Bình Tân như thế nào

Luật Khoa

Trần Long Vi

26-2-2018

Một số tiêu đề về vụ án giết năm người ở quận Bình Tân, TP. HCM trên các trang báo điện tử. Ảnh: Luật Khoa tạp chí.

Ngày 15/02/2017, dư luận xôn xao về vụ án giết gia đình 5 người ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 24 giờ sau, công an điều tra đã bắt nghi phạm đầu tiên nhưng một số trang báo điện tử đưa tin đã bắt được hung thủ giết người.

Trong khi đó, nghi phạm giết người và hung thủ giết người là hai khái niệm rất khác nhau.

Ta hãy điểm qua một số bài viết.

Lời nói thật mong bác Trọng đừng tự ái

Trung Nguyễn

10-2-2018

Nguyễn Phú Trọng gặp Tập Cận Bình trong chuyến thăm TQ ngày 7/4/2015. Ảnh: AFP

Sáng 7/2 vừa qua, trong buổi chúc Tết trí thức và văn nghệ sỹ “xã hội chủ nghĩa”, Tổng bí thư đảng cộng sản ngẫu hứng tiết lộ là ông đã “nói xéo” Tổng bí thư đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mà ông Tập không hề “tự ái”. Nguyên văn lời ông Trọng được báo chí tường thuật như sau:

“Tôi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất chân tình. Tôi nói tình đồng chí anh em muốn giữ được thì phải tin nhau mà muốn tin nhau thì việc làm phải đúng như lời nói. Tôi nói thẳng như thế mà không thấy ông ấy tự ái gì”.

Quán cóc ông thầy cãi – Án Lệ

Nguyễn Hóng

7-2-2018

Anh Năm Tài xế quay trở lại quán cóc gặp ông Thầy Cãi. Anh nói, và hỏi:

– Dạ thưa ông Thầy, hổm con dìa có gặp một số anh em, bàn bạc chuyện kiện cái BOT như ông Thầy giảng giải, nhiều anh em đồng tình lắm. Nhưng có một số nêu ý kiến, rằng họ sẽ tiếp nhận hồ sơ xong thì ngâm, hoặc sẽ viện dẫn điều này điều kia để ngâm, chẳng hạn sẽ viện rằng đây là việc chưa từng có, rất khó xử lý…

Tự do cho Hoàng Bình

FB Châu Đoàn

6-2-2018

Hoàng Đức Bình tại tòa hôm 6/2/2018. Ảnh: internet

Hôm nay ngày 06.02.2018 HĐXX toà án Nghệ An đã tuyên phạt Bình 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”, và mức án tương tự về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Theo tôi được biết thì Bình không hề làm gì để có tội “chống người thi hành công vụ” ngoài việc bảo lái xe không mở cửa khi lực lượng chức năng yêu cầu. Mức ÁN 7 năm cho việc này vô lý, vô nhân đạo.

Phiên tòa của Hoàng Bình

FB Luân Lê

6-2-2018

Hoàng Bình (trái) và Nguyễn Nam Phong. Ảnh: Báo Nghệ An

Hôm nay xét xử sơ thẩm vụ án Hoàng Đức Bình với hai tội danh, Chống người thi hành công vụ (Điều 257 BLHS 1999) và Lợi dụng quyền tự do dân chủ (Điều 258 BLHS 1999) và Nguyễn Nam Phong về tội Chống người thi hành công vụ (Điều 257).

Tại phần tranh tụng, các luật sư yêu cầu Toà án tiến hành trình chiếu công khai và thẩm tra các chứng cứ buộc tội là 12 video mà Cơ quan điều tra thu thập từ facebook “Hoang Binh”. Tuy nhiên, một lần nữa, cũng tương tự vụ án của Trần Hoàng Phúc, Toà án từ chối việc công khai các chứng cứ này và chỉ dùng bản chuyển nội dung video sang bản chữ viết (không đầy đủ và bị cắt đoạn) để làm căn cứ cáo buộc đối với hai bị cáo. Trong các lời khai, tài liệu bút lục có trong hồ sơ, rõ ràng có liệt kê, ngoài 12 video nêu trên, còn có các video mà người làm chứng, người liên quan cung cấp. Tuy nhiên, các video này cũng không có bất kỳ nội dung nào được trích rút ra mà thể hiện nó có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Tôi cũng yêu cầu toà án trình chiếu các bản video này cùng 12 video nêu trên, theo các Điều 15, Điều 26, Điều 108, Điều 395, Điều 313 và Điều 326 BLTTHS 2015, sửa đổi 2017. Nhưng tuyệt nhiên bị từ chối và không được xem xét giải quyết mà theo nghĩa vụ, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo tuân thủ và thực hiện nghiêm minh việc này.

Ông Hồ Hải bị 4 năm tù vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’

BBC

2-2-2018

Ông Hồ Văn Hải bị tuyên án 4 năm tù giam 2 năm quản chế. Ảnh: FB Hồ Hải

Bác sĩ và blogger Hồ Văn Hải vừa bị tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế tại Tòa án Nhân dân TP HCM hôm 1/2, theo báo Pháp luật Thành phố.

Ông Hải bị buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Trong 75 bài ông Hải viết trên mạng, có 36 bài “vi phạm quy định của Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”, theo báo VnExpress.

Nên chăng gọi đó là sự man rợ

Một Thế Giới

Lê Học Lãnh Vân

1-2-2018

Ảnh cắt trong clip ghi lại cảnh công bố trên đường phố vụ mua bán dâm

Và tôi không biết diễn tả như thế nào khi nhìn ba con người cúi đầu, co ro sợ hãi, đầy cảm giác nhục nhã trước đông đảo đồng bào. Viên công an, trong sắc phục ngành, đang thi hành trách vụ bằng cách “lột trần truồng” ba đồng bào tội nghiệp bằng những lời mô tả hùng hồn vang vang qua micro…

Về lời kêu gọi xin chữ ký

FB Mạc Việt Hồng

1-2-2018

Một số bạn gửi để mình phát tán và kêu gọi xin chữ ký liên quan tới vụ bé gái VN tên Linh bị sát hại ở Nhật. Mặc dù rất hiểu nỗi đau không gì bù đắp được của gia đình và từ trước tới nay đã đặt bút ký nhiều thứ kiến nghị, nhưng quan điểm của mình về vụ này hơi khác. Theo mình:

Ký hay không ký: đó là vấn đề

Luật Khoa

Lê Nguyễn Duy Hậu

1-2-2018

Bé Nhật Linh, nạn nhân trong vụ án gây chấn động tại Nhật Bản. Ảnh: Thanh Niên

Tôi không thể ký vào lá đơn hiện nay liên quan đến vụ án của bé Nhật Linh.

Tôi không thể ký không phải vì tôi không muốn có công lý cho bé Linh và gia đình của bé. Tôi không thể ký càng không phải vì tôi về hùa với kẻ đã gây ra tội ác của bé. Tôi không thể ký cũng không phải vì tôi tìm kiếm danh tiếng hay đi ngược lại với đám đông.

Gửi các anh công an Phú Quốc

FB Lê Ngọc Luân

1-2-2018

Xin hãy dừng lại ngay lập tức việc truy tìm 3 người phụ nữ và 1 người đàn ông để xin lỗi về việc họ bị công an bêu rêu cách đây mấy ngày. Nếu các anh vẫn tiếp tục, không khác gì việc sỉ nhục công khai họ thêm một lần nữa. Như thế tàn nhẫn lắm.

Sự man rợ gấp 2

FB Trung Bảo

1-2-2018

Công an thị trấn Dương Đông bêu tên người bán dâm giữa chốn đông người. Ảnh cắt từ clip. (Nguồn: Zing)

Không biết người nhà của vị công an sẽ nói gì với anh ta khi xem hình ảnh anh cầm loa đọc oang oang tên tuổi và tường thuật lại hành vi mua bán dâm của hai đồng loại đang bị bêu ra giữa chợ. Sự man rợ không chỉ nằm ở hành vi chà đạp nhân quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật… mà còn nằm ở việc anh ta thản nhiên làm cái việc huỷ diệt nhân phẩm của người khác một cách tận cùng như vậy. Dốt thì có thể dạy nhưng xem con người vi phạm là một “đối tượng” để tàn nhẫn huỷ diệt họ, thì vô phương cứu chữa. Anh là một thứ công cụ không có suy nghĩ hay lương tri.

Những chứng cứ tưởng tượng

FB Luân Lê

1-2-2018

Trần Hoàng Phúc. Ảnh: internet

Phiên toà ngày hôm qua, có nhiều vấn đề về luật pháp bộc lộ và cả những yếu kém của nền tư pháp cũng như tư duy pháp lý của những người tiến hành tố tụng vốn vẫn được vận hành theo một lề thói lạc hậu, bất khoa học và thường vi phạm ngay cả chính luật pháp mà họ đã đặt ra.

Cả ba người gồm Vũ Quang Thuận (chủ mưu), Nguyễn Văn Điển (trực tiếp giúp sức và ở cùng nhà với Thuận) và Trần Hoàng Phúc (giúp sức, về kỹ thuật quay videp, livestream, đi mua máy tính cho ông Thuận sử dụng vào mục đích cá nhân).

Quán cóc ông thầy cãi: Kiện “ông” BOT

Nguyễn Hóng

28-1-2018

Chú Ba Quê Kiểng dắt một người tới uống cà phê, và giới thiệu:

– Đây là ông Thầy. Ông Thầy… Cãi nức tiếng trong lòng bà con cô bác. Dạ, còn đây là thằng Năm, Năm Tài xế. Hổm nghe ông Thầy khuyến khích “thưa kiện”, sực nhớ tới nó. Có chi bức xúc cứ giãi bày đi Năm. Ông Thầy coi sẽ giúp cho.