Làm sao để Đồng bằng Sông Cửu Long thích nghi với hạn mặn?

Mai Bá Kiếm

8-5-2024

Theo bản tin dự báo xâm ngập mặn khu vực Bến Tre (từ 25/4 đến ngày 2/5), độ mặn 4‰ xâm nhập đến Ấp 6, xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), cách cửa sông 44,3km, liên tưởng tới chỉ đạo của phó thủ tướng Trần Hồng Hà “ĐBSCL cần thích nghi và chủ động sống chung với hạn mặn”, tôi tưởng tượng nếu tôi ở xã Quới Sơn tôi phải thích nghi thế nào?

Độ mặn là tổng hàm lượng muối hòa tan trong nước, có đơn vị dưới dạng phần ngàn (‰). Độ mặn 4‰ là có 4 gram muối trong một lít nước, tức nước ở Quế Sơn mặn gần phân nửa nước muối sinh lý (9‰). Tôi thử nghiệm rót nước muối sinh lý vô nửa ly, rồi đổ thêm nước đóng chai cho đầy ly, rồi uống thử. Xin lỗi, tôi không thích nghi nước mặn như cá ngừ đại dương được!

Trước năm 1975, nước mặn từ sáu cửa sông Tiền xâm nhập vào đất liền tối đa 25km. Nhờ dời sông, lấp bể, sau gần nửa thế kỷ giải phóng miền Nam, với cả chục cống ngăn mặn ở Bến Tre, mà nước mặn 4‰ xâm nhập sâu đến 44,3km!

Độ mặn tối đa của nước uống là 0,3‰ (thấp hơn 10 lần so độ mặn nước dưới sông). Vì vậy, Công ty Cấp nước Bến Tre phải đặt họng lấy nước thô ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) cách cửa sông 100 cây số, rồi đặt đường ống dẫn nước thô đường kính 1,2m, dài 60km từ Cao Lãnh về Nhà máy xử lý nước đặt ở Bến Tre.

Năm 1966, khi VNCH xây Nhà máy nước ở Thủ Đức, họ đặt họng lấy nước thô ở Hóa An (Đồng Nai) để không bị nhiễm mặn vào mùa khô! Năm 1996, TP.HCM cho phép Nhà máy nước BOT Bình An (100% vốn Malaysia) đặt họng lấy nước thô tại chỗ (gần cầu Đồng Nai – hạ nguồn dưới họng nước Hóa An) nên nước bị nhiễm mặn vào mùa khô từ năm 2007, và Nhà máy ngưng hoạt động (do hết hợp đồng BOT, thành phố HCM chưa nhận bàn giao).

Từ đó suy ra, Công ty cấp nước các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… sẽ phải đặt họng nước thô ở Cao Lãnh, Long Xuyên… để người dân được uống nước ngọt mà vui sống chung với… hạn mặn, nhưng liệu ngân sách trung ương và các tỉnh có đủ để làm không? Nếu không, đến mùa khô, dân phải lấy can đi hứng nước cứu trợ để dần thích nghi với hạn mặn.

Mùa khô năm 2020 xâm nhập mặn ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chỉ khoảng 1‰ mà đã ảnh hưởng trực tiếp gần 4.600ha sầu riêng bị ảnh hưởng hạn mặn, trong đó có hơn 688ha sầu riêng chết, diện tích còn lại khô cành, rụng lá, suy kiệt do thiếu nước tưới.

Nhiều nhà vườn bắt chước nông nghiệp Israel, tưới nhỏ giọt xuống gốc sầu riêng nhưng cây vẫn chết. Vì việc tưới nhỏ giọt không tạo đủ áp lực để đẩy phèn trôi ra mương, kênh, rạch! Nông dân Cai Lậy, Cái Mơn, Hòa Lộc rồi sẽ chặt sầu riêng, xoài cát, nhưng không lẽ trồng bình bát, dừa nước để thích nghi với hạn mặn?

Thà ngọt như mưa nguồn hoặc mặn như nước biển, còn cái thứ nước lờ lợ trộn với phèn nhôm, phèn sắt, người và cây rất khó thích nghi lắm ngài phó thủ tướng ơi!

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. NẾU “ĐBSCL cần thích nghi và chủ động sống chung với hạn mặn” thì vai trò của chúng bay, lũ “đại nghịch bất đạo” là gì? Không lẽ tụi bay chỉ chiếm ghế để vơ vét tài nguyên khoáng sản của đất nước, bóc lột, đè đầu, cưỡi cổ dân, tiếp tay cho giặc tầu cộng,

  2. Cho tớ được phép phản biện bài này

    Đã từ lâu, dân ta đã thích nghi & sống chung được với nhiều thứ, ví dụ nhưng “sống chung với lũ”, hay sống chung với kiểm … uh, lộn, biên tập và hổng ít những thứ khác . Và đã hổng ít có những tấm gương sáng chói zìa “sống chung”, mà Mai Bá Kiếm là 1 bằng chứng, rất tốt là đàng khác . Một tấm gương nữa là Lê Nguyễn, sáng láng lun . Có cả những người hổng những có thỉa sống chung, họ biện hộ cho sống chung thậm chí ca tụng cái môi trường họ sống, hoặc ít ra, như Lê Nguyễn, họ hổng mún gây ra hận thù với môi trường sống chung của họ . Rùi cứ mỗi lần kỷ niệm ngày ký giấy chung thân, họ lại kiu gọi mọi người nên xóa bỏ hận thù, để hòa giải hòa hợp, sống chung với họ & cái môi trường mà họ đã, đang & sẽ sống chung .

    Rút ra những kinh nghiệm, có thể đưa ra 1 rốt mép cho việc “sống chung” với hạn mặn

    – Mỗi lần nói tới mặn, nên dùng ngôn ngữ ôn hòa, giá chót cũng phải như Tưởng Năng Tiến . Nếu có khiếu về ngôn ngữ hơn nữa thì áp dụng phép ẩn dụ Mạc Văn Trang . Nhưng trong bất cứ mọi trường hợp, tuyệt đối không được dùng ngôn ngữ gây ra hận thù, chia cắt mặn-nhạt . Với Tạ Duy Anh, mặn-nhạt cũng là nước . Nước thì có lúc mặn, lúc nhạt, nhưng nước vẫn là nước . Và đúng là cảm giác tan hoang vẫn còn, nhưng nước mặn cũng làm được nhiều điều lém, chớ nước mặn hổng chỉ có phá không .

    – Chiện nước mặn thì cũng … ờ thì … Đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa nổi tiếng với tên hiệu Thành Đồng Tổ Quốc, cũng là quê hương của Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, người kiến nghị đổi tên Saigon thành Tp Hồ Chí Minh sau khi được giải phóng . Đội quân tóc dài cũng có xuất xứ từ đây . We should be OK, nó hổng thỉa mặn hơn được

    – Có thỉa bắt chước Cung Tích Biền, kiu gọi nhân dân vượt wa lằn ranh nhạt-mặn . Nên có người học gương Phạm Duy, không chống mặn chỉ chống gậy

    Nói chung vài món ăn chơi

    “cái thứ nước lờ lợ trộn với phèn nhôm, phèn sắt, người và cây rất khó thích nghi lắm ngài phó thủ tướng ơi!”

    Phê ke của bác & Lê Nguyễn có hổng ít người ủng hộ . No star cả & cũng chả star where

    Các bác có thể kể kinh nghiệm thích nghi của mình, đó là cách tốt nhứt . Thay vì dùng những ngôn ngữ đầy hận thù dư thía lày

  3. Khó mấy cũng phải thích nghi.
    Đường lối của đảng đã chỉ ra như vậy.
    Cố tình không thích nghi với hạn mặn là chống đối lại đường lối của đảng, là thế lực thù địch, phản động.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây