Việt Nam – Quốc gia mất nước

FB Mai Quốc Ấn

16-12-2017

Ảnh: internetÂ

Chúng ta mất nước, một cách đều đặn nhưng nhanh chóng và diễn ra mỗi ngày. Những suy nghĩ sai lầm mà sách giáo khoa đã dạy khiến người Việt càng ngộ nhận và cố chấp hơn trong việc thừa nhận quốc gia đang mất nước.

Lượng nước bình quân đầu người tại Việt Nam vào khoảng 9.000 m3/năm, vào loại trung bình trên thế giới. Con số này nhỏ bé hơn hơn nhiều so với các quốc gia giàu nước như Canada (79.000m3/người), Peru (60.000m3/người), Chile (60.000m3/người), Colombia (44.000m3/người).

Báo Cáo viên Đặc biệt LHQ không đến được vùng thảm họa Formosa

FB Paul Trần Minh Nhật

10-12-2017

Báo Cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Quyền lương thực, bà Hilal Elver đã không được đến một số khu vực chịu thiệt hại nặng từ thảm họa Formosa trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 13-24/11/2017 vừa qua.

Bà Hilal Elver, Báo Cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Quyền lương thực. Ảnh: UN

Trước chuyến viếng thăm này, Trợ lý của bà đã cho biết mong ước của bà Elver là được tới một số khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của Formosa như Tỉnh Hà Tĩnh và một số nơi tại Quảng Bình, Nghệ An để tìm hiểu về an ninh lương thực, và biến đổi khí hậu có tác động thế nào tới đời sống dân sinh.

Bộ TN&MT tiếp tay cho Formosa phạm luật

FB Bạch Hoàn

26-11-2017

Nhà máy Formosa Hà Tĩnh liên tiếp gây ra các sự cố môi trường trong năm 2016. Ảnh: Duy Tuấn/VNN

Trở lại facebook bằng chủ đề liên quan đến Formosa, thực ra tôi chẳng lấy gì làm vui vẻ. Thế nhưng, chuyện này không thể không nói. Nó không đơn thuần là vấn đề Formosa được xả thải vượt chuẩn, mà quan trọng hơn, nó là vấn đề thái độ của cơ quan công quyền trong việc vận hành pháp luật.

Theo quy chuẩn Việt Nam về khí thải của ngành công nghiệp luyện thép, hàm lượng oxy tham chiếu là 7%. Thế nhưng, kì lạ là riêng Formosa lại được áp dụng một hàm lượng khác.

Lò ông Trọng nguội, lò Formosa nóng

FB Trương Duy Nhất

25-11-2017

Ảnh: internet

Sự nguội lạnh từ cái lò ông Trọng và những chỉ dấu bất thường:

Sau cuộc thiêu đốt Đà Nẵng, với cú triệt hạ Nguyễn Xuân Anh, cái lò ông Trọng có vẻ nguội lạnh. Huỳnh Đức Thơ, uy tín đã ở mức bê bết sau hàng loạt những đồn đoán về nhà đất, tài sản, cổ phần… dù bị “cảnh cáo” vẫn tại vị.

Những “bó củi” Yên Bái, Thanh Hoá, Hà Giang… có vẻ như không còn nghe nhắc đến, kể cả thanh củi Đinh La Thăng.

Quá nhiều chỉ dấu bất thường. Một cuộc họp Quân uỷ trung ương nhưng vắng mặt ông Trọng (Bí thư quân uỷ). Người thay ông dự, chỉ đạo hội nghị Quân uỷ trung ương lại là Chủ tịch Trần Đại Quang.

Hội nghị 6 trước đó, cái tên Đinh La Thăng cũng không được nhắc đến. Thậm chí, ông Thăng còn chễm trệ ngồi ngay hàng đầu.

Một hội nghị trung ương giữa bộn bề sóng gió ngoại giao sau sự cố Trịnh Xuân Thanh, nhưng không một dòng nói về đối ngoại. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lại được giao trình bày báo cáo về công tác dân số, sinh đẻ.

Dường như, đang có vấn đề gì đấy không thuận ở nấc thượng triều. Có vẻ như cái lò ông Trọng đã bị tạt từ đâu đó những gàu nước lạnh. Đang hừng hực nóng, tưởng như “củi khô củi ướt” quăng vào cháy thiêu hết, bỗng dưng tắt ngấm.

Nóng lại lò Formosa:

Cuộc chiến từ cái lò ông Trọng, nóng đến mức khiến dân tình nhiều khi quên mất… Formosa. Khi cái lò ông Trọng bắt đầu nguội lạnh, thì hơi nóng từ cái lò Formosa đã trở lại.
Một bài viết đặc biệt trên báo Tiền Phong hôm qua 24/11/2017: “Bộ TN & MT đặc cách cho Formosa xả thải vượt chuẩn?”.

Theo bài báo, “Mặc dù quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT) quy định hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, tuy nhiên Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lại cho phép Formosa áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu lên 15%. Hệ quả là nồng độ độc hại trong khí thải của Formosa đang vượt ngưỡng nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam”.

Người ký văn bản cho phép Formosa đạp qua quy chuẩn quốc gia, để Formosa đang xả thải vượt ngưỡng chính là cựu Thứ trưởng TN & MT Bùi Cách Tuyến, vị Thứ trưởng hưu sở hữu khu biệt thự khủng đứng tên vợ ông, vừa khiến ầm ĩ dư luận cách đây không lâu.

Kỳ lạ hơn, vẫn theo báo Tiền Phong, để xử lý sai phạm tày trời này, Bộ TN & MT lại đang giao Tổng cục môi trường biên soạn một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới (QCVN 51: 2017/BTNMT) về khí thải công nghiệp sản xuất thép, để thay thế bộ quy chuẩn 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT). Bộ quy chuẩn mới, cơ bản vẫn giữ nguyên các thông số kỹ thuật khí thải công nghiệp trong sản xuất thép, nhưng lại thay đổi hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% (QCVN 51;2013) lên 15% (QCVN 51:2017), tức bằng đúng mức sai phạm của Formosa.

Như vậy, thay vì buộc Formosa phải thực hiện đúng quy chuẩn quốc gia như các doanh nghiệp khác, Bộ TN & MT lại đi sửa quy chuẩn quốc gia để… phục vụ cho Formosa.

Cái lò Formosa chẳng những không nguội, mà ngày một nóng hơn. Chỉ bằng mắt thường, dễ thấy những cột khói khủng phun lên từ cái lò Formosa ra sao.

Lời hứa “sẽ đóng cửa Formosa nếu tái phạm” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước quốc hội và quốc dân đồng bào liệu có trôi vào quên lãng?

_____

“Kết quả quan trắc khí thải hằng ngày tại Formosa Hà Tĩnh của Viện công nghệ môi trường trong năm 2017 cho thấy thông số SO2 và NOx liên tục vượt quy chuẩn quốc gia về khí thải: ngày 2/7 vượt 1,07 lần, ngày 24/7 vượt 2,47 lần, ngày 26/7 vượt 2,13 lần, ngày 23/8 vượt 1,6 lần, ngày 21/8 vượt 1,59 lần, ngày 23/9 vượt 1,71 lần, ngày 26/9 vượt 1,84 lần, ngày 27/10 vượt 2,03 lần…” (nguồn: báo Tiền Phong).

Thôi đừng kêu gọi thương nhau

FB Trịnh Kim Tiến

7-11-2017

Hậu quả sau cơn bão số 12. Ảnh: Báo LĐ

Mỗi năm cứ đến mùa nước ngập chúng ta lại thấy tình người nổi bì bõm trong cơn mưa. Những đợt quyên tiền kéo dài không dứt, những đoàn người cứu trợ tiến dần về vùng sâu. Dù là một gói mì tôm cũng đủ làm lòng người ấm lại. Cái cảnh cơ cực, đói rét và đau khổ thường làm người ta trỗi dậy tình thương mến.

Đầu chung cư nhà tôi, trong những ngày mưa gió, mưa ngập đến yên xe, cả chục cây số rồ ga và dắt bộ cũng chẳng làm ai có suy nghĩ khác hơn về nguyên nhân của sự mệt mỏi đang hiện hữu. Chúng tôi cứ đi con đường đó và lẩm bẩm chửi cơn mưa.

Hiểm họa được “chuẩn bị”

FB Mai Quốc Ấn

6-11-2017

Tan hoang do bão số 12 ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa. Ảnh: Báo LĐ

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tuyên bố: ‘”Chúng ta đang phải đối mặt với hiểm họa có thể lớn nhất từ trước đến nay.” Ông Cường nói không sai nhưng thiếu. Chúng ta “chuẩn bị” rất tốt cho hiểm họa.

Trong các yếu tố về bão lụt thì yếu tố khách quan mang tên các cơn bão là khó tránh. Nhưng lũ lụt lại là một câu chuyện khác.

Ai sẽ khóc cho Tổ Quốc?

FB Mai Quốc Ấn

24-10-2017

Nhiệt điện Vĩnh Tân- Nơi từng ô nhiễm đến mức dân địa phương chặn Quốc lộ để phản đối. Ảnh Lan Anh/VTC

4.300 người chết vì ảnh hưởng nhiệt điện than tại Việt Nam mỗi năm (số liệu 2011) là một con số đáng suy nghĩ. Nó tương đương 50% số người chết vì tai nạn giao thông năm 2016. Và khi tất cả nhiệt điện cùng hoạt động thì số người chết vì chúng có thể lên đến 25.000 người/năm- cao hơn gấp 8 lần quân số một trung đoàn bộ binh đầy đủ (3.000 quân/trung đoàn).

Đó là những con số mà người có lương tâm phải suy nghĩ!

Thiên tài liền với thiên tai một vần

Tương Lai

23-10-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 18

Thiên tai hay nhân tai đã nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà này xuống nước sau một cơn lũ trước đây? Nguồn: APFP

Mời đọc lại: Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 10: Thật đáng xấu hổ!  —  Số 11: Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng  —  Số 12: Thế Sự Du Du  —  Số 13: Chân lý là cụ thể  —  Số 14: Những bục vỡ khó tránh khỏi  —  Số 15: Đôi điều ngẫu hứng về “ngày Người Cao Tuổi”  —  Số 16: Những lời tâm huyết gửi cho ai  —  Số 17: Lan man về chuyện trích dẫn văn chương

Trong nguyên nghĩa thì đúng là thiên tài và thiên tai có chung một vần thật nhưng không có mối liên hệ họ hàng hang hốc gì sất.Thế rồi một câu ca dao mới được lan truyền trong dân gian, phản ánh sâu sắc tâm trạng xã hội “Mất mùa là tại thiên tai, Được mùa là tại thiên tài Đảng ta”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nhận được gì từ Formosa?

LTS: Bài viết sau đây cho biết, Bộ Tài nguyên Môi trường yêu cầu Formosa nghiên cứu để thay phương án xả thải ngầm sang xả thải trên mặt. Việc xử lý đúng tiêu chuẩn giữa hai phương pháp xả thải không khác nhau dù xa hay gần bờ và phương án xả thải xa bờ để giữ khoảng cách an toàn cho dân cư và môi trường gần bờ biển là cần thiết. Được biết, lựợng nước thải hàng ngày của Formosa thải ra biển khoảng từ 11.000 m3 đến 43.000 m3.

Câu hỏi được đặt ra là: nếu không xả ngầm thì có lợi ích gì và cho ai? Rõ ràng là người dân chẳng được lợi lộc gì trong chuyện này, nhưng chắc chắn Formosa sẽ được hưởng lợi, bởi vì máy bơm không phải hoạt động, nên họ không phải tốn chi phí điện năng. Thế nhưng, tại sao Bộ Tài nguyên Môi trường lại đánh đổi sự an toàn của người dân và môi trường duyên hải để cho Formosa hưởng lợi? Phải chăng họ đã nhận được gì từ Formosa?

3 loại điện chạy bằng năng lượng tái tạo cùng gắn trên 1 khung đỡ

Lê Vĩnh Cẩn

18-10-2017

1. Vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau hội tụ những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho điện sóng biển, điện gió và điện mặt trời:

1.1. Sóng, gió và bức xạ mặt trời trên vùng biển này:

Trong 777 bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương mà tôi đã thu thập được thì vùng biển này là vùng biển có sóng lớn nhất trong tất cả các vùng biển gần bờ của nước ta. Vùng biển này cũng là vùng có gió thổi mạnh nhất và có cường độ bức xạ mặt trời mạnh ở nước ta.

Chủ trương, thảm họa, và ‘tằm’ vẫn gánh ‘trăm dâu’

Blog VOA

Trân Văn

18-10-2017

Một dân làng chèo xuồng giữa nước lụt. Nguồn: AFP

Hậu quả của đợt mưa to kéo dài từ ngày 9 tháng 10 đến cuối tuần vừa qua ở miền Bắc và khu vực phía Bắc miền Trung càng ngày càng nặng nề.

Theo thống kê do Ban Chỉ đạo Phòng – Chống thiên tai của Việt Nam công bố hôm 16 tháng 10, riêng về nhân mạng đã có 72 người chết, 30 người vẫn còn mất tích. Đối với tài sản, lũ, lụt, sạt lở đất đã làm hư hỏng khoảng 50.000 căn nhà. Chưa có thống kê về thiệt hại đối với nông nghiệp nhưng tổn thất của nông dân chắc chắn rất kinh khủng khi vốn liếng, mồ hôi của họ đổ vào ruộng, vườn, ao, hồ đã bị nước lũ và đất đá xóa sạch.

Việt Nam tại ngã ba đường: Thập diện Mai phục

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

16-10-2017

Tuy không biết ai dịch tên bộ phim “Thập diện Mai phục” (2004) của Trương Nghệ Mưu thành “House of Flying Daggers”, nhưng cái tên phim đó có vẻ hợp với thực trạng Việt Nam lúc này. Đất nước tại ngã ba đường, có quá nhiều rủi ro nguy hiểm, không chỉ có thiên tai mà còn nhân họa, không chỉ có thù trong mà còn giặc ngoài, rất dễ bị bắc thuộc.

Tai họa đến hẹn lại lên

Như đến hẹn lại lên, mỗi năm khi đến mùa bão lụt, cả nước lại rộ lên bức xúc trước những tai họa kinh hoàng, gây tổn thất nặng nề về người và của. Nhưng khi mùa bão lụt qua đi, người ta lại chóng quên, để rồi đến năm sau tai họa lại ập đến lớn hơn. Trong khi các quan chức mải mê thu hồi vốn vì “tư duy nhiệm kỳ”, thì người dân vẫn quen sống tạm bợ (như thời chiến). Trong khi các tượng đài hàng ngàn tỷ tại Sơn La, Lai Châu làm cạn kiệt ngân sách, thì các biệt phủ trăm tỷ tại Yên Bái góp phần làm người dân càng thêm nghèo đói.

Điện và lũ – Đến lúc phải bàn lẽ công bằng

FB Lê Vĩnh Triển

17-10-2017

Ảnh biếm họa của báo Tuổi Trẻ

TRONG cái mớ bòng bong của thông tin về thủy điện, lũ lụt, phá rừng – (chưa bao giờ quan và quân cùng nhau tích cực phá rừng bạo tàn như vậy); TRONG nỗi ám ảnh bởi xác người, gia súc trương phình hay bị vùi dập, và bởi cả những phát biểu của các quan chức liên quan; TRONG đầy dẫy những thông tin trách cứ phê phán lãnh đạo vô tâm đối với vùng lũ, với những gia đình có người thân mất tích…;

Bí thư tỉnh ủy

FB Mai Quốc Ấn

17-10-2017

Tiếp theo kỳ trước

Ông Bí thư tỉnh ủy Phú Yên Huỳnh Tấn Việt. Ảnh VOV (1)

Tiếp tục câu chuyện về phá rừng làm dự án ở Phú Yên, phải nhắc một điều mà Bí thư tỉnh ủy Phú Yên Huỳnh Tấn Việt (ảnh 1) đã nói: “Tỉnh sẽ báo cáo, nhận khuyết điểm trước Thủ tướng, đồng thời trình bày cụ thể để Thủ tướng xem xét, quyết định. Thủ tướng cho làm hay không rồi tính tiếp.”

41 dự án với tổng cộng 1.340ha đất (trong đó có 800 ha rừng) đã tan nát theo “tinh thần của lãnh đạo tỉnh là muốn làm cho Phú Yên phát triển nên chọn giải pháp nhanh nhất, tốt nhất”. 12/20 dự án đã “khai thác” rừng với tổng diện tích 230ha, gồm: 58ha rừng đặc dụng; hơn 124ha rừng phòng hộ và 48ha rừng sản xuất. 17/19 dự án có sử dụng đất rừng tại tỉnh Phú Yên chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác với diện tích 413ha.

Họ hủy hoại Đồng bằng sông Cửu Long!

Thông Luận

Nguyễn Gia Kiểng

14-10-2017

Ảnh: internet

Ngày 3/10 vừa qua, hai Bộ Công thương và Xây dựng đã phối hợp tổ chức một cuộc hội thảo tại Cần Thơ với chủ đề là nên hay không nên thiết lập thêm những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây không phải là một cuộc hội thảo mà chỉ là một cuộc họp để thông báo một quyết định.

Các quan chức nhà nước, một thứ trưởng Bộ Công thương, một thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện đã có ba cụm nhiệt điện than, từ đây tới 2020 sẽ xây thêm ba cụm nhiệt điện khác và từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ có thêm 9 cụm nữa, nâng tổng công suất phát điện lên 18.225 MW, mỗi năm thải ra khoảng 13,67 triệu tấn tro, xỉ và thạch cao.

Thư ngỏ

FB Trần Thị Thảo

16-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AFP

Hà Nội ngày 15/10/2017

Kính gửi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Tôi: Trần Thị Thảo – Giáo viên đã nghỉ hưu. Trú tại phòng 408 nhà K10B – phường Bách khoa – quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội.

“Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”

FB Phạm Dương Ngọc

16-10-2017

Tìm được đứa bé và người mẹ chôn vùi trong đất, trong vụ lở đất ở xóm Khanh, Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Linh

Đây là hình ảnh người mẹ ôm con khi lở núi ở Tân Lạc – Hòa Bình. Có tổng số 18 người bị vùi lấp trong trận lở núi kinh hoàng ở bản Khanh.

Mới cách nay độ 2 tháng, Phóng viên Kim Thược Hoàng có loạt điều tra về vụ việc phá cả ngàn hecta rừng đầu nguồn ở Tân Lạc. Phỏng vấn quan chức, toàn câm như hến, nói “Chư pâu”, rồi quay mặt đi khi chụp hình. Quan chức lên báo mà nhìn như kẻ gian. Mình xuất bản được 1-2 bài gì đó, rồi nghỉ phép.

Năm nay thảm họa xảy ra khắp nơi, là hệ quả của tình trạng phá rừng đầu nguồn suốt nhiều năm qua. Rừng đầu nguồn không còn, mưa lớn, nước chảy khủng khiếp, nên lũ quét với lở núi cũng là tất yếu.

Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?

FB Trương Quang Thi

15-10-2017

Những đứa trẻ ở bản Huổi Liếng, xã Nặm Păm (Sơn La), buồn bã, thẫn thờ sau mưa lũ hồi tháng 8.2017. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Không dám lên Face, xoá cả ứng dụng và cắt 4G là cách mà mình chạy trốn khỏi cái nổi đau bất tận của dân tộc này. Nhưng rồi cũng không thể không ám ảnh.

Những cái xác trương phình, những vùng miền ngập chìm trong nước lũ. Những khuôn mặt biến dạng vì không còn nước mắt để khóc thương cho thân phận mình.

Bất giác nhớ về bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Xác người nằm trôi sông phơi trên ruộng đồng…/Xác nào là em tôi dưới hố hầm này/Trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai.”

Những mộ phần tương lai

FB Luân Lê

15-10-2017

Đám tang tập thể những người bị chết vì sạt lở đất hôm 12/10 tại Hòa Bình. Ảnh: Báo PLTP

Ở trên xứ thiên đường này, không cần quá nhiều góc ảnh và mất quá nhiều thời gian để có thể chộp lấy được những khoảnh khắc rất đỗi bi thương của những thân phận người. Và cũng không thiếu cảnh những kẻ giàu sang trên sự hoang tàn và kiệt quệ của quê hương.

Những mảnh đời vất vưởng và bi ai thì nhiều vô số, những đứa trẻ không quần, không áo, không trường, không lớp. Những hình hài lớn lên trong sự bỏ mặc của những bàn tay tàn phá chính đất nước mình. Những gia đình nghèo nàn, thiếu chất sống, cả tinh thần và vật chất.

Khi phóng viên gặp nạn

FB Phạm Lan Phương

14-10-2017

Ảnh: internet

Một phóng viên của Thông Tấn Xã tử nạn khi đang tác nghiệp lũ lụt. Tin buồn đó rất nhiều bạn bè chia sẻ. Và đó thực sự là tin buồn với người đi viết như tôi – khi bạn đang ở tuổi nghề sung sức.

Có một điều nhiều năm qua tôi chưa bao giờ đề cập đến, đó là: Các tòa soạn quan tâm đến sinh mạng của phóng viên mình ra sao?

Từ chuyện “chết đúng quy trình”, tới “vỡ đê có kế hoạch”!

LTS: Hết chuyện người dân “chết đúng quy trình“, cho tới chuyện “vỡ đê có kế hoạch”! Được biết, đê Hữu Bùi ở huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội là con đê mới nghiệm thu, chưa được bao lâu thì bị vỡ. Khi được hỏi, cả Chủ tịch UBND huyện, lẫn Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ, đều bác bỏ thông tin vỡ đê.

Trong cuộc họp chiều 13/10, khi phóng viên đặt câu hỏi, có hay không chuyện vỡ đê, ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão TP Hà Nội, trả lời: “Dân nhìn vào thì nói vỡ, nhưng chúng tôi nói đó là vỡ có kế hoạch, vỡ nằm trong khu thoát lũ chứ không bất ngờ“. Từ nay, tự điển tiếng Việt có thêm cụm từ mới, đó là “vỡ đê có kế hoạch”!

_____

Người Lao Động

Cả phòng họp cười ồ khi đại diện Hà Nội nói “vỡ đê có kế hoạch”

Văn Duẩn

13-10-2017

Ông Đỗ Đức Thịnh: “Như tôi đã nói thì dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch…”. Ảnh: Văn Duẩn

(NLĐO)- Mọi người trong phòng họp về phòng chống thiên tai chiều 13-10 đã cùng cười ồ khi nghe ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão TP Hà Nội, nói: “dân nhìn vào nói vỡ đê Hữu Bùi 2, nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, chứ không phải bất ngờ”.

Chiều 13-10, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tổ chức họp thông tin về công tác ứng phó với đợt mưa lũ từ ngày 10 đến 12-10. Một thông tin được các báo và dư luận đang quan tâm, là có hay không việc vỡ đê Hữu Bùi ở huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Một trong 10 nghịch lý từ Đồng bằng sông Cửu Long: Nhân tai hay thiên tai?

FB Vũ Kim Hạnh

13-10-2017

Vỡ đâp ở Điện Biên, xe máy trôi đầy đường. Ảnh: internet

Bây giờ là đúng 0 giờ, bắt đầu ngày-thứ-sáu-mười-ba tháng 10. Báo, tivi, mạng, vẫn là những thông tin khủng khiếp về lũ lụt đổ ập càn quét các tỉnh miền bắc, trong khi ở SG trời mưa liên miên. Tôi đọc bài Mai Quốc Ấn viết về những cơn lũ trong lòng người. Gần 80 người chết, còn nhiều người mất tích và vô số tài sản thiệt hại cho tới lúc này, chỉ trong một đợt lũ vài ngày. Ấn đếm, và phân tích. Cơn lũ đầu tiên mang tên phá rừng (Tôi từng kể là những đêm ngủ trên núi Madrak, huyện cuối của Daklak, cả đêm tôi cứ nghe xa xa tiếng cưa máy bên kia đồi nghiến vào những thân cây rừng vừa bị hạ). Rừng sạch trắng trên đầu nguồn, đâu còn gì giữ nước.

Thiên tai hay kết cục được biết trước?!

FB Nguyễn Sơn

13-10-2017

Đak Glei, Kontum 6/2011. Ảnh: Nguyễn Sơn

Thiệt hại do lũ lụt mấy ngày qua về cả nhân mạng và vật chất là hết sức kinh khủng. Trong những người được cho là mất tích cũng có một phóng viên của TTXVN.

Nếu như cách đây 8-10 năm, chắc chắn mình sẽ là một trong những phóng viên “xông pha” vào hiện trường đầu tiên. Nhất là khi mình vừa kết thúc công việc cũng ở Yên Bái, chỉ cách những chỗ kia chưa đầy 100km. Tấm ảnh dưới mình chụp năm 2008 khi cuốc bộ tầm 15km giữa mưa với 13kg máy móc, đồ đạc trên lưng, ở QL279 đi từ đất Quang Bình (Hà Giang) sang Phố Ràng (Lào Kai). Đường 70 lúc ấy tan hoang, để lên được Bát Xát, mình đã phải thuê taxi từ Hà Nội đi vòng qua Bắc Quang (Hà Giang), đi bộ rồi thuê xe ôm đi từng đoạn suốt 70km tới tp Lào Kai, mượn xe máy chạy vào Trịnh Tường, Bát Xát. Không hề thấy vất vả hay mệt mỏi gì. Thế mà giờ đây mình không hề có ý định đi, dù thoáng qua.

Lũ ở trong lòng

FB Mai Quốc Ấn

12-10-2017

Gần 80 người chết, còn nhiều người mất tích và vô số tài sản thiệt hại cho tới lúc này, chỉ trong một đợt lũ vài ngày. Mưa lũ về và những tang thương giống như một sự “mặc định” đều đặn hàng năm. Bài viết này không muốn nói về sự tang thương do mưa lũ mang lại mà là những “cơn lũ” khác vẫn đều đặn xảy ra mấy mươi năm nay.

Cơn lũ đầu tiên mang tên phá rừng. Tôi viết về phá rừng chục năm nay và nhận ra rằng ham muốn phá rừng sẽ không dừng lại. Nhưng món đồ gỗ đẹp đẽ và bằng gỗ xịn thể hiện đẳng cấp là nhu cầu có thực của một số người. Có cầu, ắt có cung. Và đầu nậu gỗ hay lâm tặc xuất hiện như một tất yếu. Và kiểm lâm của nước ta thì…

Trong cơn mưa lũ!

FB Ngô Nguyệt Hữu

12-10-2017

Người thân nén nỗi đau chuẩn bị lo hậu sự cho các nạn nhân vụ sạt lở đất tại Hòa Bình sáng 12/10. Ảnh: PLTP

Dân nước Nam hiền như cây lúa trên đồng, quật cường rồi mềm mại, ngẩng cao đầu rồi ngả nghiêng, trong gian khổ ngoại xâm mới bừng khí chất.

Rồi không hiểu sao gió giông đâu mà lắm vậy, mới lũ cuốn ở Mù Cang Chải đó, mới bão bùng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đó… Nay lại là Sơn La, Yên Bái, là Hoà Bình, là Thanh Hoá…

Dân lại chết sai quy trình

FB Nguyễn Tiến Tường

12-10-2017

Trại heo hàng ngàn con ở Nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa) bị xóa sổ. Ảnh: Báo NNVN.

Cá hay thép? Một câu hỏi ngu ngơ của người ngoại bang từng làm nên làn sóng giận dữ. Đã làm một dân tộc uất hận nhưng cũng hờn tủi vì nghèo đói mà phải trả giá, phải đánh đổi quá nhiều. Càng cay đắng hơn. Kể cả là khi đánh đổi, chưa chắc thân phận, tín mạng của dân mất đi để mang lại chén cơm manh áo cho người xung quanh mình. Họ được đánh đổi để mang về lợi ích cho số ít.

Có một câu hỏi khác, thủy điện hay nhân dân? Khi những cơn lũ hung nộ vừa xé toạc những miền quê nghèo lam lũ. Đến lượt con nước nhân tai hoành hành. Thuỷ điện, những cái biển nước khổng lồ treo trên đầu dân. Và mỗi khi mực nước trở thành sự đe doạ. Họ không ngại ngần xổ những biển nước ấy xuống đầu dân. Mà cũng có cách nào khác đâu.

Những thất bại do duy ý chí trong phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long

TS Nguyễn Đức Thắng

11-10-2017

“Không tồn tại một xã hội thuần túy, chỉ tồn tại một xã hội sinh thái. Mọi quan điểm phát triển (kinh tế, chính trị, văn hóa) sẽ đổ vỡ nếu như chúng không xuất phát từ quan điểm xã hội sinh thái”, TS Nguyễn Đức Thắng, viết.

Thông tin trên TV cho thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi máy bay trực thăng thăm quan, khảo sát Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sau đó chủ trì 2 ngày làm việc tại Hội nghị Diên hồng về Phát triển bền vững vùng này trước những thách thức của biến đổi khí hậu. Thủ tướng cũng đã cho phép các nhà khoa học được phát biểu những ý kiến trái chiều, kể cả phê phán. Vì vậy tôi mạo muội trình bày một số suy nghĩ sau:

Trả lại thiên nhiên hoang sơ của Thành phố Đà Nẵng

Nhóm bảo vệ thiên nhiên Đà Nẵng

9-10-2017

Những chú voọc ở Sơn Trà, Đà Nẵng có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: internet

Kính gửi: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Thành phố Đà Nẵng (miền Trung Việt Nam) có những khu thiên nhiên hoang dã quý báu, trong đó bán đảo Sơn Trà là 1 trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu được Fauna and Flora International (FFI) đánh giá cao, hay núi Bà Nà là “lá phổi xanh” của thành phố.

Những năm gần đây, thiên nhiên hoang dã của Đà Nẵng bị xâm hại nghiêm trọng bởi những dự án về du lịch và xây dựng của các công ty tư nhân. Đỉnh núi Bà Nà đã biến thành một thị trấn giả tạo, kiến trúc giả châu Âu, là sở hữu độc quyền của công ty Sun Group với hệ thống cáp treo riêng, ngăn cấm người dân lên núi bằng đường bộ. Bán đảo Sơn Trà đang có nguy cơ tương tự với các dự án đang triển khai.

Cử ông Lương Duy Hanh làm phó đoàn kiểm tra Formosa có coi thường dư luận?

Nông Nghiệp VN

Quốc Dũng

5-10-2017

Điều dư luận quan tâm nhất là các kết luận, đánh giá kiểm tra mà đoàn kiểm tra của ông Hanh làm ra liệu có khách quan?

Mấy ngày gần đây, báo chí đưa tin ông Lương Duy Hanh người vừa bị cách chức Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) lại được Tổng cục Môi trường giao làm Phó đoàn kiểm tra môi trường tại Formosa. Thậm chí, trước đó ông này cũng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng vì liên quan đến sai phạm tại Formosa.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần xử lý người đưa tin thất thiệt vụ ông Nguyễn Xuân Quang

Soha

3-10-2017

Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà. Ảnh: Soha

“Trường hợp ông Nguyễn Xuân Quang theo tôi nắm bắt được thì cơ quan điều tra chỉ xác định mất bao nhiêu, còn không có từ nào liên quan đến phong bì”, Bộ trưởng Hà nói.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/10, phóng viên đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà nêu ý kiến đánh giá khi vụ việc mất trộm gần 400 triệu của Cục phó Nguyễn Xuân Quang có gây “dư luận” thắc mắc về việc khuất tất trong quá trình thanh tra không?