Học được gì từ truyền thông ứng phó thiên tai của Nhật Bản

Huy Nguyễn

13-10-2019

Năm 2011, khi thảm họa kép động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân đồng loạt diễn ra cùng thời điểm, tôi là người trực tiếp trải nghiệm cách mà truyền thông Nhật Bản hành động ứng phó thiên tai.

Vụ thầy Vũ Khắc Ngọc: Cư dân mạng trả đũa

BTV Tiếng Dân

11-10-2019

Báo Lao Động cập nhật vụ AirVisual: Cư dân mạng lại tấn công Hocmai “trả đũa” thầy Vũ Khắc Ngọc. “Gậy ông đập lưng ông”, ông Ngọc kêu gọi đánh giá thấp và tẩy chay AirVisual, bây giờ ông bị cộng đồng mạng “tiếp tục tấn công hệ thống Hocmai bằng việc bình chọn 1 sao đối với ứng dụng Hocmai Lectures và Hocmai.vn và để lại nhiều bình luận công kích, tẩy chay… trên Google Maps của Hocmai chỉ vì hệ thống này hợp tác với thầy giáo Vũ Khắc Ngọc”.

Dối trá đỉnh cao

Mai Quốc Ấn

10-10-2019

Hà Nội ô nhiễm, thay vì thừa nhận và tìm giải pháp, họ đem số liệu từ 2005 để báo cáo cho 2019. Ngay giữa trung tâm chính trị quốc gia mà còn giở trò dối trá được thì thử hỏi những nơi như Hà Tĩnh, Bình Thuận, Trà Vinh,… vốn ô nhiễm trầm trọng sẽ ra sao?

Vừa bẻ cong sự thật, vừa ngậm máu phun người

Đỗ Ngà

9-10-2019

Nói đến cái xấu thì xã hội nào cũng có nhưng khác nhau ở mức độ. Tại các quốc gia văn minh, chuyện dân chỉ trích chính phủ và xuống đường biểu tình là chuyện bình thường, thế nhưng chính phủ ở nơi đó không bao giờ quy kết nhân dân của họ là “thế lực thù địch”. Đó đơn giản chỉ là sự mâu thuẫn giữa ý dân và dụng ý chính quyền mà thôi. Có biểu tình, có phản đối mới đi đến thỏa hiệp. Đó chính là nguyên tắc cơ bản để có một nhà nước vì dân.

Tư duy hàng huyện đang xuôi hóa vùng cao

Huy Đức

9-10-2019

Không chỉ có Mã Pì Lèng hay cao nguyên đá Đồng Văn chúng ta đang đặt các di sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng trong tay cấp huyện. Khắp vùng Đông, Tây Bắc, văn hóa bản địa đang dần bị đẩy lùi vào các thung sâu. Các thị tứ, đặc biệt là các thành phố mới như Điện Biên, Lai Châu… đều được phát triển rất… Kinh. Từ năm 2004, tôi đã gọi tiến trình này là “xuôi hóa” [trong một bài viết về Điện Biên rất tiếc đã bị TB KTSG biên tập].

Sau khi tấn công AirVisual, thầy Vũ Khắc Ngọc nói lời xin lỗi

BTV Tiếng Dân

9-10-2019

Trên Facebook của mình, thầy Vũ Khắc Ngọc đã có lời xin lỗi. Ông Ngọc viết: “Tôi rất lấy làm tiếc khi những đánh giá tiêu cực về AirVisual gây ảnh hưởng, trở ngại tới hoạt động của ứng dụng này ở Việt Nam. Tôi hy vọng khi những hiểu lầm về cách xếp hạng của AirVisual đã được làm rõ, các bạn sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động tại Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, xác thực và có những đóng góp tích cực trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng không khí tại các thành phố lớn của chúng tôi”.

“Tự chọc mù mắt”

Mai Quốc Ấn

9-10-2019

Cái app AirVisual đo ô nhiễm không khí là một app được quốc tế công nhận. Nó bị report biến mất tại Việt Nam nhờ “công lao” kêu gọi của một anh thợ dạy có hơn 350.000 follows. Sự kiện này được báo quốc tế đưa tin.

Tàn phá rừng Tam Đảo – đừng đổ lỗi cho riêng Sun Group

Trần Đình Triển

8-10-2019

Câu chuyện cổ tích thần thoại nhưng có ý nghĩa dạy bảo cho muôn đời con dân nước Việt: Mẹ đưa 50 người con lên rừng là để bảo vệ biên giới non sông, trồng cây hái quả để sinh sống; cha đưa 50 người con xuống biển bảo vệ biển đảo, đánh bắt hải sản để mưu sinh.

Xã hội Cộng sản không thể chống ô nhiễm được

Jackhammer Nguyễn

8-10-2019

Ngày 2/10/2019, sau nhiều ngày dư luận xôn xao về ô nhiễm không khí trầm trọng ở Hà Nội và Sài Gòn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng, nói là Bộ Tài nguyên và Môi trường phải phối hợp với Hà Nội và Sài Gòn để giải quyết nạn ô nhiễm hiện nay, đồng thời tìm kiếm giải pháp đồng bộ để giải quyết chuyện ô nhiễm.

Rất tài tình

Ngô Trường An

7-10-2019

Phải công nhận, đảng CSVN là một đảng hết sức sáng suốt và tài tình như niềm tự hào từ xưa đến nay của họ. Riêng việc giải quyết tình huống và xử lý hậu quả của họ, thì chẳng có nước nào trên thế giới này giải quyết nhanh bằng đảng. Tạm thời, xin nêu lên các sự việc mà đảng đã giải quyết rất nhanh sau đây:

Hà Nội mùa ô nhiễm, ông thầy xàm và AirVisual

Hùng Trương

7-10-2019

Tôi thiệt là không muốn viết chuyện này, vì thấy nó phí thời gian của tôi, nhưng bị vài bạn hỏi, thôi thì viết một lần trả lời cho nó xong.

Tác hại của ô nhiễm không khí là rất rõ ràng!

Nguyễn Hồng Vũ

7-10-2019

Ảnh: internet

Sáng nay mình lại thấy cộng đồng mạng “hoang mang” về việc không còn tìm thấy được phần mềm ứng dụng đo lường chất lượng không khí AirVisual. Đây là phần mềm được sử dụng rất phổ biến của người dân Việt Nam gần đây để theo dõi tình trang ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng ở nước ta, đặc biệt là Hà Nội.

Chết bởi Trung Quốc

Mai Quốc Ấn

7-10-2019

Peter Navarro là Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng – Đại học California, Irvine, Hoa Kỳ. Và ông cũng là tác giả cùng viết với Greg Autry “Death by China” (Chết dưới tay Trung Quốc).

Nếu ai đã đọc quyển sách này, tôi xin phép không giới thiệu thêm. Nếu ai chưa đọc, tôi sẽ viết ra một ví dụ đầy sinh động ngay tại Việt Nam.

Dự án thuỷ điện thượng Kontum được chủ đầu tư Việt Nam là công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh ký hợp đồng hạng mục tuyến năng lượng với Viện thiết kế HydroChina Huadong (nay đổi thành Huadong Engineering Coporation Limited) và công ty TNHH Cục đường sắt số 18 Trung Quốc với tổng trị giá hơn 1.900 tỉ đồng vào năm 2010.

Đến 2/7/2014, tổ hợp nhà thầu tuyên bố chấm dứt hợp đồng khi mới chỉ hoàn thành 25% khối lượng công việc nhưng lấy lý do là Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam nên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Dù thừa nhận chỉ mới hoàn thành 25% khối lượng công việc song họ lại kiện chủ đầu tư phải trả số tiền hơn 2.300 tỉ đồng. Con số này thậm chí nhiều hơn cả hợp đồng đã ký, giả sử tổ hợp nhà thầu Trung Quốc hoàn thành 100% công việc. Và trên giấy trắng mực đen con dấu đỏ, số tiền mà phía Trung Quốc chưa được thanh toán chỉ gần 171 tỉ đồng.

Phía Trung quốc đưa vụ việc ra trọng tài thương mại quốc tế và vụ việc này “lang thang” từ Hà Nội sang Singapore và cả Nhật Bản rồi trở về Hà Nội.

Hiểu một cách ngắn gọn thì phía Trung Quốc quá tài khi vẫn giữ được quyền khởi kiện theo phán quyết của trọng tài thương mại trong khi Luật Trọng tài thương mại Việt Nam và quy tắc tố tụng trọng tài khi chuyển địa điểm đến quốc gia khác. Điều lạ lùng là hội đồng trọng tài lại áp dụng luật của Anh và Singapore để thực hiện tố tụng. Trong khi đó, phía chủ đầu tư Việt Nam khẳng định việc thụ lý đơn kiện của phía Trung Quốc vừa sai thoả thuận ban đầu của các bên lẫn vừa trái Luật trọng tài thương mại 2010.

Cụ thể hai bên thoả thuận luật áp dụng cho hợp đồng và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật Việt Nam. Địa điểm phán xử (nếu có tranh chấp) là Hà Nội, Việt Nam. Và chi tiết rất quan trọng của hợp đồng là tổ hợp nhà thầu phải hoàn thành dự án chậm nhất vào ngày 30/6/2014.

Vậy mà phía Trung Quốc đã tài tình đưa vụ việc “du lịch” qua nước khác, áp dụng luật của quốc gia khác; trong khi ngay cả thứ cơ bản nhất là thi công còn chưa xong.

Sẽ còn ngạc nhiên hơn nếu biết rằng chủ đầu tư Việt Nam nếu thua kiện thì có khả năng mất ngân sách (tiền thuế của dân), bởi thuỷ điện có liên quan vốn vay mà nhà nước bảo lãnh cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam mà cổ đông lớn, cụ thể là Trung tâm điện lực III.

Giả sử vốn ngân sách và vốn của các nhà đầu tư Việt Nam góp cùng mất đi một cách siêu phi lý như vậy; thì ngoài cách gọi “chết bởi Trung Quốc” thì tôi không biết dùng từ gì chính xác hơn.

Nhưng ngạc nhiên nhất vẫn là chuyện báo chí trung ương và các báo trên địa bàn thủ đô vẫn hoàn toàn không hay biết vụ việc này(?!) Có lẽ nào mấy trăm báo đài có trụ sở hay văn phòng ngay giữa thủ đô cũng…?

Đọc hồ sơ “Death by China version Vietnam” bỗng nghĩ về cái lý do ban đầu: Trung Quốc kéo dàn khoan qua vùng biển Việt Nam nên đơn phương chấm dứt hợp đồng và đòi tiền cao hơn 100% hợp đồng dù mới hoàn thành 25%. Vậy những giàn khoan khác từ 2014 đến nay và nhất là sự kiện Tư Chính vừa rồi liệu có là cái cớ cho vụ việc tương tự tính bằng nhiều nghìn tỉ? Để làm ít, ăn nhiều và ăn như ăn cướp?

Cát Linh – Hà Đông te tua vẫn “sừng sững” sai phạm, cao tốc Quảng Ngãi xuống cấp “thách thức” nhân dân. Phải chăng là…? Cứ viết mỗi câu lại phải dừng một lát để kềm cơn phẫn nộ. “16 vàng” cộng thêm “4 tốt” ai đội lên đầu cứ đội, nhưng cứ vầy mãi thì nhân dân biết vét nhẫn nhịn đâu ra mà sống nổi qua ngày?

Người Việt sẽ chết bởi Trung Quốc (không hề có ngoặc kép) bao nhiêu lần nữa các vị mới hài lòng?

Mình không hiểu họ nghĩ họ đã đạt được cái gì?

Lê Nguyễn Duy Hậu

6-10-2019

Vậy là một “KOL” đã “bóc phốt” thành công rằng Hà Nội không đáng bị Air Visual đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Thậm chí, một KOL khác còn cho rằng Air Visual làm vậy chủ yếu là để bán được máy lọc không khí v.v… Mình không nghĩ quá nhiều người đặt câu hỏi về cách lập luận của những KOL này nhưng hề chi, cũng có ai đặt câu hỏi về cách Air Visual đo đạc đâu. Vốn dĩ, chúng ta chỉ cần một quan điểm nào đó nghe nguy hiểm để có thể núp bóng và cảm thấy thiên hạ bị phỉnh còn ta thì không thôi. Phải không?

Tầm quan trọng của báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM)

Save Tam Đảo

6-10-2019

Vì sao Save Tam Đảo và nhiều cơ quan báo chí quan tâm đến báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Tam Đảo II? Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin để giúp các bạn hiểu rõ về ĐTM và tầm quan trọng của văn bản này.

Chạy đâu cho thoát ô nhiễm?

Blog VOA

Trân Văn

4-10-2019

Ảnh: Báo TT

Phải mất ba tuần Hà Nội mờ mờ, ảo ảo vì… khói, bụi, Hệ thống công quyền (Bộ Tài nguyên Môi trường – TNMT, chính quyền thành phố Hà Nội) mới chính thức cảnh báo, chất lượng không khí đã suy giảm tới mức “xấu”, nguy hại cho sức khỏe cư dân! Chẳng riêng Hà Nội, TP.HCM cũng đang trong tình trạng tương tự!

Những ý kiến quanh bài viết của anh Trương Quang Vĩnh

Nguyễn Trung Dân

4-10-2019

Đến Trương Quang Vĩnh mà viết bài như vậy thì quả sức mạnh của Sun Group thật kinh hoàng đối với báo chí! Tôi thử “phản biện“ lại những điều xem như “đúng rồi“ ở bài trên:

Đà Nẵng: Bao giờ xây thêm công viên, thay vì tiếp tục phân lô bán nền?

Nguyễn Anh Tuấn

4-10-2019

Khu đất của KCN An Đồn đang được dự tính chuyển thành đất ở xây khu đô thị. Ảnh: internet

Chính quyền Đà Nẵng cách đây ít lâu vừa cho biết họ sẽ chuyển khu công nghiệp An Đồn nằm ngay trung tâm quận Sơn Trà thành một khu đất ở đô thị mới vì giá trị ‘cực lớn’ của nó [1].

Tuy nhiên, theo tôi, đây không phải là quyết định tốt. Thay vào đó, khu đất này nên được chuyển thành công viên trung tâm cho quận Sơn Trà và cả thành phố Đà Nẵng, vì những lý do sau:

Nỗi buồn “chiến tranh”

Mai Quốc Ấn

4-10-2019

Không phải là của quyển sách cùng tên của nhà văn Bảo Ninh. Trong tựa đề bài viết này, chữ “chiến tranh” có ngoặc kép. Tôi nói về một cuộc chiến khác thực sự đang diễn ra: cuộc chiến bụi mịn.

Bài báo bị gỡ: Tận diệt núi rừng – biển sâu là phá hoại tài nguyên quốc gia!

LTS: Bài báo “Tận diệt núi rừng – biển sâu là phá hoại tài nguyên quốc gia!” của LS Trương Anh Tú, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, đã được trang Kinh tế Môi trường đăng trên mạng vào sáng 2/10/2019, nhưng đến chiều 3/10/2019 thì bài báo đã bị gỡ bỏ. Kể cả các trang báo “lề phải” khác đăng lại, cũng đều bị gỡ sạch.

Báo Phụ Nữ nên củng cố cứ liệu cho loạt bài Bà Nà, Tam Đảo

Huy Đức

3-10-2019

Mãi tới hôm nay tôi mới có thể đọc kỹ loạt bài về Bà Nà, Tam Đảo của báo Phụ Nữ; càng đọc kỹ càng hết sức băn khoăn.

Không khí Hà Nội ô nhiễm tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe

LTS: Báo Tuổi Trẻ loan tin, chỉ số AQI lúc 6h sáng 30/9 tại Hà Nội có nơi lên tới 265, chỉ số bụi mịn PM2.5 là 215,4 µg/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp 20 lần chỉ số trung bình trong năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

“Cuộc chiến bụi mịn” có thật không?

Mai Quốc Ấn

2-10-2019

Hôm qua tôi có đọc bài viết của một chị nổi tiếng về khởi nghiệp trên wall của chị ấy về “cuộc chiến bụi mịn” (tôi vào tìm lại nhưng không thấy bài viết còn tồn tại). Đại ý chị ấy không nên sa đà vào việc có bụi mịn hay không và bụi mịn có hại hay không để còn thời gian làm việc khác hoàn thiện bản thân hay đón gió cách mạng 4.0.

Cần cách chức ngay Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Nguyễn Anh Tuấn

1-10-2019

Mỗi bộ trưởng đều được giao nhiều nhiệm vụ, xong chức phận đầu tiên, tối thiểu và căn bản nhất phải là tuân thủ và thực thi pháp luật trong lĩnh vực của mình.

Là chức phận đầu tiên bởi lẽ tuân thủ pháp luật là đòi hỏi dành cho mọi chủ thể trong xã hội, bao gồm cả Bộ trưởng. Là chức phận tối thiểu bởi lẽ nếu luật pháp có sẵn mà còn không thi hành được thì làm sao có thể nói đến chuyện hiệu lực, hiệu quả, đổi mới, sáng tạo – là những yêu cầu cao hơn đối với một cơ quan hành pháp.

Chức phận này cũng căn bản tới mức Luật Tổ chức Chính phủ 2015 hiện hành yêu cầu mỗi Bộ trưởng phải “tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực [mà mình phụ trách] trong phạm vi toàn quốc” ngay trong điều khoản định nghĩa chức danh này. [1]

Tuy nhiên, không phải Bộ trưởng nào cũng ý thức được điều này. Đơn cử là Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà.

Luật Bảo vệ Môi trường 2014 đã khẳng định mọi bản ĐTM phải được công khai [2] để người dân, báo chí và các nhà khoa học có điều kiện giám sát, phản biện. Yêu cầu này là hoàn toàn chính đáng và đã được kiểm chứng ở nhiều nước là một ‘chốt chặn thể chế’ ngăn các dự án gây hại môi sinh.

Tuy nhiên, từ khi nhậm chức đến giờ đã hơn 3 năm song Bộ trưởng Trần Hồng Hà vẫn chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào là Bộ TN-MT sẽ công khai các bản ĐTM, cũng chẳng hề đưa ra một lý do thuyết phục nào cho việc giấu diếm này, mặc dù dư luận đã khản cổ kêu gọi.

Mới đây, loạt bài về dự án Tam Đảo của Sun Group đã một lần nữa chỉ ra Bộ TN-MT đã và đang cố tình giấu diếm các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ra sao, ngay cả khi cơ quan báo chí yêu cầu. [3]

Không chỉ là chểnh mảng hoặc quan liêu, việc giấu diếm các bản ĐTM rõ ràng nằm trong ý đồ được tính toán kỹ của Bộ TN-MT nhằm mở đường cho các dự án gây hại môi trường được phê duyệt và thực hiện.

Về phần Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nếu không đứng sau thì cũng đã vô cùng thiếu trách nhiệm kể từ lúc nhậm chức đến giờ, khi đã để cho cán bộ dưới quyền ngang nhiên phớt lờ yêu cầu của Luật Bảo vệ Môi trường 2014 cùng như đòi hỏi của công chúng và báo chí.

Bởi thế, Thủ tướng Chính phủ, với thẩm quyền luật định của mình [4], cần đệ trình Quốc Hội cách chức ngay Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhằm chấn chỉnh lại hoạt động thi hành pháp luật của Bộ TN-MT. Việc cách chức này cũng nêu gương cho các Bộ trưởng khác, ngăn chặn tình trạng ngang nhiên không thi hành pháp luật.

_____

Ghi chú:

[1] NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BẤT CHẤP LUẬT ĐỂ GIẤU DIẾM ĐTM RA SAO? (NAT)

[2] NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CÒN GIẤU DIẾM ĐTM ĐẾN BAO GIỜ? (NAT)

“Bạn đã làm gì cho Tổ Quốc chưa?”

Mai Quốc Ấn

1-10-2019

Trong nhiều năm rong ruổi viết về môi trường, tôi có một ấn tượng đặc biệt về số đông người Việt hầu hết cả nước: Rất hời hợt trong việc bảo vệ môi trường. Đừng nghĩ rằng chỉ có những nông dân bán mặt cho đất, nhưng công nhân quần quật tăng ca mới như thế.

“Giọt nắng bên thềm”

Nguyễn Lân Thắng

30-9-2019

Lâu rồi tôi không nghe nhạc của Thanh Tùng. Hôm qua tự dưng vào buổi sáng, có nhà ai đó bên hàng xóm chợt vang lên một câu hát mượt mà của ông.

Tin môi trường: Ô nhiễm từ Bắc vào Nam

BTV Tiếng Dân

30-9-2019

Báo Tiền Phong đưa tin: Ô nhiễm Hà Nội lên ngưỡng tím, chuyên gia cảnh báo không tập thể dục buổi sáng. Từ chiều tối 28/9 đến sáng 29/9, TP Hà Nội tiếp tục trong tình trạng ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở một số điểm đo đã vượt qua ngưỡng đỏ, ngưỡng ảnh hưởng sức khỏe tất cả mọi người, sang ngưỡng tím, rất có hại cho sức khỏe mọi người.

Mong chị ra đi thanh thản

Đỗ Cao Cường

28-9-2019

Ngày hôm qua, sau khi cải trang, tắt toàn bộ thiết bị di động, một lần nữa tôi lại quay trở lại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Tôi đã đến thăm Công ty CP kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng, đóng tại xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn – được mệnh danh là sát nhân môi trường, khủng khiếp chẳng kém gì công ty CP thép Hòa Phát.

Sau vài tiếng lân la gần doanh nghiệp này, cổng đóng then cài, những kẻ hung tợn canh chừng, người dân nói nó hoạt động vô cùng bí mật, khó có thể tiếp cận.

Chọn chỗ an toàn, trèo lên cao nhòm vào, tôi phát hiện một số thùng phi nghi đựng hóa chất, với thứ nước màu xanh lè, tanh tưởi (trở về, tự nhiên tôi nằm mê man mất cả ngày).

Tiếp đó, tôi có đến thăm một số nhà dân ngay cạnh, phát hiện ra một số người phụ nữ trung niên mấy năm trước còn khỏe mạnh, thì giờ đây phải thở bằng bình ô xy.

Có một cô ngoài 50 tuổi, chồng cũng mới chết do ung thư, đứa cháu 3 tuổi xinh đẹp đi không vững, họ còn cho biết những đứa trẻ khác trong làng đều còi cọc, thường xuyên khó thở, thường xuyên bị đưa đi cấp cứu.

Sau đó, tôi có tới hai trạm y tế xã xung quanh để hỏi về số lượng người chết trong những năm vừa qua thì thật ngạc nhiên bởi số lượng tăng đột biến (chủ yếu là ung thư phổi) chỉ trong năm qua thôi cũng đã lên tới vài chục người, chưa kể những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Ngày 16/01/2018, Tổng cục Môi trường ra quyết định xử phạt Công ty XNK Đà Nẵng 766.300.000 đồng về một loạt các sai phạm gây ô nhiễm.

Nhưng điều đáng nói, trước thời điểm Công ty XNK Đà Nẵng cùng một số doanh nghiệp khác hoạt động, vùng quê này vốn dĩ rất trong lành, hầu như không có ai bị sao cả.

Liệu số tiền phạt gần một tỷ đồng kia có đánh đổi được tính mạng của hàng nghìn người chết trẻ trong những năm vừa qua hay không? liệu có đánh đổi được hàng vạn đứa trẻ dị tật, nòi giống dị dạng sau này hay không? Liệu có lấy lại được con sông Kinh Thầy, bầu không khí trong lành như xưa hay không?

Và liệu Tổng cục Môi trường có biết người phụ nữ xinh đẹp trong bức ảnh là ai hay không?

Chiều hôm qua, tôi còn hỏi chuyện chị, chồng chị còn tiễn tôi ra cổng, chiều nay, tôi nghe tin chị mất.

Chị thuộc thế hệ 7x, chỉ sống quanh quẩn, lao động gần mấy nhà máy này, vậy mà giờ đây phải chết, chết do ung thư phổi. Xin chia buồn và tiễn biệt chị.

Một lãnh đạo VTC mới gọi tôi lên Hà Nội để giao cho một số đề tài tác nghiệp. Nhưng có thể, tôi chỉ cộng tác, bởi tôi không có duyên, và cũng chả còn tâm trạng gì để làm những bản tin về Đức chúa trời, tai nạn, cháy nổ, khi mà hàng ngày, tôi phải chứng kiến rất nhiều người chết trước mặt mình.

Một Jim Webb khác trên lưu vực sông Mekong

Ngô Thế Vinh

27-9-2019

Gửi cựu TNS Jim Webb & Nhóm Bạn Cửu Long

Dẫn nhập: Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện lễ vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông Mekong và cư dân lưu vực:“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần, nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ”. Senator Jim Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011.

Có những thứ thật ra cũng không quan trọng gì

Khải Đơn

26-9-2019

Hồi đó mình còn nhỏ, ở xóm có một lô đất chưa ai xây nhà. Gần đó là một tiệm bán bún. Hồi ấy phí thu gom rác hàng tháng là 7.000 đồng/gia đình. Bà bán bún không thích trả tiền rác. Giải pháp của bà là hôm nào bán hàng xong, đêm xuống bà lại đem tất cả giấy chùi miệng, xương giò heo… đổ tất tần tật lên mảnh đất trống ấy.