Cách mạng Maidan: Một mùa đông phi thường!

Tác giả: Marci Shore

Trần Gia Huấn, dịch

26-12-2023

Lời người dịch: Marci Shore, sinh 1972, người Mỹ gốc Do Thái, là giáo sư sử Đại học Yale, Mỹ, chuyên về văn học, lịch sử và chính trị của chủ nghĩa Mác. Bà là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Caviar and Ashes” (Trứng cá muối và Tro tàn) mô tả hàng triệu thân phận trí thức Đông Âu bị cuốn vào chủ nghĩa Cộng Sản, hay “The Taste of Ashes” (Hương vị của Tro tàn) nói về thế giới bên kia của chủ nghĩa toàn trị.

Con trai vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chơi ngông!

Lê Văn Đoành

19-12-2023

Không ai kiêu ngạo bằng cộng sản, cũng không ai háo danh, dám chơi ngông bằng những người cộng sản. Xem sự kiện “cầu hôn bạc tỷ” vừa qua ở Hà Nội, một lần nữa cho thấy nhận định trên quả không sai chút nào.

Nhà báo Trần Mai Hưởng và phần hào hùng nhất của chiến tranh

Huy Đức

17-12-2023

Thể loại phi hư cấu như hồi ký, nhật ký luôn hấp dẫn tôi. Nhất là hồi ký của những người mà cuộc đời họ chính là cuốn sách hay nhất. Hồi Ký Phóng Viên Chiến Trường của nhà báo Trần Mai Hưởng là một ví dụ.

Israel và Hamas, “phù thủy lụy âm binh”

Krishna Trần

16-12-2023

Tiền Qatar và mật vụ Mossad

Ngày 7 tháng 10 năm 2023, lực lượng Hamas “bất ngờ” từ giải Gaza tràn qua Israel, thảm sát hơn 1500 dân thường Israel. Cuộc thảm sát này dẫn đến cuộc thảm sát khác là hơn 15 ngàn dân Palestine bị thiệt mạng, sau hơn hai tháng không tạc của quân đội Israel.

Gia đình Nguyễn Tiến Trung đã đến được bến bờ tự do

Tường An

15-12-2023

Nguyễn Tiến Trung từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tin học tại Đại học tại Rennes, Pháp quốc. Trong quá trình học tại Pháp, nhận thức được sự khác biệt giữa nền dân chủ và độc tài, Trung đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho một nền dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Ấn “Hoàng đế chi bảo”: Ấn thật hay ấn giả?

Trương Nhân Tuấn

11-12-2023

Ấn “Hoàng đế chi bảo” đã hồi hương về Việt Nam. Ấn này đúng là vật chứng từ tay Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30-8-1945. Ấn này làm bằng vàng ròng 99,99%, nặng 10,78 ký lô. Nhưng ấn này chưa chắc là chiếc ấn nguyên thủy đã được đúc dưới thời Minh Mạng.

Tóm tắt sự việc

Tháng 10 năm 2022, sàn đấu giá Millon tại Paris, Pháp quốc có đăng trên trang mạng của họ một lô cổ vật có xuất xứ từ châu Á. Lô hàng này sẽ được đem bán đấu giá vào ngày 31 tháng 10 năm 2022. Cuộc đấu giá này thu hút sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam, không chỉ ở giới sưu tập đồ cổ, hay giới đại gia nhiều tiền, mà nó còn lôi kéo sự chú ý của chính quyền Việt Nam. Trong lô hàng đấu giá có món hàng đặc biệt. Đó là cái ấn bằng vàng tên gọi là “Hoàng đế chi bảo”, tức là bảo vật từ tay vua Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30 tháng tám 1945.

Tin tức loan truyền trên khắp mặt báo chí Việt Nam. Mọi người sau đó biết rằng cái ấn này vốn là một bảo vật của triều Nguyễn.

Theo Đại nam Thực lục (tập 2), ấn “Hoàng đế chi bảo” được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4, tức ngày 15 tháng 3 năm 1823. Ấn nặng 10,78kg. Tính đến hôm nay cái ấn có 200 năm tuổi.

Theo luật về “Di sản văn hóa” Việt Nam, cái ấn đủ điều kiện để trở thành “bảo vật quốc gia” của Việt Nam.

Ngoài ra cái ấn còn có một giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với đảng CSVN cầm quyền hiện nay. Bởi vì cái ấn Hoàng đế chi bảo (cùng thanh kiếm) là biểu tượng quyền lực và tính chính danh của triều Nguyễn. Ấn này được Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30 tháng 8 năm 1945.

Về “biểu tượng cho quyền lực”. Văn minh Việt Nam vốn ảnh hưởng văn minh Trung Quốc. Ta có thể nhắc thí dụ về cái ấn tên gọi “truyền quốc tỷ” từ thời Tần Thủy Hoàng đến thời vua cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi. Ấn “truyền quốc tỷ”, có nghĩa là cái ấn này đại diện cho sơn hà xã tắc (thiên hạ) của Trung Hoa. Ấn này hậu duệ nhà Tần truyền lại cho Lưu Bang, sau khi ông này chinh phục được các chư hầu. Lưu Bang lập nên nhà Hán. Ấn này lưu truyền (vài) ngàn năm, từ triều đại này qua triều đại khác. Hoàng đế Phổ nghi nhà Thanh là vị vua cuối cùng giữ ấn.

Ý nghĩa của việc Bảo Đại trao ấn và kiếm của nhà Nguyễn cho đại diện VNDCCH vì vậy hết sức quan trọng. VNDCCH có cái ấn (và kiếm) là có “danh chính ngôn thuận”, có tư cách thay mặt triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo đất nước.

Vì vậy phía Việt Nam đã huy động đông đảo nhân sự, thuộc các bộ Văn hóa, bộ Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công an… qua Pháp để tìm kiếm giải pháp mua và đưa cái ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về Việt Nam

Cuối cùng mọi người đều biết, phía đại diện nhà nước “Hoàng đế chi bảo” đã thương lượng ngoài sàn với người chủ cái ấn và đại diện nhà đấu giá Millon để mua lại cái ấn với giá là 6,1 triệu euros mà không thông qua thủ tục đấu giá.

Vấn đề là nhà nước Việt Nam không đứng tên mua. Người mua cái ấn là một nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam tên là Nguyễn Thế Hồng. Ông này sẽ giữ cái ấn tại một viện bảo tàng, do cá nhân thành lập, tại Bắc ninh.

Điều này phi lý, cái ấn có giá trị vừa về văn hóa, vừa có giá trị trọng đại về lịch sử đối với đảng CSVN. Ngoài ra việc nhượng quyền cho tư nhân mua cái ấn là trái với luật lệ Việt Nam về “di sản văn hóa”. Luật này qui định rằng “Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho“.

Nhà nước Việt Nam đã phái đi một đoàn đông đảo quan chức lẫn khoa học gia qua Pháp để khảo sát và thương lượng mua lại cái ấn. Cuối cùng nhà nước Việt Nam không mua mà để tư nhân mua.

Tại sao?

Giả thuyết: Tại vì cái ấn “Hoàng đế chi bảo” được bán đấu giá tại Paris là cái ấn giả. Nhà nước Việt Nam đã biết được sự kiện này nên đã không mua.

Ấn giả không phải do nhà đấu giá Millon cố ý làm giả. Nó đích thị là cái ấn từ tay Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30 tháng 8 năm 1945.

Nhiều giả thuyết đặt ra mà giả thuyết nào cũng thuyết phục, khiến ta khẳng định cái ấn này là ấn giả.

1/ Giả thuyết thứ nhứt, thực ra là “bằng chứng”, là tập Hồi ký của bà Ngô Đình Thị Hiệp (con Thượng thư Ngô Đình Khả, chị ruột Ngô Đình Diệm), do GS Nguyễn Văn Châu ghi lại bằng tiếng Anh tựa đề “A Lifetime in the Eye of the Storm”.

Câu nói của vua Thành Thái trong tập hồi ký tạm dịch lại tiếng Việt như sau: “Dấu ấn Hoàng gia ở trong văn phòng của tôi. Sắc lệnh cần phải mang dấu ấn. Tuy nhiên, con dấu đó của tôi, biểu tượng cho sự tiếp nối của triều Nguyễn, lại là giả. Con dấu thật, do vua Minh Mạng truyền lại, như các bạn có thể đã biết, đã được một trong những người tiền nhiệm dũng cảm của tôi, vua Hàm Nghi, đưa vào rừng sau khi ông thất bại trong cuộc nổi dậy chống Pháp. Cuối cùng, người Pháp đã bắt được ông, nhưng Dấu ấn Hoàng gia đã bị thất lạc trong rừng và không bao giờ tìm lại được”.

Theo quý vị này thì “cái ấn Hoàng Đế Chi Bảo không còn là ấn gốc từ thời Minh Mạng. Cái ấn được vua Hàm Nghi mang ra chiến khu khi kháng chiến Cần Vương, bị bỏ lại trong rừng khi vua bị bắt. Sau đó vua Thành Thái ủ mưu với hai ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, đã làm một cái ấn giả để thay thế, mặc dù vẫn mặc định nó là ấn gốc từ thời Minh Mạng”.

Lời chứng của bà Hiệp rất khả tín. Bà Thị Hiệp là “nhân chứng”, bà đã kể lại những gì bà đã nghe vua Thành Thái kể (cho bà và quần thần).

Tuy nhiên lý do mất cái ấn theo lời kể của vua Thành Thái có một số điều cần xét lại.

Thứ nhứt, Đại nam thực lục (quyển 9) ghi rằng, vua Hàm Nghi xuất cung thì chỉ mang theo ấn “Văn lý mật sát”.

Theo một nghiên cứu công bố trên trang nhà “Trung tâm lưu trữ quốc gia”, sau khi kiểm soát các châu bản nhà Nguyễn, tác giả khám phá ra rằng chỉ có hai cái ấn “Văn lý mật sát” được sử dụng. Một truyền từ thời Gia long. Một từ thời Đồng khánh.

Nhiều khả năng cái ấn vua Hàm Nghi mang theo là ấn truyền lại từ thời Gia Long. Ấn này bị mất đi rồi được Đồng Khánh đúc lại.

Thứ hai, liên quan hịch “Cần vương” của vua Hàm Nghi. Đến nay người ta tìm ra 3 bản “hịch Cần vương” khác nhau nhưng không có bản nào đóng dấu ấn “Hoàng đế chi bảo”. Cũng không thấy đóng ấn “Văn lý mật sát”. Bản được các nhà nghiên cứu cho là khả tín là bản có đóng dấu ấn “Võ Hiển điện Đại học sĩ quan phòng” của Tôn Thất Thuyết.

Điều này có thể giải thích. Vì ấn “Văn lý mật sát” chỉ dùng để đóng dấu ở những nơi sang trang hay những chữ sửa trong một tờ dụ hay tờ chiếu.

Tức là vì ấn “Văn lý mật sát” không quan trọng, không phù hợp để đóng trên tờ “chiếu Cần vương”.

Tờ chiếu Cần vương vì vậy có khả năng để trống (không đóng dấu ấn), hay đóng triện của Tôn Thất Thuyết, vốn là thượng thư bộ Binh, người theo phò vua Hàm Nghi chạy trốn.

2/ Giả thuyết 2: Theo các tập tài liệu của GS Charles Fourniau (VietNam – Domination coloniale et résistance nationale 1858-1914), hay của Thiery François (Le Trésor de Huê. Une face cachée de la colonisation de l’Indochine).

Theo các tài liệu đã dẫn thì đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, quân Pháp do tướng De Courcy cầm đầu tiến chiếm hoàng cung để trả đũa vụ Tôn Thất Thuyết âm mưu đánh úp đồn Mang Cá và phủ Toàn quyền. Điều mà sử sách Việt Nam cũng như Pháp không thấy nói là quân Pháp nhân dịp này đã “dọn sạch” kho tàng của nhà Nguyễn trong hoàng cung. Họ không chừa lại bất cứ một đồ vật quý giá nào. Lính tráng nhân dịp này cũng hôi của. Một nhân chứng kể lại, có hai tên lính Pháp tranh nhau một con voi đúc bằng vàng. Con voi vàng bị cưa ra làm hai, mỗi người một nửa. Nhân chứng cũng kể lại rằng, có viên tướng người Pháp cũng tham gia cuộc “hôi của” này.

Bản báo cáo của De Courcy về Pháp, “chiến lợi phẩm” thu được gồm 3 tấn vàng và 30 tấn bạc. Trong 3 tấn vàng gồm có ấn vàng, sách vàng và các đồ trang sức bằng vàng. Ngoài ra còn có nhiều châu báu khác. Tất cả tài sản của triều Nguyễn trong hoàng cung đều bị quân Pháp lấy sạch.

Số vàng bạc bị cướp về Pháp đa số đều nấu chảy để đúc tiền 20 Franc (tức đồng tiền vàng Napoleon) và tiền Đông dương. Một số thỏi vàng được giữ lại để triển lãm tại viện “Bảo tàng tiền tệ thuộc Cục quản lý tiền xu và huy chương –  Musée monétaire de l’Administration des Monnaies et Médailles”.

Sau khi lập Đồng khánh, Pháp có trả lại khoảng phân nửa số vàng cùng một số đồ vật tiêu biểu.

Cuộc đào tẩu của vua Hàm Nghi cùng “tam cung lục viện” sáng ngày 5-7-1885 được mô tả là rất hỗn loạn. Hàng ngàn người xô lấn, dẫm đạp lên nhau mà chạy thoát qua cửa Tây (là cửa quân Pháp bỏ trống).

Vua Hàm Nghi được khiêng trên một cái kiệu. Nhân chứng mô tả người khiêng kiệu chạy nhanh đến mức mỗi bước chân làm chiếc kiệu nhấp nhô, là mỗi lần đầu vua đụng lên nóc kiệu. Hoàng thân Chánh mông, tức vua Đồng Khánh sau này, đào tẩu trên lưng ngựa. Mỗi bước ngựa phi là tiền vàng rơi vãi theo chân ngựa.

Theo tôi, với tình trạng “khẩn trương” như vậy vua Hàm Nghi khó có thể mang theo cái ấn “Hoàng đế chi bảo” nặng trên 10 ký lô lúc bôn đào.

Cái ấn quý giá và có giá trị nhứt của các vương quốc (ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa) là cái ấn “truyền quốc tỷ”. Cái ấn này thường làm bằng một khối ngọc có màu đặc biệt để không bị làm giả (như vàng hay đồng). Triều Nguyễn có cái ấn “Đại nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”. Theo “Con rồng Đại Nam” của Bảo Đại thì Bảo Đại có sử dụng cái ấn này lần cuối cùng, tháng 8 năm 1945, trong dịp ra văn bản yêu cầu quân Nhật thôi, không làm phận sự bảo vệ an ninh cho hoàng gia nữa.

Nhà Nguyễn có hàng trăm cái ấn, tỷ, đủ loại, vàng có, ngọc có. Nếu Hàm Nghi bình tĩnh, có thì giờ chọn lựa thì ắt sẽ lấy ấn “truyền quốc”.

Vì vậy theo tôi, nhiều xác suất cho thấy cái ấn 10 ký lô vàng tên “Hoàng đế chi bảo” có thể có cùng số phận với cái ấn “An Nam quốc vương”, ấn có núm đúc hình con lạc đà quì gối của nhà Thanh ban cho vua nhà Nguyễn. Ấn này đã bị Pháp nung chảy năm 1874. Cái ấn “Hoàng đế chi bảo” có thể đã hóa thân trở thành những đồng tiền Napoleon vàng.

3/ Giả thuyết ba: Sau khi dẫn vua Hàm Nghi bôn đào, Tôn Thất Thuyết một mặt ra chiếu Cần vương, mặt khác có ý định dẫn vua qua Tàu, qua ngả thung lũng sông Mã. Vì quân Pháp vây chặt, tìm cách để bắt vua Hàm Nghi, vì vậy Tôn Thất Thuyết để hai con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp ở lại hộ giá vua Hàm Nghi còn ông tìm đường sang Tàu cầu viện. Tôn Thất Thuyết hy vọng dân chúng nổi dậy chống Pháp đồng thời với sự góp sức của quân Thanh.

Sang Tàu cầu viện một mình, Tôn Thất Thuyết cần vật làm tin. Chắc chắn Tôn Thất Thuyết sẽ mang theo một cái ấn của vua Hàm Nghi (mang theo lúc bôn đào).

Cuộc cầu viện của Tôn Thất Thuyết thất bại. Vì Pháp và nhà Thanh đã ký hòa ước rồi (Hòa ước Thiên Tân 1885). Tôn Thất Thuyết vẫn không nản chí. Ông ở lại bên Tàu quanh quẩn khu vực Long Châu, cố gắng thuyết phục các quan chức Tàu ở Vân Nam và Lưỡng Quảng giúp quân đánh Pháp. Đến năm 1895 Pháp và nhà Thanh đã hoàn tất công trình phân định biên giới. Tôn Thất Thuyết bị tổng đốc lưỡng Quảng là Trương Chi Động nhốt bỏ tù. Sử Việt Nam viết là Tôn Thất Thuyết bị “giam lỏng”.

Nếu cái ấn Tôn Thất Thuyết mang sang Tàu là cái ấn “Hoàng đế chi bảo”, chắc chắn cái ấn này đã lọt vào tay quan chức nhà Thanh.

Tức lời kể về “cái ấn giả” của bà Ngô Đình Thị Hiệp vẫn đúng. Ấn thật bị Tôn Thất Thuyết làm mất và ấn chúng ta thấy hiện nay là ấn mà vua Thành Thái sau này đúc lại.

4/ Tóm lại qua các sự kiện lịch sử đã dẫn trong ba giả thuyết nói trên, ta có thể khẳng định rằng, 99% cái ấn Hoàng đế chi bảo (mà Việt Nam mới mua về từ Pháp) không phải là cái ấn nguyên thủy được đúc từ thời Minh mạng. Cái ấn nguyên thủy đã mất vì nhiều lý do. Có thể do Hàm Nghi làm mất lúc bôn đào. Có thể do Tôn Thất Thuyết làm mất lúc đem ấn sang Tàu cầu viện binh đánh Pháp. Có thể do Pháp đã lấy mất nhân biến cố “cướp kho tàng hoàng cung” ngày 5 tháng 7 năm 1885. Mất cách nào không quan trọng mà quan trọng là vua Thành Thái biết ấn đã mất nên mới bàn bạc cùng cận thần cho đúc lại. Và sự kiện Thành Thái đúc lại ấn được bà Ngô Đình Thị Hiệp kể lại trong hồi ký của bà.

Hệ quả là gì? Theo tôi nhà Nguyễn đã mất tính chính danh về quyền lực từ khi Pháp lập, hay chuẩn nhận để lập, các vị vua sau khi vua Hàm Nghi bôn đào, quyền lực thực tế nằm trong tay người Pháp. Triều đình chỉ là “bù nhìn”.

Cái ấn được đúc lại trong thời kỳ như vậy. Hiển nhiên cái ấn, trong chừng mực, đã mất đi tính đại diện quyền lực cho nhà Nguyễn.

Tình hình như vậy dĩ nhiên nhà nước Việt Nam “suy nghĩ ba lần” trước khi ra quyết định mua cái ấn. Cuối cùng nhà nước không mua mà nhượng cho tư nhân mua. Vì dầu sao cái ấn có giá trị văn hóa và lịch sử rất lớn.

5/ Lời nói thêm:

Giả thuyết cuối cùng, không liên quan đến sự thật hay giả của cái ấn. Nhà nước Việt Nam không biết ấn là thật hay giả. Nhà nước Việt Nam không dám đứng ra mua vì sợ bị “siết nợ”.

Giả thuyết này cũng rất thuyết phục, trả lời được câu hỏi vì sao nhà nước Việt Nam không đứng tên mua ấn.

Nếu nhà nước Việt Nam đứng ra mua cái ấn, theo tôi cái ấn có thể bị “giam” lại ở Pháp lâu dài và Việt Nam có thể mất vĩnh viễn cái ấn.

Trở ngại không phải nhà nước Pháp ngăn cản, mặc dầu họ có thẩm quyền để làm việc này. Trở ngại đến từ những pháp nhân có “nợ óan thù” với nhà nước CSVN hay những người đã từng kiện tụng nhà nước Việt Nam và họ đã thắng (như Trịnh Vĩnh Bình).

Giả sử rằng, một pháp nhân có quốc tịch Pháp (gốc Việt) tài sản của họ bị Việt Nam tịch thâu một cách bất hợp pháp và họ có giấy tờ chứng minh. Pháp nhân này có thể khiếu nại yêu cầu Bộ Văn hóa Pháp không cấp phép cho cái ấn xuất cảnh về Việt Nam, cho đến khi nội vụ tranh chấp được giải quyết.

Hoặc ông Trịnh Vĩnh Bình, ông này có thể kiện quốc gia Việt Nam trước một tòa án, với nội dung yêu cầu Tòa “xiết” cái ấn như là vật thế chân. Khi nào Việt Nam trả hết tiền bồi thường cho ông, thì lúc đó cái ấn mới được trả về cho Việt Nam.

Võ Văn Tạo, người anh thân thiết, người chiến sĩ không mệt mỏi!

Đào Tiến Thi

6-12-2023

(Thành kính vĩnh biệt anh Võ Văn Tạo)

Tôi cũng không nhớ tôi và anh Tạo quen nhau từ bao giờ, nhưng có lẽ bắt đầu từ trên mạng thôi. Những năm ấy, mùa hè nào Trung Quốc cũng gây sự, bắt nạt Việt Nam trên Biển Đông, cho nên đã tạo ra một phong trào chống Trung Quốc xâm lược khá sôi nổi mạnh mẽ: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi…”, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói [1]. Vì thế, những người xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và quyết tâm chống xâm lược trở nên quen nhau, thân thiết với nhau dễ lắm.

Chạy chức (Kỳ cuối)

Phạm Đình Trọng

4-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4

Thương tiếc Võ Văn Tạo

Mạc Văn Trang

4-12-2023

Ông Võ Văn Tạo (trái) cùng vợ chồng bà Nguyễn Kim Chi – Mạc Văn Trang. Ảnh: Mạc Văn Trang

Vẫn biết sinh – lão – bệnh – tử là lẽ vô thường. Nhưng Võ Văn Tạo ra đi ở tuổi 71, thấy thương tiếc vô cùng!

Giáo dục XHCN và những “tấm gương điển hình”!

Trần Kỳ Khôi

3-12-2023

Từ sau năm 1975, nền giáo dục trong thể chế độc tài toàn trị trở nên “ưu việt” hơn bao giờ hết. Ở đó, một anh y tá miệt vườn chẳng cần đi học cũng có được học vị tiến sĩ y khoa; một phụ nữ làm nghề uốn tóc, gội đầu, bỗng chốc có bằng thạc sĩ, hay một kẻ học bổ túc văn hoá cũng kiếm được học hàm giáo sư!

Chạy chức (Kỳ 4)

Phạm Đình Trọng

30-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

4. Trong khuôn phép luật pháp Việt Nam, trong nhà nước chuyên chính vô sản Việt Nam thì mọi tổ chức xã hội đều là tổ chức chính trị, xã hội. Những tổ chức chính trị, xã hội như hội Kiến Trúc Sư, hội Nhà Văn, hội Nông Dân … đã tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tác động tích cực, rộng lớn và sâu xa đến toàn xã hội.

Đọc ‘Kết Luận Điều Tra’ vụ Vạn Thịnh Phát: Chết và hóa giải trách nhiệm (tiếp theo)

Blog VOA

Trân Văn

29-11-2023

Tiếp theo phần 1

Tòa nhà Times Square ở trung tâm Sài Gòn thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nguồn: Saigontimesquare.info

Đọc ‘Kết Luận Điều Tra’ vụ Vạn Thịnh Phát: Chết và hóa giải trách nhiệm (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

29-11-2023

Tuy nhiên sau đó chỉ hai ngày, một trong năm bị can đầu tiên là bà Nguyễn Phương Hồng đột tử trong trại tạm giam. Nguồn ảnh: Bộ Công an VN

Tà thuyết về văn hóa

Nguyễn Đình Cống

25-11-2023

Năm 1924, cụ nghè Ngô Đức Kế (1878-1929) viết bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết”, mở đầu như sau: “Vận nước thịnh hay suy, quan-hệ tại đâu? — Tại nhân tâm thế đạo. Nhân tâm thế đạo xấu hay tốt, cỗi gốc tại đâu? — Tại học thuyết tà hay chính. Rộng xét năm châu, trải xem lịch sử, dọc ngang mấy vạn dặm, trên dưới mấy nghìn năm, từ Đông đến Tây, từ xưa đến nay, hễ nước nào khi vận nước cường tất là khi ấy trong nước chính học sáng rệt, nước nào khi vận nước suy đốn, tất là khi ấy trong nước tà thuyết lưu hành. Chính học sáng rệt thì thế đạo nhân tâm phải tốt, mà vận nước cũng theo chính học nổi lên, tà thuyết lưu hành thì nhân tâm thế đạo phải hư mà vận nước cũng theo tà thuyết mà đắm mất”.

“Ông nay mặt thớt quyền dao lộng hành” (Kỳ 2)

Dương Tự Lập

25-11-2023

Tiếp theo kỳ 1

Ấy vậy mà báo chí quốc doanh trong tháng 10/2023 loan tin, ở ngành Khoa học An ninh, có một ứng viên duy nhất đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh Giáo sư là ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Xin hỏi, cái bằng phong tặng cho gã Bình này, có bảo đảm bằng cái bằng của cha nào đó ký tặng cho Việt Á, công ty nâng khống giá test kit Covid-19 không? Có bằng một đống bằng đồng nát của đứa nào ký trao cho quái nhân Trương Mỹ Lan không?

“Ông nay mặt thớt quyền dao lộng hành” (Kỳ 1)

Dương Tự Lập

25-11-2023

Phạm Hương là người em gái thân mà tôi làm bạn đã trên bốn mươi năm. Hương mê văn học và mê thơ, hay trao đổi chính kiến với tôi về mọi sự kiện, đặc biệt trong văn học. Hương có cô bạn gái rất thân là Song Tú, vợ nhà thơ Thái Bá Tân.

Giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

24-11-2023

Hình ảnh thành phố và đất nước bị chia cắt. Nguồn ảnh: Ilia Yefimovich

Hiện trạng

Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình.

Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan.

Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?

Nội dung

Thực ra, giải pháp này đã được thảo luận từ hơn 70 năm trước, vì trước năm 1947 nhà nước của người Israel hay Ả Rập chưa có, mà chỉ có khu vực Palestine, do Anh được quốc tế ủy nhiệm, cai quản.

Kế hoạch của Liên Hiệp Quốc ngày 29/11/1947 dự trù phân chia khu vực Palestine thành hai phần, một cho Israel và một cho Ả Rập và Jerusalem được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thuộc khối Ả Rập  bỏ phiếu chống lại giải pháp này, trong khi đại biểu người Israel đồng thuận.

Ngày 14/5/1948, nhà nước Israel được thành lập; tuy nhiên, vẫn chưa có một nhà nước Palestine độc lập.

Sau đó, từ năm 1967 các vùng lãnh thổ Palestine như phía Đông Jerusalem, Bờ Tây Jordan và Dải Gaza đã bị Israel chiếm đóng.

Về sau, Yasser Arafat, nhà lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) khẳng định, không công nhận nhà nước Israel và gián tiếp đưa ra khái niệm này tại một Hội nghị Thượng đỉnh Ả Rập năm 1982 ở Fez, Maroc.

Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/12/1988, Arafat tuyên bố là “Nhà nước Palestine” thành hình và chỉ đề cập gián tiếp về nhà nước Israel.

Nhưng tình thế thay đổi, ngày 9/ 9/1993, Arafat thông báo cho Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin một quyết định lịch sử: “PLO công nhận quyền của Nhà nước Israel tồn tại trong hòa bình và an ninh. PLO từ bỏ khủng bố và tất cả các hình thức bạo lực khác”. Đổi lại, Rabin công nhận “PLO là đại diện của nhân dân Palestine”.

Năm 2005, Israel rút hoàn toàn ra khỏi Dải Gaza. Kể từ năm 2012, PLO có được quy chế Quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc.

Các trở ngại trong việc thực thi

Việc thực thi giải pháp hai nhà nước có nhiều khó khăn mà vấn đề cơ bản là, ai sẽ đại diện cho phía Palestine.

Sau nhiều tranh chấp nội bộ, tổ chức khủng bố Hamas là lực lượng nắm thực quyền kiểm soát Dải Gaza, nhưng theo quan điểm của Israel lại không phải là một đối tác phù hợp để đàm phán.

Ngay cả đối với người Palestine, Mahmoud Abbas, Chủ tịch Cơ quan Tự trị Palestine, không được đa số coi là đại biểu chính thức, vì trong hơn 15 năm qua, không có một cuộc bầu cử nào đã được tổ chức tại Palestine. Điều kiện này là tất yếu để cho tất cả người Palestine và Israel công nhận cho tiến trình đàm phán.

Cho dù vấn đề chính danh này có thể được giải quyết hay không, cũng có hai chủ đề khác gây nhiều tranh cãi: Việc phân định biên giới giữa Israel và Palestine và quy chế của thành phố Jerusalem.

Năm 1980, Quốc hội Israel tuyên bố: “Jerusalem toàn diện và thống nhất” là thủ đô chính thức của Israel. Nhưng phía Đông Jerusalem, một phần của lãnh thổ Palestine cũng được người Palestine xem là thủ đô của riêng mình chiếu theo luật pháp quốc tế.

Một trở ngại khác là một hành vi vi phạm luật quốc tế: Khoảng 450.000 người Israel định cư ở Bờ Tây Jordan trong các khu thuộc vùng lãnh thổ Palestine.

Vì số lượng người dân Israel sống ở Bờ Tây Jordan quá đông, nên việc rút hoàn toàn ra khỏi khu vực là không thực tế. Nhưng vấn đề còn có hai khía cạnh khác.

Một mặt là về an ninh. Nỗi lo sợ thường xuyên của Israel là, nếu rút dân đi hoàn toàn, thì khu vực này sẽ trở thành Dải Gaza thứ hai, nghĩa là, tiềm năng tấn công của tổ chức khủng bố Hamas có thể thành thảm hoạ thực tế.

Mặt khác, ngay trong guồng máy của chính phủ Israel hiện tại cũng có lập luận khác để chống lại việc triệt thoái. Nhiều đại biểu của dân định cư xem Bờ Tây là trung tâm sinh hoạt xã hội quan trọng của Israel.

Sau khi nhà nước Israel được thành lập, trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần đầu tiên vào tháng 11/1947, năm quốc gia Ả Rập tấn công Israel, có khoảng 700.000 người Ả Rập đã chạy trốn hoặc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Palestine.

Hiện nay, khoảng 5,9 triệu người Palestine đăng ký chính thức với Cơ quan của Liên Hiệp Quốc đặc trách cứu trợ người tị nạn Palestine. Vấn đề là họ đi về đâu trong khi mật độ dân số giữa Địa Trung Hải và thung lũng Jordan lên quá cao. Giấc mơ hồi hương không phải chỉ là của những người Palestine tị nạn, mà còn là của thế hệ hậu duệ. Thực tế này làm cho việc tranh chấp không có giải pháp.

Tính khả thi

Nhìn chung trong toàn cảnh, chiến cuộc tại Dải Gaza còn tiếp diễn, nên giải pháp hai nhà nước khó khả thi.

Nhưng, cho dù thế, liệu có nên đưa giải pháp này trở lại trong một nghị trình đàm phán ngoại giao nào không? Câu trả lời là không, vì cần phải có nhiều thời gian hơn, nghĩa là, tuỳ thuộc vào tương lai còn quá mù mờ.

Trước mắt, chính quyền Israel thấy không thể đàm phán với Palestine, mà ưu tiên hàng đầu là kiên quyết loại bỏ tổ chức Hamas về mặt quân sự và không quan tâm đến một giải pháp chính trị hoà hoãn đặc biệt nào. Áp lực quốc tế về mặt nhân đạo ngày càng gia tăng, khiến Israel cũng gặp khó khăn trong việc thu phục nhân tâm và dè dặt phần nào trong mức độ kiềm chế.

Nhìn lại diễn biến các cuộc đàm phán trong thời gian qua, đa số quan sát viên có nhận định chung là, giải pháp cho hai nhà nước đều thất bại, cụ thể là bắt đầu với Hội nghị Madrid 1991, Olso I 1993, Gaza-Jericho 1994, Olso II 1995, David 2000, Taba 2001 và gần đây nhất là 2013 – 2014. Thực tế cho thấy, cả hai phía đều không có đủ thành tâm và thiện chí để tuân theo các thỏa thuận được đề ra.

Tinh thần đấu tranh kiên cường của hai dân tộc Palestine và Israel là lý do chính, nó vẫn còn thể hiện ở mức độ quá cao. Mọi người hầu chỉ đồng cảm đứng về một phía, nghĩa là, giữ một thái độ kiên quyết đấu tranh gây tàn phá và khó thay đổi trong lúc này.

Do đó, chính giới quốc tế thấy rằng, một sự chung sống trong hoà bình và thịnh vượng cho hai dân tộc trong cùng một lãnh thổ nhỏ bé này còn là mơ ước trong tương lai xa vời và cũng không thể nào đề ra một giải pháp khác hữu hiệu hơn để thay thế cho giải pháp hai nhà nước.

Thật ra, xét cho cùng, không có một cách lựa chọn thay thế nào khác cho giải pháp hai nhà nước. Israel sẽ chỉ có được hòa bình khi Palestine cũng có nhà nước của riêng họ. Một lần nữa, cả hai phải đối thoại nghiêm túc về giải pháp này, cho dù đã không đạt được tiến bộ nào trong suốt thời gian qua.

Triển vọng

Điều gì sẽ xảy ra với Dải Gaza sau khi chiến tranh kết thúc?

Trước đây, những gì được coi là không tưởng thì hiện nay đột nhiên trở nên cụ thể hơn trong bóng hậu trường chính trị. Do đó, có nhiều lý do mới để lạc quan hơn về tính khả thi cho giải pháp.

Trước hết, triển vọng cho sự đồng thuận về đối thoại rõ ràng hơn. Chủ yếu là nhờ Mỹ tích cực làm trung gian vận động mà các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine diễn ra. Đến nay còn có thêm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ai Cập và nhà nhiều nước khác cùng tham gia hỗ trợ tiến trình này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Gần đây, trong một bài viết được phổ biến trên Washington Post, ông kêu gọi chấm dứt bạo lực và tạo ra một “cấu trúc quản trị thống nhất của Bờ Tây và Dải Gaza dưới một chính quyền Palestine được hồi sinh. Giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để bảo đảm an ninh lâu dài cho cả người dân Israel và Palestine…  Cuộc khủng hoảng đã khiến cho giải pháp này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”.

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, người dân Palestine xứng đáng có được một nhà nước của riêng họ và một tương lai không có Hamas: “Những hình ảnh từ Dải Gaza và cái chết của hàng ngàn thường dân, bao gồm cả trẻ em, cũng làm tan nát trái tim tôi”.

Ông nhắc lại mục tiêu là, phải chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh, phá vỡ chu kỳ bạo lực, không được chiếm đóng hay bao vây: “… Những người gây ra bạo lực này phải chịu trách nhiệm. Mỹ sẵn sàng thực hiện các biện pháp của riêng mình, bao gồm áp đặt lệnh cấm đi lại đối với những kẻ cực đoan tấn công dân thường ở Bờ Tây”.

Ngược lại, Thủ tướng Israel Netanyahu tỏ ra hoài nghi về triển vọng này và đưa các biện pháp trừng phạt chống lại những người định cư cực đoan ở Bờ Tây. Netanyahu cho rằng, Cơ quan Tự trị của Palestine trong hình thức hiện tại không đủ tư thế để lãnh đạo quân sự của Dải Gaza và Israel có kế hoạch chịu trách nhiệm quân sự ở Dải Gaza trong tương lai.

Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas yêu cầu Tổng thống Biden ủng hộ việc ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Israel ở Bờ Tây và Jerusalem, và thúc đẩy viện trợ nhân đạo nhiều hơn: “Làm thế nào cuộc diệt chủng này có thể được biện minh là tự vệ? Thật ra, đây là tội ác chiến tranh cần phải bị trừng phạt”.

Thỏa thuận ngừng bắn

Ảnh: Binh sĩ Israel chuẩn bị nhận con tin do phía Hamas trao trả. Nguồn: DPA/ Ilia Yefimovich

Tin vui mới nhất là một thoả thuận ngưng bắn bốn ngày giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực vào sáng 24/11/2023. Các nước Mỹ, Ai Cập và Qatar sẽ đảm nhận việc kiểm soát đình chiến.

Theo dự trù, vào buổi chiều cùng ngày, 13 trong số 50 con tin đầu tiên bị giam giữ ở Dải Gaza sẽ được thả. Đó là các phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, cho mỗi con tin, Israel dự định thả ba tù nhân Palestine.

Theo tin của quân đội Israel, vào buổi sáng hôm nay, một tên lửa đã được phát ra ở khu vực biên giới và có khoảng 200 xe tải chở hàng viện trợ đã đến phía nam Dải Gaza.

Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Galant tuyên bố rằng, quân đội sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Dải Gaza trong ít nhất hai tháng nữa sau khi ngừng bắn. Ngay cả sau đó, Israel vẫn sẽ có nhiệm vụ trên lãnh thổ Palestine và sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi nào không còn mối đe dọa quân sự.

Chạy chức (Kỳ 2)

Phạm Đình Trọng

22-11-2023

Tiếp theo kỳ 1

Ông Phạm Đình Quý (trái) tố cáo ông Bùi Văn Cường (phải) đạo văn. Người tố cáo lại nhận án tù gần 3 năm vì đụng đến thế lực của đảng. Ảnh trên mạng

Đảng và Nhà nước phải chịu trách nhiệm về “quả bom” Vạn Thịnh Phát!

Mai Hoa Kiếm

22-11-2023

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, đảng cộng sản nắm quyền “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”. Tất cả mọi thứ, từ cho phép thành lập ngân hàng, cơ cấu lại ngân hàng, xử lý công nợ… đều được chính phủ trình Bộ Chính trị, xin ý kiến. Thế nhưng, khi sự cố xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống của người dân; thì những kẻ “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” lại trốn tránh trách nhiệm.

Phó Ban Dân Nguyện đồng phạm với xã hội đen, chuyện lạ mà quen!

Blog RFA

Gió Bấc

18-11-2023

Cựu nghị sĩ nổi tiếng trung ngôn, đương nhiệm Phó Ban của Quốc Hội, mở công đường tiếp đón, đối thoại với gia đình tử tội, lại bị bắt khẩn cấp vì đồng phạm với đám giang hồ vặt, trấn lột tài sản của doanh nghiệp lon con là chuyện la. Độc chiêu, một quả đấm vừa trúng yết hầu, vừa xỉa dưới thắt lưng, đòn quen thuộc của Công An dành cho người “gây ảnh hưởng”, là chuyện rất quen. Tước đoạt tự do, bịt miệng, nhuộm đen nhân thân, đầu độc dư luận, vô hiệu mọi ảnh hưởng.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì đã dám cả gan vượt qua “lằn ranh đỏ”

Trần Kỳ Khôi

16-11-2023

Nhà cầm quyền Việt Nam luôn cố chứng tỏ rằng, Nhà nước của họ là “của dân, do dân và vì dân”, luôn tôn trọng quyền tự do, dân chủ. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chế độ cộng sản luôn bóp nghẹt tự do, dân chủ, bịt miệng những tiếng nói trái chiều, cho dù người đó là ai, đại biểu quốc hội, công thần hay đang nắm giữ bất cứ chức vụ gì trong guồng máy. Vụ bắt bớ ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện, vừa qua, là một ví dụ rõ nét nhất.

60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (Kỳ 6)

Cù Mai Công

10-11-2023

Tiếp theo: Kỳ 1Kỳ 2Kỳ 3Kỳ 4Kỳ 5

Kỳ 6 (tạm gọi kỳ cuối): SAU ĐẢO CHÍNH 1-11-1963

Tượng An Dương Vương của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Nguyễn Tuấn Khoa

12-11-2023

Năm 1967, Chính phủ Quân nhân do thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng) trao quyền lại cho Chính phủ Dân sự. Để đánh dấu giai đoạn quân đội tham chánh này, Chính phủ có sáng kiến dựng các tượng danh tướng lịch sử tại các công viên, quảng trường trong thủ đô. Đó là tượng các danh tướng Việt đã đánh bại cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Hoa.

Những người gốc Việt bị truy tố trong vụ bạo loạn 6 tháng 1

Nhã Duy

10-11-2023

Đầu tuần tháng 11 này, tòa liên bang tại Washington DC tiếp tục xử những người gốc Việt tham gia vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc Hội.

100 năm Văn Cao (Kỳ 2)

Phạm Đình Trọng

9-11-2023

Tiếp theo kỳ 1

KỲ 2: VÒ RƯỢU QUỐC LỦI

Dắt xe đạp len lách qua những gánh hàng rau của cái chợ cóc tự phát vỉa hè phố Yết Kiêu, tôi lại lên những bậc cầu thang đổ ra góc phố. Vẫn cánh cửa gỗ cũ kĩ. Vẫn bà Băng, người bạn đời chia sẻ mọi hoạn nạn với Văn Cao ra mở cửa. Vẫn bức tượng chân dung do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng ở Đà Nẵng tạc, tặng ông, đặt trên chiếc đàn piano cũ. Ở phòng khách lần này có một cái mới là thêm bức ảnh đẹp do Lê Quang Châu chụp Văn Cao ngồi bên đàn với bình hoa cúc vàng đến ngẩn ngơ. Tôi chợt nhận ra màu vàng của hoa cúc mùa thu, sao đồng điệu với Văn Cao đến thế.

100 năm Văn Cao (Kỳ 1)

Phạm Đình Trọng

7-11-2023

Ảnh: Văn Cao ngày 15.11.1923 — 2023. Nguồn: Phạm Đình Trọng

Mẩu chuyện nhà thơ Phác Văn (1932 – 1996), cán bộ phòng Văn hoá Văn nghệ quân đội, Tổng cục Chính trị kể về Văn Cao từ thời tôi còn làm báo binh chủng Thông Tin ở Hà Nội trước khi khoác ba lô vào mặt trận phía Nam, đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Chuyện rằng:

Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (Kỳ 5)

Nguyễn Thông

3-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4

Những ai ở miền Nam thời kỳ sau năm 1975, cụ thể là nửa cuối thập niên 70, gần hết thập niên 80, chắc khó quên một thành tựu công nghệ, một phát minh khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội: Xe chạy than. Nỗi ám ảnh của một thời.

Ông Trần Quốc Bảo nhờ các cơ quan báo chí, cộng đồng mạng lên tiếng

1-11-2023

Kính gởi:  Các cơ quan báo chí, Cộng đồng mạng

Tôi tên: Trần Quốc Bảo, ở tại số 04, đường Nguyễn Công Trứ, thị trấn Krông KMar, huyên Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.