Trong bài “Thời của hai chữ đạo văn” (Báo Lao Động – 2015), tôi có viết: “Đạo luận án” có thể xếp vào hàng “đại bợm”, sẵn sàng bê nguyên xi hàng chục trang viết của người khác. (Đa số các công trình này đều “xếp kho” sau khi “bảo vệ” xong nên rất ít khi bị phát hiện) […] Tục ngữ có câu “Gái đĩ già mồm, kẻ trộm lắm gan”. Tuy mức độ manh động có khác nhau, nhưng có thể nói “gan” kẻ “đạo văn” to hơn gan kẻ trộm nhiều. Bởi xưa nay, có đạo chích, đại bợm nào sau khi đột nhập lại dám để lại tên tuổi, địa chỉ đàng hoàng như kẻ “đạo văn”?.
Giáo sư Cao Xuân Hạo kể, một người bạn làm ở cơ quan lưu trữ cho ông biết mỗi năm cơ quan này phải thanh lý mấy tấn hồ sơ mà nội dung là “những sáng kiến, phát minh vĩ đại từ khắp nơi trong nước gửi đến ùn ùn, trong đó các tác giả hiến cho nhà nước những biện pháp vô tiền khoáng hậu để biến nước ta thành nước tiên tiến trong thời gian kỷ lục”.
Tổng thống Hungrary Pal Schmitt bị tố giác đạo văn. Kết quả: bị tước bằng tiến sĩ, và năm 2012 phải từ chức tổng thống.
Bộ trưởng quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg đang là một nhân vật chính trị có uy tín thì bị tố giác đạo văn. Kết quả, dù thủ tướng Merkel muốn bao che nhưng vẫn phải chấm dứt sự nghiệp chính trị cùng một loạt các chính khách khác của Đức bị tố giác đạo văn từ năm 2011, trong đó có bộ trưởng giáo dục và khoa học, và phó chủ tịch Nghị viện châu Âu.
Trong những ngày vừa qua, phải nói rằng, dư luận đã có nhiều ý kiến và quan điểm rất trực tiếp về sự ra đi bất đắc dĩ, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi được thực tế oái oăm đó, của một vị giáo sư người Mỹ đã học tập, nghiên cứu và giảng dạy hơn ba mươi năm tại một đất nước văn minh nhất thế giới và hiện đang công tác tại ngôi trường đại học nổi tiếng hàng đầu thế giới, Utah.
Hóa ra ngay từ năm 2002, khi PGS. TS Nguyễn Đức Tồn nộp hồ sơ xin phong chức danh GS, thì Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học (2002-2007), phát hiện vị PGS này đạo văn, gian dối trong hồ sơ, nên đã không bỏ phiếu tán thành.
Thế nhưng, vẫn với thành tích và hồ sơ ấy, năm 2008, vị PGS. TS này lại được (Hội đồng nhiệm kỳ mới) chấp nhận phong Giáo sư, và bổ nhiệm chức Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam.
PGS.TS Phạm Văn Tình (Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam) khẳng định: “Không thể tưởng tượng được hiện tượng đạo văn này lại xảy ra với một người nghiên cứu ngôn ngữ lâu năm, từng giữ những cương vị lãnh đạo chuyên môn Ngôn ngữ học như GS.TS Nguyễn Đức Tồn. Có mấy vấn đề mà theo tôi là nghiêm trọng: 1. Sao chép của nhiều người; 2. Sao chép quá nhiều, quá liều lĩnh (gần như không sửa chữa, thêm bớt) và 3. Không hề dẫn nguồn, ghi xuất xứ ở bất cứ chỗ nào trong văn bản. Thực ra, chuyện này đã được nhiều người trong giới Ngôn ngữ học (và cả báo chí) lên tiếng từ lâu. Rất tiếc không hiểu sao mọi việc lại rơi vào im lặng và ‘chìm xuồng’. Tôi mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm cho rõ và xử lí nghiêm khắc“.
Từ thuở xa xưa, xã hội là một môi trường hỗn tạp có thiện có ác. Lúc xã hội suy đồi thì cái ác thịnh, cái thiện suy. Trước một biến cố, bao giờ cũng có điềm báo. Đó là những dấu hiệu sự suy đồi xã hội ngày một tăng. Trong cái suy đồi đạo đức, nếu cộng hưởng thêm bế tắc kinh tế nó sẽ dẫn đưa xã hội đến điểm cùng cực và lúc đó sẽ sinh biến. Nhìn xã hội Việt Nam, chúng ta thấy đạo đức đang trượt theo hướng suy đồi. Kinh tế đang trượt về hướng bế tắc.
Về kinh tế, núi nợ công đang phình, thòng lọng thuế đang siết. Trò cướp đất, tham nhũng, tranh ăn, thanh trừng đang xảy ra ào ạt. Con tàu kinh tế cứ đang trôi về đó, trôi về điểm bế tắc, đất nước kiệt quệ dân đói rách.
Trong câu chuyện nữ giáo viên tiếng Anh chửi bới và xúc phạm người học, một thể nhân đã trưởng thành và là một công dân, ví họ như một con lợn hoặc xưng hô đậm chất đường phố trước mặt rất nhiều người khác một cách đầy thách thức, nếu buồn vì vị giáo viên vô giáo dục và vô văn hoá bao nhiêu thì tôi lại thấy buồn nhiều hơn cho những con người đang cùng ngồi nghe không biết đứng dậy bảo vệ người bạn kia và đồng loạt lên tiếng chống lại thứ giáo dục mà mình phải bỏ tiền với chi phí đắt đỏ ra để học rồi lại để bị nhục mạ, bị khinh bỉ, bị sỉ vả không khác một con vật bấy nhiêu.
Câu chuyện giáo sư Trương Nguyện Thành, cho thấy một nguyên tắc cực kỳ phản giáo dục của giáo dục Việt: Không cho phép một giáo sư làm hiệu trưởng, chỉ vì không đủ 5 năm kinh qua chức vụ quản lý cấp khoa/phòng. Trong khi, lại cho phép một “thằng” ngọng làm Bộ trưởng.
Lại xuất hiện một clip ghi lại cảnh một giáo viên trung tâm Anh ngữ mắng chửi học viên bằng thái độ và ngôn ngữ cực kỳ khủng khiếp (trong clip, cô giáo dùng từ “đ.” trước và dùng rất nhiều lần). Thảm cảnh giáo dục và sự suy bại bức tranh giáo dục là không có điểm dừng và sự bát nháo tồi tệ của nó là không có giới hạn.
Cuối cùng thì giáo sư Trương Nguyện Thành, một trí tuệ “chuẩn Mỹ” (*) đã không thể trụ lại, phải về Mỹ với một câu nói đầy cảm thán: Tạm gác lại giấc mơ đóng góp cho giáo dục đại học Việt.
Những ngày cuối tháng 4 này, trái với việc tung hê “chiến thắng” ngày 30/4/1975, báo VietNamNet lại đăng một bài nói về “cú sốc” của một trí thức “xã hội chủ nghĩa”, cựu hiệu trưởng Đại học Sư phạm TPHCM là PGS.TS Nguyễn Kim Hồng khi ông từ ngoài Bắc vào Sài Gòn năm 1978. Quả thật đây là một bài báo đầy ý nghĩa để cho những người dân Việt Nam sinh sau 1975 hiểu thêm sự thật về “giải phóng miền Nam”.
“Được lời như cởi tấm lòng, đôi chân dài của Khánh Dư theo sát công chúa vào bên trong phủ. Khi cánh cửa gỗ lim phòng khách vừa đóng sập lại thì hai cơ thể đã quấn chặt lấy nhau. Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít, Khánh Dư bóc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại, những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình của Khánh Dư. Khi thân thể cả hai đã được bóc trần, Khánh Dư luồn tay dưới cặp mông mẩy và cong của công chúa nhấc ngang lên với chiếc ‘cần câu’ dài và thẳng đứng của mình. Rồi chẳng cần giường chiếu, với sức khỏe của một võ tướng đang ở tuổi xung (sic) mãn nhất, Khánh Dư lúc đẩy mông Thái Thụy ra, lúc đập mông công chúa vào, tạo nên một nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Công chúa Thái Thụy rú lên sung sướng theo nhịp đôi đơn giản đó…” (trích tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt”, sách thiếu nhi của Bùi Việt Sỹ).
Dù trí tưởng tượng có phong phú đến mấy, cũng khó thể nghĩ rằng đây là sách viết cho thiếu nhi, mà lại là sách được giải thưởng cấp quốc gia nữa chứ! Đoạn văn tả thực với “chiếc ‘cần câu’ dài và thẳng đứng của mình” ngay trong con mắt những người lớn quen đọc dâm thư cũng tỏ ra dung tục đến mức dơ dáy, vậy mà người ta viết cho thiếu nhi đọc và xúm nhau trao tặng giải thưởng! Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho đài VTV 1 tại bản tin lúc 19g ngày 23.4.2018, tác giả quyển sách, ông Bùi Việt Sỹ, biện bạch rằng, sách ông chỉ có một đoạn như thế, ngoài ra đều… phù hợp với thiếu nhi. Đó là lời ngụy biện rất trẻ con, giống như anh rót cho con anh một ly nước lọc thật đầy rồi nhễu vào đó một giọt độc dược và bưng cho thằng bé uống, tự an ủi rằng một giọt độc dược quá nhỏ so với ly nước đầy.
Điều mà dư luận “không hiểu nổi” là một trang sách như vậy lại có thể được nhà xuất bản cho qua và “Ban tổ chức giải thưởng sách quôc gia 2018” tặng giải cho nó. Điều này giải thích lý do vì sao từ nhiều năm qua, rất nhiều người đọc tử tế quay lưng, ngoảnh mặt với hàng loạt giải thưởng văn chương, văn học “chính thống” vừa mới công bố là đã có vấn đề. Đó là chưa kể sách viết cho thiếu nhi mà chỉ trong một đoạn ngắn đã biểu lộ những sai sót sơ đẳng, trên là công chúa Thiên Thụy, dưới là công chúa Thái Thụy, chính tả lèm nhèm, “sung mãn” viết thành “xung mãn”.
Người tiêu thụ Việt Nam đã có lợn chết biến thành lợn rừng để ăn, đã có cà phê pin để nhấm nháp, nay lại có thêm những văn hóa phẩm kiểu “chiếc cần câu dài và thẳng đứng”, “đẩy mông ra, đập mông vào”, “rú lên sung sướng”, lo gì mà con em chúng ta không sớm trưởng thành.
Dù sao, đây cũng là dịp giúp các bậc phụ huynh nhận thức trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc hơn nữa trong việc giáo dục con cái, không thể phó thác chúng cho những loại “sách thiếu nhi” nhảm nhí, đầu độc chúng bằng những cảnh tả chân dung tục, những loại ngôn từ hạ cấp.
Sáng nay, tôi đọc được bài báo về một thầy giáo tuổi ngoài 40 bị tạm giam tại công an để điều tra hành vi dâm ô với nhiều học sinh tiểu học. Qua lời kể của các nạn nhân trẻ thơ, thật sự tôi không thể không trào nước mắt vì tức giận.
Với tôi, tôi tin rằng sự hưng thịnh của một quốc gia phải bắt nguồn từ giáo dục. Giáo dục hỏng, quốc gia suy vong. Vì vậy, người đứng đầu bộ giáo dục là người có trọng trách vô cùng quan trọng lẫn vĩ đại.
Đầu Tháng Tư 2018, Dân Làm Báo có giới thiệu đến độc giả bài “Thấy gì từ chuyện cô giáo không giảng bài suốt học kỳ?”, trong đó tác giả minh xác “không lên tiếng cho một cá nhân, kể cả cô giáo trong cuộc, mà chỉ nói tới cơ chế trong chế độ CSVN” và đã không ngại chỉ thẳng ra: “Tất cả những hỗn loạn trong phạm vi học đường ngày nay tại Việt Nam xin đừng trút lên đầu các thầy cô, đừng đổ lỗi cho phụ huynh, đừng gán tội cho học sinh! Cũng xin đừng bất nhẫn đổ lỗi cho cô giáo ‘quyền lực’!… Lỗi ấy chính là lỗi hệ thống! Lỗi cơ chế! Hệ thống đảng trị! Cơ chế đảng quyền! Chính sách bịt miệng!”.
Tôi đọc tin cậu bé HS lớp 10 vừa tự tử ở TP.HCM vì áp lực học hành mà thấy đau quá, bất lực quá! Bởi đây không phải là vụ đầu tiên và duy nhất trong những năm gần đây có liên quan tới những hành vi tiêu cực của trẻ do thất vọng về việc học tập.
Hàng triệu người Việt lại bàng hoàng rồi phẫn nộ khi một đứa trẻ 16 tuổi, học sinh lớp 10 của một trường trung học ở Sài Gòn tự tử vì không chịu nổi áp lực của chuyện học hành, thi cử và kỳ vọng của gia đình vào em (1).
Hệ thống giáo dục tại Việt Nam tiếp tục rung lắc dữ dội vì đủ loại scandal liên quan tới tất cả các bên: Hệ thống quản lý – điều hành mạng lưới học đường, trường học, giáo viên, gia đình, học sinh.
Đi theo ông Phùng Xuân Nhạ lên Bộ Giáo dục là cả một bầy. Một trong số đó là Sái Công Hồng, hiện được ông Nhạ giao chức Phó cục Đảm bảo chất lượng. Theo giới thạo tin của Đại học QGHN, Phùng Xuân Nhạ phải mang theo Hồng vì Nhạ được thày tướng bảo, “Hồng hợp số với Nhạ và đi đâu cũng phải có Hồng theo thì Nhạ mới đến bến bờ”. Chuyện có màu sắc mê tín, nhưng cán bộ của ĐHQG ai cũng kể. Rất có thể là sự thật vì hầu hết quan chức CSVN đều mê tín, mỗi khi làm việc gì họ đều xem tướng số, cúng bái.
Đây là một thông tin hệ trọng cho thấy ông Phùng Xuân Nhạ và đồng tác giả đạo văn Lê Quân đã không từ thủ đoạn lừa bịp nào để che đậy sự đạo văn, giả khoa học của họ. Bởi vậy chúng tôi đề nghị tất cả mọi người có lương tâm, đặc biệt là tất cả các nhà khoa học và giáo dục chân chính, hãy phổ biến lại thông tin này đến mọi người khác bằng mọi hình thức, để rộng đường công luận.
Thời gian gần đây, chuyện giáo dục nước nhà như được mùa nở rộ những sự ghẻ lở của nó. Từ chuyện lớn lao như phong giáo sư, đào tạo tiến sĩ cho đến những cấp thấp như học sinh mẫu giáo bị bạo hành, học sinh lớn hơn thì đánh nhau xé quần áo.
Không chỉ có học sinh với nhà trường, mà phong trào bạo lực trong giáo dục đã được “Xã hội hóa” triệt để.
Chúng ta có cả một hệ thống chính trị hùng mạnh, nhưng hệ thống ấy ở đâu khi cô giáo im lặng suốt 4 tháng ở một lớp học thuộc trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM?
Cũng hệ thống ấy đã bất lực để phải “di dời” cô học sinh đã tố cáo hành động của giáo viên nói trên khỏi ngôi trường mà cô ấy làm bí thư đoàn trường.
Tôi thực sự ngỡ ngàng khi ngành giáo dục TPHCM chuyển trường cho em Phạm Song Toàn, vì trước đó học sinh này đã nói lên sự thật: cô giáo Trần Thị Minh Châu dạy Toán ở trường THPT Long Thới – Nhà Bè đã im lặng suốt cả học kỳ với lớp 11A1. Cô giáo chỉ cho chép bài, chứ không thèm mở miệng giảng bài hoặc trò chuyện với học sinh!
Tôi vẫn thường xuyên theo dõi những vụ việc tiêu cực xảy ra trong ngành giáo dục, đặc biệt là khu vực mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi cũng định không viết gì về vấn đề này vì còn hạn chế thông tin và cũng bởi rõ ràng rằng đó là hệ lụy tất yếu của nền tảng xã hội Việt Nam hiện nay.
Cô bạn sống ở Mỹ gửi mấy tấm hình và hào hứng kể, anh coi nè, trường của bé N. bắt làm một project về môn sử lớp năm, nhà trường yêu cầu học sinh chọn một nhân vật lịch sử mình yêu thích rồi về nhà nhờ phụ huynh làm mô hình… Thế là bé N. bắt mẹ phải làm “búp bê” hình Deborah Sampson. Deborah là nhân vật nào lạ hoắc? Mẹ của N. phải tìm kiếm thông tin nhân vật này. Đó là một phụ nữ được lịch sử Mỹ vinh danh như một anh thư vĩ đại, vì trong thời Cách mạng Mỹ, bà đã hóa trang thành nam nhi và gia nhập quân đội…
Tôi đọc bản tin cuối cùng của vụ cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước lau giẻ. Các cháu khóc nhớ cô. Tôi thật sự nghĩ nó là giọt nước mắt ngắn hạn.
Vì chăng, giáo dục chưa cho con người lựa chọn khác. Bởi vì, đó là giọt nước mắt đầy khuôn mẫu, bạc nhược. Nó là một thất bại. Vì các cháu khóc bởi một hình tượng duy nhất, không đối trọng.
Theo Thông tấn xã Việt Nam thì Thủ tướng Việt Nam vừa lên tiếng hoan nghênh bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế trong nội các của ông Phúc – vì chủ động xin rút lại hồ sơ đã nộp cho Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (1).
Thưa thầy, tôi cũng đã từng mơ ước trở thành một người thầy, ước mơ đó cháy bỏng vô cùng, đó cũng là động lực để tôi quyết thi đậu đại học sư phạm. Nhưng sau khi tốt nghiệp, tôi nộp hơn chục bộ hồ sơ xin việc, nơi có giá thấp nhất cũng phải 50 triệu, thầy biết đấy, cách đây hơn 10 năm, đó là số tiền không nhỏ đối với một gia đình nông dân như nhà tôi. Bố tôi khuyên, nhà mình nghèo, có bán nhà cũng không đủ tiền chạy việc đâu, thôi từ bỏ đi con. Dù yêu nghề là vậy, tôi cũng đành phải bỏ ngang giấc mơ làm giáo viên để bắt đầu hướng đi mới.
Thứ hai, 26 tháng 3, mình vào báo Le Monde trên mạng săn tin khác sắp diễn ra ngày thứ ba hôm sau, thì lại nhận được tin này: “Tổng thống Macron sắp công bố…” và là công bố tại Paris vào hai ngày liền, thứ ba và thứ tư, 27 và 28 tháng 3 năm 2018, trước các quan chức cao cấp và những cỗ máy nghiên cứu, “cùng suy nghĩ vầ nền giáo dục Mầm Non cho Ngày mai”.
Báo mạng Le Monde ngày 23 tháng 3 năm 2018, hồi 21 giờ 55, đưa tin ngắn gọn mà gây đau lòng. Trung tá cảnh binh Arnaud Beltrame đã bị thương nặng hôm trước, ngày thứ sáu. Và sau khi ông chết, tổng cộng số thương vong trong cuộc khung bố bắt con tin tại siêu thị Trèbes ở vùng Aude nước Pháp đã “nặng thêm thành bốn người chết và 15 người bị thương”.
1. Một quốc gia hùng cường là biết bảo vệ công dân của mình một cách tương xứng. Một chính quyền yêu dân là chính quyền biết bảo vệ dân. Một thủ lĩnh giỏi thì biết bảo vệ thuộc cấp.
2. Hãy nhìn vào những vụ việc bảo vệ công dân trên thế giới, thì thấy được quốc gia nào mạnh, biết được chính quyền nào yêu dân, biết được thủ lĩnh nào giỏi.
Vào tháng 7 năm cuối đời Tự Đức [Tự Đức thứ 36, 1883], một phái đoàn Tướng hiệu tham mưu bản bộ Nhật Bản đến thăm Việt Nam. Phái đoàn không viếng kinh đô Huế, đến ngay thành Hà Nội tại miền bắc. Bấy giờ nước Việt Nam thực sự lâm vào hoàn cảnh tang gia bối rối, vua Tự Đức mất vào ngày 16 tháng 6 Quí Mùi [1883]; trong vòng 4 tháng, các quyền thần làm cuộc thay đổi lần lượt 3 vua (1). Tại miền Bắc, sau khi Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ [1882], Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử; Pháp nắm chủ quyền Hà Nội, triều đình Huế cử Nguyễn Hữu Độ làm Tổng đốc Hà Ninh, tìm cách liên lạc với Pháp. Bấy giờ Tướng hiệu Nhật đến thăm Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ, được viên Tổng đốc tặng bộ sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư; bèn đem về, rồi khắc in tại Nhật.