Thở Hồn Sử Việt

Nguyệt Quỳnh

20-7-2020

Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ – và cũng không có tương lai (Robert A Heinlein)

Là một học sinh từng say mê môn sử, tôi không thể tưởng tượng được, có một ngày môn học đó bị khai tử!

Lớp học là nơi lây bệnh truyền nhiễm rất cao trong thời đại dịch

LTS: Trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành ở Mỹ với tổng cộng hơn 3,5 triệu ca nhiễm, các ca nhiễm đang tăng mạnh ở 38 tiểu bang, nhưng tổng thống Trump yêu cầu các tiểu bang mở cửa trường học cho học sinh đi học trở lại và đe dọa sẽ cắt giảm ngân sách, nếu các trường không chịu mở cửa.

Nhớ Phạm Toàn

Mạc Văn Trang

11-7-2020

Thấm thoát thế mà đã một năm Phạm Toàn chu du vào thế giới vô hình (14/7/2019 – 14/7/2020)! Giỗ đầu Anh, không về thắp hương được, ngồi nhớ miên man…

Học sinh muốn uống sữa học đường phải có giấy chứng nhận nghèo

Đỗ Duy Ngọc

23-6-2020

Ngay từ hơn nửa thế kỷ trước, ở miền Nam, học sinh đến trường được uống sữa miễn phí là chuyện bình thường. Hồi đó, suy cho cùng xã hội cũng chưa giàu có và phong phú thực phẩm như bây giờ, nhưng chuyện cho trẻ con uống sữa không có sự phân biệt nào.

Vì sao nên đóng cửa trường Hà Nội – Amsterdam hoặc bán nó cho tư nhân…

Nguyễn Đức Thành

18-6-2020

Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.

Thư của cây Phượng gửi ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

6-6-2020

Thưa ông Phùng Xuân Nhạ, bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Tôi là Phượng (Phượng vỹ). Trước hết xin ông đừng mê mẩn đắm đuối khi nghe tên Phượng mà nhầm lẫn với em Phượng chân dài nào đó.

Đừng giáo dục con em của dân tộc mình bất kính với Trời

Nguyễn Văn Nghệ

3-6-2020

Trước ngày Miền Nam gọi là được “giải phóng”, tôi đã được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê Diên Khánh, Khánh Hòa và được hấp thụ bởi một nền giáo dục nhân bản từ gia đình cũng như ở trường học. Ông bà, cha mẹ tôi luôn giáo dục con cháu sống theo truyền thống đạo lý từ bao đời của dân tộc, đó là: Biết thờ Trời, biết kính Trời: “Lạy Trời mưa xuống/ Lấy nước tôi uống…”, chưởi Trời đất, gió mưa cũng là một cái tội.

Một câu nói vô liêm sỉ: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”

Nguyễn Văn Nghệ

27-5-2020

Vào ngày 13/5/2020 tại phiên tòa xử vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, bị cáo Diệp Thị Hồng Liên – Cựu Trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình đã biện luận cho hành vi của mình: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật” [1]. Câu nói này chúng ta có thể hiểu: Trong một tổ chức hay một tập thể toàn người xấu, mình là người tốt sẽ bị coi là người xấu.

Vụ cây đổ, đè chết học sinh

Dương Tiêu

26-5-2020

Có một cháu bé vừa qua đời. Cây phượng đổ không phải rủi ro lớn nhất đối với học sinh, ngay trong trường. Rủi ro lớn nhất với chúng là sự vô cảm của người lớn, những người luôn leo lẻo “vì tương lai con em chúng ta”.

Đếch cần làm thầy, làm luôn hiệu trưởng!

Bá Tân

24-5-2020

Giám đốc bệnh viện, đương nhiên phải là bác sĩ. Giám đốc nhà hát, người đứng đầu đoàn ca nhạc, phải là nghệ sĩ. Đó là quy định nghề nghiệp.

Chuyện cháu bé đến trường sớm: Việc nhà trường hay việc ủy ban?

Tâm Chánh

24-5-2020

Không phải cắc cớ mà thực tình tôi thắc mắc, thông báo của UBNDTP Hải Phòng về trường hợp cháu bé đi học sớm phải đứng chờ ngoài nắng, căn cứ trên qui phạm pháp luật nào về thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự xử lí công việc của uỷ ban?

Nghĩ về giáo dục

Nguyễn Tiến Tường

3-5-2020

Tôi nhớ rằng, tất cả chúng ta đây đều vượt qua những hằng đẳng thức, những phương trình hoá hữu cơ hoặc toán không gian bằng… tình thương của thầy cô giáo. Đương nhiên rằng, nó không phương hại ai.

Phán quyết giám đốc thẩm vụ học sinh phơi nắng

Chu Mộng Long

22-5-2020

Thông báo số 217/TB-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2020 – Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng được xem như Phán quyết giám đốc thẩm về vụ học sinh lớp 1 phơi nắng mà dư luận đang sục sôi.

Nhất định không chịu lớn?

Đoàn Bảo Châu

23-6-2020

Thế là mọi lỗi lầm được đổ cho một đứa bé 6 tuổi là cháu đã tự ý đi ra ngoài mặc dù được đội Sao Đỏ hướng dẫn vào lớp. Và mẹ của cháu đã nóng vội đưa lên FB, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà trường.

Viễn cảnh tồi tệ

Mai Quốc Ấn

22-5-2020

Ở Hải Phòng có cháu Mai Tuấn Thiên Thanh – lớp 1A trường Quang Trung đứng ở ngoài cổng trường vào thời điểm 13h 15 ngày 20/5/2020. Sau khi cả hệ thống chính trị vào cuộc xác minh thì cháu đứng đó không phải do yêu cầu của Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Sao đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng học sinh đã đi ra ngoài cổng trường đứng.

Hãy cẩn thận khi trao quyền cho học sinh

Đoàn Bảo Châu

21-5-2020

Hôm nay, một phụ huynh học sinh lớp 1A1 Trường tiểu học Quang Trung, phường Vạn Mỹ, Ngô Quyền, Hải Phòng, phản ánh việc con gái 6 tuổi bị đứng ngoài cổng trường trong thời tiết nắng nóng vì đi học sớm 15 phút, trước giờ học là 1:30 phút chiều. Cháu bé bị các bạn trực sao đỏ đuổi ra ngoài cổng trường.

Suy nghĩ từ một cảnh bạo lực học đường

Đỗ Duy Ngọc

21-5-2020

Những đứa trẻ này lớn lên sẽ thành người như thế nào? Đứa đánh bạn sẽ là quỷ dữ, suốt cuộc đời chỉ là kẻ tàn nhẫn, có thể thành chị Đại giang hồ, hay người vợ hung hăng, người hàng xóm hung dữ, luôn là kẻ gây hấn và giải quyết mọi việc bằng nắm đấm hay là người mẹ dạy con bằng những đòn thù?

“Xã hội hóa giáo dục”, dân hãi quá

Mạc Văn Trang

16-5-2020

Không biết trên trái đất này có nước nào dùng khái niệm “xã hội hoá giáo dục” như nhà nước Việt Nam không? Chắc không có!

Nền giáo dục của chúng ta đang thối nát và bốc mùi

Võ Xuân Sơn

15-5-2020

Những diễn biến xung quanh vụ nâng điểm ở Tây Bắc vừa qua cho thấy sự trơ trẽn và vô liêm sỉ của những người liên quan, và sự đồi bại của ngành giáo dục Việt nam thể hiện ở các địa phương ấy, trong một kì thi.

Ai cần đeo kính chống giọt bắn?

Huy Nguyễn

5-5-2020

Giai đoạn tôi ở Nhật cách đây hơn 10 năm thì thấy các nhân viên một số nhà hàng sang trọng, nhân viên chế biến thức ăn ở các quầy hàng đặt ở siêu thị có đeo kính chống giọt bắn. Đó là một loại kính plastic chỉ che phần miệng và mũi của người chế biến thức ăn để ngăn việc phun sương từ người chế biến thức ăn vào thức ăn.

Cần chấm dứt cách giáo dục có hại

Mạc Văn Trang

5-5-2020

Nhà trường hay bất kỳ cộng đồng, tập thể nào cũng cần có những quy định kỷ luật. Vấn đề là làm sao cho những quy định này văn minh, hợp lý và biến nó thành nhu cầu, thói quen của các thành viên một cách khoa học và nhân văn.

Tâm Lý Cực Đoan Trong Chính Kiến

Nghĩa Bùi

27-4-2020

Những người có khuynh hướng cực đoan trong chính kiến, dù hữu khuynh hay tả khuynh, đều có những đặc điểm giống nhau và rất khác người ôn hoà. Bài viết này tóm lược một nghiên cứu tâm lý học đăng trên Sage Journals tháng Giêng 2019. Hy vọng nó sẽ giúp ta hiểu thêm về hiện tượng tâm lý chính trị cực đoan để tránh bị khích động, đồng thời giúp ta tìm ra cách hoá giải.

Dân ta phải biết sử ta

Đinh Kim Phúc

20-4-2020

Bộ sách ‘Lịch sử Việt Nam’ của Viện sử học. Ảnh: internet

Hàng năm, cứ độ tháng 4 về, tôi hay đọc lại những tài liệu về chiến tranh Việt Nam, đọc để biết, đọc để hiểu và đọc để nâng cao lòng căm thù giặc.

Năm nay, nhân bị cách ly xã hội vì con Chinese virus, tôi chọn bộ lịch sử chính thống của Viện Sử học để nâng cao trình độ.

Sau khi đọc xong một số chương thì tôi đã bị tẩu hỏa nhập ma, không đọc được nữa.

Trong quyển 12, Chương 2 dưới mục “Miền Nam dưới sự thống trị của Mỹ” đã cho thấy nhận định này manh tính “tuyên huấn” chứ không phải là khoa học. Mỹ chưa bao giờ “thống trị” miền Nam. Trước khi đưa quân vào miền Nam (1965), bên cạnh Đại Sứ quán, Mỹ chỉ có Phái bộ quân sự (MAAG) để hỗ trợ chính quyền Sài Gòn huấn luyện quân đội và đáp ứng nhu cầu viện trợ quân cụ. Chưa bao giờ Mỹ có một cơ quan chính thức dạng “Phủ Toàn quyền” ở miền Nam cả.

Được gì trong cái gọi là học trực tuyến?

Chu Mộng Long

14-4-2020

Từ tháng trước, tôi có vào trang “học trực tuyến” do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và hướng dẫn cho giáo viên thực hiện để đối phó với mùa dịch, tôi nói ngay: Tổ chức học như thế thì được gì?

Bộ trưởng Bộ giáo dục có biết?

Ngô Huy Cương

13-4-2020

Mọi người mỉa mai nhau: “Đã đủ ngu để viết bài báo quốc tế chưa?”

Tôi giật mình tự hỏi tại sao lại có kiểu nói bạo miệng đến thế. Lân la trò chuyện tôi mới biết: Hiện nay có một phong trào ngầm đăng các bài báo quốc tế chuẩn về hình thức nhưng cực tệ về nội dung, có nghĩa là tạp chí hay kỷ yếu mà họ đăng bài có tên trong hệ thống Scopus nhưng thực ra nội dung của nó thua xa một số tạp chí chuyên ngành của Việt Nam. Đó là những tạp chí “bán bài” hay “bán chỗ trong tạp chí”.

Chúng tôi vừa điều tra ra một tạp chí có tên trong hệ thống Scorpus đăng tới khoảng 100 (một trăm) bài viết của các tay viết Việt Nam từ năm 2018 tới nay. Tạp chí “e3s Web of Conferences” có địa chỉ ở Pháp nhưng không gắn với bất kỳ trường đại học hay tổ chức nghiên cứu hay nhà xuất bản có uy tín nào, và đặc biệt là đã bị bán cho người Trung Quốc.

Kể từ khi tạp chí này bị bán cho Trung Quốc vào năm 2018, mỗi năm đăng tới khoảng vài nghìn bài. Riêng năm 2019, tạp chí này cho ra đời khoảng gần 100 số tạp chí. Những người đăng bài trong tạp chí này chủ yếu là người Nga, người Tầu và người Việt. Tạp chí này chuyên đăng lại các kỷ yếu hội thảo do bất kỳ ai tổ chức với ba điều kiện: (1) đăng ký với tạp chí; (2) nộp tiền theo thỏa thuận giữa người tổ chức hội thảo và tạp chí; và (3) gửi kèm theo một bản cam kết của ban tổ chức hội thảo là đã tự bình duyệt (peer review) các bài viết. Tạp chí không đứng ra phản biện, xem xét hay bình duyệt bài viết.

Mặc dù tạp chí tuyên bố là tạp chí chuyên về môi trường, năng lượng và khoa học trái đất nhưng đăng hổ lốn đủ các loại chuyên môn, kể cả các bài viết về khoa học xã hội và nhân văn không lẫn vào đâu được, thậm chí tên hội thảo một đằng nhưng đăng bài một nẻo khác. Tôi xin lấy một ví dụ: Trong Volume 157 (2020) của tạp chí này, đăng các bài trong một hội thảo của Nga có chủ đề tạm dịch tiếng Việt là “Các xu hướng chủ yếu trong đổi mới vận tải” (nguyên văn tiếng Anh là “Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019)”.

Thế nhưng trong đó có ba bài viết của bốn tác giả Việt Nam về khoa học xã hội không liên quan như sau: (1) Bài thứ nhất của Phạm Văn Đức (Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 05 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Vấn đề sinh kế của nhân dân trong chính sách xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development”).

Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội lại còn “kiêm nhiệm” Giám đốc Học viện khoa học xã hội (tôi không hiểu), hay không? (2) Bài thứ hai của Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 09 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Tư pháp môi trường và việc thi hành tư pháp môi trường ở Việt Nam hiện nay” (nguyên văn tiếng Anh là “Environmental justice and implementation of environmental justice in Vietnam today”). Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là ứng viên GS hay PGS triết học hay không? (3)

Bài thứ ba của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai (Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội) dài 12 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch tiếng Việt là “Ảnh hưởng của mua bán động vật hoang dã và phát triển bền vững ở Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “Impacts of wildlife trade and sustainable development in Vietnam”). Tôi rất phân vân không biết hai tác giả này có phải là NCS của Học viện khoa học xã hội hay không? Mỗi người tham dự hội thảo này phải nộp cho ban tổ chức 300 euro. Và hội thảo này có tới cả trăm bài viết.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục có biết tình hình như vậy không và có đối sách gì? Bộ trưởng nghĩ gì về tiêu chuẩn của nước ta đối với GS, PGS và NCS quá cao so với thế giới mà bản thân Bộ trưởng cũng không làm nổi dù đã là giáo sư, để dẫn đến tình trạng này? Bộ trưởng có cách gì để kiểm soát hết các tạp chí chuyên môn trong hệ thống ISI và Scorpus? Bộ trưởng có biết đến các tạp chí chuyên môn luật học có truyền thống và uy tín trên thế giới mà không đếm xỉa gì đến các hệ thống trên không? Bộ trưởng đã có đánh giá công khai nào đối với các tạp chí chuyên môn ở trong nước? Và Bộ trưởng làm thế nào để bảo đảm công bằng cho những ứng viên GS, PGS và NCS?

Tôi xin gửi kèm theo đây một số đường dẫn để minh chứng:

Đường dẫn tới tạp chí.

Đường dẫn tới bài của Phạm Văn Đức.

e3s-conferences.org/articles/e3sconf/pdf/2020/17/e3sconf_ktti2020_03019.pdf?

Đường dẫn tới bài của Nguyễn Thị Lan Hương.

Đường dẫn tới bài của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai.

Đường dẫn tới chương trình hội thảo.

Đường dẫn tới trang thông tin chính thức của Viện Hàn lâm khoa học xã hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên lập thêm “Vụ Nhảy lầu”

Bá Tân

7-4-2020

Nếu ví Bộ Giáo dục và Đào tạo như là cái cây, thì cái cây ấy sống được nhờ dựa vào hàng chục bộ rễ – số đơn vị cấp vụ nằm trong sân bộ này.

Một việc nên làm

LTS: Ý kiến của GS Nguyễn Đình Cống dưới đây về việc phát hành và phổ biến sách, rất quan trọng. Bên cạnh việc phát hành sách cho các thư viện như ý kiến của tác giả, các nhà sách ở VN cũng cần phát hành và phổ biến trên mạng, để nhiều người có thể đọc và tra cứu từ xa.

Bỏ kỳ thi THPT toàn quốc – Giải pháp tốt nhất cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Nguyễn Ngọc Chu

30-3-2020

I. CỦA CAESAR HÃY TRẢ LẠI CHO CAESAR

1. Tôn Tẫn (382 TCN – 316 TCN), Bàng Quyên (385 TCN – 341 TCN), Tô Tần (? – 284 TCN), Trương Nghi (373 TCN – 310 TCN) cùng đều lên núi theo học Quỷ Cốc Tử. Sau thời gian theo học, tùy theo lực học của học trò mà Quỷ Cốc Tử cho xuống núi lập nghiệp. Tuy tất cả cùng là học trò của Quỷ Cố Tử, cùng rất thành danh ở hàng tướng quốc, nhưng Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi mỗi người học được từ Quỷ Cốc Tử những kiến thức rất khác nhau.

Chống độc quyền sách giáo khoa hay chặt đầu rồng Hydra?

Nguyễn Tiến Tường

28-3-3030

Sách giáo khoa lớp 1 tăng gấp 4 lần sách cũ thật sự là một cú “úp sọt” người dân trong bối cảnh đại nạn Covid-19. Tất nhiên, sẽ như mọi lần, phụ huynh và học sinh không có cơ hội mặc cả với kiểu ấn hành hệ thống.

Học sinh ở trường có đeo khẩu trang hay không?

Vũ thành Tự Anh

5-3-2020

Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM hôm qua ban hành công văn khẩn để khảo sát “theo ý kiến của cha mẹ học sinh, trẻ em/học sinh có đeo khẩu trang trong trường khi đi học trở lại hay không?”.