Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 29-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Nhà báo Đặng Sơn Duân có bài tổng hợp một số diễn biến căng thẳng ở Biển Đông: Hoàn Cầu thời báo phát hoảng vì MQ-9, diễn biến đáng lo ngại ở Trường Sa. Dòng tweet của TBT Hoàn Cầu thời báo Hồ Tích Tiến lo sợ kịch bản người Mỹ dùng MQ-9 Reaper tấn công: “Dựa trên thông tin tôi biết được, chính quyền Trump có thể mạo hiểm tấn công các đảo của Trung Quốc ở Biển Đông bằng máy bay không người lái MQ-9 Reaper để hỗ trợ chiến dịch tái tranh cử của ông. Nếu điều đó xảy ra, PLA chắc chắn sẽ chống trả quyết liệt và khiến những kẻ khơi mào cuộc chiến phải trả giá đắt”.

Lũ lụt miền Trung: Nghị định của Chính phủ không cho phép cá nhân tham gia cứu trợ!

BTV Tiếng Dân

Câu chuyện phổ biến trên mạng xã hội mấy ngày qua là vụ nữ ca sĩ Thủy Tiên đã quyên góp được hơn 100 tỉ và hứa sẽ tiếp tục cứu trợ người dân ở các vùng lũ, trong tình hình cô bị các quan chức lên tiếng nhắc nhở về Nghị định 64/2008.

Bản tin ngày 14-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VTC bàn về chiến lược của Mỹ ở Biển Đông: Biden sẽ có cách tiếp cận rất khác Trump. TS Lê Hồng Hiệp phân tích, các nhân sự mà ông Biden chọn để bổ nhiệm vào Lầu Năm Góc thời gian tới có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ở Biển Đông, một trong các ứng viên tiềm năng cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là Michele Flournoy, từng là Thứ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Obama, là người ủng hộ chính sách cứng rắn với TQ.

Bản tin ngày 12-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Diễn biến căng thẳng mới ở Biển Đông: Trung Quốc nhắc lại không thừa nhận phán quyết của Tòa La Haye, RFI đưa tin. Đại sứ TQ tại Philippines Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) nói rằng, tranh chấp lãnh hải giữa 2 nước phải được giải quyết thông qua đối thoại:

Bản tin ngày 12-1-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Biển Đông giữa chiến lược hải quân ‘3 trong 1’ của Mỹ. TS Satoru Nagao, thuộc Viện Nghiên cứu Hudson, bình luận: “Vì Trung Quốc đang sử dụng hải cảnh và các tàu khảo sát ‘núp bóng’ nghiên cứu để phục vụ tham vọng bành trướng, nên việc Mỹ phối hợp hải quân với tuần duyên là rất quan trọng. Trung Quốc cũng đã tích hợp khi việc cải tổ gần đây đã thống nhất hoạt động của hải quân và hải cảnh nước này”.

Bản tin ngày 25-2-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Cho đến thời điểm này, đã có bốn tàu hải cảnh TQ xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của VN và Philippines trên Biển Đông. Thứ nhất là tàu CCG 5304, sau khi vượt qua một hải trình “dài và phức tạp”, tàu này đã đến khu vực bãi Tư Chính và thường xuyên quấy phá các lô khai thác dầu khí của VN.

Bản tin ngày 2-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFI có bài về tình hình căng thẳng ở Biển Đông: Thế khó xử của Philippines trước Trung Quốc tại Đá Ba Đầu. Dù Philippines liên tục kêu gọi TQ rút “ngay lập tức” hàng trăm tàu của họ đang án ngữ ở khu vực Đá Ba Đầu, trong cuộc họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TQ Hoa Xuân Oánh vẫn khẳng định, các tàu TQ chỉ tập trung ở đó “để tránh gió bão”, đồng thời tuyên bố Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của TQ.

Tin Biển Đông ngày 26-4-2021

BTV Tiếng Dân

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng 24/4, tàu hải cảnh TQ CCG 5304 đã thực hiện lần xâm nhập thứ 22 vào khu vực lô khai thác dầu khí 05.03 và các lô kế cận của VN. Còn tại cụm đảo Sinh Tồn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, hai tàu cảnh sát biển (CSB) 8001 và 8002 của VN vẫn duy trì sự hiện diện ở đây. 

Bản tin ngày 24-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VnExpress có bài: Ý đồ của Trung Quốc khi điều 300 tàu ở Biển Đông. Nguồn tin từ lực lượng tuần tra thuộc nhóm chuyên trách Biển Đông của Philippines cho biết, tính đến ngày 9/5, đã có 287 tàu “dân quân biển” TQ phân tán tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa, các cụm tàu lớn xuất hiện tại các đảo nhân tạo do TQ bồi đắp phi pháp ở khu vực này. Hai tháng trước, chỉ có khoảng 200 tàu.

Bà Nguyễn Phương Hằng đối đầu với VOV

BTV Tiếng Dân

15-6-2021

“Cuộc chiến” giữa bà Nguyễn Phương Hằng, vợ của ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch Đại Nam, với Đài tiếng nói VN – VOV, ngày càng gay cấn. Mọi chuyện bắt đầu từ khi VOV cho đăng bài: Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm; cùng với bài báo: Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng, vào sáng và trưa ngày 12/6. Hai bài báo cùng có nội dung phê phán các buổi live stream của bà Phương Hằng, giống như “chiến thư” nhắm đến bà này.

Bản tin ngày 20/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài viết trên BBC: Về ‘mệnh lệnh’ tranh cãi trận Gạc Ma 29 năm trước. Bài nêu quan điểm của Đại tá Phạm Hữu Thắng, nhà nghiên cứu từ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, về 64 người lính hy sinh trong trận Gạc Ma, khác với quan điểm của Tướng Lê Mã Lương, Đại tá Bùi Văn Bồng và quan điểm của nhiều người khác.

Ông Phạm Hữu Thắng nói rằng: “Thế nói là có ‘lệnh cấm bắn trả’, thì cũng không phải, mà thực ra là trong các hoạt động Việt Nam đảm bảo chủ quyền, thì không dùng các vũ khí lớn, không dùng tàu chiến, không dùng các hoạt động quân sự rầm rộ để bảo vệ quần đảo của mình, mà chủ yếu đưa các chiến sỹ ra để xây dựng các chốt để bảo vệ đảo“.

Bản tin ngày 21/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: 6 ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa đã cập cảng an toàn. Ông Huỳnh Văn Khanh, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá QNg 95001 TS, cho biết, trong lúc tàu của ông và tàu tàu cá QNg 90495 TS do ông Huỳnh Văn Tuấn làm thuyền trưởng, đang neo đậu tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 18/8, thì bị 2 tàu Trung Quốc mang số hiệu 4610256105 (hay 46105 như báo Thanh Niên đưa tin ngày 19/8) áp sát, khống chế.

Con tàu QNg 90495 TS của thuyền trưởng Tuấn đã bị hải tặc Trung Quốc cướp 7 tấn hải sản, 2 máy định vị, máy dò cá và lương thực thực phẩm dự trữ. Riêng tàu QNg 95001TS của thuyền trưởng Khanh thì bị bọn Trung Quốc “sử dụng hung khí tấn công ngư dân, lấy hải sản, đập phá khiến tàu cá và ngư lưới cụ bị chìm“.

Bản tin ngày 22/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: TQ đổi chiến thuật ở Biển Đông: ‘Tứ Sa’ thay cho ‘Đường 9 đoạn’. Tứ Sa là bốn quần đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa (Dongsha), Tây Sa (Xisha), Nam Sa (Nansha), và Trung Sa (Zhongsha), đã được ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp Định và Pháp luật Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố trong các buổi họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ ở thành phố Boston hôm 28 và 29/8 rằng, “Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với ‘Tứ Sa’ thông qua một số tuyên bố pháp lý“.

VOA cho biết: “Hoa Kỳ không thừa nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các quần đảo vừa nêu, và nhấn mạnh vùng biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá ước lượng khoảng 3,37 nghìn tỷ đôla hàng năm, là biển quốc tế“.

Bản tin ngày 26/10/2017

Tin trong nước

RFA có bài: Hoàng Sa nay thành điểm du lịch của dân Trung Quốc. Bí thư thành phố Tam Sa cho biết, “kể từ đầu năm 2017 đến nay có 59 đoàn du khách Hoa Lục ra tham quan quần đảo Hoàng Sa”. Theo các nhà quan sát, “chính sách đưa du khách người Hoa Lục đến thăm những đảo do Trung Quốc quản lý tại Biển Đông nằm trong chiến lược dài hạn của Bắc Kinh trong việc độc chiếm Biển Đông”.

RFI có bài về tình hình Biển Đông: Singapore lên làm chủ tịch ASEAN: Cơ may cho Biển Đông? Theo hai chuyên gia Singapore, Henrick Z Tsjeng và Collin Koh, thuộc trường quan hệ quốc tế S Rajaratnam School of International Studies, “việc đạt được Thỏa Thuận về Bộ Khung Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông là một tiến bộ đáng ghi nhận, và với việc ghế chủ tịch ASEAN sắp chuyển từ Philippines sang Singapore, có thể chờ đợi những bước tiến cụ thể hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Lý do nằm ở hai điểm: Singapore nổi tiếng là một nước làm nhiều hơn là nói, đồng thời lại có vị trí trung lập, không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 17-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Đại sự ký Biển Đông có bài dịch từ AMTI: Trung Quốc với Một Năm Thầm Lặng Tích Cực Xây Dựng Căn Cứ ở Biển Đông. Bài viết cho biết, năm 2017 là năm mà cuộc tranh chấp lãnh hải Biển Đông diễn tiến tương đối “chậm chạp”, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo, củng cố các căn cứ tiền phương ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

AMTI cũng đã thống kê tất cả những công trình Trung Quốc đã hoàn thành trên đảo nhân tạo tại đá Chữ Thập, Subi, và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, và đá Bắc, đá Cây và đá Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa”, một khu vực rộng khoảng 72 mẫu Anh.

Bản tin sáng 10-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang VOA đưa tin: Mỹ đả kích TQ về các hành động quân sự hóa Biển Đông. Ông Brian Hook, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, nói rằng, Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Hook nhấn mạnh: Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu”.

Bản tin sáng 26-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Đại Kỷ Nguyên đưa tin: Mỹ thách thức 6 yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Báo cáo của Hải quân Hoa Kỳ công bố, trong năm 2017, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thách thức 6 yêu sách biển của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh rằng “các tàu nước ngoài phải xin phép Trung Quốc trước khi ‘có chuyến qua đường vô tội’ gần quần đảo Hoàng Sa“.

Bản tin sáng 11-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Mỹ tính rút thủy quân lục chiến từ Trung Đông về “chốt” tại Đông Á là tựa đề bài viết của báo Giáo Dục Việt Nam. Theo tin từ báo Wall Street Journal, Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét điều chuyển các đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh đến khu vực Đông Á, trong tình hình Trung Quốc ngày càng gia tăng áp lực ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương.

Bản tin tối 14-3-2018

Tin Việt Nam

Tưởng niệm 30 năm sự kiện Gạc Ma

Đại tá Nguyễn Huy Viện viết: Giỗ Gạc Ma nhìn lại quá trình Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa, một phần Trường Sa. Bài viết thừa nhận, giai đoạn 1956-1974, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Đến Hải chiến Hoàng Sa 1974, “trong tình thế quá chênh lệch lực lượng, toàn bộ các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép”.

Ngày 14/3/1988, Trung quốc “huy động một lực lượng hải quân hùng hậu, gồm nhiều tàu khu trục trang bị tên lửa và pháo 100 mm” đến tấn công các tàu hải quân và lực lượng công binh Việt Nam ở đảo Gạc Ma. “Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp các bãi đá: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Su Bi từ đó đến nay”.

Bản tin tối 2-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: 12 oanh tạc cơ Trung Quốc bay diễn tập trên Biển Đông. Không quân Trung Quốc xác nhận với Hoàn Cầu Thời báo: “Một phi đội 12 chiếc oanh tạc cơ chiến lược H-6K của nước này đã xuất phát từ vùng Thiểm Tây đến một địa điểm không được tiết lộ trên Biển Đông để huấn luyện và diễn tập chiến đấu tầm xa”.

Bản tin sáng 21-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: TQ nói ứng xử ‘chuyên nghiệp’ khi chạm mặt tàu Úc trên Biển Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ lời tố cáo từ chính quyền Úc, cho rằng Bắc Kinh đã thách thức các chiến hạm Úc. Phía Trung Quốc nói rằng, tàu Trung Quốc đã hành động một cách “chuyên nghiệp và hợp pháp” khi “chạm mặt” với tàu chiến Úc trên Biển Đông trong tuần này.

Bản tin Biển Đông ngày 27/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Theo Sputniknews được TTXVN dẫn lại, ngày 21 tháng 8 Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) cho biết, MSDF sẽ tổ chức tập trận hải quân chung với lực lượng hải quân của các quốc gia châu Á khác trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Bản tin Biển Đông ngày 18-9-2018

BTV Tiếng Dân

Cập nhật phiên họp Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung lần thứ 11

Như tin đã đưa, sáng ngày 16/9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 11, Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam – Trung Quốc. Bản tin Biển Đông ngày 17/9/2018 đã tổng hợp diễn biến phiên họp, phát ngôn của hai bên từ các báo cáo của truyền thông trong nước và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn tin từ Tân Hoa xã. Trong báo cáo của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn lại bản tin của Tân Hoa xã được dịch sang tiếng Việt, không có thông tin hợp tác thăm dò dầu khí chung.

Bản tin ngày 10-10-2018

Tin nhân quyền

Vụ năm nhà hoạt động thuộc nhóm “Liên Minh Dân Tộc VN” bị xử 57 năm tù hôm 5/10, website Đại sứ quán Mỹ hôm qua đưa tin: Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về việc Việt Nam kết án năm nhà hoạt động. Tuyên bố có đoạn: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước việc Việt Nam kết án năm nhà hoạt động Việt Nam, trong đó có ông Lưu Văn Vịnh và ông Nguyễn Văn Đức Độ, với án tù từ 8 đến 15 năm với cáo buộc mơ hồ ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Bản tin ngày 16-11-2018

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong đưa tin: Hai tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Đông. Reuters dẫn tin từ Hạm đội 7, tàu sân bay USS Ronald Reagan, thường đồn trú ở Nhật Bản và tàu USS John C Stennis, được triển khai từ khu vực bờ tây nước Mỹ, “đang thực hiện các bài tập đối không, đối hải và chống ngầm”.

Bản tin ngày 24-12-2018

Tin Biển Đông

National Interest lo ngại Thế chiến III có thể bắt đầu ở Biển Đông, theo báo Giao Thông. GS Robert Farley từ Trường đại học quân sự của quân đội Mỹ, cho rằng: Trong năm 2019, những khu vực “nóng” nhất trên thế giới, “nơi có thể xảy ra WWIII vẫn là Biển Đông, Ukraine, Vịnh Ba Tư và Bán đảo Triều Tiên”. Trong đó, Biển Đông là “nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai quốc gia đang có cuộc chiến thương mại với nhau”.

Bản tin ngày 30-1-2019

Tin Biển Đông

Hải quân Mỹ, Trung thảo luận giảm nguy cơ sai lầm trên Biển Đông, VOA đưa tin. Phát biểu tại Viện Brookings ở Washington ngày 28/1/2019, Đô đốc John Richardson của Hải quân Hoa Kỳ cho biết, hải quân Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành “đối thoại liên tục” để trao đổi thông tin nhằm “giảm nguy cơ xảy ra các lầm quân sự ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 22-3-2019

Tin Biển Đông

Cục Lãnh sự trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, ép tàu VN va vào đá ngầm, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Trong thông cáo ngày 21/3/2019, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cho biết, ngày 20/3, cơ quan này đã “có buổi làm việc với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối việc tàu hải cảnh nước này dùng vòi rồng xua đuổi, khiến tàu cá Việt Nam va vào đá ngầm”.

Bản tin ngày 29-4-2019

Tin Biển Đông

Báo Người Việt đưa tin: Trung Quốc phàn nàn chiến hạm Pháp đi qua eo biển Đài Loan. Bắc Kinh vừa chính thức lên tiếng với Pháp sau khi một chiến hạm của nước này di chuyển qua eo biển Đài Loan. Bên cạnh đó, khi họp với ông Philip Hammond, bộ trưởng Bộ Tài Chính của Anh, Phó Thủ Tướng TQ Hồ Xuân Hoa cho rằng hoạt động của Anh ở Biển Đông làm cho quan hệ song phương xấu đi.

Bản tin ngày 6-6-2019

Tin Biển Đông

Quảng Nam coi lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị, RFA đưa tin. Vụ Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá từ 12 giờ ngày 1/5/2019 đến 12 giờ ngày 16/8/2019 trênở Biển Đông, Ông Ngô Tấn, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam khẳng định, thông báo ngừng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là không giá trị.