Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 2-11-2018

Tin Biển Đông

Tư lệnh Mỹ dự báo tiếp tục chạm trán tàu Trung Quốc trên Biển Đông, theo Zing. Ông Richardson nhận định: “Chúng ta nhìn thấy rõ Trung Quốc đang mở rộng hoạt động một cách chiến lược. Không có gì bất ngờ trước sự gia tăng các hoạt động hàng hải trong khu vực, đặc biệt là những hoạt động của hải quân Trung Quốc”.

Bản tin ngày 10-12-2018

Tin Biển Đông

Nhiều nhà quan sát dự báo, căng thẳng Mỹ-Trung có thể biến thành đối đầu trong năm 2019, theo báo Dân Trí. Chuyên gia Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phục Đán nhận định: “Có khả năng Mỹ sẽ sử dụng các chính sách liên quan tới Đài Loan để đối đầu Trung Quốc mà Washington chưa từng sử dụng kể từ khi quan hệ Mỹ-Trung được thiết lập”.

Bản tin ngày 16-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài phỏng vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: DOC chưa ngăn được việc làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Ngoại trưởng cho biết: Năm 2018, “tình hình vẫn diễn biến phức tạp do sự thay đổi nguyên trạng Biển Đông, do kết quả của việc mở rộng các đảo đá, quân sự hóa các đảo đá trong khu vực, làm cho các nước hết sức lo ngại” trước khả năng Biển Đông trở thành một trong các khu vực dễ xảy ra kịch bản đối đầu quân sự.

Bản tin ngày 8-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động có bài: Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm mới đóng, trả nợ chưa xong. Ngư dân Nguyễn Minh Hùng, chủ tàu QNg 90819TS cho biết, “tàu xuất bến ra Hoàng Sa hành nghề lặn mới được 4 ngày thì bị tàu Trung Quốc tông chìm”. Người thân của ông Hùng kể: “Trong những năm trước, tàu của ông Hùng đã nhiều lần bị tàu Trung Quốc xua đuổi, bắt bớ. Anh Hùng đóng mới lại tàu năm 2016, giờ tiền trả nợ còn chưa xong đã bị tàu Trung Quốc tông chìm”.

Bản tin ngày 15-4-2019

Tin Biển Đông

Dịch giả Phạm Nguyên Trường có bài dịch: Trung Quốc có thể triển khai các công trình trên biển làm nhiệm vụ theo dõi trên Biển Đông, từ bài viết gốc trên the Diplomat. Bộ Quốc phòng Trung Quốc “ra mắt các giàn (nhà ở) có trọng lượng không lớn, làm nhiệm vụ theo dõi từ xa trên biển, gợi ý rằng chúng có thể được triển khai cho hoạt động quân sự ở Biển Đông, nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ các công trình xây dựng trên các hòn đảo”.

Bản tin ngày 23-5-2019

Tin Biển Đông

Infonet có bài: Cuộc đấu trí và nguy cơ leo thang quân sự giữa Mỹ – Trung ở Biển Đông. Bài viết nói về dự đoán của một số chuyên gia, cho rằng, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường triển khai biện pháp đáp trả nhằm chứng minh quốc gia này không chịu nhân nhượng trong vấn đề “chủ quyền”. Tuy nhiên, Bắc Kinh và Washington vẫn sẽ duy trì các kênh liên lạc mở, nhằm tránh căng thẳng leo thang.

Từ đầu năm tới nay, Mỹ đã 4 lần tiến hành tuần tra ở Biển Đông, trong đó một lần ở quần đảo Trường Sa và ba lần ở quần đảo Hoàng Sa. Sau cuộc tuần tra của hải quân Mỹ hôm 19/5, Trung Quốc ra tuyên bố đáp trả, cho rằng, hành động của Mỹ gây nguy hiểm cho cả tàu thuyền và binh sĩ hai nước, cũng như ảnh hưởng tới “chủ quyền và an ninh Trung Quốc”.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Đội tàu tàn phá của Trung Quốc đã tràn xuống Biển Đông. Sau hơn 2 năm vắng bóng, tàu Trung Quốc chuyên săn sò tai tượng quý hiếm đã xuất hiện ở bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 6 tháng qua. Giai đoạn 2012 – 2015, hoạt động khai thác sò tai tượng của các tàu Trung Quốc đã phá hủy nặng nề ít nhất 28 rạn san hô trong khu vực.

Mời đọc thêm: AMTI: ‘Đội tàu phá hoại nhất của Trung Quốc trở lại Biển Đông’ (VOA). – CSIS: Tàu đánh bắt Trung Quốc phá hủy san hô ở Biển Đông (ANTĐ). – Moskva và Hà Nội chủ trương hòa bình và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông (Sputnik). – Biển Đông: Cách ngăn chặn âm mưu dùng chiến thuật “sự đã rồi“ (Viet Times). – Đọc ‘Trường Sa Hành’ của Tô Thùy Yên khi biển không yên! (NV).

Vụ Nhật Cường và lợi ích nhóm

Báo Dân Trí dẫn lời Bộ trưởng Công an: Bùi Quang Huy bỏ trốn không ảnh hưởng đến vụ án Nhật Cường mobile. Khi được hỏi: “Ông chủ Nhật Cường mobile bỏ trốn có ảnh hưởng đến quá trình điều tra làm rõ vụ án buôn lậu tại Nhật Cường mobile hay không?”, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, chuyện Bùi Quang Huy bỏ trốn không ảnh hưởng gì đến tiến trình điều tra vụ án.

Infonet dẫn lời ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh đặt câu hỏi vụ Nhật Cường: Cần nói cho dân biết có lợi ích nhóm, ai đó dằn mặt hay không? Bà Khánh cho rằng, cần làm rõ các vấn đề: “Doanh nghiệp Nhật Cường sai phạm gì? Cần nói cho dân biết đằng sau Nhật Cường có lợi ích nhóm hay không? Có phải đụng chạm đến ai đó nên dằn mặt nhau hay không?”

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nói về Nhật Cường. Ảnh: VnEconomy

Trong lúc phát biểu, bà Khánh thừa nhận ngay cả ĐBQH như bà còn không nắm rõ thông tin thì người dân làm sao nắm được. Cho nên, những người muốn biết rõ hiện tình đất nước thì từ lâu chỉ theo dõi các trang tin “lề dân”, tuy cung cấp “tin hành lang” nhưng nhiều lúc nhanh và chính xác hơn bộ máy tuyên truyền của chế độ.

Mời đọc thêm: Bộ trưởng Bộ Công an nói gì về việc ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn?ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh: ‘Đằng sau vụ việc của Nhật Cường có lợi ích nhóm hay không?’ (VNF). – ‘Vụ Nhật Cường ở Hà Nội có lợi ích nhóm hay đụng đến sân sau không?’ (TT). – Cần nói cho dân biết đằng sau Nhật Cường có lợi ích nhóm hay không (TN). – Đại biểu QH đề nghị làm rõ vụ Nhật Cường ảnh hưởng đến dịch vụ công thế nào (LĐ).

Bộ trưởng Bộ Công an nói gì về việc ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn? (VNF). – UBND thành phố Hà Nội lên tiếng về vụ việc Công ty Nhật Cường (TN&MT). – Hà Nội rà soát dịch vụ công liên quan Nhật Cường (TN). – Cử tri ‘lo lắng’ về diễn biến vụ Nhật Cường (BBC). – UBND TP. Hà Nội “lộ” nhiều sai sót trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (ĐT).

Sai phạm ở thủy điện Sơn La

Cựu Phó giám đốc Sở ở Sơn La cùng hàng loạt quan chức hầu tòa, Zing đưa tin. Ngày 21/5, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Sơn La Trương Tuấn Dũng cùng các đồng phạm đã hầu tòa trong vụ ban hành văn bản sai quy định về dự án thủy điện Sơn La dẫn đến bồi thường sai hơn 1,2 tỉ.

Theo cáo buộc, dự án nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công năm 2005, khánh thành 7 năm sau đó. Năm 2014, UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo huyện Mường La thống kê lại diện tích đất của các hộ đã di dời để đề xuất phương án bồi thường thêm. Ông Dũng và các đồng phạm đã làm trái chỉ đạo của tỉnh và của Bộ TN&MT.

Diễn biến phiên tòa xét xử vụ 17 cán bộ Sơn La: Xét hỏi thêm nhiều bị cáo, theo VOV. Ngày 22/5, TAND tỉnh Sơn La tiếp tục xét xử sơ thẩm 17 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Mường La, Sở TN&MT tỉnh Sơn La về sai phạm trong đền bù hỗ trợ tái định cư dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La.

Khi LS hỏi bị cáo Trương Tuấn Dũng về quá trình ban hành kế hoạch 41, có báo cáo của các lãnh đạo liên quan không? Bị cáo Dũng trả lời, lãnh đạo huyện Mường La gồm Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện đều biết. Việc bị cáo ký ban hành kế hoạch 41 là thực hiện chỉ đạo của cấp trên.

Vụ xét xử đại án thủy điện Sơn La: Hé lộ chiêu trò móc nối để lấy tiền đền bù, theo báo Người Đưa Tin. Bài viết bàn về thủ đoạn của ông Đèo Văn Ban, cựu phó Bí thư chi bộ huyện Mường La. Khi dự án Nhà máy thủy điện Sơn La được triển khai, khu vực đất cũ của gia đình ông này không còn hiện trạng, nên Ban khiếu kiện yêu cầu bồi thường diện tích đất ngoài Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vì không có tài liệu căn cứ nào để chứng minh, nên hộ gia đình ông Ban không được xem xét bồi thường. Nắm được thông tin Ban di dân huyện Mường La và các đơn vị tư vấn đo đạc không tiến hành đo đạc tại thực địa, mà xác định diện tích đất của bản rồi giao cho các hộ tự thống nhất, chia đất, ông Ban đã tận dụng triệt để điểm yếu này.

Xử vụ án thủy điện Sơn La: LS đề nghị tòa triệu tập nguyên Chủ tịch tỉnh, theo báo Dân Việt. Tại phiên tòa sáng 21/5, một số luật sư đề nghị tòa triệu tập thêm các ông: Cầm Ngọc Minh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; Nguyễn Thành Công, cựu Chủ tịch UBND huyện Mường La; Nguyễn Thái Hưng, cựu GĐ Sở TN&MT tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, đến phiên xử ngày 22/5, các ông này vẫn không xuất hiện.

Mời đọc thêm: 17 bị cáo hầu tòa vụ đại án thủy điện Sơn La (MTG). – Xét xử nhiều cựu cán bộ liên quan đến sai phạm trong đền bù dự án thủy điện Sơn La (Tin Tức). – Xét xử đại án Thủy điện Sơn La: Hàng loạt cựu quan chức phải hầu tòa (NĐT). – Sai phạm đền bù dự án thủy điện Sơn La: Đề nghị triệu tập ông Cầm Ngọc Minh (VOV). – Đề nghị triệu tập nguyên Chủ tịch Sơn La tới phiên xử vụ bồi thường ‘thừa’ (TP).

Các vụ ăn đất

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Công ty có nhiều ‘đất vàng’ ở Đà Nẵng thiếu hợp tác với KTNN. Kiểm toán Nhà nước chỉ ra, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng được UBND TP giao đất từ năm 2010 để thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư cao tầng nhưng công ty không sử dụng đúng mục đích theo chủ trương của UBND TP.

Lô đất tại 13 Nguyễn Chí Thanh đã bị công ty này mang đi góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập pháp nhân mới mà không triển khai dự án. Còn lô đất tại 59 Lê Duẩn thì đã chuyển nhượng cho tổ chức bên ngoài và hiện đang xây dựng khách sạn.

Cơ quan chức năng chính thức thanh tra ‘đất vàng’ của vợ cựu bí thư Quảng Nam, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Ngày 22/5, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, ông đã ký quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quá trình thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với lô A51-52 có tổng diện tích 1.261m2 tại khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ cho Công ty Kỳ Hà-Chu Lai Quảng Nam. Đây là công ty lập hợp đồng chuyển nhượng đất trái phép cho vợ của ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

VTC đặt câu hỏi về quá trình xử lý sai phạm tại dự án 8B Lê Trực: Cơ quan chức năng vi phạm, bỏ mặc cư dân? Hàng loạt khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực, quận Ba Đình, TP Hà Nội vừa gửi đơn kiến nghị khẩn cấp đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, phản ánh về sự chậm trễ của cơ quan chức năng trong quá trình xử lý sai phạm ở dự án này, khiến nhiều người không có nhà ở.

Bài viết lưu ý, sự việc này kéo dài qua nhiều năm nhưng cho đến nay chính quyền vẫn chưa có biện pháp giải quyết, bảo vệ quyền lợi của người mua nhà tại đây, thậm chí còn có những vi phạm trong quá trình xử lý.

Trang Nhân Đạo và Đời Sống đặt câu hỏi về sai phạm ở huyện Tiền Hải – Thái Bình: ‘Hô biến’ hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản thành bãi tập kết VLXD không phép? Đó là vụ ông Phạm Văn Duệ, ở thôn Viên Ngoại, xã Nam Hồng, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng hàng ngàn m2 đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép, để làm bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép. Ông Duệ còn tự ý cho xây dựng công trình kiên cố trái phép trên phần diện tích đất được thuê này.

Mời đọc thêm: Hé lộ các chiêu thức ‘phù phép’ đất giúp đại gia ở Phan Thiết — Kiểm toán NN chỉ ra hàng loạt sai phạm đất đai tại Đà Nẵng (PLTP). – Kiến nghị Thủ tướng xử lý sai phạm cổ phần hóa ở Đà Nẵng (TP). – Chủ căn hộ dự án 8B Lê Trực: ‘Mẹ tôi mất vẫn chưa được vào nhà mới’ (VTC). – Gia Lai lại tái diễn tình trạng san lấp đất ruộng để bán nền (TN&MT). – Đà Nẵng: Đề xuất đấu giá chuyển quyền sử dụng 32 khu đất lớn và 100 lô đất nền (MTG). – TP HCM: Chính quyền buông lỏng quản lý, đất đang tranh chấp vẫn xây được nhà (PLVN). – Thanh tra quá trình giao đất tại khu phố mới Tân Thạnh (Thanh Tra).

Nguyễn Hữu Linh chính thức bị truy tố

Tối 22/5, VKSND quận 4, TP HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Hữu Linh tội dâm ô người dưới 16 tuổi, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Ông Dương Ngọc Hải, viện trưởng VKSND TP HCM xác nhận, bị can Nguyễn Hữu Linh, cựu viện phó VKSND Đà Nẵng – bị truy tố theo khoản 1 điều 146 Bộ luật hình sự 2015, với mức hình phạt lên tới 3 năm tù. Làm việc với cơ quan điều tra, ông Linh thừa nhận sau khi uống bia và đi vào thang máy chung cư ở quận 4 thì gặp bé gái dễ thương nên ôm và hôn bé.

Bị can Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện trưởng VKS Đà Nẵng. Ảnh: Zing

Vụ việc xảy ra vào tối 1/4, nhưng phải tới ngày 21/4, công an mới quyết định khởi tố ông Linh, dù nhân chứng, vật chứng đều có đủ. Tuy nhiên, dư luận liên tục lên tiếng vì sợ vụ việc có nguy cơ chìm xuồng, đến 22/5 phía VKS mới chính thức truy tố ông Linh.

Mời đọc thêm: Cựu phó VKS bị truy tố tội dâm ô trẻ em (RFA). – Cựu viện phó Nguyễn Hữu Linh bị truy tố về tội dâm ô (VNN). – Truy tố cựu viện phó Nguyễn Hữu Linh tội dâm ô người dưới 16 tuổi (NLĐ). – Nguyễn Hữu Linh sắp bị xét xử (VNE).

Tin nhân quyền

Anh Đặng Ngọc Tấn 19 tuổi và Phạm Thanh 32 tuổi, là hai trong số những người tham gia biểu tình ở Bình Thuận, phản đối dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng hồi tháng 6/2018. Gần một năm sau, cả hai đã bị đưa ra xử tại TAND tỉnh Bình Thuận.

VOV đưa tin: 28 năm tù giam cho 2 đối tượng đốt xe cảnh sát tại Bình Thuận. Liên quan đến quá trình truy nã và xét xử những người đã từng tham gia biểu tình, ngày 21/5/2019, TAND tỉnh Bình Thuận đã xét xử sơ thẩm 2 người bị cáo buộc đốt xe cảnh sát tại Trạm Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn khu vực Phan Rí, là Đặng Ngọc Tấn và Phạm Thanh.

Mặc dù tội trạng theo cáo buộc của 2 người này là “Hủy hoại tài sản”, nhưng tòa án và quan chức CSVN rất ngại những người dám chống đối như vậy, nên cả hai đã bị tuyên án rất nặng. TAND tỉnh Bình Thuận tuyên phạt anh Đặng Ngọc Tấn 17 năm tù giam và anh Phạm Thanh 11 năm tù giam.

Facebooker Nguyễn Thùy Dương có clip, ghi lại cảnh công an TP HCM “cưỡng chế không cần chủ ở nhà, đánh dân. Thủ Thiêm. Bức dân đến đường cùng, suýt chết người do bức xúc”.

Cưỡng chế ko cần chủ ở nhà, đánh dân. Thủ Thiêm. Bức dân đến đường cùng, suýt chết người do bức xúc

Publiée par Nguyễn Thùy Dương sur Mardi 21 mai 2019

Mời đọc thêm: WB: Người thiểu số ở Việt Nam cần sự kết nối để phát triển (VOA). Báo “lề đảng”: Xét xử hai người đốt nhiều xe ô tô của cảnh sát cơ động (PLTP). – Tuyên phạt 28 năm tù giam đối với các đối tượng hủy hoại tài sản tại Bình Thuận (Tin Tức). – Gã thợ hồ đốt ôtô trong trụ sở đội Cảnh sát PCCC lĩnh án (Zing).

“Lực lượng nòng cốt” của đảng sẽ ra sao?

VnEconomy có bài: Khó đảm bảo quyền lợi gần 18 ngàn lao động bị nợ bảo hiểm. Bảo hiểm xã hội VN xác nhận, tính đến ngày 31/10/2018, số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 6.760 tỉ đồng, đối với doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, rút giấy phép kinh doanh, chủ bỏ trốn, tính đến tháng 9/2018 là 2.270 doanh nghiệp với số nợ bảo hiểm phải tính lãi khoảng 147 tỉ đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi của khoảng 17.728 người lao động.

Chính phủ CSVN cho rằng, tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp có xu hướng giảm hằng năm nhưng tổng số tiền chậm đóng vẫn còn cao gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Mời đọc thêm: Gần 18.000 người lao động bị thiệt hại quyền lợi vì doanh nghiệp giải thể, chủ bỏ trốn (SGGP). – Công ty không chốt sổ BHXH, lại buộc hoàn tiền đã đóng thì xử lý ra sao? (Tin Tức). – Hà Nội tìm cách gỡ khó cho các đơn vị nợ đọng bảo hiểm (BNews). – Thành phố vào cuộc cùng doanh nghiệp tháo gỡ nợ đọng bảo hiểm xã hội (LĐTĐ).

Tin giáo dục

Hòa Bình sẽ công bố danh sách thí sinh liên quan đến gian lận thi cử, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Sáng 22/5, ông Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình thông báo, danh sách thí sinh gian lận ở tỉnh này đã được chuyển về cơ quan chức năng: “Tỉnh Hòa Bình sẽ công khai danh sách này. Tuy nhiên, chúng tôi đang cân nhắc thời điểm công bố cho phù hợp bởi hiện nay, cơ quan công an vẫn đang trong quá trình điều tra”.

Trang Nhà Báo và Công Luận dẫn lời Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang: Việc xử lý gian lận thi cử “cũng phải có quy trình”. Trước câu hỏi rằng vụ việc gian lận thi cử THPT quốc gia diễn ra từ giữa năm 2018, nhưng quá trình xử lý rất chậm khiến dư luận bất bình, Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh giải thích, chuyện xử lý “cũng phải có quy trình”, ông Vinh dự đoán có thể trong vòng một tháng nữa sẽ có kết quả.

Điệp khúc “đúng quy trình” thường xuyên được lặp lại trong các sai phạm của chế độ CSVN, từ các vụ tham nhũng quyền lực, bòn rút ngân sách, lấn chiếm đất đai đến sai phạm trong các công trình, dự án và bây giờ lan tới bên trong ngành giáo dục. Người dân hiểu đằng sau mấy chữ “đúng quy trình” là các thủ đoạn bao che cho nhau của các “đồng chí” CSVN.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về gian lận thi cử 2018: Trách nhiệm chính quyền địa phương ở đâu? Một số ĐBQH cho rằng cần phải truy vấn trách nhiệm của các quan chức, lãnh đạo địa phương ở các tỉnh bị phanh phui bê bối gian lận điểm thi THPT Quốc gia, chứ không chỉ truy trách nhiệm của Bộ GD&ĐT.

Zing có bài: Cả lớp học sinh giỏi vì phụ huynh gây áp lực, thầy cô lo thành tích. Đó là vụ 42/43 học sinh trong một lớp 6 ở Bà Rịa – Vũng Tàu được nhận giấy khen học sinh giỏi. Một GV trường chuyên ở TP HCM nhận định về hiện tượng các lớp “đầy” học sinh giỏi: “Có thể thầy cô gặp áp lực thành tích từ nhiều phía. Các thầy cô buộc phải cho học sinh khá, giỏi để dễ ăn nói với cấp trên và cả phụ huynh. Hơn nữa, họ cũng phải suy nghĩ đến thi đua, xếp hạng, ngạch nâng lương… của chính mình”.

Mời đọc thêm: Hòa Bình sẽ công bố danh sách thí sinh liên quan đến gian lận thi cử (VTC). – Bí thư Hà Giang, Phó Bí thư Hòa Bình nói về xử lý gian lận điểm thi (DV). – Hòa Bình sẽ kỷ luật cán bộ có con được nâng điểm (ĐV). – Vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018: Bí thư tỉnh ủy Hà Giang phân trần điều gì? (GĐ&XH). – ‘Vướng’ chứng cứ để xử lý người nhà thí sinh gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia (Tin Tức). – Cán bộ có con em được nâng điểm thi ở Hoà Bình đang bị kiểm điểm (ĐSVN).

Giáo dục nhiều tiêu cực do xã hội ‘loạn chuẩn’ thời 4.0Giáo viên phát giấy khen hàng loạt và nỗi lo nhân tài ‘ảo’ (Zing). – Thầy giáo vô cớ đánh học sinh ở Quảng Ngãi bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần (TĐ). – Thầy giáo được xác định có triệu chứng loạn thần không tiếp tục đứng lớp (SGGP). – Trưởng phòng Giáo dục chỉ đạo kê khống giấy A4 phục vụ cho thi học kỳ (VNN). – Bắc Kạn: Trường trăm tỉ nhưng không có một bóng sinh viên (TGT).

Đạo đức băng hoại

Báo Lao Động đưa tin: Thiếu nữ 17 tuổi đi xin việc, bị ép kích dục, bán dâm đến hoảng loạn. Nhóm SOS 247 sở Sài Gòn vừa giải cứu một cô gái 17 tuổi, bị lừa vào làm ở quán cà phê 778, xã Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai, một điểm kinh doanh có hoạt động kích dục và bị buộc bán dâm. Sức khỏe và tinh thần của nạn nhân vẫn chưa ổn định.

Cô T kể: “Em phải tiếp khách, kích dục cho khách và thậm chí là bán dâm cho khách, đây cũng là lần đầu tiên em phải quan hệ tình dục ngoài ý muốn vì trước giờ em chưa quan hệ tình dục với ai bao giờ. Em buộc phải làm công việc này, nếu không làm sẽ bị đánh và bị chủ bắt chuột cột vào chân, em rất sợ”.

Báo Người Đưa Tin có bài: Nghi phạm chém bé gái 11 tuổi nguy kịch từng tham gia chém mẹ nạn nhân trọng thương. Đối tượng Nguyễn Văn Hiếu là người chém trọng thương bé gái 11 tuổi ở xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, trước đó đã bị tòa án tuyên hình phạt tù cho hưởng án treo, do cùng anh trai chém mẹ nạn nhân.

Mời đọc thêm: 9X dùng dao đâm chém bé gái 11 tuổi vì không chịu cho mượn thuyền (TP). – Sau loạt bài “Cảnh báo nạn lừa bán phụ nữ vào “tổ quỷ”: Khởi tố 5 đối tượng liên quan (PLVN). – Kẻ lừa phụ nữ vào tụ điểm kích dục nêu trong bài viết của Lao Động bị bắt (LĐ). – Được bé gái giận gia đình xin ngủ nhờ, thanh niên đi tù tội hiếp dâm (TQ). – Thanh niên làm nữ sinh lớp 8 có thai rồi rủ bỏ trốn bị khởi tố (KT). – Hậu Giang: Bắt tạm giam người bố đánh con trai 9 tuổi dã man vì không hiểu bài (ĐS&PL).

***

Thêm một số tin: Nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Texas, Hoa Kỳ (VOA). – Sang Mỹ từ nhỏ nhưng người tị nạn Việt vẫn có thể bị trục xuất (BBC). – Nhiều cựu quan chức sai phạm bị đưa ra xét xử năm 2019 (VTC). – Quyết chống “lợi ích nhóm”, xử nghiêm mọi hình thức “chạy chức, chạy quyền” (Thanh Tra). – Đại biểu Quốc hội lo ngân sách có tiền mà… xài không được (TTXVN).

Hàng xuất khẩu Việt Nam dính 144 vụ kiện phòng vệ thương mại (ĐT). – Mỹ quyết định áp mức thuế 3,23% với thép cán nguội của POSCO (Bnews). – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kêu khó: Mất 3 năm chỉ để làm thủ tục cho sân bay Long Thành (NĐT). – ‘Cát tặc’ hoành hành xuyên đêm trên sông Hiếu, Quảng Trị (PLVN).

Bản tin ngày 29-6-2019

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động đưa tin: Trung Quốc ngang ngược về vấn đề biển Đông. Ngày 27/6/2019, Nhậm Quốc Cường, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng về vụ công ty vệ tinh ImageSat (Israel) chụp được ảnh vệ tinh, cho thấy, Trung Quốc đã triển khai phi cơ J-10 tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bản tin ngày 5-8-2019

Tin Biển Đông

RFI phỏng vấn GS Carl Thayer: Có đến 80 tàu Trung Quốc vây quanh bãi Tư Chính! GS Thayer cho biết, theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia gây hấn vào lúc cao nhất lên đến 35 chiếc, nhưng vào ngày 3/8, “một nguồn tin riêng từ Việt Nam cho biết tổng số tàu Trung Quốc đủ loại đã vọt lên khoảng 80 chiếc!”. Thật ra, GS Thayer viết rằng, theo một báo cáo mới hôm qua thì con số này đã từng lên tới gần 80 tàu.

Bản tin ngày 28-8-2019

Tổng – Chủ Trọng kêu gọi đảng viên trẻ tiên phong, gương mẫu

Báo Tiền Phong dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Vào Ban Chấp hành Trung ương không phải để kiếm chức, kiếm quyền. Ông Trọng đã nói như vậy trong Chương trình gặp gỡ đảng viên trẻ năm 2019 vào sáng 27/8: “Mình là đảng viên trẻ, nguồn dự bị động viên hùng hậu của đảng, cũng là nguồn bổ sung với tiềm năng lớn và trách nhiệm nặng nề. Đã là đảng viên, trước hết phải tiên phong, gương mẫu”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 về Đá Chữ Thập nghỉ ngơi, sau ba đợt quấy phá

BTV Tiếng Dân

24-9-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa trưa 23/9/2019 qua bản đồ AIS vệ tinh. Sáng 23/9, tàu Hải Dương 8 cùng 4 tàu hải cảnh hộ tống đã về đến Đá Chữ Thập, kết thúc đợt quấy phá thứ 3 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng tàu 45111 trong nhóm tàu hộ tống Hải Dương 8 lại rẽ ngang và đi rất chậm hướng về khu vực lô dầu 06.1. Đây là chỉ báo cho thấy, tàu TQ thực hiện đợt nghỉ ngơi, lấy lại sức như 2 lần tạm nghỉ trước đó.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 11

BTV Tiếng Dân

12-10-2019

Lúc 7h05′ sáng nay, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 10 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 11. Ông Nam cho biết, lúc 23h05′ đêm 11/10/2019, Hải Dương 8 đã bắt đầu thưc hiện đường khảo sát thứ 11, thuộc vùng-đợt khảo sát thứ IV. Đường khảo sát 11 này nằm trong các vĩ độ N12° và N12° 30′ (các đường khảo sát 9 và 10 nằm trong 2 vĩ tuyến N 11° 30′ và N 12°).

Bản tin ngày 30-10-2019

Chuyện chất vấn trong kỳ họp Quốc hội

Chuyện “đúng quy trình” ở VN: Đại biểu chất vấn Bộ trưởng mà bị Bí thư tỉnh phê bình “cháy mặt”, theo Petro Times. Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga thừa nhận: “Tôi đã từng chứng kiến, khóa trước, một đại biểu địa phương chất vấn Bộ trưởng Công Thương mà ngay lập tức, trưa đó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh đó gọi điện nói đại biểu gay gắt, phê bình ‘cháy mặt’. Mà chuyện đó không phải hiếm”.

Bản tin ngày 18-11-2019

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề cập vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN. Bộ trưởng Lịch nói: “Một ví dụ dễ thấy nhất là những căng thẳng trên biển Đông vừa qua là do có những hành động đơn phương, không tôn trọng lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nước khác, không phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã dẫn đến nguy cơ đe doạ hòa bình ổn định khu vực và thu hút được sự quan tâm của nhiều nước ngoài khu vực”.

Sóng ngầm trong chính trường Việt Nam trước thềm 2020

BTV Tiếng Dân

30-12-2019

Tổng – Chủ nhìn lại một năm “đốt lò”

Sáng 30/12, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham dự Hội nghị của Chính phủ với các địa phương và có bài phát biểu chỉ đạo dài gần 50 phút. Zing dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lần đầu tiên xử được tội nhận hối lộ.

44 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam, “tam trụ” chống dịch như thế nào?

BTV Tiếng Dân

13-3-2020

Diễn biến tình hình dịch COVID-19 ở VN trong suốt tuần qua khá phức tạp. Ngày 12/3/2020, Bộ Y tế thừa nhận có thêm 5 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở VN lên 44. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Thêm 5 ca COVID-19 ở Bình Thuận, đều liên quan bệnh nhân thứ 34.

Bản tin ngày 2-6-2020

BTV Tiếng Dân

2-6-2020

Tin Biển Đông

Hôm qua, trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, trong buổi họp báo thường kỳ ngày 29/5, Đại tá Ren Guoqiang, người phát ngôn của Bộ này, nói rằng: “Hải quân Trung Quốc đang thực hiện các thử nghiệm và các bài tập huấn luyện cho tàu sân bay Sơn Đông theo kế hoạch huấn luyện hàng năm trên biển để kiểm tra hiệu suất của vũ khí và thiết bị trên tàu”.

Bản tin ngày 10-7-2020

BTV Tiếng Dân

10-7-2020

Tin Biển Đông

Báo Pháp luật TP.HCM có bài: Nhật, Úc chia sẻ lo ngại tình hình Biển Đông. Dẫn từ báo The Times of Indian, trong cuộc họp qua mạng hôm 9/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Úc Scott Morrison chia sẻ các quan ngại sâu sắc về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Bản tin ngày 6-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Lúc 5h sáng nay, “tàu hải cảnh Zhongguo Haijing 5402 di chuyển từ vùng biển nam Bãi Tư Chính thâm nhập trái phép lần thứ 11 vào khu vực lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Trong lần thâm nhập này, tàu di chuyển đến lô 06.01 với tốc độ chậm hơn so với các lần trước, chỉ khoảng 5-6 knots. Đồng thời, tàu đi gần hơn vào trung tâm lô 06.01”.

Covid-19 ở VN ngày 23-8-2020: Tổng cộng 1016 ca nhiễm, 27 người chết

BTV Tiếng Dân

Chiều nay, Bộ Y tế cập nhật: Bệnh nhân 577 – ca thứ 27 tại Việt Nam tử vong. Đó bệnh nhân 577, là cụ bà 73 tuổi, ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Từ ngày 21 đến 24/7, bệnh nhân đã điều trị bệnh nền tại Khoa Nội thận, BV Đà Nẵng. Ngày 29/7, bệnh nhân có triệu chứng mệt, khó thở, đã được xét nghiệm, dương tính vớ Covid-19 và được cách ly điều trị tại BV Đà Nẵng.

Bản tin ngày 8-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Mỹ-Trung căng thẳng, Biển Đông năm 2021 sẽ thế nào? Nhà nghiên cứu Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng, trong 18 tháng tới, căng thẳng vẫn sẽ tiếp diễn ở Biển Đông. “Quan hệ Mỹ-Trung sẽ còn tệ thêm bất kể tổng thống Mỹ mới tới đây là ai. TQ và Mỹ sẽ tiếp tục tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, làm tăng nguy cơ đối đầu. Việc gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan cũng sẽ ảnh hưởng đến tranh chấp Biển Đông”

Bản tin ngày 28-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng: Trung Quốc tổ chức hai cuộc diễn tập cùng lúc gần Hoàng Sa, VnExpress đưa tin. Theo đó, TQ tổ chức liên tục 5 đợt diễn tập tại các vùng biển quanh nước này, trong đó hai hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa của VN. Hôm nay, Cơ quan An toàn Hàng hải TQ thông báo về 4 đợt diễn tập quân sự đang diễn ra, trong đó hai cuộc tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa, một ở biển Hoa Đông và một ở biển Bột Hải. Một đợt tập trận bắn đạn thật khác cũng sẽ diễn ra ở Hoàng Hải từ ngày 28 đến 30/9.

Bản tin ngày 21-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật đã sang thăm Indonesia. Trong buổi họp báo hôm nay ở Jakarta, Thủ tướng Nhật Bản phản đối dùng vũ lực, cưỡng ép tại Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết, “Nhật Bản đang theo dõi tình hình Biển Đông với sự lo ngại, đồng thời tuyên bố Nhật Bản phản đối bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông”.

Thiên tai nối tiếp nhân tai, giáng lên đầu người dân vùng lũ

BTV Tiếng Dân

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại về người và của ở miền Trung: Xe công nông bị lật khi qua dòng nước lũ, một sinh viên tử nạn, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Vụ việc xảy ra sáng nay, một người dân ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế dùng xe công nông chở 3 người, trong đó có cô Trần Thị Ngọc H, SV ngành Du Lịch tại ĐH Huế vượt lũ để đến TP Huế đi học.

Bản tin ngày 11-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Đại sứ EU kêu gọi ‘phối hợp’ trong tranh chấp Biển Đông, báo Tiền Phong dẫn tin từ Reuters. Ông Nicolas Chapuis, đại sứ EU tại Trung Quốc nói rằng, EU hy vọng nhất trí được với chính quyền Mỹ mới về chính sách với TQ: “Hãy hợp tác với Trung Quốc nhiều nhất có thể, khi nào có thể, khi nào Trung Quốc sẵn sàng hợp tác. Và hãy bất đồng với họ khi chúng ta phải làm điều đó”.

Bản tin ngày 11-1-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VnExpress dẫn lời ông Gregory Poling, GĐ AMTI thuộc Trung tâm CSIS ở Mỹ: Trung Quốc lộ tham vọng khi điều vận tải cơ đến Trường Sa. Ông Poling nhận định, chiếc Y-20 bị phát hiện hạ cánh tại đá Chữ Thập ngày 25/12/2020, cho thấy, năng lực của căn cứ hải quân và không quân TQ xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa: “Họ có thể triển khai lực lượng đủ mạnh đến đây vào bất cứ lúc nào nhằm tăng cường kiểm soát Biển Đông”.

Bản tin ngày 24-2-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Chính quyền Biden gia tăng sức ép “tứ bề” với Trung Quốc trên Biển Đông. Các hành động cho thấy Mỹ đang gia tăng áp lực xung quanh tham vọng bá quyền của TQ: “Không chỉ tăng cường các hoạt động quân sự tại Biển Đông, chính quyền mới của Mỹ cũng giữ vững quan điểm ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ sự quan ngại đối với Luật Hải cảnh gây tranh cãi mà Bắc Kinh vừa thông qua”.

Bản tin ngày 1-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing đưa tin: Philippines phát hiện cấu trúc phi pháp mới ở cụm Sinh Tồn. Theo tin từ Reuters, Trung tướng Cirilito Sobejana, người đứng đầu lực lượng vũ trang Philippines xác nhận, các cấu trúc này được phát hiện vào ngày 30/3, khi máy bay của quân đội nước này tuần tra Biển Đông. Đó là các cấu trúc nhân tạo phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa, trên cụm Sinh Tồn do VN kiểm soát, gần khu vực hàng trăm tàu “dân quân biển” TQ neo đậu.

Bản tin ngày 26-4-2021

BTV Tiếng Dân

Quan hệ Việt – Trung: Ngụy Phương Hòa thăm VN

Trong lúc tình hình căng thẳng ở Biển Đông, sáng 24/4, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang dẫn cả đoàn đại biểu cấp cao của VN, vác mặt qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái sang Đông Hưng, TQ để tham dự hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng TQ Ngụy Phượng Hòa.

Bản tin ngày 22-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong đưa tin: Thủ tướng Anh nhắn nhủ Trung Quốc trước khi tàu sân bay đến châu Á. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói về chuyến hải trình đầu tiên của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến châu Á: “Một trong những điều chúng tôi đang làm một cách rõ ràng là thể hiện với những người bạn ở Trung Quốc rằng chúng tôi tin vào luật pháp quốc tế trên biển. Và theo một cách tin tưởng chứ không phải đối đầu, chúng tôi sẽ thể hiện điều đó”.

Bản tin ngày 15-6-2021

BTV Tiếng Dân

NATO và Biển Đông

Lần đầu tiên trong lịch sử 72 năm của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, NATO coi Trung Quốc là “thách thức có hệ thống”, tuyên bố chống lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh, Viet Times đưa tin. Đó là diễn biến chính trong cuộc họp quy tụ 30 nhà lãnh đạo các nước thành viên NATO, TQ trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận, giống như trong hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Cornwall, Anh, vào tuần trước.