Bản tin ngày 16-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài phỏng vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: DOC chưa ngăn được việc làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Ngoại trưởng cho biết: Năm 2018, “tình hình vẫn diễn biến phức tạp do sự thay đổi nguyên trạng Biển Đông, do kết quả của việc mở rộng các đảo đá, quân sự hóa các đảo đá trong khu vực, làm cho các nước hết sức lo ngại” trước khả năng Biển Đông trở thành một trong các khu vực dễ xảy ra kịch bản đối đầu quân sự.

Về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), ông Minh lưu ý: “Chúng ta phải biết rằng ASEAN và Trung Quốc đã có Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) từ năm 2002, đến nay đã gần 20 năm”.

Mời đọc thêm: Mỹ thử tên lửa ở Nhật, phát tín hiệu tới Trung Quốc? (VOA). – Chuẩn bị của Việt Nam trước căng thẳng thương mại Mỹ-Trung năm 2019 (CAND). – 10 ngư dân mất tích trên tàu cá biển Khánh Hòa: Mở rộng vùng tìm kiếm (TP). – Căn cứ Anh có thể mở ở Biển Đông để đối phó Trung Quốc (VNE). – Đàm phán với Trung Quốc, Việt Nam bày tỏ quan ngại về diễn biến trên Biển Đông (NLĐ). 

Dự án lấn biển ở đảo Lý Sơn

Báo Ngày Nay có bài: Dự án lấn biển làm khu đô thị khiến dân Lý Sơn lo lắng. Theo đó, vị trí của dự án “nằm phía nam đảo Lý Sơn, bên cạnh dự án cảng Bế Đình đang được xây dựng, kéo dài khoảng 2,5km từ đấy đến đình làng An Vĩnh. Gần như toàn bộ diện tích dự án sẽ nằm trên thềm lục địa – vũng nước cạn”.

Một ngư dân cho biết: “Vùng này bao thế hệ dân chúng tôi ở đây dùng để khai thác các loại rong mơ, bắt ốc, vẹm, hay đánh bắt một số loại cá. Nếu cho làm dự án thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng tôi”.

Facebooker Trọng Khải bình luận: “Cá nhân tôi nghĩ đây là dự án có một không hai, cơ hội cho Hợp Nghĩa. Do đó họ có thể bỏ qua tất cả các qui định pháp luật về môi trường để kịp thời đón nhận 15,5 triệu m3 cát của Hòa Phát đang bế tắc không biết đổ đâu, kể cả 2,1 triệu khối các nhiễm mặn của lọc dầu mở rộng…

Mời đọc thêm: Đảo Lý Sơn và nỗi lo dự án lấn biển (DĐDN). – Dự án lấn biển Lý Sơn trị giá 1.700 tỷ, người dân dè dặt vì loQuảng Ngãi: Giám đốc khu bảo tồn biển nói gì về dự án lấn biển ở Lý Sơn? (DV).

Hậu cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng

RFA đưa tin: 164 hộ dân tham gia ký đơn khiếu kiện vụ cưỡng chế đất vườn rau Lộc Hưng. Ngày 15/1/2019, ông Cao Hà Trực, đại diện những người ký đơn kiện, chia sẻ với RFA rằng, nhiều khả năng số người ký đơn sẽ tăng thêm trong ngày tiếp theo khi các hộ dân ở đây dự kiến sẽ nộp đơn lên các cơ quan chức năng TP HCM: “Số lượng người đến ngày hôm nay là 164 người ký đơn khiếu kiện và tố cáo đập tài sản, gửi đến các cơ quan chức năng, và con số này là chưa hết”.

Ông Trực cho biết: “Trong đơn khiếu kiện, chúng tôi đưa ra nhiều vấn đề. Thứ nhất là chúng tôi không nhận được quyết định thu hồi mà tại sao phá đất bình điện của chúng tôi. Thứ hai nữa là không có quyết định thu hồi mà đập nhà, mà đập nhà không đúng quy trình thủ tục”.

Người dân vườn rau Lộc Hưng căng biển phản đối chính quyền cưỡng chế đất. Nguồn: FB Vườn Rau Lộc Hưng

Chuyện buồn ở Sài Gòn: Xóm Đạo Lộc Hưng đã hoàn toàn biến mất, theo báo Người Việt. Vườn rau Lộc Hưng, nơi từng là nhà của nhiều cựu binh VNCH, nơi tạm trú của nhiều nhà hoạt động dân chủ, “chỉ còn là một bãi đất trống trơn với hàng chục chiếc máy xúc, máy ủi, xe lu, xe tải, đang gầm rú như một đại công trường… không thấy một mái nhà, một luống rau, không bóng người, nhưng rập rờn bóng công an thường phục áo xanh áo vàng, cảnh sát cơ động, lực lượng thanh niên xung phong đằng đằng sát khí”.

Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa không đúng sự thật: 134 hộ dân khai thác đất vườn rau Tân Bình đều có nhà bên ngoài. Tác giả khẳng định có người dân ở đây… ủng hộ chuyện quan chức đập phá nhà dân. Dĩ nhiên, ông Cao Hà Trực, đại diện các hộ dân Lộc Hưng, khi trả lời RFA đã phủ nhận những thông tin một chiều, ngụy biện cho hành động phá nhà, cướp đất của dân.

Mời đọc thêm: Sự kiện Lộc Hưng, im lặng là bạo quyền! (FB Nguyễn Tiến Tường/TD). – Người dân Lộc Hưng: ‘Chúng tôi kiện các cấp có liên quan việc cưỡng chế’ (NV). Báo “lề đảng”: Trả 50% tiền hỗ trợ dân vườn rau phường 6, Tân Bình trước Tết (PLTP). – Vì sao quận Tân Bình cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng trước Tết? (VNN).

Thông tin về Tất Thành Cang

Tối 15/1/2019, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin chưa được kiểm chứng, cho rằng cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang đã bị bắt. Facebooker Nguyễn Thùy Dương viết: Xung quanh thông tin Tất Thành Cang bị bắt. Cô Thùy Dương cho biết: “Hiện tại (15/1/2019) Tất Thành Cang vẫn chưa thể bị bắt vì chưa bị tước ‘Kim Bài miễn bắt’ tức là chức Đại Biểu Quốc Hội”.

Cô Thùy Dương nhận định rằng, nhiều khả năng ông Tất Thành Cang chỉ đang bị câu lưu, giam lỏng chứ chưa bị bắt. “Chờ khi Thường vụ Quốc hội bãi nhiệm anh ấy thì lập tức tặng Cám hoặc chuối xanh, cơm trứng cắm đũa, vòng hoa trắng – vàng – tím”.

Báo Một Thế Giới bài bàn về 4 con đường 12.100 tỉ do ông Tất Thành Cang giao Đại Quang Minh nhưng đã bị gỡ. Dù đã bị cách chức Ủy viên Trung ương và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM trong Hội nghị Trung ương 9, khóa XII ngày 26/12/2018, ông Tất Thành Cang vẫn chưa mất hết quyền lực và có lẽ vẫn đang được một “ô dù” rất mạnh che chắn.  

Mời đọc thêm: Chút kỷ niệm về anh Tất Thành Cang (FB Trung Bảo/TD). – TPHCM: Xử lý người đứng đầu để xảy ra sai phạm về quản lý đất đai (VOV). – Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ, người kế nhiệm được bầu ra sao? (TN). – Làm sao giải quyết sai phạm của quan chức tha hóa? (NNVN).

“Tư bản thân hữu” và “tiền đen” của quan chức

BBC đặt câu hỏi: Có khả năng rửa tiền qua đầu tư bất động sản tại Việt Nam? TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hoạt động mua bán bất động sản “chính là một cách nhằm che giấu nguồn gốc của dòng tiền bất hợp pháp”, tức tài sản “do phạm luật” mà có, nên “nếu kiểm soát được các hoạt động rửa tiền trong BĐS cũng đồng nghĩa với việc giúp tăng thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam”.

TS Hiếu phân tích: “Đối với những khối tài sản có được từ tham nhũng, từ kinh doanh bất chính, thông qua thế giới ngầm, họ có thể dễ dàng chuyển khối tài sản đó ra nước ngoài để tránh bị điều tra, thu hồi của các cơ quan chức năng”.

Mời đọc thêm: Từ nay xin gọi ông Vượng bằng ‘Bác’ (Blog VOA). –  Tập quyền nhà nước hay tập quyền tham nhũng? (VNTB). – Thông báo dự thảo Kết luận kiểm tra phòng chống tham nhũng tại Hà Nội (VOV). – Đấu tranh với nạn “tham nhũng vặt“ (SGGP). – Cán bộ làm trong lĩnh vực nào nghèo nhất? (PLTP).

Vụ Vũ “nhôm”: Hai cựu thứ trưởng công an sắp hầu tòa

Vũ ‘nhôm’ cùng 2 cựu thứ trưởng công an hầu tòa sát Tết, theo Zing. Ngày 28/1/2019, TAND TP Hà Nội sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm đối với 5 bị cáo trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Các cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân, ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), ông Nguyễn Hữu Bách, cựu Phó cục trưởng thuộc Tổng cục Tình báo, ông Phan Hữu Tuấn cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo.

RFA có bài: Hai cựu thứ trưởng Bộ Công An liên quan vụ Vũ Nhôm ra hầu tòa. Theo cáo trạng, hai cựu thứ trưởng công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân “đã đồng lõa cùng một số cán bộ trong ngành nhằm tiếp tay cho Vũ Nhôm thực hiện hành vi thâu tóm các dự án nhà đất công sản tại Đà Nẵng, và thành phố Hồ Chí Minh mà hậu quả là gây thiệt hại cho nhà nước 1.159 tỷ đồng”.

Báo Lao Động có bài: Vũ “nhôm” dùng quyền lực công ty bình phong để “nuốt trọn” đất vàng. Bài báo cho biết: Được 2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân giúp sức, Vũ “nhôm” đã “thu tóm nhiều nhà, đất công sản, trị giá là hơn 2.500 tỉ đồng. Chỉ riêng tại TP.Đà Nẵng, cựu thượng tá họ Phan đã thâu tóm thành công 4 lô đất vàng”.

Mời đọc thêm: Ngày 28/1, xét xử hai bị cáo nguyên Thứ trưởng Bộ Công an (TTXVN). – Ngày 28-1, hai cựu tướng công an liên quan vụ Vũ “nhôm” hầu tòa (SGGP). – 2 Cựu thứ trưởng Bộ Công an sắp hầu tòa cùng Vũ ‘nhôm’ (TN). – Điều gì chờ đợi 2 cựu Thứ trưởng Công an dính đến Vũ ‘nhôm’?Bảo bối bất ngờ giúp Vũ ‘nhôm’ gom đất vàng Đà Nẵng giá bèo (VNN). – Cận cảnh những lô đất vàng bị kê biên của Vũ nhôm ở Đà Nẵng (KT). – Vũ “nhôm” không chịu giao nộp 7 nhà đất công sản đã thu tóm (TTT/Soha).

Vụ chạy thận gây chết người ở Hòa Bình

Báo Lao Động dẫn lời BS Hoàng Công Lương: “9 người chết không liên quan công tác điều trị”. Phiên xử ngày 16/1/2019, BS Lương cho biết, “đã làm đơn khiếu nại về việc không đồng ý với bản cáo trạng buộc tội bị cáo phạm tội Vô ý làm chết người. Nguyên nhân xảy ra sự cố y khoa 9 người chết là lượng hóa chất tồn dư trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng, không liên quan đến công tác điều trị của bác sĩ”.

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin vụ Hoàng Công Lương: BV tự ý đưa hệ thống RO vào sử dụng. Bị cáo Đỗ Anh Tuấn, GĐ Công ty Thiên Sơn, “phản đối cáo trạng của VKSND tỉnh Hòa Bình cáo buộc mình phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vì cho rằng cơ quan công tố đã truy tố không đúng chủ thể”. Ông Tuấn cho rằng “Thiên Sơn chưa bàn giao cho BV dưới bất cứ hình thức nào, nhưng BV đã tự ý đưa hệ thống vào sử dụng”.

Cựu giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đổ lỗi cho cấp dưới, theo VnExpress. Ông Trương Quý Dương một mực khẳng định, ông “chỉ có trách nhiệm quản lý chung của người đứng đầu. Với từng lớp trách nhiệm chuyên môn cụ thể, ông đã phân công đầy đủ cho cấp dưới và không nhận được báo cáo hay phản hồi bất thường nào”.

Xét xử vụ chạy thận: Trưởng phòng vật tư khai không biết hợp đồng với Thiên Sơn, theo Infonet. Khi được hỏi về hợp đồng số 315 ký giữa BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn, bị cáo Trần Văn Thắng, cựu Trưởng phòng Vật tư – Thiết bị y tế khai rằng “không nắm được ai là người đưa hợp đồng này đến Phòng Vật tư để thực hiện việc sửa chữa”, chỉ biết kế hoạch sửa chữa do GĐ Dương phê duyệt.

Diễn biến chung của phiên xử ngày 16/1/2019 vụ tai biến chạy thận ở BVĐK tỉnh Hòa Bình: Không một ai nhận lỗi, tất cả đều đổ trách nhiệm cho nhau, sau vụ sơ suất khiến 9 người thiệt mạng.  

Mời đọc thêm: Phiên tòa xét xử vụ bác sỹ Hoàng Công Lương bước sang phần xét hỏi (Tin Tức). – Hoàng Công Lương không nhận vô ý làm chết 9 bệnh nhân (VNE).Hoàng Công Lương: Bị cáo không phạm tội vô ý làm chết người (Zing). – Bác sĩ Hoàng Công Lương không chấp nhận buộc tội của Viện Kiểm sát (VNN). – Hoàng Công Lương phủ nhận trách nhiệm việc tồn dư hóa chất (KT&ĐT).

Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: Hệ thống RO chưa đủ tiêu chuẩn vẫn không cảnh báo (KT). – Vụ án chạy thận ở Hòa Bình: Nguyên Giám đốc Trương Quý Dương không dám nói đến từ ‘oan’ (PNVN). – ‘Hoàng Công Lương với tôi tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò’ (VNN). – Bị cáo Trương Quý Dương: “Nỗi đau của BS Lương là nỗi đau của bị cáo” (LĐ).

Tài xế tiếp tục phản đối trạm BOT

Phản đối thu phí BOT An Sương, An Lạc, nhóm tài xế bị giam lỏng hơn 24 giờ, theo RFA. Ít nhất 4 tài xế gồm nhà báo Trương Châu Hữu Danh, tài xế Huỳnh Long, “chị Phương và một người nữa bị giam lỏng ở con đường vắng cách trạm BOT An Sương, An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM 50m hơn 24 tiếng đồng hồ sau khi không đồng ý mua vé qua trạm này”.

Tài xế Huỳnh Long chia sẻ với RFA: “Cái BOT An Sương, An Lạc theo như tôi và các bạn đồng nghiệp tôi được biết thì cái BOT này đã hết hạn thu phí theo kết luận của thanh tra chính phủ rồi và cái nguyên nhân tiếp theo nữa là một dự án rất mập mờ”.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh có clip ghi lại cảnh ông cùng tài xế Huỳnh Long bị công an giam lỏng:

Publiée par Trương Châu Hữu Danh sur Lundi 14 janvier 2019

VOA đưa tin: Bị giam lỏng vì phản đối ‘BOT bẩn’ ở TP. HCM, nhóm tài xế sẽ kiện. Nhà báo Hữu Danh kể với VOA: Hồi 2h chiều 14/1/2019, nhóm của anh đến trạm BOT An Sương-An Lạc và đặt các câu hỏi “mục đích của trạm là gì?”, “trạm thu phí gì?”, nhóm của ông Danh “đã bị bao vây và sau đó bị xe cẩu đưa đến một nơi khác cách trạm 50 mét”.

Ông Hữu Danh cho biết đám đông bao vây lên đến “500, 600 người mặc đồng phục, trong đó có nhiều công an mặc sắc phục”. Các tài xế không chấp nhận biên bản làm việc của công an và khẳng định “nếu nhà chức trách ra quyết định xử phạt, họ sẽ kiện ra tòa”.

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Ra Tết, trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại. Theo đó, sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang sẽ “tiến hành thu phí trở lại trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang”. Phương án thu phí là “giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm khoảng 30% so với ban đầu”, nhưng tăng thời gian thu phí.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không quên giao Bộ Công an “phối hợp với địa phương đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu phí, xử lý nghiêm những người cố tình chống đối, quậy phá, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật”.

Hồi đầu tháng 12/2017, các tài xế phản đối BOT Cai Lậy tới cùng, khiến nơi đây trở thành một “điểm nóng” trong làn sóng đấu tranh chống BOT. Lúc đó, sự đe dọa của quan chức và an ninh CSVN đã không thể khiến các tài xế ngừng phản đối trạm BOT “tận thu” trên công sức lao động của họ.

Mời đọc thêm: Tài xế ‘bị giam lỏng’ nhiều giờ vì phản đối BOT An Sương-An Lạc? (BBC). –  BOT Cai Lậy sắp thu phí trở lại (Tin Tức). – Giảm phí, tăng thời gian khai thác tại BOT Cai Lậy (Zing). – Tổng cục đường bộ: ‘Giữ nguyên BOT Cai Lậy và giảm phí’ (VNE). – Từ 21-1, CSGT có quyền kiểm soát tất cả xe tải và xe khách (PLTP). – BOT: Vẫn còn nhiều tranh cãi (VOA).

Giáo dục VN: Nhà dột từ nóc

Báo Lao Động dẫn lời đại diện Bộ GD&ĐT phản hồi sau rà soát thi giáo viên giỏi: Có tình trạng “diễn”. Theo đó, TS Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, thừa nhận có tình trạng “diễn” trong “các hội thi giáo viên dạy giỏi và việc này không chỉ xảy ra ở Hải Phòng”. TS Tài nhận định “nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi không còn phù hợp”, các GV thường tranh thủ “gà bài” học sinh để có thành tích “dạy giỏi”.

Báo Đất Việt dẫn lời Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Nguyễn Xuân Trường nói về vụ giáo viên thi dạy giỏi, học sinh kém phải nghỉ: ‘Ngẫu nhiên’. Trước đó, một số phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Lê Hồng Phong và Chu Văn An phản ánh rằng “một số học sinh được nhà trường cho nghỉ để phục vụ thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp tiểu học tại 2 trường”. Ông Trường thừa nhận có chuyện các nhà trường nói trên nhắn tin để một số học sinh nghỉ ở nhà, nhưng cho rằng các giáo viên chỉ lựa chọn “ngẫu nhiên”.

Mời đọc thêm: Bộ GD&ĐT: Giáo viên không được ‘gà bài’ khi thi dạy giỏi (Zing). Thi giáo viên giỏi: Có tình trạng “diễn” (SGGP). – Thầy cô thi còn diễn, dạy học sinh thế nào? (Zing). – “Nhiều khâu trong quá trình tổ chức thi giáo viên giỏi ở Hải Phòng cần rút kinh nghiệm” (GD&TĐ). – Bộ GD&ĐT: Có tình trạng ‘diễn’ trong hội thi giáo viên dạy giỏi (TP). – Xin đừng làm khổ các nhà giáo thêm nữa (NNVN).

***

Thêm một số tin: Việt Nam dự tính giảm 44.000 biên chế hưởng lương năm 2019Bộ Công An: Hơn 1.500 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện trong năm 2018 (RFA). Phải kê khai lý lịch cộng tác viên với Cục Báo chí? (VNTB). – Bắt giữ cơ trưởng Vietnam Airlines buôn lậu tại sân bay (DV). – Hà Nội ra sao sau 1 ngày bãi rác Nam Sơn hoạt động trở lại? (NĐT). – Một thông tin kinh hoàng, hoảng sợ (DT).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây