Huy Đức đã lầm…

FB Phùng Anh Kiệt

3-7-2017

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh cắt từ clip và internet

Trong vụ Trịnh Xuân Thanh bị tình báo phía Việt Nam tại Đức, bắt và chuyển sang một nước thứ ba, trước khi đưa về Việt Nam khiến quan hệ giữa Đức và Việt Nam căng thẳng. Trong ngày, Đức đã trục xuất đại sứ lẫn tham tán (người được xem là tình báo Việt Nam tại Đức) trong vòng 48 tiếng. Bối cảnh đó, nhà báo Huy Đức nhận định rằng, phản ứng của Đức là đáng tiếc với ngụ ý rằng, hoạt động bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức là hợp lý và cản trở điều đó là sai (*).

Trịnh Xuân Thanh lên truyền hình nói về quyết định “đầu thú”

3-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh đã xuất hiện trên đài VTV1, lên tiếng về quyết định “đầu thú” của mình. Việc “thú nhận” này đã phủ nhận thông tin ông Thanh bị bắt cóc, nhằm giúp chính quyền Việt Nam “thoát” khỏi những rắc rối với công luận, cũng như phía Bộ Ngoại giao Đức lên tiếng, đòi phía Việt Nam “trả” ông Thanh.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: ‘Cơ quan tố tụng có đi đến tận cùng sự thật?’

BBC

3-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thành được cho là đang làm thủ tục xin tỵ nạn ở Đức trước lúc “bị bắt cóc”. Ảnh: AFP

Một luật sư ở Sài Gòn nói với BBC rằng nếu có hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh thừa nhận rằng mình đã “đầu thú” để được hưởng tình tiết giảm nhẹ hình phạt thì đây sẽ là “câu trả lời thỏa đáng cho hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức dấy lên sau khi Bộ Ngoại giao Đức nói với BBC rằng ông Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’ và yêu cầu nhân viên tình báo Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Cộng sản xuất khẩu côn đồ, dân chủ cuội xuất khẩu tư duy cừu sang Đức

Thập Toàn, viết từ CHLB Đức

3-8-2017

Suốt mấy ngày vừa rồi cho đến tận hôm qua, tìm kiếm các thông tin về Trịnh Xuân Thanh (TXT) trên các trang báo mạng của Đức mà không có, ngoại trừ ngày hôm qua có trang Stern.de có vài dòng điểm tin, nhưng thông tin lại giống như điểm lại tin từ báo của CS Hà Nội. Nhưng chiều nay đi làm về, tôi nấu ăn và bật radio lên nghe, đập ngay vào lỗ tai là bản tin thời sự, nhắc đến TXT, nhưng bản tin cũng vẫn nói “được cho là…”

Kiểu gì thì cũng vỗ tay một nửa vì ít nhất một con chuột của cái bình cộng sản cũng đã vào lò nướng. Còn một nửa chỉ được vỗ khi TXT xuất hiện tại tòa. Với những gì CS nói, khó mà tin tưởng được.

Há miệng mắc quai

Phạm Trần

3-8-2017

Bản đồ các lô dầu trên Biển Đông, trong đó có lô 136/3. Ảnh: Google Earth

Việt Nam (CSVN) có Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ với số quân phỏng định là 5,495.000 người. Nhưng lực lượng này có thể làm gì trước đe dọa tấn công của Trung Cộng, hay đã há miêng mắc quai thì cứ lờ đi cho đỡ nhục?

Trước hết, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân – Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.”

Tài liệu chi tiết cho thấy Việt Nam có 455,000 quân chính quy; 5.000.000 dự bị và 40,000 bán quân sự.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Tại sao báo chí, truyền thông Đức loan tin quá chậm?

Thạch Đạt Lang

3-8-2017

“Đồng chí X” và Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Khởi sự từ một status của nhà báo Huy Đức trên Facebook ngày 30.07.2017, đưa tin: “Trịnh Xuân Thanh đã về Việt Nam mà sao báo chí có vẻ im ắng nhỉ”, các trang báo mạng Việt Nam mấy ngày qua trở nên nóng hơn nhưng ngày hè cuối tháng bảy năm nay ở Sacramento.

Tuy nhiên có một điều lạ là, trong khi báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin vào ngày 31.07.201 Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thì tờ Thời Báo, một tờ báo online nằm ở Berlin, thủ đô CHLB Đức, lại loan tin Trịnh Xuân Thanh bị gián điệp của Việt Nam bắt cóc. Ngay sau đó, ông Lê Trung Khoa, Tổng Biên tập tờ Thời Báo nói chuyện trong chương trình Bàn tròn BBC, với sự tham gia của tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ VN, luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, cũng khẳng định Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại nhà riêng vào ngày 23.07.2017, bởi gián điệp Việt Nam.

Tham nhũng & Thế giới văn minh

FB Huy Đức

3-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Khi Nguyễn Tấn Dũng bị loại tại Đại hội 12, một nhà ngoại giao phương Tây tại Sài Gòn hỏi tôi, “Cô Phượng rồi sao?”. Tôi nói, “Bà nên hỏi cô ấy; nhưng tôi e nước Mỹ và Phương Tây sẽ có thêm nhiều công dân giàu có và tôi muốn lưu ý bà, tiền đấy là xương máu của nhân dân chúng tôi”.

Nếu quả thật, Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thay vì bị dẫn độ, phản ứng của Đức là dễ hiểu. Việt Nam chắc chắn có khó xử dù bây giờ họ có thể gửi cho phía Đức những phủ nhận của TXT (bắt cóc thì điều quan trọng nhất là phải có nạn nhân). Tôi không đủ thông tin để bình luận thêm. Chỉ suy nghĩ rất nhiều về điều này. Mấy năm qua tôi tham gia nhiều dự án của các định chế quốc tế giúp VN phòng, chống tham nhũng, bây giờ chính những nơi mong muốn VN thực sự chống tham nhũng đó có khả năng trở thành nơi trú ẩn cho những tên trộm cướp tiền bạc của nhân dân tôi hung hãn nhất.

Ông Trọng thắng hay thua vụ Trịnh Xuân Thanh?

FB Nguyễn Anh Tuấn

3-8-2017

Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Niềm hân hoan, phấn khích sau khi bắt được “con cá không quá to nhưng láu” Trịnh Xuân Thanh đã nhanh chóng nhường chỗ nỗi hoang mang, lo âu trước phản ứng quyết liệt của người Đức đối với việc cựu quan chức Việt Nam này bị bắt cóc ngay trên đất của họ – sự sỉ nhục đối với bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào.

Một sĩ quan tình báo ở sứ quán Việt Nam đã bị buộc yêu cầu rời khỏi Đức, song đây chỉ là động thái bước đầu mang tính biểu tượng. Điều đáng lo ngại thực sự nằm ở “những hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển” mà Chính phủ Đức bảo lưu quyền thực hiện, được nêu ra trong tuyên bố chính thức của họ, trong trường hợp yêu cầu giao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức không được phía Việt Nam đáp ứng.

Hà nội tăng đàn áp bất đồng vì Tổng thống Mỹ ít quan tâm?

VOA

3-8-2017

Phiên tòa xét xử blogger Mẹ Nấm ở tỉnh Khánh Hòa, thứ Năm 29/6/2017. (Vietnam News Agency via AP)

Việt Nam đã tăng cường đàn áp giới bất đồng trong một chiến dịch trấn áp lớn nhất tính từ nhiều năm nay, mà giới hoạt động nói là do thái độ thiếu quan tâm về vấn đề nhân quyền của chính quyền Tổng thống Trump, theo hãng tin Reuters hôm 2/8. Chiến dịch đàn áp leo thang trong thời gian dẫn tới hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 năm nay, có sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Một nhà quan sát tình hình Việt Nam khuyến cáo Hà nội chớ nên phớt lờ vấn đề nhân quyền và dân quyền, vì bất cứ nước nào muốn phát triển lâu dài đều phải chú trọng tới các quyền này.

Thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt, giảng viên Trường Cao đẳng Cần Thơ, bị bắt vì điều 258

LTS: Thêm một người bị bắt vì điều 258, Bộ luật Hình sự, lần này là giảng viên trường Cao đảng Cần Thơ, thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt. Báo PLTP đưa tin: “Trước đó, ông Kiệt bị Trường CĐ Cần Thơ kỷ luật vì đơn vị cho rằng ông viết bình luận trên Facebook gây ảnh hưởng xấu đến lãnh đạo“. Bài báo không nói ông Kiệt đã viết trên Facebook những gì, gây ảnh hưởng xấu đến lãnh đạo ra sao. Vào Facebook của ông Kiệt cũng không thấy bài viết nào của ông, hay là ông đã viết trên Facebook rồi đã gỡ bỏ?

Bài báo cho biết, nhà chức trách “nhận được đơn tố cáo về ông Kiệt có hành vi đe dọa giết người“, nhưng không nói ông đe dọa ai, bằng hung khí gì. Sau đó báo đưa tin, “xác minh xét thấy Kiệt lợi dụng các quyền tự do của mình xâm phạm đến lợi ích của Trường CĐ Cần Thơ và cá nhân ông Trần Thanh Liêm, Hiệu trưởng trường…“.

Việt Nam rơi vào ‘thế kẹt’ với Đức

VOA

2-8-2017

Phía Đức cho rằng Việt Nam đã “bội tín”. Trong ảnh là Thủ tướng Việt Nam và Đức gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 hôm 6/7. Phía Đức tiết lộ rằng Hà Nội đã đưa đề nghị dẫn độ ông Thanh về nước trong lần gặp mặt này. Ảnh: AP

Chính quyền Hà Nội đang trong thế “tiến thoái lưỡng nan”, sau khi Berlin cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh trên đất của mình, và đòi đưa ông trở lại Đức, theo giới quan sát.

Trong thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ, Bộ ngoại giao Đức nói rằng vụ bắt này “chưa từng có tiền lệ và vi phạm trắng trợn luật pháp của Đức cũng như quốc tế”.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một người nghiên cứu về Việt Nam lâu năm ở Mỹ, nhận xét rằng Việt Nam đang ở trong “thế kẹt”.

Ông nói thêm: “Nếu đúng, nó tạo ra thế khó xử cho Việt Nam. Tạo thêm rắc rối. Đây là vấn đề ngoại giao khó xử. Nó tạo ra một tình huống tương đối là xấu”.

Mọi nẻo đường đều dẫn đến Nguyễn Tấn Dũng?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

2-8-2017

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: EPA

VOA – Bài viết này hoàn tất một ngày trước khi chính phủ Đức chính thức xác nhận Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc mang về Việt Nam.

“Phát ngôn xuất thần”

Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy” – ngày hè nồng nực cuối tháng Bảy năm 2017, tâm trạng của nhân vật đứng đầu đảng CSVN như bất chợt phấn khích hẳn lên.

Không chỉ phấn khích mà còn nhen nhóm một quyết tâm ý thức kèm quyết liệt hành động.

Tri ân đến các anh Đài, Lượng, chị Nga và những ai ai

Paulus Lê Sơn

2-8-2017

Nguyễn Văn Đài, Lê Đình Lượng và Trần Thị Nga. Ảnh cắt từ internet

Thấm thoát đã được hai năm tôi bước ra khỏi nhà tù nhỏ sau bốn năm bị cầm tù. Ngày 3 tháng Tám năm 2015 là ngày tôi không thể quên được trước vòng tay yêu thương của các anh chị, bằng hữu khắp nơi đã dang rộng vòng tay đón chờ. Những gương mặt ngày đó, có người tôi đã quen từ trước lúc bị cầm tù, có người mới nhìn thấy lần đầu. Mặc nhiên tất cả đã đem lại hơi ấm cho tôi sau những ngày trong chốn lao tù lạnh lẽo cô đơn.

Toàn văn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức vụ ông Thanh bị bắt cóc

BBC

2-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh đã ‘ra đầu thú’, truyền thông Việt Nam dẫn thông báo của Bộ Công an Việt Nam hôm 31/7/2017 cho hay. Ảnh: internet

Toàn văn tuyên bố của Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức về quan hệ Việt Nam – Đức:

“Sau khi có những bằng chứng ngày càng rõ ràng và không còn cơ sở để nghi ngờ gì về sự tham gia của các cơ quan của Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin có tham gia vào vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.

“Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có.

Vụ bắt Trầm Bê ‘thể hiện quyết tâm Tổng Bí thư’

BBC

2-8-2017

Tin đồn ông Trần Bê vướng vòng lao lý râm ran từ nhiều tháng trước. Ảnh: báo TT

Một chuyên gia về luật kinh tế bình luận với BBC rằng vụ bắt ông Trầm Bê “thể hiện quyết tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” và “khả năng một vài ủy viên bộ chính trị bị khởi tố và điều tra chưa bao giờ gần đến thế.”

Sau nhiều tháng có tin đồn về việc vướng vòng lao lý, ông Trầm Bê, cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng hôm 1/8.

Đức đòi Hà Nội ‘trả’ Trịnh Xuân Thanh

VOA

2-8-2017

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức gửi cho VOA

Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.”

Thông cáo Bộ ngoại giao Đức gửi cho VOA có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay để có thể tiến hành việc Việc Nam yêu cầu dẫn độ (ông Thanh) và yêu cầu xin tị nạn của ông (ấy) được xem xét thấu đáo.”

Bộ Ngoại giao Đức trục xuất viên chức Ngoại giao Việt Nam

LTS: Một số tờ báo Đức, trong đó có hãng tin DPA đã đưa tin: “Vụ bắt cóc: Đức trục xuất các nhà ngoại giao Việt Nam“. Bài báo cho biết, Chính phủ Đức yêu cầu đại diện cơ quan an ninh Việt Nam tại sứ quán Berlin phải rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ. Ông Martin Schäfer, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết lý do: vụ bắt cóc một cựu quan chức Đảng CSVN từ Berlin đến Việt Nam.

Báo Washington Post của Mỹ cũng đã đưa tin, có nội dung như sau: “Hôm thứ Tư, Chính phủ Đức cáo buộc cơ quan tình báo Việt Nam tham gia vào vụ bắt cóc cựu viên chức dầu khí Việt Nam tại Berlin và đã cho viên chức tình báo nước này 48 giờ để rời khỏi Đức“.

Xin được giới thiệu bài báo của BBC, tổng hợp các nguồn tin từ báo Đức:

___

BBC

Bộ Ngoại giao Đức nói Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’

2-8-2017

Bài trên trang Focus.de về vụ bắt cóc. Nguồn: Focus.de

Bộ Ngoại giao Đức nói với BBC rằng ông Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’ và yêu cầu đại diện an ninh Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.

Chỉ cần minh bạch

Mạnh Kim

2-8-2017

Nguyễn Phú Trọng vs Nguyễn Tấn Dũng (trái). Ảnh: internet

Nếu không kể những cuộc thanh trừng nội bộ trong quá khứ vốn chỉ nhằm loại trừ “thành phần diễn biến hòa bình, xét lại”, cuộc thanh trừng nội bộ lần này có thể xem là khốc liệt chưa từng có lịch sử cộng sản Việt Nam. Mục tiêu không phải là đối tượng “chống đảng” bởi theo tinh thần dân chủ đa nguyên, mà là “phá đảng” vì theo “tinh thần” chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa bè phái tư túi. Nó mang dáng dấp một cuộc đấu đá phe nhóm, mà như dư luận quan sát, là giữa Nguyễn Phú Trọng với vây cánh Nguyễn Tấn Dũng.

Chống tham nhũng, phải thu hồi được tiền tham nhũng

FB Bạch Hoàn

2-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: NDiep/ báo DT

Cành củi và cánh rừng

Trịnh Xuân Thanh, bây giờ đã vào vòng lao lý. Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đã nộp đơn xin từ chức. Tất nhiên phải làm thế, vì nếu không, chỉ trong mai kia, bà thứ trưởng này cũng bị cách chức.

Đại gia ngành ngân hàng Trầm Bê bị bắt tạm giam 4 tháng, cùng với Phan Huy Khang, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Đại án ngành ngân hàng vừa được công bố bằng quyết định khởi tố bị can đối với 25 người và bắt tạm giam 16 người. Trước đó, các vụ việc liên quan Hà Văn Thắm ở Ngân hàng Đại Dương và Phạm Công Danh ở Ngân hàng Xây dựng, đang trong quá trình xét xử.

Trịnh Xuân Thanh bị đe dọa tính mạng nên ‘đầu thú’?

Người Việt

Tư Ngộ

1-8-2017

Trịnh Xuân Thanh ngồi đọc tài liệu chính trị của tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Ða Nguyên khi đang trốn ở Âu Châu hồi Tháng Mười 2016. Hình: Blog Bùi Thanh Hiếu.

HÀ NỘI (NV) – Chuyện kẻ chạy trốn và bị truy nã Trịnh Xuân Thanh tự dưng tới trụ sở Bộ Công An CSVN tại Hà Nội “đầu thú” đến nay vẫn còn hoàn toàn nằm trong sự bí mật. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, Trịnh Xuân Thanh đã bị gây áp lực, trong đó có cả việc đe dọa đến tính mạng.

Ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, “đầu thú’ hôm Thứ Hai, 31 Tháng Bảy 2017. Bản thông báo của Bộ Công An gây ngạc nhiên cho mọi người khi ai cũng tin rằng ông ta đang trốn đâu đó ở Âu Châu, nhiều phần là tại nước Ðức. Ông Thanh đã cao bay xa chạy đế tránh bị bắt giữ, tù tội với những cáo buộc tham nhũng và làm thất thoát nhiều trăm tỉ đồng khi cầm đầu Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC), một công ty con của Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) lúc đó do ông Ðinh La Thăng làm “chủ xị.”

Trịnh Xuân Thanh đã khai sạch!?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

1-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh có lẽ vẫn còn đang rét dù đang mùa hè ở Hà Nội. Ảnh chụp ở Đức, những ngày chưa bị bắt. Nguồn: internet

Với tất cả tình thế mà hiện thời Trịnh Xuân Thanh đã “về”, đã “nằm” ở đâu đó và nỗi nguy hiểm có thể lao thẳng đến án tử hình của nhân vật này, câu trả lời dường như là duy nhất: Thanh đã khai hết, khai sạch.

Nhưng khai gì?

“Đứa con hoang đàng” đã “đầu thú”?

Cuối cùng, sau cả năm trời lưu lạc xứ người, “đứa con hoang đàng” Trịnh Xuân Thanh đã trở về trong vòng tay trìu mến yên thương của Tổng bí thư Trọng.

Tuần lễ Donald Trump đánh mất biển Đông

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Song Phan

31-7-2017

Bản đồ lô 128, 136/03. Ảnh: Google Earth.

Sự đầu hàng của Việt Nam cho thấy các nước láng giềng của Trung Quốc lo rằng, Mỹ không còn ủng hộ họ nữa.

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống Trung Quốc. Nhưng tháng này, Hà Nội đã quỳ gối trước Bắc Kinh, bị hạ nhục trong đua tranh về việc ai kiểm soát biển Đông, tuyến đường thủy gây tranh cãi nhất thế giới. Hà Nội đang nhìn về Washington tìm dấu hiêu ủng hộ ngầm giúp tránh các đe dọa của Bắc Kinh. Đồng thời, chính quyền Trump đã cho thấy rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm đúng mức tới lợi ích của bạn bè và các đối tác tiềm năng của mình ở Đông Nam Á để bảo vệ họ chống lại Trung Quốc. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ kết luận rằng Hoa Kỳ không sẵn lòng hậu thuẫn họ. Và trong khi Washington tự làm suy yếu chính mình về vụ gián điệp Nga và các cuộc tranh luận về chính sách chăm sóc y tế, một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới đang rơi vào tay của Bắc Kinh.

Có thể đã xảy ra vụ bắt cóc ở Bá-linh: Từ vườn Tiergarten về Việt Nam

Taz/ FB Bạch Nhị Hà

Tác giả: Marina Mai

Dịch giả: Hùng Hà

2-8-2017

Bức ảnh của ông Trịnh Xuân Thanh được cho là đã giúp mật vụ VN tìm ra ông Thanh. Ảnh: internet

Ngay giữa Bá-linh, mật vụ Việt Nam được cho là đã bắt cóc một cựu công chức bị thất sủng. Và rồi người này đã lại xuất hiện – ở Hà Nội.

BERLIN taz | Những người đàn ông vũ trang, dường như thuộc mật vụ Việt Nam, được cho là đã bắt cóc một người Việt Nam vào ngày 23.07.1972. Phát ngôn viên của cảnh sát Bá-linh Winfrid Wenzel đã phát biểu về việc này với taz: “Chúng tôi đang điều tra với lý do nghi ngờ về vụ việc bắt cóc và bắt người tống tiền”. Chi tiết thêm sẽ được biết qua Văn phòng báo chí của Công tố viện Bá-linh.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của cơ quan này, Martin Steltner, không muốn phát biểu. Nhưng đài BBC và truyền thông mạng Việt ngữ ở Bá-linh đã đưa tin, có những nhân chứng độc lập người Đức có lẽ đã nhìn thấy vụ bắt cóc và xác nhận với cảnh sát. Theo những lời tường thuật, nhân chứng 51 tuổi này đã bị lôi lên một chiếc xe hơi và được đưa sang một quốc gia châu Âu láng giềng ngay sau đó.

Trịnh Xuân Thanh nên đòi được xử công khai

Blog VOA

Bùi Tín

2-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên báo chí Việt Nam.

Trịnh Xuân Thanh, nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, nguyên đại biểu Quốc hội, trốn ra nước ngoài tháng 9/2016, bị truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế về tội «làm trái quy định Nhà Nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng», gây nên thua lỗ 3.300 tỷ đồng.

Theo tin của bộ Công an, ngày 31/7 vừa qua, Trịnh Xuân Thanh về nước, ra «đầu thú» tại cơ quan Cảnh sát điều tra tại Hà Nội.

Một tin rất ngắn của bộ Công an được các báo lề phải trong nước đưa lại, không có bình luận, cũng không có chi tiết nào được biết thêm.

Vụ bắt ông Trầm Bê: Sẽ còn ai nữa?

BBC

1-8-2017

Ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank bị bắt liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, Ảnh: báo TT

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank,

Cũng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng là ông Phan Huy Khang, nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank.

Trịnh Xuân Thanh đã làm ‘liên lụy’ đến những lãnh đạo cấp cao nào?

Nhà Đầu Tư

Đức Tùng

31-7-2017

Vì liên quan hoặc liên đới đến Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC), nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao đã dính án kỷ luật, trong đó có người đương chức, người đã về hưu.

Ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM

Từ ngày 24 đến 26/4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đã họp kỳ thứ 14. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Vụ Trịnh Xuân Thanh đầu thú ‘nghe lạ tai như phép màu’

BBC

1-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: VNE

Một cựu quan chức Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng thông tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú “lạ tai, nghe giống như phép màu”.

Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC hôm 1/08:

“Tôi bất ngờ khi nghe tin ông Trịnh Xuân Thanh đầu thú.”

Đừng để phải chết chùm!

Blog RFA

VietTuSaiGon

30-7-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong câu nói này cũng chính xác 100%.

Được nhìn thấy sự thật, được hiểu biết chính trị, được lo lắng, được cõng nợ, được nổi giận, được im lặng nhìn hàng loạt vấn đề sai trái của nhà cầm quyền, được ăn cá nhiễm độc, được lội bùn đỏ bì bõm, được biểu tình và gào khản cổ kêu đòi công lý trước khi công an gô cổ đánh đập, được đi xe buýt hiện đại trong cách hành xử của người thô lỗ mông muội, được chứng kiến cảnh xe container và cảnh sát giao thông rượt đổi nhau như phim hành động… Có cả hàng ngàn cái được, trong đó, được nhất vẫn là nhìn đồng hồ nợ công nhích dần từ 700 Mỹ kim, rồi 800, 900, và gần đây là 1000 Mỹ kim/đầu người, con số này biến thiên nhanh chóng trong vòng chưa đây 5 năm!

Tin nóng: Ông Trần Quốc Vượng thay ông Đinh Thế Huynh làm thường trực Ban bí thư

VNexpress

Hoàng Thùy

1-8-2017

Ông Trần Quốc Vượng. Ảnh: internet

Trong thời gian ông Đinh Thế Huynh điều trị bệnh, Bộ chính trị phân công ông Trần Quốc Vượng tham gia thường trực Ban Bí thư.

Ngày 1/8, Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc phân công cán bộ tham gia Thường trực Ban Bí thư.

Theo đó, tại phiên họp ngày 28/7, sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc phân công Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Thường trực Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã quyết định phân công Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư trong thời gian ông Đinh Thế Huynh điều trị bệnh.

Tin nóng: Ông Trầm Bê bị bắt

FB Phạm Việt Thắng

1-8-2017

Ông Trầm Bê. Ảnh: internet

Bắt Trầm Bê sau đó là ai?

Trầm Bê, người tôi cảnh báo tuần trước, vừa bị bắt! Liên quan đến việc này sẽ có thêm một nguyên phó thống đốc dính líu.

Vậy, ai, đại quan nào đã chống lưng để nhà tài phiệt này lũng đoạn ngành ngân hàng trong một thời kỳ dài như thế.