Từ côn đồ đường phố đến lưu manh quốc gia

Phan Ngạc

7-8-2017

Nguyễn Phú Trọng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Tin hành lang từ Hà Nội cho biết, Tuyên Giáo Nhà nước CSVN đang phát động chiến dịch truyền thông để làm nhiễu loạn sự kiện Trịnh Xuân Thanh. Chủ trương của Hà Nội là, rêu rao việc nước Đức không tỉnh táo trong nhận thức và bao che cho một tội phạm tham nhũng bị truy nã quốc tế, để người dân không tập trung vào chuyện nội bộ đảng CSVN đang thanh toán lẫn nhau.

Từ ngày 7/8/2017, chiến dịch này đã được hướng dẫn tuyên truyền cho các nhóm dư luận viên. Không chỉ có những lời bình hay bài phân tích nặc danh, mà tham gia còn có cả những nhân vật “trí thức” quen thuộc trên các trang mạng xã hội cũng được vận động góp tiếng.

Ông Nguyễn Văn Tuyến, cựu đại tá quân đội, đề nghị xử lý ông Hoàng Trung Hải

7-8-2017

Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh: internet

Hà Nội ngày 2 tháng 7 năm 2017

Kính gửi: Đồng chí Nguyễn phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Tôi: Nguyễn Văn Tuyến, 92 tuổi đời, 71 tuổi Đảng, cán bộ Tiền Khởi nghĩa, đại tá quân đội nghỉ hưu.

Với tư cách là một đảng viên lâu năm, với lương tâm, trách nhiệm của người đảng viên đứng trước sự khủng hoảng lòng tin của Nhân dân, của đảng viên đối với Đảng, trước hết với Ban chấp hành TW, nhất là với Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW hiện nay (khóa IX) trên tất cả mọi mặt, đặc biêt là vấn đề cốt lõi: đường lối của Đảng do Đại hội XII đề ra.

Chiếc smart phone trên thảm cỏ

Phạm Đình Trọng

7-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình VTV.

Bộ phim đang chiếu trên truyền hình kể lại một câu chuyện có thật: Một tên tội phạm chạy trốn và bị bắt. Nhưng để được hội đồng duyệt cho công chiếu rộng rãi, bộ phim đã phải sửa là kẻ tội phạm ra đầu thú. Tên phim Chiếc Smartphone Trên Thảm Cỏ phải đổi thành Đầu Thú và chuyện phim chỉ bắt đầu từ khi tên tội phạm xuất hiện trên truyền hình với bộ mặt trì độn, âm u của một trí não đang còn trong cõi mịt mù tăm tối chưa thoát hẳn ra khỏi giấc ngủ cưỡng bức kéo dài. Với bộ mặt ngây ngô, trì độn, tên tội phạm nói lời ân hận đã chạy trốn tội lỗi do mình gây ra nhưng lương tâm con người xã hội chủ nghĩa đã không buông tha nên đã trở về đầu thú, đối mặt với sự thật.

Ba kế sách về vụ Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Đình Cống

6-8-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng và Ngoại trưởng Đức, Sigmar Gabriel. Ảnh: internet

Vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh, tưởng là thắng lợi to, không ngờ mang lại nhiều tai họa lớn, vì đã va đầu vào lũy thép Nhân quyền và Pháp trị của nước Đức, làm cho mặt mày xây xát, gan ruột rối bời. Nguyên nhân sâu xa là thói kiêu ngạo CS. Nguyên nhân gần là sự nóng vội muốn lập công với thói quen coi thường và dẫm đạp lên luật pháp và nhầm lẫn tai hại giữa mưu mô xảo quyệt với trí thông minh. Bây giờ biết làm sao đây để thoát ra được mớ bòng bong làm rối trí nhiều người. Thấm nhuần câu “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” tôi cố suy nghĩ, tìm 3 kế sách, xin nêu ra để mọi người tham khảo.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel, ngoại trưởng Đức

Stuttgarter Nachrichte

Tác giả: Bärbel Krauß

Hùng Hà chuyển ngữ

Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel. Ảnh: AP

Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel về vụ xung đột với Việt Nam: “Trong mọi trường hợp, chúng ta không khoan nhượng cho một vụ việc như vậy“.

Như thể truyện gián điệp, chiến tranh lạnh và Hollywood: Chỉ vài ngày trước, ngay giữa Berlin, một người Việt Nam xin tỵ nạn bị tình nghi đã bị bắt cóc và mang đi. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel đe doạ Hà Nội về những hậu quả.

Berlin – Một người Việt Nam xin tỵ nạn đã bị mật vụ nước mình bắt đi và mang về Việt Nam. Nghe có mùi Hollywood truyện gián điệp nhưng lại là thực tế đã diễn ra ở Berlin vài ngày trước đây. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) choáng váng và nhận định việc này là một “gánh nặng to lớn” cho quan hệ song phương với Việt Nam.

Bức thư của bà Cấn Thị Thêu gửi từ nhà tù Gia Trung

Trịnh Bá Phương

6-8-2017

Kính gửi bà con dân oan và cộng đồng trong ngoài nước.

Tôi là dân oan Cấn Thị Thêu, hiện nay đang bị nền tư pháp thối nát Việt Nam cầm tù tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai.

Hôm nay tôi viết thư này gửi lời cảm ơn chân thành đến bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền đã quan tâm và giúp đỡ tôi và dân oan Dương Nội trong suốt thời gian qua. Kính chúc quý ân nhân có được nhiều sức khoẻ, vạn sự bình an và gặp nhiều may mắn.

Tàu cá bị “tàu lạ” tông chìm, một thuyền trưởng mất tích

LTS: Sáng nay, 6/8 một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị “tàu lạ” đâm chìm, cách Côn Đảo, Bà Rịa- Vũng Tàu, khoảng 48 hải lý về phía tây nam, cách mũi Vũng Tàu khoảng 150 hải lý về phía nam tây nam, theo báo Pháp Luật TP. Như vậy là bọn “tàu lạ” này đã đuổi ngư dân Việt Nam vào gần tới bờ rồi.

Mời nghe clip:

Công ty nước ngoài có rủi ro khi VN chống tham nhũng?

BBC

6-8-2017

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) nói việc kỷ luật ông Đinh La Thăng mới chỉ ‘về mặt Đảng’. Ảnh: AFP

Tạp chí kinh doanh Forbes của Mỹ mới đây có bài đánh giá về nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam và hệ lụy với giới công ty nước ngoài.

Bài viết của Jeremy Tan, nhà nghiên cứu từ tổ chức Control Risks, hãng tư vấn rủi ro toàn cầu, liệt kê một chuỗi các án vụ tham nhũng xảy ra tại Việt Nam trong gần một năm qua trong đó nổi bật nhất là việc loại bỏ ông Đinh La Thăng khỏi Bộ Chính trị hồi tháng Năm năm nay.

Trịnh Xuân Thanh – Củi khô hay tươi?

Thạch Đạt Lang

6-8-2017

Ảnh minh họa.

Hôm 31/7/2017, TBT Nguyễn Phú Trọng, nhân vật số 1 trong “Tứ trụ Triều đình”, trong buổi họp bàn về phòng chống tham nhũng, đã phát biểu một câu rất hợp với lô gích nhà bếp: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”. Lô gích này dường như ai cũng biết, thế nhưng được một ông tổng bí thư Đảng CSVN nói ra, khiến nhiều người ngơ ngác không hiểu ông Trọng muốn nói chuyện gì?

Ý của ông Trọng thật ra chẳng có gì khó hiểu, ông chỉ muốn nói đến việc phòng, chống tham nhũng dưới thời CS, đã trở thành phòng trào, xu thế của cả xã hội. Ông phát biểu như sau: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.

CSVN lấp liếm về hiện trạng Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

6-8-2017

Ảnh minh họa. Giàn khoan Repsol. Nguồn: internet

Trở lại “cuộc chiến thông tin”, giữa nhà báo Bill Hayton của BBC với Reuters, (nếu có thể gọi đây là một “cuộc chiến”), về giàn khoan của Repsol đang khai thác ở lô 136-03, ta thấy hiển nhiên BBC&Hayton đã “chiến thắng” đối thủ một cách “vẻ vang”.

Những sự kiện Bill Hayton đã nói trong các bản tin (24 và 26 tháng bảy), hầu hết đều được kiểm chứng.

Lịch sử Trung Quốc bảo chúng ta: Đừng bao giờ ngưng chiến đấu cho đến khi cuộc chiến ngã ngũ

Asian Review

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Song Phan

27-7-2017

Số phận của Tôn Chính Tài cho thấy, cuộc sống của giới chóp bu ĐCS Trung Quốc có thể trở nên tệ hại, tàn bạo và ngắn ngủi.

Lưu Thiếu Kỳ, đứng thứ hai từ bên phải, được đề cử vào chức chủ tịch ĐCSTQ, ngồi bên cạnh Mao Trạch Đông trong một cuộc họp Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1957. Họ Lưu kế vị Mao làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1959, nhưng đã bị thất sủng và bị giam tại nhà 8 năm sau đó.© AP

Các nhà quan sát chính trị chủ chốt ở Trung Quốc không thể không thấy một nghịch lý tàn nhẫn: Những người gần tới tột đỉnh quyền lực nhất, có nguy cơ bị ngã ngựa nhất. Ví dụ mới nhất là ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, và là bí thư thành uỷ Trùng Khánh, một thành phố lớn phía Tây Nam Trung Quốc.

Các ngoại trưởng ASEAN không có thông cáo chung ‘do VN’

BBC

5-8-2017

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (áo xanh) đã nỗ lực vận động các nước ASEAN thay đổi lập trường về Biển Đông và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng các nước ASEAN không đưa ra được thông cáo chung thường lệ cuối ngày làm việc thứ Bảy 5/8 vì không đạt được sự đồng thuận về ngôn từ liên quan các tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Anh Reuters cho hay.

LS Petra Isabel Schlagenhauf: Thông cáo báo chí về việc ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin

Thời Báo

5-8-2017

Thân chủ Trịnh Xuân Thanh và Luật sư Petra Isabel Schlagenhauf. Ảnh: TB

Bị bắt cóc đưa từ Berlin về Việt Nam theo chỉ thị của chính phủ Việt Nam – vụ Trịnh Xuân Thanh.

Vào ngày chủ nhật, 23.07.2017, lúc khoảng 10 giờ 40 phút, tại Berlin – Tiergarten, công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh cùng với một người Việt Nam khác đã bị dùng bạo lực bắt cóc ngay trên phố, cả hai người bị tống vào một chiếc xe hơi. Sự việc này có nhân chứng nhìn thấy và báo cho cảnh sát Berlin.

Vào ngày thứ hai, 24.07.2017, họ đã bắt đầu tiến hành điều tra sự việc.

Tâm Thư Gởi Người Yêu Nước

Kha Lương Ngãi

5-8-2017

Kính thưa Quý vi,

Tổ quốc ta đang thực sự lâm nguy! Trong những ngày cuối tháng 7/2017 vừa qua, kẻ thù bành trướng Bắc Kinh đang ngang nhiên đe dọa tấn công quân sự, ngăn cấm VN không được khai thác dầu khí tại mỏ Rồng Đỏ, bãi Tư Chính, cùng nhiều nơi khác trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN mà nhà cầm quyền VN lại đang cam chịu khuất phục.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Như vậy là “bạn 4 tốt, 16 chữ vàng” hiện đang thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu”, tiến dần tới biến đất nước ta thành “khu tự trị” như Tân Cương, Tây Tạng. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng này, lẽ ra Đảng CS, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam, phải khẩn cấp ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, đứng lên cứu nước và bản thân Đảng, Nhà nước phải sớm từ bỏ “đường lối đối ngoại 3 không” tự trói tay chân mình, nhanh chóng tìm cách ký hiệp ước liên minh, đồng minh với Mỹ, là nước có chung lợi ích chiến lược với VN ở Biển Đông và đặc biệt là phải sớm thiết lập nền chính trị dân chủ đa nguyên, nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”, nền kính tế thị trường tự do đích thực và một xã hội dân sự phát triển. Chỉ có như thế thì VN mới có thể nhanh chóng giàu mạnh, tự bảo vệ được “độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” với sự trợ giúp của Mỹ và các nước dân chủ, văn minh, tiến bộ trên thế giới.

Từ vụ bắt cóc “doanh nhân” Trịnh Xuân Thanh, vén bức màn các quan chức CS làm ăn ở Đức

Thập Toàn, CHLB Đức

5-8-2017

“Doanh nhân” hay kẻ cắp Trịnh Xuân Thanh? Ảnh: internet

Hôm 3/8 trên mục Chính trị của trang báo Spiegel Zeitung online (báo Tấm Gương) của Đức, một tờ báo lớn được biết trên toàn thế giới, đã có một bài viết của nhà báo nữ Vanessa Steinmetz với tiêu đề “Bắt cóc một doanh nhân Việt Nam”.

Ngay đầu bài viết, nhà báo đã viết với một giọng văn đầy giễu cợt, đó là chỉ cách đây hai tuần, quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức còn nồng ấm. Để chứng minh cho sự nồng ấm này, nữ nhà báo còn cụ thể hóa rằng hình ảnh cái bắt tay nồng ấm với nụ cười của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong dịp ông Phúc được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 với cương vị là nước tổ chức hội nghị APEC 2018, đã được đài truyền hình Việt Nam đưa lên trang nhất. Nhưng nữ nhà báo Đức lại chua một câu rằng, đằng sau hậu trường lại là một một bất đồng sâu sắc, đó chính là câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh (TXT).

Lợi và hại trong vụ Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Đình Cống

5-8-2017

Lợi và hại trong việc bắt Trịnh Xuân Thanh.

Thường thường trong mỗi sự việc bao gồm 2 mặt đối lập: tốt và xấu, lợi và hại, họa và phúc v.v… Câu triết lý thường gặp là: “Trong họa có phúc, trong phúc có họa”. Về lợi và hại có nhiều câu châm ngôn hay, tựu chung lại là: Định làm việc gì, ngoài cái lợi đã thấy rõ cần phải nghiêm túc suy nghĩ đến những điều hại nó có thể mang lại.

Liên quan đến việc xử lý lợi hại, có 2 loại người khác nhau, tạm gọi theo cách của người xưa là tiểu nhân và quân tử (có thể xem tiểu nhân là bọn đểu cáng, quân tử là người tử tế). Quân tử và tiểu nhân không phân biệt giàu nghèo, học vấn, chức vụ, địa vị xã hội v.v…, chỉ phân biệt bởi thái độ của họ trong đối nhân xử thế, trong đó có vấn đề đối với lợi lộc.

Tin Đồng Tâm: Chính quyền xã dẹp các thủ lĩnh thôn Hoành

Blog Tễu

5-8-2017

Ông Lê Đình Công, Trưởng thôn Hoành. Ông là con trai của cụ Lê Đình Kình. Ảnh: Nhà Quản lý.

Ngày 02 tháng 8 vừa qua, Ông Hoàng Thanh Hương, Chủ tịch Xã Đồng Tâm vừa ký văn bản Đình chỉ chức vụ Trưởng thôn Hoành đối với ông Lê Đình Công và Phó thôn Hoành đối với các ông Lê Đình Ba và Nguyễn Văn Doanh.Văn bản nói đình chỉ này là để phục vụ công tác tiếp tục điều tra.

Người Đức nghĩ gì về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Giang Phúc Đông Sơn

5-8-2017

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23.07.2017 là đề tài rất nóng, mấy ngày qua nó được bàn tán, tranh luận ồn ào, sôi động, làm tốn nhiều thời gian của nhiều người, nhiều phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp lẫn không chuyên nghiệp, không những chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở CHLB Đức, nơi Thanh đã có những ngày êm đềm dưới những tàng cây thơ mộng, trên những chiếc băng ghế nghỉ chân, tâm hồn thanh thản, thảnh thơi, thơ thới với những bức tượng của các thi sĩ Đức ở công viên Tiergarten Berlin.

Những bức ảnh Trịnh Xuân Thanh chụp tại các công viên ở Đức. Nguồn: Facebook.

Trịnh Xuân Thanh ‘tự thú’ trên VTV: ‘một kịch bản’ diễn sai luật

VOA

4-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên VTV hôm 3/8. Ảnh chụp màn hình

Các luật sư và nhà bình luận Việt Nam cho rằng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh “tự thú” trên truyền hình nhà nước Việt Nam, sau khi bị bắt từ Đức về như báo chí quốc tế loan tin, là một màn diễn có kịch bản, nhằm phục vụ cho mục đích chính trị.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Thanh Lương nhận định rằng nếu thông tin ông Thanh bị “bắt cóc” đúng như Bộ Ngoại giao Đức và quốc tế loan thì việc tự thú của ông Trịnh Xuân Thanh là có kịch bản:

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000

Người Việt

4-8-2017

Biểu tình giữa tháng 4/2015 phản đối Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm, khiến quốc lộ 1, đoạn chạy qua Tuy Phong, Bình Thuận bị tắc suốt hai ngày. Sau vụ Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm trên đất liền, Vĩnh Tân 1 hứa hẹn gây ô nhiễm dưới biển. Ảnh: internet

VIỆT NAM (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Việt Nam đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.

Thayer: ‘Nghi vấn bắt cóc gây tổn hại cho VN’

BBC

4-8-2017

Hành động bắt cóc nếu đúng sự thật thì sẽ tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương Việt Nam và Đức, ông Carl Thayer cho biết. Nguồn: FB Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC nếu ông Trịnh Xuân Thanh thực sự bị bắt cóc, ép buộc rời Đức thì điều này là hành động chưa từng thấy của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu từ Úc cũng đánh giá rằng nếu nghi vấn bắt cóc được chứng minh là đúng thì nó làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương trong thời điểm Việt Nam rất cần bạn.

“Việc tuyên bố một cán bộ tình báo của Việt Nam là persona non grata cho thấy phía Đức có vẻ có cơ sở để tin rằng Việt Nam trực tiếp liên quan, vì đây rõ ràng là một hành động vi phạm đến chủ quyền an ninh Đức.”

Đức dọa trả đũa Việt Nam vì ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh

BBC

4-8-2017

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh chụp màn hình của BBC.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm thứ Sáu 4/8 tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.

Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc bắt cóc, và để hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói ông tự nguyện trở về nước.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhắc lại Đức đã yêu cầu một sĩ quan tình báo Việt Nam rời Berlin vì tin rằng ông này liên quan đến việc bắt cóc.

“Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc,” ông Gabriel nói tại một cuộc họp báo.

“Không có chi tiết gì trái ngược giả thuyết này. Mọi thứ đều ủng hộ giả thiết rằng ông ta, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam và dùng nơi ở của ông ta tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đã xin tị nạn,” Ngoại trưởng Đức nói.

Ông Gabriel không nói rõ các biện pháp trừng phạt mà Đức đang cân nhắc.

Ông nói thêm ông Trịnh Xuân Thanh “bị đưa ra khỏi Đức, bằng các biện pháp mà chúng tôi tin rằng người ta xem trong các phim hình sự về Chiến tranh Lạnh.”

“Đây là điều chúng tôi không thể chấp nhận.”

Tối 3/8, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đưa hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói lời “xin lỗi” trong chương trình thời sự.

VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Được BBC hỏi về phản ứng sau khi VTV đưa tin, Bộ Ngoại giao Đức nói họ không có gì bổ sung ngoài tuyên bố đã ra hôm 2/8.

Nhưng trong thư trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh chữ đậm đoạn sau đây trong tuyên bố 2/8:

“Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.”

Trong khi đó, một luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, Petra Schlagenhauf nói với BBC sau khi xem đoạn phim:

“Đây là ‘tự thú’ ép buộc. Ông ấy bị bắt cóc. Chúng tôi biết, cảnh sát Đức biết, chính phủ Đức biết.”

Bà nói thêm: “Tôi lo ngại cho sức khỏe thân chủ. Ông ấy trông rất tệ.”

VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Trong phim, ông Trịnh Xuân Thanh, ngồi ở địa điểm không xác định, nói ông đã “suy nghĩ không chín chắn”, “đành phải về để đối diện sự thật”.

Ông nói muốn “cần về gặp lại mọi người đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi”.

VTV cũng đưa hình về “đơn xin tự thú” ghi ngày 31/7 tại Hà Nội, viết tay, được nói là của ông Thanh.

Đoạn thuyết minh nói trong đơn có đoạn:

“Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi, và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC do lo sợ suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức.

“Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ.

“Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam, ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, nhà nước và pháp luật.”

Trước đó cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/8 “lấy làm tiếc” trước thông cáo của Đức nhưng dẫn lời Bộ Công an nói ông Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”.

Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8 cáo buộc Việt Nam “bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh” và yêu cầu đại diện tình báo Việt Nam tại Berlin về nước.

Trong thông cáo ra hôm 2/8, Bộ Ngoại giao Đức nói họ có bằng chứng về việc Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Bộ Ngoại giao Đức đã triệu Đại sứ Việt Nam lên vào tối 1/8, và sau đó đặt nhân viên tình báo tại Tòa Đại sứ vào vị trí “người không được hoan nghênh” (persona non grata), buộc phải rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.

Nguyễn Văn Bình sẽ là con ‘hổ’ thứ hai bị ‘đả’

Blog RFA

Trân Văn

4-7-2017

Ông Nguyễn Văn Bình, cựu thống đốc ngân hàng NNVN. Ảnh: internet

Nếu hoạt động của hệ thống công quyền tại Việt Nam phải theo “lộ trình”, những quyết định bất kể tốt, xấu liên quan đến “sinh mạng chính trị” của cá nhân trong hệ thống phải “đúng quy trình” thì sự kiện công an Việt Nam tống giam ông Trầm Bê sẽ biến quan lộ của ông Nguyễn Văn Bình – nhân vật vừa là Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư, Trưởng Ban Kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, vừa kiêm nhiệm vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo khu vực Tây Bắc của Đảng CSVN – từ đại lộ trở thành tiểu lộ, thậm chí là… tử lộ.

Người Việt ở Đức “rất sốc” về vụ Trịnh Xuân Thanh

BBC

4-8-2017

Tấm biển trên cổng Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Ảnh chụp màn hình.

Cộng đồng người Việt ở Đức đang “rất hoang mang” và “tranh luận mạnh mẽ” vì chuỗi sự kiện liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, theo một nhà báo người Việt sinh sống và làm việc nhiều năm tại Đức.

“Có thể nói chưa bao giờ cộng đồng người Việt ở Đức lại trải qua một cơn sốc lớn như thế này,” nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin nói với BBC.

Những hình ảnh tốt đẹp của người Việt tại Đức dường như “đổ bể” sau khi truyền thông Đức đưa tin rộng rãi tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức về vụ ông Trịnh Xuân Thanh, ông Hùng chia sẻ.

Vì sao ông Đinh Thế Huynh ngã ngựa?

Viet-studies

Quốc Tuấn

4-7-2017

Ông Đinh Thế Huynh, cựu Thường trực BBT. Nguồn: PLTP

Vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều động thái cho thấy ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật thứ 5 trong bộ máy của Đảng… đã ngã ngựa. Điều này có thể hiểu được dựa trên mấy nhẽ:

(1) Về sức khỏe, sau hơn 2 tháng chữa trị ở Nhật Bản, ông được cho là bị thủng ruột (có nguồn tin nói là ung thư). Đây là hậu quả nhỡn tiền và tất yếu của một thời gian dài là đệ tử của Lưu linh. Ông Đinh Thế Huynh còn có biệt danh là sâu rượu. Ông Huynh uống rượu đến độ tàn bạo. Cũng như việc hút thuốc đến độ “nghiện xì ke”. Những người biết ông Huynh đều biết rằng, mỗi ngày ông hút 3-4 gói thuốc (do đàn em biếu!), hút ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả nơi có trẻ em, phụ nữ, phòng họp… Một nguyên lãnh đạo cao cấp cho biết: ngồi gần anh này, có ba mùi đặc trưng, đặc quánh là mùi thuốc lá, rượu, và… ít tắm giặt.

Nhược tiểu Ếch

Blog RFA

VietTuSaiGon

3-8-2017

Trịnh Xuân Thanh (trái) cùng người thân trước căn biệt thự. Ảnh: internet

Người Việt có câu cửa miệng “con ếch nó chết vì cái miệng” và xem đó như một thứ triết lý tồn tại, thậm chí triết lý sống để đối nhân xử thế. Và đây cũng là câu nói biểu lộ rất rõ căn tính cũng như lựa chọn tập thể của một dân tộc chưa bao giờ thoát khỏi thảm trạng nhược tiểu: Tính Nhược Tiểu! Bởi thử đặt câu hỏi: Tại sao người ta không ví tiếng nói của mình như sư tử hống, như đại bàng đập cánh, như cọp gầm, voi thét…? Có hàng trăm loài vật để ví nghe vừa mạnh mẽ, vừa oai vệ, người ta lại chọn con ếch để răn đe, nhắc nhở bản thân. Vì sao?

Thấy gì qua vụ bị “bắt cóc” hay “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh?

Blog RFA

Song Chi

3-8-2017

Đơn tự thú của Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình.

Thấy gì qua vụ bị “bắt cóc” hay “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch phụ trách công nghiệp – thương mại UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)?

Sự thê thảm của một nền báo chí chính thống bị trói tay

Từ khi có internet, nhất là từ khi facebook phát triển, trở thành kênh trao đổi, chia sẻ thông tin chính của các nhà báo tự do và những người quan tâm đến tình hình chính trị ở VN, chúng ta thấy báo chí chính thống thường xuyên phải chịu thua facebook và báo chí bên ngoài trong việc đưa tin, bình luận về nhiều sự kiện ở VN. Không phải tất cả các nhà báo chính thức đang ăn lương của nhà nước đều kém tài, nhưng ai cũng biết họ đã bị nhà cầm quyền trói tay, trước mỗi sự việc, cái nào được phép nói, cái nào không, khi nào nói và nói như thế nào, tất cả đều được chỉ đạo.

Bé cái nhầm

Nguyễn Đình Cống

4-8-2017

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời về Trịnh Xuân Thanh chiều hôm qua. Ảnh: internet

Người Việt, từ nông dân bình thường đến nhiều trí thức và lãnh đạo cao cấp có một nhận thức nhầm, rất nguy hiểm, đã tồn tại lâu dài. Đó là nhầm lẫn giữa mưu mẹo xỏ lá và trí thông minh. Mưu mẹo có 2 loại: dương mưu và âm mưu.

Dương mưu là mưu mẹo công khái, thể hiện chủ yếu trong sáng chế phát minh, trong sáng kiến cải tiến, trong các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn. Dương mưu được thực hiện công khai, minh bạch, hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Âm mưu là mưu mẹo bí mật, nhằm thực hiện một ý đồ, một công việc có lợi cho mình hoặc làm hại người khác, phải giấu kín người ngoài. Âm mưu là mưu mẹo xỏ lá, lừa dối, phải thực hiện một cách kín đáo, giấu giếm, ngụy trang.

Bang giao Đức – Việt căng thẳng vì tình báo Việt Nam bắt cóc người tị nạn chính trị

Vũ Ngọc Yên

4-8-2017

Lãnh đạo CS Leon Trotsky bị ám sát chết ngày 21/8/1940. Ảnh: Getty

Sau khi nhật báo Tageszeitung (taz) tại Bá Linh có bài viết về một người ti nạn chính trị tên Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, giới truyền thông Đức từ thông tấn xã Đức (DPA) đến các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine, Die Welt, Focus, Handelsblatt đồng loạt loan tin vào ngày 2.8.2017 về hành vi gây chấn động trong dư luận Đức và cộng đồng người Việt Nam tại quốc gia này.

Chủ trương bắt cóc để được gì?

Kông Kông

4-8-2017

Hình ảnh mới nhất của ông Trịnh Xuân Thanh trên VTV tối qua. Ảnh chụp màn hình.

Theo phía Đức, ông Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc”, còn theo phía Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh về “đầu thú”. Để giải tỏa dư luận chẳng có gì khó. Cứ cho tổ chức họp báo công khai ngay để ông Trịnh Xuân Thanh tự trả lời các câu hỏi. Còn kéo dài thời gian mới tổ chức họp báo (ví dụ nếu có) thì khác. Khác vì trong thời gian dài đó biết bao nhiêu diễn biến âm thầm và rất phức tạp xảy ra ở hậu trường nên chẳng còn ai tin nữa! Và cơ hội đó đã qua rồi.