Vừa qua các báo Lao Động, Người Cao Tuổi, Tiếng Dân… đã phản ánh nội dung về việc “Danh sách NLĐ đợi hưu” (do Hội đồng giải thể thuộc UBND tỉnh Quảng Bình và Giám đốc Sở LĐTB&XH ký duyệt ngày 2/12/1997 và ngày 20/8/2002) với các bài: “Tỉnh Quảng Bình: Bao giờ ông Nguyễn Minh Mẫn được giải quyết chế độ BHXH”? “NLĐ đợi hưu bị giam hành đến bào giờ”? “Chính sách NLĐ có nguy cơ bị cướp trắng” 25 năm công tác? v.v…
Tăng thêm 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động chưa nói hết những gì mà Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có thể mang đến cho Việt Nam.
1. ĐCSTQ vu khống và đàn áp Pháp Luân Công như thế nào?
Không phải đến năm 1999, mà từ năm 1996 ĐCSTQ đã đưa tin bôi nhọ Pháp Luân Công, đến năm 1997 ĐCSTQ điều tra để tìm lý do cấm nhưng không thấy gì, sau đó lại buộc tội Pháp Luân Công là “tà giáo” và cho Cục An ninh chính trị đi tìm chứng cớ nhưng cũng không có gì. Chính vì Pháp Luân Công hoàn toàn chân chính nên để đàn áp, ĐCSTQ phải vu khống. Không có lý do thì Đảng nghĩ ra lý do, tưởng tượng ra kẻ thù. Thủ đoạn quen thuộc đã được ĐCSTQ tích lũy qua năm tháng đấu tranh là: “Cái loa đi trước cái gậy theo sau”.
Hôm qua ngày 17/09/2018 trong một bức thư chung gửi đến bà Cecilia Malmström, Cao ủy Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) và bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại, 32 dân biểu Quốc hội châu Âu đã cảnh báo rằng nếu tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam không được cải thiện, thì “sẽ rất khó khăn” để họ có thể đồng ý phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam. Việc phê duyệt này là bước cần thiết cuối cùng để Hiệp định có hiệu lực.
Các nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) để hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam (EVFTA) đang có nguy cơ bị thất bại do thành tích nhân quyền yếu kém của chính phủ Việt Nam.
Sáng mai, ngày 19/09/2018, tại Hòa Bình, diễn ra phiên xử sơ thẩm đối với ông Đào Quang Thực, một thày giáo tiểu học, về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Thực năm nay 56 tuổi, khi bị bắt vẫn còn là giáo viên cấp 1 tại Hoà Bình. Ông Thực có nhiều bất đồng quan điểm với nhà nước và có những bày tỏ quyết liệt về vấn đề liên quan đến các chính sách và hoạt động của đảng cộng sản và chính quyền hiện tại. Trong quá trình đó, ông tương tác với một số cá nhân khác có cùng quan điểm và chia sẻ những vấn đề liên quan.
Phần I: Phản ánh vấn đề trong các công văn hiểu sai Pháp Luân Công
Các công văn đều có các ý chung nói rằng Pháp Luân Công trái phép, gây mất ổn định và chỉ đạo để vận động nhân dân tham gia đấu tranh,… Mới đây nhà nước phát hiện 5600 văn bản trái pháp luật trong năm 2017, có thể là vẫn còn chưa tính các công văn liên quan đến Pháp Luân Công, ở đây tôi lấy công văn số 4002 của một địa phương tại Việt Nam làm đại diện để phản ánh, nhằm tránh hiểu nhầm không đáng có giữa những người phải chấp hành nhiệm vụ và người tu luyện Pháp Luân Công, và để người dân cùng biết.
Sự tàn độc và ác ôn của trại 6 trong cách ứng xử với tù nhân chính trị, một lần nữa được nhắc đến qua đợt tuyệt thực vừa rồi của Trần Huỳnh Duy Thức.
Trước đó là trường hợp Hải Điếu Cày.
Biệt giam. Cắt bỏ, ngăn cản và tước đoạt nhiều quyền lợi về thăm gặp, tiếp tế lương thực, sách báo, thuốc men…
Là trường hợp nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bị bịt mồm trong cuộc thăm gặp thân nhân, khi anh cố đưa tin Hải Điếu Cày tuyệt thực.
Cuối cùng, cũng có nơi (Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đề nghị Tòa án Tối cao kháng nghị, hủy hai bản án dân sự (một của Tòa án thị xã Đồng Xoài, một của Tòa án tỉnh Bình Phước), phân xử vụ tranh chấp đất giữa gia đình ông Võ Chánh và ông Lê Quang Dinh (1).
Năm 1999, ông Chánh mua 48 mét vuông đất ở phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài để làm nhà. Năm 2004, ông Chánh mua thêm 99 mét vuông nữa cũng từ chủ đất cũ để mở rộng nhà. Năm 2009, chính quyền địa phương thu hồi 50/147 mét vuông đất của ông Chánh để thực hiện dự án thoát nước. Diện tích mảnh đất có căn nhà mà vợ chồng ông Chánh làm chủ còn 97 mét vuông.
Năm 2011, vợ chồng ông Lê Quang Dinh – mua mảnh đất cạnh nhà ông Chánh năm 2010, kiện vợ chồng ông Chánh ra Tòa án thị xã Đồng Xoài, đòi quyền sử dụng 40/97 mét vuông đất của ông Chánh. Vợ chồng ông Dinh trưng ra Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương cấp cho ông Huỳnh Thế Sang – chủ trước – chứng minh cho yêu cầu của họ.
Năm 2014, khi xử sơ thẩm vụ kiện này, Tòa án thị xã Đồng Xoài xác định, ông Chánh phải giao cho vợ chồng ông Sang 40 mét vuông đất mà vợ chồng ông Dinh đòi. Ông Chánh kháng cáo. Năm 2015, khi xử phúc thẩm vụ kiện này, Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm. Án phúc thẩm là chung thẩm. Vợ chồng ông Chánh hết cửa để kêu oan…
Ngày 26 tháng 7 năm 2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh nói chuyện phải trái. Thất bại, ông chém vợ chồng ông Dinh bị thương rồi dùng con dao ấy tự sát… Dù ông Chánh dùng máu và mạng của chính mình để rửa oan và kêu oan nhưng vô ích. Chi cục Thi hành án dân sự của thị xã Đồng Xoài vẫn tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Chánh để thực thi các bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Vợ ông Chánh kháng cự. Bà tuyên bố sẽ tự sát như chồng để bảo vệ tài sản của gia đình, bảo vệ tương lai của con cái. Bất bình, dân chúng địa phương dọa sẽ làm giặc nếu hệ thống công quyền tiếp tục giả mù, giả điếc, thực thi hai bản án mà hệ thống tư pháp đã đổi trắng thành đen ngay giữa thanh thiên, bạch nhật…
Chuyện cứ thế nhùng nhà, nhùng nhằng trong hai năm, tới tháng 9 năm 2017, chính quyền thị xã Đồng Xoài mới tổ chức ”thanh tra” về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương đã cấp cho ông Huỳnh Thế Sang năm 2010 để ông bán cho vợ chồng ông Dinh và là cơ sở để ông Dinh kiện vợ chồng ông Chánh giao đất.
Kiểm tra đủ loại giấy tờ, kể cả tài liệu lưu trữ, gặp gỡ – thu thập lời khai của các nhân chứng, trong đó có cả chủ đất (người bán đất cho ông Chánh và ông Sang), trưng cầu giám định chữ ký, Thanh tra xác định, 97 mét vuông đất mà trước giờ gia đình ông Chánh vẫn sử dụng đúng là của họ. Toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Huỳnh Thế Sang đã lập là ngụy tạo, trái thực tế, chẳng hiểu sao hệ thống công quyền không thẩm tra mà thừa nhận ngay lập tức. Không có tờ giấy đó, không có vụ vợ chồng ông Dinh (mua đất của ông Sang), kiện vợ chồng ông Chánh đòi đất. Nếu Tòa án thị xã Đồng Xoài, Tòa án tỉnh Bình Phước thực thi đúng chức trách (triệu tập nhân chứng, nghe nhân chứng, trưng cầu giám định, phân xử một cách công tâm,…) ông Chánh không bị dồn tới chỗ phải lấy máu và lấy mạng mình để rửa oan và kêu oan.
Đáng ngạc nhiên là Thanh tra chỉ đề nghị hủy các tờ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai, cuối tuần trước, tới lượt Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài gửi văn bản đề nghị Tòa án Tối cao dùng thủ tục tái thẩm (thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực) để hủy những bản án sai. Không thấy bất kỳ viên chức, cơ quan hữu trách nào đề cập tới điều tra, truy cứu trách nhiệm những cá nhân (tối thiểu cũng hàng chục) của nhiều cơ quan, cấp, ngành đã đẩy ông Chánh tới chỗ phải tự sát, vợ con ông vào thảm cảnh!
***
Tuần trước, ngoài vụ vừa kể, còn có vụ Thanh tra tỉnh Đắk Nông công bố kết luận việc giao đất ở huyện Tuy Đức cho Công ty Long Sơn (2). Theo kết luận ấy, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 héc ta đất rừng từ 2008, hai năm sau (2010) Sở Tài nguyên – Môi trường mới hợp thức hóa quyết định ấy bằng hợp đồng cho thuê đất và năm sau nữa thì Công ty Long Sơn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giống như nhiều vùng khác ở Tây Nguyên, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông là túi chứa di dân tự do – những cá nhân lìa bỏ nơi chôn nhau, cắt rốn, dắt díu nhau đi khai hoang, lập nghiệp ở những vùng đất mới với hi vọng có thể thoát khỏi khốn cùng. Ở Tây Nguyên, đất mới là những khu rừng nguyên sinh đã bị khai thác đến cạn kiệt rồi bỏ hoang… và di dân chính là những người “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để phục hóa.
Sau khi được thuê rồi được giao 1.079 héc ta “rừng”, chủ Công ty Long Sơn đã bán cả công ty lẫn quyền khai thác hàng ngàn héc ta đất cho gia đình ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu. Kể từ đó, gia đình ông Sửu – chủ mới của Công ty Long Sơn bắt đầu tiến trình xua đuổi di dân tự do ra khỏi khu vực mà công ty toàn quyền… khai thác. Vườn, rẫy – cơ hội đổi đời của hàng trăm gia đình bị chặt phá, bị đốn hạ, nhà cửa bị giật sập. Sau vài thập niên dốc hết sức lực, vốn liếng vào việc khai hoang, định cư, hàng trăm gia đình đối diện với viễn cảnh vừa trắng tay, vừa vô gia cư… Họ bắt đầu tất tả ngược xuôi xin cứu xét.
Chỗ này, chỗ kia bắt đầu đặt vấn đề, khai phá – sử dụng công thổ để mưu tìm cơm no, áo ấm có thể là sai nhưng gạt bỏ thực tế khai thác – sử dụng công thổ cũng như tất cả những tình tiết có liên quan khác để cho phép Công ty Long Sơn phủi tay, không bồi thường, không hỗ trợ dường như không… ổn. Nếu cho thuê rừng nhằm phát triển kinh tế – xã hội địa phương, tại sao không cho những gia đình di dân tự do thuê lại phần đất họ đã khai hoang mà lại dành quyền thuê cả thổ cư, vườn, rẫy của họ cho riêng Công ty Long Sơn?..
Hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không đếm xỉa tới điều đó. Do vậy, Công ty Long Sơn liên tục điều động các loại xe chuyên dụng và “công nhân” dỡ bỏ nhà cửa, hủy diệt những vườn tiêu, vườn điều, vườn cà phê,… trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đăk Nông đã giao. Trong quá trình “cưỡng chế – thu hồi đất”, “công nhân” của Công ty Long Sơn đã đánh đập, gây thương tích cho nhiều người dân ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức chỉ vì họ “dám” bảo vệ nhà cửa, vườn tược vốn là của họ.
Suốt tám năm, toàn bộ hệ thống công quyền từ xã đến tỉnh ở Đắc Nông án binh bất động trước tất cả các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất” mà Công ty Long Sơn thực hiện, bất kể dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, có người bị “công nhân” của Công ty Long Sơn dùng rựa vạt mất gần nửa hộp sọ, tuy may mắn không mất mạng nhưng sẽ sống với cái đầu bị móp ấy cho đến hết đời. Có phụ nữ bị trụy thai do “công nhân” của Công ty Long Sơn đạp vào bụng,…
Bất nhẫn, một số tờ báo bắt đầu lên tiếng. Đến năm 2015, chính quyền tỉnh Đắk Nông mới quyết định thu hồi 265/1.097 héc ta đã giao cho Công ty Long Sơn vì phần đất này vốn là nơi cư trú, vườn, rẫy của hàng trăm gia đình. Năm sau nữa (tháng 7 năm 2016), sau khi thị sát tại chỗ, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Viẹt Nam đã yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Nông ngăn chặn Công ty Long Sơn “cưỡng chế – thu hồi đất” để kiểm tra lại. Song, hệ thống công quyền không làm gì cả và Công ty Long Sơn vẫn tiếp tục tổ chức “cưỡng chế – thu hồi đất”…
Đó cũng là lý do dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức quyết định tự cứu họ bằng cách tự vũ trang với súng tự chế. Sau khi bị 30 “công nhân” Công ty Long Sơn hành hung vì ngăn cản Công ty Long Sơn dỡ nhà, phá vườn của mình trong đợt “cưỡng chế – thu hồi đất” mà công ty này tiến hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Đặng Văn Hiến đã chạy về nhà lấy súng tự chế, bắn chỉ thiên để cảnh cáo, bởi “công nhân” Công ty Long Sơn vừa lao đến, vừa ném đá… ông Hiến có thêm sự hỗ trợ của hàng xóm chĩa thẳng súng vào đám đông bóp cò…
Chỉ đến khi có ba người chết, 13 người bị thương, hệ thống công quyền ở tỉnh Đắk Nông mới chuyển động. Tuy nhiên những chuyển động ban đầu chỉ nhắm tới chuyện trừng phạt Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường vì “giết người”, Đoàn Văn Diện vì “che giấu tội phạm”… Một tuần sau thảm án, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, chủ Công ty Long Sơn còn dọa sẽ kiện nhiều cơ quan truyền thông chính thức ra tòa vì thông tin sai sự thật, vừa chỉ dẫn báo chí “lên huyện, lên tỉnh” để tìm… “sự thật”!
Mũi dùi công lý chỉ chĩa vào Công ty Long Sơn khi công chúng sôi lên vì giận. Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu (Phó Giám đốc Công ty Long Sơn) và ông Phạm Công Thiện (Trưởng Ban Quản lý nhân sự của Công ty Long Sơn) bị khởi tố vì “hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và phải hầu tòa cùng với ông Hiến và ba người hàng xóm. Ở phiên xử sơ thẩm, ông Sửu bị phát sáu năm tù, ông Thiện bị phạt bốn năm tù. Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù, ông Trường 12 năm tù, ông Diện chín tháng tù.
Dư luận dậy lên thành bão. Đến khi xử phúc thẩm, Tòa án Tối cao giảm cho ông Bình hai năm tù, giảm cho ông Trường ba năm tù, chuyển hình phạt 9 tháng tù giam của ông Diện thành án treo. Ông Sửu, ông Thiện cũng được giảm mỗi người hai năm tù nhưng cương quyết giữ hình phạt tử hình dành cho ông Hiến.
Bây giờ, với kết luận vừa công bố, Thanh tra tỉnh Đắk Nông chính thức thừa nhận, chuyện giao 1.097 héc ta đất rừng cho Công ty Long Sơn là sai pháp luật vì công ty này không đủ khả năng tài chính, không đủ cả nhân lực lẫn phương tiện, các giải pháp đầu tư mà công ty này trình bày khi xin nhận đất không khả thi. Trong 1.097 héc ta đất rừng được giao cho Công ty Long Sơn năm 2008, có 183 héc ta thật sự là rừng nhưng đã bị Công ty Long Sơn đốn sạch mà đến giờ hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp vẫn chưa làm gì.
Chuyện để Công ty Long Sơn tổ chức các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất”, không bồi thường cũng chính thức được xác định là sai. Thậm chí các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất”, trong đó đợt cuối cùng dẫn tới thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 còn khiến người ta kinh ngạc vì rõ ràng hệ thống công quyền đã làm ngơ để Công ty Long Sơn “cưỡng chế – thu hồi đất” trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đắk Nông đã quyết định thu lại từ năm 2015, không cho Công ty Long Sơn thuê nữa nhằm “giải độc dư luận”…
Nếu không nổ súng, gây ra thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Hiến đã trắng tay (mất cả nhà lẫn vườn tược như một số nạn nhân trong các vụ “cưỡng chế – thu hồi đất” trước đó của Công ty Long Sơn). Giống như ông Chánh, ông Hiến không liều mạng thì những tiếng kêu oan của ông và hàng trăm gia đình ở xã Quảng Đức, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông chẳng có ai nghe.
Một số luật sư và những người am tường luât pháp từng thắc mắc, với những tình tiết liên quan đến thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 ở xã Quảng Đức vốn đã được bạch hóa từ lâu, tại sao hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) từ địa phương tới trung ương không cải sửa tội danh của ông Hiến từ “giết người” thành “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” (hình phạt tối đa là bảy năm tù)?
Yếu tố chính để xác định một cá nhân “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” là tinh thần đương sự bị kích động mạnh vì “hành vi trái pháp luật”. Xác định ông Hiến “giết người” – phạt tử hình một thường dân – đơn giản hơn điều tra, truy cứu trách nhiệm “hành vi trái pháp luật” của hàng loạt viên chức các cấp, với tình tiết tăng năng là hậu quả của thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016. Chưa kể tuyên bố tử hình ông Hiến còn có tác dụng răn đe. Ở Việt Nam, đâu chỉ có Công ty Long Sơn, cũng chẳng phải chỉ có chính quyền tỉnh Đắc Nông giao đất, giao rừng theo kiểu như vậy.
Khi công bố bản án phúc thẩm, các thẩm phán của Tòa án Tối cao từng nhắc đi, nhắc lại nhiều lần với ông Hiến rằng, ông nên xin Chủ tịch Nhà nước tha tội chết. Đó cũng là lý do rất khó có khả năng Tòa án Tối cao hoặc Viện Kiểm sát Tối cao kháng nghị tái thẩm, hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm mà hệ thống tòa án đã tuyên với ông Hiến, xét xử lại vụ án theo hướng Đặng Văn Hiến và các đồng phạm không phạm tội “giết người” mà là “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh”, dù như thế mới thật sự là “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Để Chủ tịch Nhà nước tha tội chết cho Đặng Văn Hiến sẽ có lợi hơn trong việc “ổn định chính tri”, chưa kể đó còn là cơ hội để lãnh đạo Đảng, Nhà nước quảng bá sự “khoan hồng, nhân đạo”!..
***
Đã hơn hai tháng tính từ ngày ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp dân của các cơ quan trung ương xin lỗi bà Lê Thị Hồng Phượng và hứa sẽ đề nghị Thủ tướng Việt Nam “giải quyết dứt điểm” chuyện oan ức của bà nhưng bà Phượng vẫn vô gia cư và vẫn tiếp tục kêu oan (3).
Bà Phượng là con dâu bà Đê. Bà Đê là vợ ông Tài – tham gia cách mạng rồi mất tích ở Cái Bè. Bà Đê là chủ lô đất 16.000 mét vuông ở đường Kinh Dương Vương, Bình Trị Đông (trước thuộc huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân), có “bằng khoán điền thổ” do Ty Điền địa Gia Định Việt Nam Cộng hòa cấp. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tuy là “gia đình có công với cách mạng” nhưng bà Đê không giữ được lô đất đó vì chính quyền huyện Bình Chánh “mượn”, một phần giao cho Bến xe miền Tây, một phần cho khoảng 20 gia đình dựng nhà. Người sử dụng phần lớn diện tích (6.000/16.000 mét vuông) mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” là ông Nguyễn Văn Nhờ – lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, sau đó chuyển sang phụ trách Xa cảng miền Tây.
Bà Đê trở thành vô gia cư từ tháng 4 năm 1975 và đi tới đi lui xin lại đất của mình. 15 năm sau (1990), gia đình bà Đê dành dụm đủ tiền, mua một căn nhà nhỏ dựng trên đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của họ. Tưởng là sẽ có chỗ chui ra chui vào để tiếp tục hành trình xin lại đất nhưng ông Nhờ điều động người đến giựt sập. Gia đình bà Đê lại ra đường, ăn nhờ ở đậu, làm mướn để tiếp tục sự nghiệp xin lại đất…
Bởi có khiếu nại của bà Đê về quyền sử dụng đất, những gia đình dựng nhà trên lô đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của bà không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, trừ… ông Nhờ và các con (đủ loại sĩ quan của ngành công an, cán bộ Đảng đủ cấp). Ngoài chuyện hợp thức hóa đất, nhà, đại gia đình này còn được bồi thường hàng chục tỉ đồng khi chính quyền địa phương mở rộng các con đường chạy ngang phần đất mà họ chiếm giữ. Trong hàng chục căn nhà mà đại gia đình ông Nhờ sở hữu, một số được dùng để ở, một số để cho thuê, thu hàng chục tỉ/năm.
Sau 28 năm khiếu nại xin lại đất, bà Đê chết như một người vô gia cư. Cũng tới lúc đó, khiếu nại của bà mới được chính phủ để ý, song vợ chồng con trai bà vẫn chưa thể nhận lại tài sản của họ. Từ 2003 đến nay là 15 năm, tính ra có năm lần hết Thủ tướng tới Phó Thủ tướng Việt Nam yêu cầu chính quyền TP.HCM xem xét – giải quyết khiếu nại của gia đình bà Đê, thậm chí năm 2017, chính phủ Việt Nam lập hẳn một đoàn thanh tra để xác định đúng – sai, rồi kết luận khiếu nại của bà Đê chính xác. Tuy vợ chồng bà Phượng đã nêu rất rõ, họ đồng ý tặng đất cho các gia đình đã xây nhà trên lô đất 16.000 mét vuông của bà Đê, kể cả tặng đất cho đại gia đình ông Nhờ. Họ chỉ yêu cầu hoàn trả phần đất mà Công ty Bến xe miền Tây đang dùng làm bãi đậu xe và phần đất mà đại gia đình ông Nhờ cho người khác thuê. Đối với khoản bồi thường khi mở đường mà đại gia đình ông Nhờ tùy tiện nhận, họ yêu cầu đại gia đình ông Nhờ chuyển vào quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Chỉ có thế mà vẫn chưa xong vì chính quyền TP.HCM không chịu làm gì cả (4). Tháng 4 vừa rồi, con trai bà Đê cũng đã chết như một người vô gia cư, chỉ còn bà Phương! Dường như nước mắt không tạo ra đủ năng lượng để hệ thống công quyền chuyển động!
Tâm thư phản ánh sự tồn tại của các công văn nhìn nhận và chỉ đạo sai trái về Pháp Luân Công tại Việt Nam, cũng như sự thật xung quanh cuộc bức hại môn tu luyện này cùng một số vấn đề quan trọng liên quan.
Gửi tới: Ông Nguyễn Phú Trọng, hiện là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, cùng toàn thể người dân Việt Nam.
Tôi tên là: Đào Ngọc Tú. Thẻ căn cước công dân: 030089001352
Quê quán: xóm Đại Giang – Bình Hàn – Cộng Lạc – Tứ Kỳ – Hải Dương.
Nhân lý dân chủ thẳng lưng khi nó dựa vào đa nguyên để có đa tài, đa năng, đa hiệu, nên trọn vẹn trong đối nhân, toàn diện trong xử thế, chính vì nó không bỏ quên một thành phần xã hội nào, nó không giam lỏng một lực lượng xã hội nào, nó trân trọng nông dân, công nhân, nó quý trọng trí thức, chuyên gia. Nó không làm chuyện ngược đời môt cách thô bỉ là biến nông dân thành dân oan, biến công nhân thành dân đen, nó không lẫn tránh trí thức vì nó mong gặp gỡ trí thức để đối thoại về đạo lý và đạo đức, nó cần chuyên gia để biết chính sách, để thấu quốc sách.
Lời tác giả: Để đáp lại lời kêu gọi “Hãy lên đường các bạn ơi!” từ tác giả Vũ Thạch và một nhóm nhân sĩ đã gợi ý trong bài “Đã đến lúc giới hoạt động TỎA VÀO LÒNG DÂN”. Nguyệt Quỳnh liên lạc với anh Trịnh Bá Phương, người bán cua nổi tiếng của làng Dương Nội. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về làng quê có rất nhiều người đi tù vì kiên cường giữ đất.
Tuổi nhỏ ở quê, tôi khi được nghe người lớn thảng thốt kể.” Tối qua mấy ổng về bắt ông Bảy đi mất.” Người quê tôi gọi người theo Việt Cộng là: mấy ổng, và chuyện khủng khiếp nhất với họ không phải là lúc người Quốc Gia và người Việt Cộng đụng trận bắn giết, thậm chí ám sát, mà chính là việc nửa đêm mấy ổng đón đường, vô nhà bắt người mà mấy ổng gọi là ác ôn nhưng thật ra nhiều, rất nhiều người bị bắt chỉ là người khác đảng phái hay không đảng phái nhưng chống đối mấy ổng.
Cuộc đấu tranh xây dựng một đất nước VN thịnh vượng, dân chủ , nhân quyền, tam quyền phân lập, chống cường quyền và chống những hành động tiếp tay cho mưu đồ xâm lược VN của Bắc Kinh là một cuộc chiến đấu lâu dài gian khổ.
Một dân tộc không được hưởng dân chủ, dân tộc đó sống chỉ nửa kiếp, sống dở kiếp, sống không trọn kiếp.
Muốn có dân chủ phải có trên thượng nguồn là các phong trào xã hội vì dân chủ; mà các phong trào xã hội đòi hỏi vì mong cầu dân chủ chính là các các phong trào đòi hỏi công bằng qua công lý, mong cầu tự do để được tự chủ.
Ghi chú của tác giả: Bài bạn sắp đọc là suy nghĩ và đề nghị của một nhóm anh chị em đang hoạt động trong nhiều lãnh vực. Để các công việc hiện nay không bị ảnh hưởng hay đứt đoạn bởi nhà cầm quyền, bài viết này được giao cho một người đứng tên đại diện.
Câu ngạn ngữ “Đừng muốn người khác làm những việc mà chính mình không muốn hay không dám làm” trong trường hợp bài viết này chỉ đúng một nửa. Nửa đúng là về phía người viết, đang sống yên thân ở Mỹ và “không dám ở tù”. Nửa không đúng là “người khác” Trần Huỳnh Duy Thức bởi vì anh không phải là người dễ bị ai sai khiến.
Ngoài cá tính chưa được biết nhiều, Trần Huỳnh Duy Thức có tư cách của một lãnh đạo cách mạng và đồng thời có cơ sở lý luận làm kim chỉ nam cho hành động của mình.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng từ tập đoàn Viettel về Bộ Thông tin & Truyền thông. Vị tân Bộ trưởng này được tôi đánh giá là khéo léo sử dụng truyền thông nhất trong số các Bộ trưởng đương nhiệm. Hình ảnh của ông được đưa lên luôn chuyên nghiệp, các phát ngôn luôn rất hay (khiến tôi không thể không khâm phục người phụ nữ đảm nhiệm truyền thông của Viettel).
Lẽ ra Trần Huỳnh Duy Thức xứng đáng đại diện cho các doanh nghiệp Việt đăng đàn về 4.0 tại những hội nghị quốc tế về chủ đề này.
Hai hôm nay, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Diễn đàn Kinh tế 2018 về ASEAN. Nhiều nhà lãnh đạo ASEAN và một số nước khác đã tham dự diễn đàn này. Nhiều đại diện những tập đoàn đa quốc gia, khu vực và doanh nghiệp Việt Nam cũng phát biểu tại Hội nghị này, trong đó chủ đề cách mạng 4.0 được coi là nội dung chính của diễn đàn này.
Sáng 12/9/2018, tại diễn đàn kinh tế về ASEAN, khi những người đứng đầu các chính phủ bước lên lễ đài, thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, có cử chỉ trái khoáy lộ rõ sự phân biệt đối xử. Như là vết thương rỉ máu bị chà xát bằng muối, cử chỉ “lùn” đối ngoại nói trên “bị” VTV phát đi phát lại nhiều lần.
Thanh tra Nhà nước tỉnh Đắk Nông vừa có kết luận thanh tra hàng loạt sai phạm tại dự án nông lâm nghiệp của Công ty Long Sơn ở tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, Tuy Đức, Đắk Nông. Đây chính là tình tiết mới của vụ án người nông dân Đặng Văn Hiến nổ súng.
Khi tôi viết những dòng này, thì tất cả những con người vô tội ấy vẫn đang phải chịu sự giam cầm, ngược đãi ở đâu đó trong các nhà tạm giam của công an TP. Hồ Chí Minh. Và gia đình của họ cũng không hề được chính quyền thông báo bằng một văn bản chính thức nào về lí do họ bị công an bắt giữ, cũng như tất cả các cơ quan truyền thông mà chính quyền quản lý, chẳng có một dòng tin nào về họ. Nói cách khác, họ như bị biến mất, không tin tức, mạng sống của họ đã không còn thuộc về họ, kể từ sau ngày 1/9/2018.
Ít lâu nay ở Việt Nam nảy sinh phong trào thi đua nói về “dân chủ” và “đa nguyên đa đảng” để căm phẫn xuyên tạc đòi hỏi đảng phải từ bỏ độc quyền lãnh đạo và trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân qua bầu cử tự do.
Việc cấm lãnh đạo nhân quyền quốc tế nhập cảnh Việt Nam đã tác động đến tận châu Âu. Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EU) đã đàm phán xong với Việt Nam hiện đang chờ Quốc hội châu Âu phê chuẩn. Bà Ska Keller, Chủ tịch Khối đảng Xanh tại Quốc hội châu Âu, nói với báo TAZ: “Đương nhiên, việc câu lưu bà Debbie Stothard một lần nữa đã chứng minh rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn không thể chấp nhận được. Một vấn đề quan trọng là không có đánh giá tác động nhân quyền nào được thực hiện cho Hiệp định Thương mại Tự do này. Ngay cả Thanh tra viên của Liên minh châu Âu (EU) cũng đã kết luận rằng, sự thiếu sót này thể hiện một tình trạng xấu”.
Phiên xử phúc thẩm hai tài xế Ngô Văn Sơn và Lê Ngọc Hoàng bị cáo buộc “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” lại hoãn. Đây là lần hoãn thứ hai.
Phiên toà sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Trung Trực diễn ra tại Toà án Quảng Bình sáng nay ngày 12/9/2018 là một phiên toà tốc hành lần đầu tôi được tham gia. Phiên toà không có bị hại, nhân chứng, vật chứng.
Hôm 10 tháng 9, nhiều tờ báo, đài truyền hình ở Mỹ đồng loạt tường thuật về câu chuyện xảy ra ở thành phố Lakewood – thuộc quận Los Angeles, miền Nam California – vào đêm 27 tháng 8…