17-10-2018
Xin lỗi chị vì em đã không thể làm được, để chị được tự do trên quê hương mình. Em biết chị đang phải ra đi trong tủi hờn và nước mắt. Ngày mà em biết chị khóc nấc gật đầu, trong lòng em day dứt không nguôi.
17-10-2018
Xin lỗi chị vì em đã không thể làm được, để chị được tự do trên quê hương mình. Em biết chị đang phải ra đi trong tủi hờn và nước mắt. Ngày mà em biết chị khóc nấc gật đầu, trong lòng em day dứt không nguôi.
17-10-2018
Blogger bất đồng chính kiến Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và gia đình đã rời sân bay Nội Bài ở Hà Nội trưa hôm 17/10 để đến bang Texas, Hoa Kỳ.
Nhà báo Võ Văn Tạo đã xác nhận thông tin trên tại nơi cư ngụ của mẹ và hai con của nữ blogger ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa và cho VOA biết rằng bà Nguyễn Thị Tuyết Lan và hai con nhỏ của Mẹ Nấm đã rời nhà hôm Chủ Nhật 14/10 và sáng hôm thứ Tư 17/10 họ và nữ blogger đã gặp nhau trên máy bay.
11-10-2018
Simon Denyer và David Nakamura
Hiếu Chân dịch
Việt Nam đã hứa hẹn nhiều quyền lợi hơn cho người lao động. Thay vì vậy, không có TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), họ đã mạnh tay tiến hành trấn áp.
Hà Nội – Một trong những hành động đầu tiên nhất của Tổng thống Trump: rút ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – một hiệp định thương mại có ảnh hưởng sâu rộng giữa 12 nền kinh tế từng được coi là trọng tâm trong chiến lược “tái cân bằng” sang châu Á của Tổng thống Barack Obama.
17-10-2018
Về thông tin nhà báo Hoàng Khương đăng tải ba ngày trước, em dâu của ông bị giết chết chết tại trụ sở công an thị xã Ninh Hòa, do… tự đâm vào cổ, ông Hoàng Khương cho biết, em họ ông là Nguyễn Trọng Chinh, và là chồng của nạn nhân đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án.
16-10-2018
Mình vừa kết thúc khóa học kéo dài một tuần về An ninh mạng và An ninh Kỹ thuật số ở Stockholm, Thụy Điển. Dưới đây là ba điểm quan trọng mà chuyên gia khuyến cáo riêng cho người dùng ở Việt Nam, đặc biệt là các nhà hoạt động xã hội.
Kỹ sư Dương Thái
Gửi đến BBC từ Silicon Valley, Hoa Kỳ
16-10-2018
BBC xin giới thiệu phần hai bài viết của kỹ sư Dương Thái về những điều tác giả cho là nguy cơ về kinh tế và an ninh cho Việt Nam mà Luật An ninh mạng có thể đem lại. Xem phần một: ‘Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM‘
15-10-2018
Quan sát cộng đồng mạng cả tuần này thấy nhất trí gào lên ném đá cô Mỹ Linh dại miệng. Ai cũng cố hét thật to. Vâng, cũng đúng thôi, vì đã động đến nỗi ấm ức nhãn tiền của cả cộng đồng yếu ớt này. Giống như về nhà mắng vợ, đánh con để ra vẻ ta đây trượng phu, nam tử hán! Con ếch cho vào nồi nước lạnh để luộc, nước ấm dần, sướng quá càng hét to vui vẻ, lửa đâng cháy dần dưới đáy nồi cũng không thèm để ý!
Ban Biên Tập
BNS Tự do Ngôn luận số 301
15-10-2018
Luật An ninh mạng (ANM) của Quốc hội VC và Dự thảo các nghị định hướng dẫn thi hành nó của bộ Công an (CA) đang gây bão trên công luận. Qua 3 bài nghiên cứu công phu, dẫn chứng rõ ràng, lập luận thuyết phục: “Luật ANM – Tượng đài… cô đơn”, “Luật ANM – Cán cân… cong lý” và “Càng ANM, dân càng bất an” được viết trong tháng 10 này, giáo sư Hoàng Xuân Phú từ Đức đã cho thấy sự lạc lõng của luật ANM Việt Nam (VN) giữa lòng thế giới văn minh dân chủ, sự dối trá của những kẻ đã biên soạn nó rồi đem ra lừa cả quốc hội để nó được phê chuẩn, sự tác hại khôn lường của toàn bộ những văn bản liên quan tới luật ANM.
Trương Minh Ẩn
16-10-2018
1. Xóm tôi có đứa bé bị mất con chó nhỏ mà nó rất cưng. Thằng bé khóc ba bốn ngày liền làm sưng cả mắt, sau đó còn buồn bã gần tháng trời. Mặc dù người nhà cùng cả xóm an ủi rất nhiều, người thân cũng hứa mua lại cho con chó khác.
Hiếu Bá Linh
16-10-2018
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz phát biểu tại cuộc họp báo chung với TT Nguyễn Xuân Phúc: “Trong cuộc hội đàm 2 bên cũng đã đối thoại với nhau về đề tài nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhân quyền và quyền của người dân. Tôi nghĩ rằng việc tiếp đón các quốc gia thân hữu một cách thân thiện, đó là một việc đúng đắn và có ý nghĩa, nhưng không có nghĩa là phải im lặng về ‚những đề tài nào đó‘ mà hai bên có những ý kiến khác biệt với nhau”.
Tác giả: Jeffrey Frankel
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
9-10-2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Hiệp định Hoa Kỳ – Mexico – Canada (USMCA), mà nó nối tiếp Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), là một “thỏa thuận vĩ đại độc đáo nhất từng được ký kết”. Thật ra, hiệp định này không tốt bằng Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà ông Trump cho Mỹ rút lui ngay sau khi ông nhậm chức, Hiệp định USMCA cũng không phải là tốt hơn một cách quá đặc biệt so với Hiệp định NAFTA mà nó thay thế.
Lê Phú Khải
15-10-2018
Ca dao là những viên ngọc lung linh, trong suốt, lấp lánh trên bầu trời văn hóa của dân tộc. Tưởng chừng không ai có thể làm cho nó đẹp hơn, hay hơn được nữa. Thử nghĩ, ai có thể gọt dũa thêm, trau chuốt hơn những câu ca dao như thế này:
13-10-2018
Nguyễn Phương Hoa
Ngày 10.10.2018, tại một phiên điều trần của Nghị viện Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Quốc Khánh đã nói, nhiệm vụ của ông là thương thảo về thương mại, nên nhân quyền là một vấn đề nằm ngoài chuyên môn của ông. Điều này có đúng hay không?
Trương Minh Ẩn
13-10-2018
Khi báo chí vừa đưa tin, Hội đồng Nhân nhân TPHCM thông qua việc xây dựng nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm, từ đó đến nay, sự vụ này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là bị “ném đá, tặng gạch xây nhà” không thương tiếc.
13-10-2018
Giới doanh nhân và giới startup cần sớm trao đổi thân mật và thẳng thắn với tướng Tô Lâm về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng.
Hoàng Xuân Phú
12-10-2018
Tiếp theo bài 1: Luật an ninh mạng – Tượng đài cô đơn và bài 2: Luật an ninh mạng – Cán cân… cong lý
“Quốc hội đã sáng suốt thông qua với tỷ lệ 86,86%.” Đó là khẳng định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội vào ngày 17/06/2018, về việc Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV biểu quyết thông qua Luật an ninh mạng.
11-10-2018
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành
Chiều ngày 10/10/2018, tai Brusselle, Thủ đô Vương quốc Bỉ, Ủy ban chuyên trách thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu đã tổ chức cuộc điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam.
Trân Văn
11-10-2018
Các viên chức ngoại giao Việt Nam đang uốn lưỡi biện minh về nhân quyền tại Việt Nam. Nhân quyền tiếp tục trở thành một trong những vấn đề mà nhiều tổ chức hoạt động cho nhân quyền trên thế giới khuyến cáo Liên hiệp châu Âu (EU) phải cân nhắc khi xem xét Hiệp định Thương mại tự do giữa EU với Việt Nam (EVFTA) (1).
Hiếu Bá Linh, tổng hợp
11-10-2018
Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Đức đã 3 lần ra tối hậu thư cho Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sắp tới Việt Nam sẽ cử một đoàn cấp cao sang Berlin đàm phán nhằm phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Việt Nam có đáp ứng yêu cầu của phía Đức cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức hay không?
Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22.09.2017, vì “đối tác chiến lược” Việt Nam đã xúc phạm chính phủ Đức qua hành vi lạm dụng lòng tin, đưa mật vụ vào bắt cóc người ngay giữa thủ đô Berlin, xâm phạm chủ quyền của nước Đức. Kể từ đó quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã bị đóng băng, nằm trong tình trạng căng thẳng kéo dài suốt hơn 1 năm nay, cho đến nay Đức vẫn tiếp tục duy trì việc tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Mới đây, tối thứ sáu ngày 5/10/2018 vừa qua trong buổi tiệc chiêu đãi do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm Quốc khánh Đức (ngày 3 tháng 10 hàng năm), ông Đại sứ Đức Christian Berger đã đọc một bài diễn văn, trong đó đặc biệt ông cho biết: Cách đây vài ngày ông đã chuyển thư của chính phủ Đức mời chính phủ Việt Nam cử một đoàn cấp cao sang Berlin đàm phán nhằm khôi phục đầy đủ quan hệ giữa hai nước.
Dưới đây là trích đoạn nguyên văn lời phát biểu (bằng tiếng Anh) của ông Christian Berger, Đại sứ Đức tại Việt Nam:
Cuộc đàm phán cấp cao giữa hai nước sẽ diễn ra tại thủ đô Berlin trong thời gian ngắn sắp tới. Nếu đàm phán thành công, thì quan hệ song phương sẽ trở lại mức hợp tác sâu sắc và toàn diện như trước đây, nhưng hiện nay chưa biết nhân vật nào sẽ dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam đến Berlin đàm phán, có thể là Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hoặc là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn?
Cách đây vài ngày, một nguồn tin từ Bộ Ngoại Đức cho tờ Thoibao.de biết rằng từ hơn một năm nay hai nước Đức và Việt Nam đã làm việc để khôi phục mối quan hệ song phương và đã có một quá trình trao đổi chặt chẽ với nhau kể từ khi đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược vào ngày 22 tháng 9 năm 2017.
Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Đức cũng như chính phủ Đức chưa bao giờ chính thức cho biết về nội dung của những trao đổi với phía Việt Nam. Phía Đức đã đưa ra những yêu cầu gì? Và phía Việt Nam đã đồng ý đáp ứng những đòi hỏi nào của Đức?
Trong thời gian những tháng qua, Việt Nam đã tìm đủ mọi cách và cơ hội để lấy lòng phía Đức. Điển hình là nhân dịp Quốc khánh CHLB Đức vừa qua (ngày 3/10/2018), mặc dù trước đó 1 tháng phía Đức không hề gửi điện chúc mừng Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (ngày 2/9/2018), nhưng cả 3 nhân vật đứng đầu chính phủ Việt Nam đều đã gửi điện chúc mừng:
Hơn nữa, Việt Nam đã cử Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến tham dự buổi lễ Quốc khánh Đức nêu trên do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức vừa qua, mặc dù vài tuần trước đó phía Đức chỉ cử một nhân viên cấp Vụ trưởng đến tham dự buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh CHXHCN Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại Berlin.
Ngay từ đầu cho đến nay, chính phủ Đức đã 3 lần ra tối hậu thư cho Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Với những tối hậu thư này, chính phủ Đức đã cho Việt Nam cơ hội cuối cùng trước khi có những biện pháp trừng phạt cứng rắn.
Vậy Việt Nam đã phản ứng và hành xử như thế nào đối với những tối hậu thư của Đức?
Tối hậu thư thứ nhất
Một ngày trước khi chính phủ Đức mở cuộc họp báo (ngày 2/8/2017) công bố lần đầu tiên vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và ra quyết định trục xuất Nguyễn Đức Thoa -đại diện tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức- thì Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đến gặp lúc 15 giờ chiều tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin để trao tối hậu thư: Trể nhất đến 12 giờ trưa ngày hôm sau phải đưa ra lời giải thích vụ việc và đồng ý để cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức ngay lập tức.
Nếu 2 yêu cầu này được đáp ứng thì chính phủ Đức xem như không có chuyện gì xảy ra, nhưng rất tiếc cuối cùng Đại sứ Đoàn Xuân Hưng theo lệnh trong nước đã im lặng, không trả lời Bộ Ngoại giao Đức và hậu quả là cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài hơn một năm trời nay vẫn chưa chấm dứt.
Tối hậu thư thứ hai
Vụ bắt cóc này là một “sự vi phạm trắng trợn của luật pháp Đức và quốc tế”. Ngoại trưởng Đức Grabriel tuyên bố rằng Chính phủ Liên bang Đức dự trù sẽ có những biện pháp kế tiếp “trên bình diện chính trị, kinh tế cũng như viện trợ phát triển”. Theo ngôn ngữ thẳng thắng, điều đó có nghĩa rằng Chính phủ Liên bang sẽ không để yên vấn đề này, vì Hà Nội đã làm quá đáng.
Trước những phản ứng mạnh mẻ này, Việt Nam đã cử ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam bí mật sang Berlin gặp và đàm phán với phía Đức.
Một lần nữa chính phủ Đức đã trao cho Việt Nam một tối hậu thư thứ hai và Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn mang về nước tối hậu thư này, trong đó gồm những yêu cầu chính đáng mà phía Đức chờ đợi Việt Nam sẽ đáp ứng, để có thể khôi phục lại mối quan hệ song phương và khắc phục việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin.
Nhưng Việt Nam lại bỏ lỡ cơ hội, hồi cuối tháng 8 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã gửi một bức thư hồi đáp cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel để giải thích về vụ việc Trịnh Xuân Thanh, trong thư Việt Nam vẫn khăng khăng một giọng điệu là Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện về nước đầu thú.
Chính vì thế, ngày 22.09.2017 chính phủ Đức ra quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất thêm 1 nhân viên Đại sứ quán tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bản thông cáo của Bộ Ngoại Đức nêu rõ: “Chính phủ Việt Nam cho đến nay chưa đưa một lời xin lỗi nào, và cũng không cam kết đảm bảo trong tương lai sẽ không có hành động tương tự vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế. Việt Nam cũng không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
…
Vì lí do cho tới nay phía Việt Nam hoàn toàn không đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi cũng như không thừa nhận việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin nên chúng tôi buộc phải áp dụng các biện pháp tiếp theo”.
Kể từ thời điểm này quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã xuống mức thấp nhấp chưa từng có trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.
Tối hậu thư thứ ba
Gần 4 tháng sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra và 2 tháng sau khi Đức cắt đứt quan hệ đối tác chiến lược, ngày 20/11/2017 Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã có một cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM tại Myanmar.
Lần này chính tay Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã trao tối hậu thư thứ ba cho Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Ông Wolfgang Maning, Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội cho biết, trong cuộc hội đàm Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã đưa cho Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh một bản lộ trình (roadmap), trong đó bao gồm những yêu cầu của phía Đức mà phía Việt Nam cần phải thực hiện để hàn gắn những đổ vỡ trong mối quan hệ giữa hai nước do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã đem tối hậu thư này về trong nước để lấy ý kiến quyết định, có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Hà Nội đã “xuống nước” cam kết với chính phủ Đức sẽ đáp ứng những yêu cầu trong bản lộ trình (roadmap).
Hôm 30.6.2018 tại Berlin, ông Nguyễn Hữu Tráng, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã tiết lộ cho tờ Thoibao.de biết:
“Chính phủ hai nước từ cuối năm ngoái, từ cuối tháng 12 năm ngoái (2017) đã có thỏa thuận lộ trình để xử lý vấn đề này, để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường.
Về cơ bản cho đến nay cả hai bên đều trao đổi rất thẳng thắn với nhau, phía Việt Nam cũng đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra, đặc biệt trong thỏa thuận tháng 12 năm ngoái (2017) với Đức đã có thỏa thuận không công bố, … không thể nói công khai những gì chúng ta đã làm, phía Đức đã làm, hay là phía Đức nói gì với Việt Nam, Việt Nam nói gì với họ, cái đó đã nằm trong thỏa thuận giữa hai Bộ Trưởng ngoại giao từ tháng 12 năm ngoái (2017)”.
Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã nhiều lần trả lời báo chí rằng “Kể từ vụ bắt cóc, chúng tôi đã tiến hành một quá trình trao đổi chặt chẽ với phía Việt Nam. Họ biết rõ phải làm gì để sửa chữa những thiệt hại gây ra cho mối quan hệ song phương”, nhưng Bộ Ngoại giao CHLB Đức cũng không tiết lộ những nội dung thỏa thuận.
Trong nước có một số nguồn tin cho rằng trong các thỏa thuận đạt được giữa hai nước nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương là một số nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm xuất cảnh “được phép” xuất cảnh trở lại. Quả thật có một số người đã được Bộ Công an trả lại hộ chiếu.
Trong Thảo luận Bàn tròn của đài BBC hôm 03/05/2018, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan nêu ý kiến:
“Tôi không tin rằng phía Đức sẽ tìm được sự chân thành nhận lỗi để mà xin lỗi từ phía Việt Nam đâu vì tôi nghĩ cái đó là hơi khó nhưng sự nhún nhường thì có thể. Gần đây tôi có nhận được một số thông tin rằng một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, được rút lại lệnh cấm xuất cảnh và nhận được visa. Có thể đó là tác động từ Đại Sứ quán Đức ở Việt Nam.
Và có thể có thêm một số sự nhún nhường nữa như là giảm bản án hoặc phóng thích trước thời hạn cho một số tù nhân lương tâm. Có thể Việt Nam sẽ cần đổi chác qua những thứ như vậy“.
Hồi đầu tháng 8 năm nay, luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự Lê Thu Hà được phóng thích, đưa thẳng từ nhà tù sang Đức. Vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh cũng được đi cùng chồng sang Đức. Báo chí Đức nói rằng, đây là một trong những điểm nằm trong danh sách đáp ứng ngoại giao của Việt Nam đối với Đức. Hà Nội hy vọng rằng qua việc trả tự do cho các trường hợp này, quan hệ ngoại giao với Đức và EU sẽ được cải thiện, nhật báo Frankfurter Allgemeine viết. Trong cuộc họp báo chính phủ Đức hôm 08/06/2018 tại Berlin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố: “Chúng tôi coi đây là một bước đi nhân đạo đáng chú ý của phía Việt Nam và cũng là một tín hiệu tốt đối với cộng đồng quốc tế”.
Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Đức hay không?
Có thể nói, cuộc đàm phán sắp tới tại Berlin là giai đoạn cuối của bản lộ trình (roadmap) sau khi Việt Nam có những nhượng bộ sâu rộng, đáp ứng một số yêu cầu của phía Đức trong 10 tháng qua. Một trong những nhượng bộ mà ai cũng thấy rõ Việt Nam đã không kết án tử hình Trịnh Xuân Thanh.
Nếu đàm phán sắp tới tại Berlin thành công, thì quan hệ giữa hai nước có thể sẽ được phục hồi, kể cả việc nối lại quan hệ đối tác chiến lược. Nhưng một trong những điểm khó khăn trong cuộc đàm phán là Việt Nam có đáp ứng yêu cầu của phía Đức cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức hay không?
Trước đây 4 tháng, báo chí Đức đưa tin Trịnh Xuân Thanh có thể sắp được xuất cảnh sang Đức. Căn cứ vào nhiều nguồn khác nhau, tờ Frankfurter Allgemeine, một nhật báo tầm vóc liên bang và có uy tín nhất nhì nước Đức, ra ngày thứ bảy 09/06/2018, đã đưa tin rằng chính phủ Hà Nội đã cam kết với chính phủ Đức cho phép Trịnh Xuân Thanh được xuất cảnh sang Cộng hòa Liên bang Đức sau khi phiên tòa ở Berlin xét xử nghi can mật vụ Nguyễn Hải Long kết thúc.
Thậm chí bài báo còn nói Trịnh Xuân Thanh và con trai Trịnh Hùng Cường có lẽ sẽ được sang Đức vào đầu năm 2019, đúng vào thời điểm theo như dự định Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu có hiệu lực, nhưng chỉ khi nào Cộng hòa Liên bang Đức không thực hiện quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng châu Âu.
Tuy nhiên, nếu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức, thì nhà cầm quyền Hà Nội làm sao trả lời những thắc mắc của dư luận trong nước: Tại sao lại thả một kẻ đã bị 2 án tù chung thân mà phải mất rất nhiều thời gian công sức thì mới bắt được? Phải giải thích thế nào với những người dân đang hồ hởi, phấn khởi coi việc bắt được Trịnh Xuân Thanh là một thành công lớn trong chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Như vậy Việt Nam rất khó lòng mà chấp nhận cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức, nhưng nếu không đáp ứng yêu cầu này của phía Đức, thì chắc chắn vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sẽ không bao giờ được khép lại, vì bà Isabel Schlagenhauf, luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh, chắc chắn sẽ không để yên cho chính phủ Đức.
Trong một bài khảo luận, giáo sư Hoàng Xuân Phú tại đại học Heidelberg – Đức đã nhận định rằng khi 2 nước giải quyết vấn đề, cần phải tính đến yếu tố luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh. Chính phủ Đức có thể thỏa hiệp vì những mục tiêu và quyền lợi khác nhau, nhưng luật sư Đức của TXT thì chỉ có mục tiêu duy nhất, gắn liền quyền lợi bản thân, đó là thân chủ của mình được xuất cảnh sang Đức.
Do đó khúc mắc hiện nay không chỉ nằm ở mối quan hệ giữa chính quyền Việt Nam với chính quyền Đức, mà còn ở mối quan hệ giữa luật sư Đức của TXT với chính quyền Đức. Luật sư Việt Nam có thể bị chính quyền khống chế, nhưng luật sư Đức chỉ phục tùng pháp luật Đức, Chính phủ Đức không thể chi phối họ. Chính quyền Đức có thể thỏa thuận và nhượng bộ với chính quyền Việt Nam, nhưng nếu thỏa thuận ấy vi phạm pháp luật Đức, thì luật sư Đức của TXT sẽ không để yên, sẽ kiện Chính phủ Đức. Ở Đức, luật sư thắng kiện Chính phủ là điều có thể, lại rất vinh quang, được tiếng tăm tốt cho nghề nghiệp, vậy thì đâu dễ bỏ qua.
Đó cũng chính là một trong những lý do tại sao chính phủ Đức ngay từ đầu cho đến nay luôn luôn yêu cầu Việt Nam hãy để Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.
Ngoài ra trong thời gian vài tháng gần đây các đảng đối lập đã đưa vấn đề Trịnh Xuân Thanh ra Quốc hội Liên bang Đức, gần nhất là hôm nay ngày 11/10/2018 đảng Linke (đảng Cánh tả) đã đưa vấn đề này ra Quốc hội sau khi bản câu hỏi của đảng Linke được Quốc hội trả lời. Trước đó ngày 12/09/2018 đảng Grüne (đảng Xanh) cũng nêu ra những câu hỏi yêu cầu Quốc hội trả lời.
Nói tóm lại, trong cuộc đàm phán với Việt Nam sắp tới đây tại Berlin chính phủ Đức trước khi đi đến một thỏa thuận hay nhượng bộ nào, đều phải luôn luôn lưu ý và cân nhắc đến 2 yếu tố: Bà Schlagenhauf, luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh và các đảng đối lập trong Quốc hội Liên bang Đức.
11-10-2018
Một chuyên gia về chính sách vừa phải gỡ bài viết về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng khi ông chỉ ra khuynh hướng trao quyền cho cơ quan soạn thảo vượt quá phạm vi mà Luật này hướng tới. Theo Dự thảo, công an sẽ có quyền can thiệp vào rất nhiều ngành kinh tế (sử dụng nền tảng internet) thay vì chỉ nhắm vào những hoạt động “đe doạ đến sự tồn vong của Chế độ”.
10-10-2018
5 trang giấy này có tác động rất lớn. Tóm tắt cho ai không quen đọc luật.
Vấn đề 1:
Toàn bộ các thông tin sau phải được lưu trữ tại Việt Nam và phải được cung cấp khi có yêu cầu của Cục trưởng Cục ANM:
Tuấn Khanh ghi
9-10-2018
Tin về việc Hòa Thượng Thích Quảng Độ lên tàu về Thái Bình, an dưỡng nơi quê cũ của ngài đã dấy lên nhiều điều bàn tán trong công chúng. Nơi lưu trú của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện (số 90 Trần Huy Liệu) đã từ chối, sập cửa với ngài từ 15/9/2018, theo quyết định của trụ trì Thích Thanh Minh, mà theo nhiều người mô tả là “vội vã và tàn nhẫn”.
Lê Minh Ẩn
9-10-2018
Hôm qua, ngày 8/10/2018, TAND Quận 3, TPHCM lại đưa ra xét xử sơ thẩm bốn thanh thiếu niên xuống đường phản đối dự luật Đặc Khu và luật An Ninh mạng vào ngày 10/6/2018 vừa qua.
3-10-2018
Vừa rồi nhà báo, nhà kinh tế Trần Quang Vũ viết STT “Nén hương kính viếng cụ Mười” nói đến ngày 5/7/1996 thủ tướng Võ Văn Kiệt có công văn cho Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), khởi tố vụ án làm lộ bí mật quốc gia tại TCT dầu khí VN và TCT Hàng không VN, liên quan đến tôi, sau nhờ ông Đỗ Mười can thiệp nên các nhà báo thoát nạn.
9-10-2018
Để đo sự phát triển của một xã hội người ta đếm số bảo tàng và nhà hát chứ không phải cao ốc. Thế nhưng, đó phải là những nhà hát được xây dựng khi các nhu cầu cơ bản trong đời sống của thị dân đã được đáp ứng như y tế, giao thông, giáo dục… Nghệ thuật là phần hồn của con người còn các nhu cầu vừa kể trên là phần xác. Không bao giờ có tâm hồn tươi đẹp trong một thể xác bệnh hoạn ốm yếu. Và, càng không bao giờ có một tâm hồn đẹp đẽ cao sang như thứ nghệ thuật đỉnh cao là opera được xây dựng trên chính mảnh đất đầy uất hận, oan khiêng, căm giận như Thủ Thiêm.
8-10-2018
Praha ngày 8.10.2018
Thư ngỏ gửi các Nghị sĩ Cộng hòa Séc tại Nghị viện Liên minh Châu Âu
Chúng tôi, Nhóm Văn Lang tại Praha muốn bày tỏ cùng các Ngài sự lo ngại của chúng tôi đối với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và Liên minh Châu Âu.
8-10-2018
Mới đây, TS Nguyễn Quang A, với tư cách một người nghiên cứu về xã hội dân sự, đã được Quốc hội châu Âu mời đến dự phiên điều trần về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), sẽ diễn ra vào ngày 10/10/2018. Để hiệp định này được thông qua, phía Việt Nam sẽ phải có lộ trình phê chuẩn ba công ước cơ bản còn lại của ILO, bao gồm việc cho phép thành lập các Nghiệp đoàn độc lập và tiến hành thương lượng tập thể. Vì vậy, chúng tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Quang A về những thay đổi mà hiệp định mang đến cho môi trường hoạt động của các nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam, và cách chúng ta tận dụng chúng.
Hoàng Xuân Phú
8-10-2018
Mời đọc lại: Luật an ninh mạng – Tượng đài cô đơn
Vâng, không phải công lý, mà quả là cong lý. Bởi ở xứ luật pháp đóng vai trò tượng trưng, nặng về chức năng trang trí, thì cán cân hay cong theo cái lý của đấng cầm cân. Đặc biệt, trong trường hợp của Luật an ninh mạng Việt Nam, thì chẳng phải đợi đến lúc kẻ cầm cân bẻ cán, mà nó đã bị cong từ khi chế tác. Để đẻ ra nó, đấng sinh thành đã vận dụng cả phép thần thông… lươn lẹo, nhằm thôi miên hơn mấy trăm vị được phép tham gia bấm nút, đồng thời ru ngủ cả bao triệu tâm hồn cả tin.
Phạm Thanh Giao
7-10-2018
Con người thường lập lại những lịch sử sai lầm của quá khứ, mặc cho những lời cảnh báo của các sử gia qua từng giai đoạn. Cái bài học lịch sử cách đây chưa tới 80 năm ở Đức dưới thời Hitler lại đang được lập lại từng bước một cách y hệt.