Danh sách 11 tên tội phạm bị Mỹ cấm vận vì đàn áp nhân quyền Hồng Kông

Phong

7-8-2020

11 nhân vật ở Hồng Kông bị Mỹ cấm vận. Ảnh: internet

Với việc cấm vận này, tất cả tài sản của những tên tội phạm trực tiếp hay gián tiếp nếu nằm trong sự kiểm soát của Mỹ sẽ bị đóng băng và báo cáo về cho văn phòng quản lý tài sản nước ngoài (OFAC), tất cả những giao dịch liên quan tới những khối tài sản này sẽ bị chận và bị điều tra. Tài sản sẽ được trả lại cho chính quyền mà Mỹ công nhận là phù hợp với người Hồng Kông.

Quyền công nhân tại Việt Nam

Nguyễn Bá Lộc

5-8-2020

Công nhân là thành phần rất quan trọng cho phát triển kinh tế. Hầu hết các quốc gia và quốc tế đều có luật lệ rõ ràng nhằm bảo về quyền lợi cho thành phần chủ yếu nầy.

Sơ nét về hoạt động của luật sư trong phiên tòa xét xử nhóm Hiến pháp

Đặng Đình Mạnh

2-8-2020

Trong bài này, tôi thuật lại một vài hoạt động tiêu biểu của các luật sư trong phiên tòa xét xử nhóm Hiến pháp, mà tôi tin rằng phải cần rút kinh nghiệm, nhất là khi có thể phải đối diện với các phiên tòa phức tạp hơn trong tương lai gần, như phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm dự kiến sẽ diễn ra trong cuối tháng 08/2020 chẳng hạn.

John Lewis, tặng phẩm và người vạch đường cho chúng ta 

NPR

Tác giả: Barack Obama

Nhã Duy chuyển ngữ

30-7-2020

Lời người dịch: Là một trong những nhân vật cuối cùng còn sót lại của nhóm Big Six, tức sáu lãnh tụ chính yếu của phong trào dân quyền Hoa Kỳ hồi thập niên 1960, Dân Biểu John Lewis qua đời vào ngày 17/7/2020 vừa qua, hưởng thọ 80 tuổi.

Ngày 31/7/2020 và điều 25 Hiến pháp

Nguyễn Khả Thành

1-8-2020

Biểu tình là quyền của công dân được quy định tại điều 25 Hiến Pháp. Thông tư 09/2005 của Bộ Công an hướng dẫn: Những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường… nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước… nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị – xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác đều phải đăng ký trước với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nathan Law: “Tôi hy vọng rằng, tất cả các bạn có thể mạnh mẽ để chống lại khủng bố trắng thay vì chịu thua tự kiểm duyệt”

Phong trào DVHK

1-8-2020

Giống như tất cả các bạn, tôi phát hiện ra rằng tôi – cùng với năm người Hồng Kông khác hiện đang ở nước ngoài – nằm trong danh sách truy nã vì đã vi phạm NSL (luật ANQG) từ các báo tin tức. Tôi không biết tội phạm của tôi là gì và tôi không nghĩ rằng điều đó thậm chí có còn quan trọng không. Đây là những lời buộc tội vô căn cứ. Có lẽ, cuối cùng chỉ có một câu trả lời là tôi yêu Hồng Kông quá nhiều.

Phiên tòa “rọ mõm” nhóm Hiến pháp: 40 năm 6 tháng tù và 19 năm quản chế

Nguyễn Văn Miếng

1-8-2020

Gia đình và người ủng hộ Facebooker Ngô Văn Dũng yêu cầu trả tự do cho ông. Nguồn: FB Nga Kim

Hôm nay 31/7/2020, phiên tòa ngày đầu tiên thực hiện giãn cách phòng chống dịch Covid-19 “tái lập trật tự” diễn ra tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh dành cho 8 người thuộc nhóm Hiến Pháp.

Bản tin ngày 31-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đưa tin: Sau khi Hải Dương Địa Chất 4 rời khu vực khảo sát về neo tại đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa, “sáng 31/7, Hải Dương Địa Chất 12 cũng di chuyển hướng về Vành Khăn. Có thể 2 tàu kết thúc kế hoạch khảo sát cũ về tiếp nhiên liệu, thực phẩm chuẩn bị cho các đợt hoạt động tiếp theo, có lẽ sẽ thay đổi khu vực khảo sát”. Chiều 30/7, Hải Dương Địa Chất 12 di chuyển tới khu vực Hải Dương Địa Chất 4 đã hoạt động trước đó, phía đông bắc Đá Bắc, quần đảo Trường Sa.

Tự do ngôn luận có khác ngôn luận tự do?

Thái Hạo

31-7-2020

Thấy nhiều bạn chia sẻ cái title bài này trên VietNamNet với nhiều băn khoăn, mình mạnh dạn nói những gì mình biết, nếu có thiếu sót gì mong anh em bổ cứu cho.

Bản tin ngày 30-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đưa tin: Ngày 30/7/2020, ở gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có ít nhất 3 tàu khảo sát/nghiên cứu Trung Quốc. Một tàu thứ tư mới được triển khai đang đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam xuống phía nam, hiện chưa biết khu vực hoạt động thực sự của tàu này”. Các tàu đó lần lượt là: Hải Dương Địa Chất 4, Hải Dương Địa Chất 12, Hướng Dương Hồng 14.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 3)

Nghiêm Huấn Từ

29-7-2020

Tiếp theo bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời!

Bản tin ngày 29-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đưa tin: Hải Dương Địa Chất 12 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tin lưu ý, tàu “thăm dò” này đã xâm phạm lãnh hải VN từ ngày 25/7 và đến nay vẫn chưa từ bỏ hành động thách thức chủ quyền Việt Nam. Tàu này di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý, “đi theo hộ tống có ít nhất 2 tàu dân quân biển xác định được qua AIS vệ tinh”.

Pompeo, cớ sao ông không muốn hiểu?

Mai Vũ Phạm

29-7-2020

Hôm thứ Năm, 23/7/2020, tại Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Richard Nixon ở Yorba Linda, California, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có bài phát biểu được cho là cứng rắn, lên án nhà nước cộng sản Trung Quốc. Pompeo tuyên bố sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc kiểm soát Trung Quốc trong 50 năm qua và kêu gọi các xã hội tự do chống lại Bắc Kinh.

“Gặp ai?” Kỷ niệm với tình báo cộng sản

Nguyễn Đan Quế

29-7-2020

Lần đầu làm việc với công an cộng sản khi vừa bị bắt năm 1978. Một thanh niên mặt mũi biến dạng, vì thương tích chiến tranh, dẫn theo đường hẹp quanh co vào phòng nhỏ, sơ sài chỉ có bàn ghế trống trơn. Bảo ngồi chờ. Ghế đẩu, cưa chân cho ngắn, ọp ẹp, ngồi phải nương nhẹ, chỉ sợ sập.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 2)

Nghiêm Huấn Từ

28-7-2020

Tiếp theo bài 1.

Chống oan sai: Khó như lên Trời!

1. Về Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự

Hai Luật này, một cái chuyên dùng chống các tội hình sự, còn cái thứ hai chính là để chống oan sai.

Bản tin ngày 28-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn TS Hà Hoàng Hợp về diễn biến chuyển động Biển Đông: Đối đầu Mỹ-Trung và lựa chọn của VN? Về đợt tập trận của TQ kéo dài từ 25/7 đến 2/8/2020, TS Hợp lưu ý: “Đợt tập trận chín ngày lần này của quân Trung Quốc gồm có bắn đạn thật có sức công phá lớn, trong đó có pháo tên lửa và tên lửa; không quân Trung Quốc cũng tập bắn đạn thật – không đối biển và không đối không ở phía Tây bán đảo Lôi Châu”.

Chuyện thu hồi đất ở Quảng Ngãi

Đỗ Thành Nhân

28-7-2020

Đọc cái đơn bên dưới của bà con gửi, thấy xót xa thân phận người dân; (phải kiềm chế để khỏi chửi) quan chức Quảng Ngãi xem đất đai, tài sản quý giá người dân được pháp luật bảo hộ, chẳng khác gì các vật phẩm trong “game” thể hiện trò chơi quyền lực và tích sản.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 1)

Nghiêm Huấn Từ

27-7-2020

Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu?

Tôi là ai?

Tôi là công dân Việt Nam, sống lương thiện, không “tiền án, tiền sự”, khi còn nhỏ đã vô số lần hô “muôn năm”, “tiến lên”, lớn lên nhiều lần đi bầu Quốc hội… Loại người như tôi chiếm 70 hoặc 80% số dân. Nay tôi có nguyện vọng được mọi người tư vấn để biết cách ứng phó tối ưu trước vô số trường hợp liên quan tới pháp luật, mà tôi cứ tự ý “vận vào mình”. Những tình cảnh này đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở xã hội ta, kể cả xảy ra với chính chúng ta. Câu hỏi là, nếu gặp phải thì nên ứng phó ra sao cho tốt đẹp nhất.

Hung thủ thảm án Bưu Điện Cầu Voi là ai?

Nguyễn Đức

26-7-2020

Luật sư Phong Hồng Trần nhận định: Khả năng hung thủ là người yêu/chồng chưa cưới của nạn nhân Hồng rất cao, thể hiện:

“Hiến pháp” trước vành móng ngựa

Blog RFA

Tuấn Khanh

26-7-2020

Thân hữu và thân nhân blogger Ngô Văn Dũng chụp hình với tấm biểu ngữ đòi trả tự do cho “nhóm Hiến Pháp”. Ảnh: FB Nga Kim

Ngày 31 tháng 7 năm 2020, 8 công dân Việt Nam đã xuống đường phản đối luật đặc khu và an ninh mạng ra tòa. 8 công dân này quen biết nhau trên mạng xã hội, hẹn nhau xuống đường và bị công an bắt giữ theo những cách khác. Theo lời kể, một trong những cách nhận diện nhau, là mỗi người đều cầm trên tay một cuốn Hiến pháp Việt Nam.

Bản tin ngày 24-7-2020

BTV Tiếng Dân

Căng thẳng Mỹ – Trung

Về lệnh đóng cửa lãnh sự quán TQ ở Houston, Hoa Kỳ trong vòng ba ngày, hôm nay là hạn chót nhưng phía Trung Quốc từ chối đóng cửa. Báo SCMP của Hồng Kông đưa tin hôm nay, ông Thái Vĩ (Cai Wei), người đứng đầu LSQ này nói rằng, văn phòng của ông vẫn mở cửa bình thường “cho đến khi có thông báo thêm”. Ông cũng ‘chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất‘, và nói rằng Bắc Kinh yêu cầu Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh.

Thị trưởng các thành phố gửi thư cho hai bộ trưởng Tư pháp và An ninh Nội địa Hoa Kỳ

 

LTS: Sau khi tuyên bố là tổng thống của “luật pháp và trật tự“, ông Trump triển khai lực lượng xung kích liên bang xuống các tiểu bang, gây bất ổn gần hai tuần qua. Các đặc vụ liên bang có mặt tại các thành phố ở một số tiểu bang, đã gây thêm tình trạng căng thẳng giữa chính quyền liên bang với chính quyền các tiểu bang và thảnh phố, mặc dù lãnh đạo các tiểu bang nhiều lần lên tiếng, họ không muốn có sự hiện diện của các đặc vụ này tại các tiểu bang của họ.

Bản tin ngày 23-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Đại sứ Kritenbrink: Mỹ muốn ‘hỗ trợ ngư dân Việt Nam’. Hôm 22/7, đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink cho biết, Mỹ “mong muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ bất hợp pháp trên biển”. Đại sứ Kritenbrink không nói rõ các mối “đe dọa”, nhưng hồi tháng 4, Mỹ từng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” vụ TQ đâm chìm tàu cá VN gần quần đảo Hoàng Sa.

Người dân Đức ngày càng muốn “xa lánh” Trung Quốc

Der Spiegel

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

20-7-2020

Ảnh chụp màn hình bài báo của Der Spiegel, cho thấy, cảnh sát bắt những người biểu tình ở Hồng Kông

Lời người dịch: Hôm 20/7 vừa qua, tờ tuần báo Der Spiegel của Đức đã công bố kết quả thăm dò từ  Viện nghiên cứu ý kiến Civey về đường lối quan hệ của Đức với Trung Quốc. Hiện nay, đường lối “giữ một khoảng cách lớn hơn với Trung Quốc” được nhiều người dân Đức ủng hộ nhất (46%), trong khi khuynh hướng “xích lại gần hơn” chỉ chiếm 18%.

Đây là một sự thay đổi rõ rệt. Người dân Đức ngày càng muốn xa lánh Trung Quốc. Sự thay đổi này chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi chính sách ngoại giao của Đức đối với Trung Quốc, nhưng cần phải có một thời gian. Sau đây là bản dịch bài báo của Der Spiegel.

***

Người dân Đức đòi hỏi một khoảng cách lớn hơn với Trung Quốc

Trung Quốc kiên quyết chống lại phe đối lập ở Hồng Kông, nhưng chính phủ Đức chỉ chỉ trích một cách nhẹ nhàng. Một thăm dò của báo SPIEGEL cho thấy: Nhiều người Đức muốn có thái độ rõ ràng hơn đối với Bắc Kinh.

Nhà hoạt động nổi tiếng Hoàng Chi Phong tuyên bố rằng, anh ta sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội Hồng Kông vào tháng 9 tới, bất chấp cái gọi là luật an ninh gây tranh cãi. “Chúng tôi muốn cho cả thế giới biết rằng, chúng tôi đã quyết định không đầu hàng“, chàng trai 23 tuổi nói khi chính thức tuyên bố ứng cử hôm thứ Hai vừa qua.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas (thuộc đảng SPD) trong quá khứ cũng đã cho thấy đứng về phía Hoàng Chi Phong. Tuy nhiên, cũng vì lý do kinh tế, Chính phủ Liên bang Đức, đặc biệt là Thủ tướng Angela Merkel (thuộc đảng CDU) vẫn dè dặt chỉ trích Trung Quốc một cách rõ ràng về các hành động ở Hồng Kông. Một thăm dò của báo SPIEGEL cho thấy, nhiều người Đức muốn có lập trường rõ ràng về sự can thiệp ngày càng lớn của Bắc Kinh vào đặc khu Hồng Kông.

Trong cuộc thăm dò mới nhất của Viện thăm dò ý kiến Civey, có hơn 46% dân Đức đòi hỏi có một khoảng cách lớn hơn với Trung Quốc. Để trả lời cho câu hỏi “Bạn muốn nước Đức có đường lối chính trị nào đối với Trung Quốc?” Hơn 24% có quan điểm giữ một khoảng cách lớn hơn với Trung Quốc, thậm chí gần 22% muốn có một khoảng cách lớn hơn một cách rõ ràng.

Thăm dò của Viện Civey từ ngày 20/4 đến 19/7/2020 (tính theo phần trăm). Có 3064 người trả lời câu hỏi “Bạn muốn nước Đức có đường lối chính trị nào đối với Trung Quốc?”. Phạm vi dao động khoảng +/- 2,8 điểm phần trăm.

Khoảng 30% cho rằng, tiếp tục đường lối mềm dẻo của chính phủ Đức như trước đây là phù hợp. Có hơn 18% thậm chí ủng hộ một mối quan hệ gần gũi hơn nữa với chính phủ tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cái gọi là luật an ninh, có hiệu lực vào cuối tháng 6 vừa qua, nhằm chống sự ly khai, phá hoại quyền lực nhà nước, khủng bố và “thông đồng bí mật” với các lực lượng ở nước ngoài mà Bắc Kinh coi là chống Trung Quốc. Đây là sự can thiệp sâu rộng nhất vào quyền tự trị của Thuộc địa cũ của Vương quốc Anh, được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Những người chỉ trích nhìn thấy, đây là một sự kết liễu nguyên tắc có giá trị trước đó là “một quốc gia, hai hệ thống“.

Trước đây một năm, các nhà hoạt động đã xông vào quốc hội Hồng Kông để phản đối một đạo luật cho phép chính quyền Hồng Kông dẫn độ những người bị Trung Quốc buộc tội sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Kể từ đó, ý kiến ​​của người dân Đức về quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng thay đổi: Vào cuối năm 2018, đa số người dân Đức vẫn còn tán thành mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, và chỉ một số ít đòi hỏi giữ một khoảng cách với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh càng gây ảnh hưởng lớn ở Hồng Kông, thì tỷ lệ người dân Đức ủng hộ một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc càng cao. Đồ thị sau đây cho thấy sự thay đổi rõ rệt:

Thăm dò của Viện Civey từ ngày 20/4 đến 19/7/2020 (tính theo phần trăm). 3064 người trả lời câu hỏi “Bạn muốn nước Đức có đường lối chính trị nào đối với Trung Quốc?”. Phạm vi dao động khoảng +/- 2,8 điểm phần trăm.

Cho đến nay Chính phủ Liên bang Đức vẫn làm ngơ về sự thay đổi trên – mặc dù những diễn biến ở Hồng Kông. Quan hệ với Trung Quốc được “đặc trưng bởi các liên hệ ‘chính trị – thương mại’ chặt chẽ, nhưng cũng có những hình dung về ‘chính trị – xã hội’ rất khác nhau, nhất là về việc tôn trọng nhân quyền và nhà nước pháp quyền“, Thủ tướng Angela Merkel phát biểu khi Đức bắt đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng EU.

Ngay cả khi hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc vào tháng 9 tới không thể diễn ra, “chúng tôi muốn tiếp tục cuộc đối thoại cởi mở với Trung Quốc“, nữ Thủ tướng Đức tuyên bố. Ngoài ra, không có một lời chỉ trích nào khác.

Cho dù đảng SPD và một số chính trị gia liên đảng CDU/CSU (đảng của bà Merkel) muốn có những chỉ trích rõ ràng hơn gửi đến Bắc Kinh, nhưng bà Thủ tướng Merkel và Ngoại trưởng Đức Maas nhất trí với nhau rằng họ không muốn theo đuổi chính sách “tủ kính bày hàng” (đưa ra những chỉ trích) trong thời gian Đức đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng EU. Sự chỉ trích sẽ khó tác động tới chính phủ Trung Quốc, trong khi đó nó chứa đựng nguy cơ chia rẽ EU. Đó là lý lẽ được đưa ra.

Các đề xuất trừng phạt chống lại Trung Quốc gần đây chỉ đến từ phe đối lập.

Bản tin ngày 21-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Về tàu hải cảnh Zhongguohaijing 5402, ông Phạm Thắng Nam cho biết, hôm nay tàu này đã xâm phạm trái phép vào khu vực lô dầu khí 06-01 của Việt Nam lần thứ 6. Ông Nam viết:

Góc khuất trong việc điều tra, xử lý tội phạm liên quan tới an ninh quốc gia

Ngô Anh Tuấn

20-7-2020

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy trình diệt phản động trên mạng

Trương Châu Hữu Danh

18-7-2020

“Các đồng chí thân mến! Nay do có đồng chí hỏi hướng xử lí của ta khi phát hiện các đối tượng phản động như thằng khốn này, thay mặt e47, bên cạnh các hoạt động diệt nick phản động, tôi xin thông báo:

QUY TRÌNH TIÊU DIỆT PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG

Chụp màn hình lại tất cả những luận điệu, câu chữ, hình ảnh… để lưu làm chứng cứ. Sau đó đối chiếu xem những chuyện đó vi phạm vào điều nào trong BLHS hoặc các văn bản luật có liên quan (Các đồng chí nào không rành, cứ đưa về đơn vị, sẽ có chuyên gia về Pháp lý hỗ trợ).

Bước kế tiếp: Xem thông tin của nó là ai, tên gì, ở đâu, làm gì… nói chung tất cả các thông tin liên quan.

Sau đó, xem nó cư trú ở địa phương nào thì cứ đúng luật viết một cái đơn tố cáo liệt kê những chuyện nó làm nộp cho Công an địa phương đó.

Về phía e47 ta: Sẽ báo cáo câu chuyện lên lãnh đạo Cục xin hướng xử lý.”

Phía trên là một cái tút quen thuộc của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thu Huyền – Giám đốc công ty Phượng Lộc ở 68 Nguyễn Huệ, Huyền đang là E trưởng e47, mà “bò đỏ” gọi là chính ủy. Công ty của Huyền chuyên bán “bào ngư Chile” cho gia đình quan chức vì Huyền là cháu anh Khoa (Phó chủ tịch Thành phố HCM, đã xin nghỉ sớm chờ cụ Tổng).

Lâu nay Huyền chỉ huy các nhóm kín anh em bò đỏ, chủ yếu đi còm dạo thô tục và tấn công FB anh em (nhà báo, người phản biện, lề trái, dân chủ, những người đi ngược với quyền lợi nhóm suy thoái…) bằng cách report tập thể vào bài viết.

Các bài viết bất lợi cho nhóm lợi ích, Huyền sẽ xua “bò đỏ” ra húc – trong khi anh em “bò đỏ” hầu như không biết đây là mục đích riêng.

Vài tút tiêu biểu của Huyền, xin xem dưới comment.

“Cháu anh Khoa” thường xuyên kích bò đỏ tấn công bài viết anh Trương Huy San, MC Phan Anh, Huỳnh Long, Hoàng Thế Nhân, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương… Riêng tui, nhóm Huyền ưu ái tấn công khoảng hơn 100 lần!

Một trong các stt Huyền tấn công MC Phan Anh khi anh lên tiếng về chủ quyền biển đảo. Ảnh: FB Huyền Nguyễn

Mê hồn trận trong việc tiếp xúc thân chủ

Ngô Anh Tuấn

17-7-2020

Sáng nay, luật sư Lê Văn Hoà và tôi, luật sư Ngô Anh Tuấn vào Trại giam số 2, Công an thành phố Hà Nội để thăm gặp các bị can trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội ngày 09/01/2020.

Phỏng vấn “Nói thật như …”

17-7-2020

PV: Dạ xin kính chào Bác Tổng. Hôm nay trông Bác khoẻ, da thịt hồng hào lắm?

Tổng T: Từ dạo bị đứt gân đến giờ, người mình cứ dở dở ương ương như thế nào ấy? Trong Miền Nam họ gọi là “sìu sìu ển ển”, vật vờ chả ra đâu vào đâu! Nhưng hôm nay không hiểu có phải đúng ngày lành tháng tốt hay sao, trong người thấy khoẻ hẳn ra.

Bản tin ngày 16-7-2020

BTV Tiếng Dân

16-7-2020

Tin Biển Đông

Báo South China Morning Post có bài xã luận: Hoa Kỳ cuối cùng cũng đứng về phía Biển Đông – chống lại các yêu sách của Bắc Kinh. Hoa Kỳ đứng gần hơn với phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, khi Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố, đường chín đoạn không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Trong khi thận trọng, Pompeo không nói rằng liệu Washington có ủng hộ một nước đòi chủ quyền, để chống lại một nước khác hay không nhưng cuối cùng Hoa Kỳ cho thấy, họ đứng về phía chống lại Trung Quốc.