Tự do ngôn luận có khác ngôn luận tự do?

Thái Hạo

31-7-2020

Thấy nhiều bạn chia sẻ cái title bài này trên VietNamNet với nhiều băn khoăn, mình mạnh dạn nói những gì mình biết, nếu có thiếu sót gì mong anh em bổ cứu cho.

“Tự do ngôn luận” là cấu trúc danh ngữ (ngữ đoạn danh từ) của tiếng Việt, với danh từ trung tâm (DTTT) là “tự do”, định ngữ (ĐN) là “ngôn luận”.

Ngữ đoạn “tự do ngôn luận” thực chất là dịch từ “ngôn luận tự do” của tiếng Hán sang. Cấu trúc danh ngữ của tiếng Hán không giống tiếng Việt ta, ở đó DTTT đặt sau ĐN. Ví dụ, các danh ngữ tiếng Hán sau đây sẽ được dịch sang tiếng Việt như là:

Ngôn luận tự do => tự do ngôn luận

Xuất bản tự do => tự do xuất bản

Hội họp tự do => tự do hội họp

Tín ngưỡng tự do=> tự do tín ngưỡng

Cư trú tự do => tự do cư trú

[…]

Như vậy, thực chất, “tự do ngôn luận” và “ngôn luận tự do” không khác nhau. Nhưng lại rất có vấn đề, cụ thể có mấy cái sai như sau:

1. Ngôn luận tự do” không phải là tiếng việt, mà là tiếng Tàu!

2. Bài báo dùng cùng một “khái niệm” nhưng lại thuộc hai ngôn ngữ khác nhau.

3. Lại nhằm mục đích phân biệt như thể đó 2 hai khái niệm khác nhau.

Tóm lại, cái sai chồng lên cái sai, xoắn xuýt lấy nhau tạo thành một mớ bong bong khiến người đọc như bị tung hỏa mù, không biết lối nào mà lần.

Cái sai này của tờ báo có lẽ có nhiều nguyên như:

(i) Không sõi tiếng Việt,

(ii) Lại thích chơi chữ…

Nhưng có lẽ quan trọng nhất, theo tôi, sau khi đã đọc bài báo này thì nhận ra ý đồ của tòa soạn là muốn “răn đe” người dân để họ e dè khi thực hiện quyền được HIẾN ĐỊNH của họ.

Luật pháp không thể được hướng dẫn bằng một bài báo viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận như vậy được. Phải dùng phong cách ngôn ngữ hành chính chính xác, tường minh, cụ thể để “hướng dẫn thi hành luật”. Sự mù mờ vừa gây bất an rất lớn đối với tâm lý của nhân dân; vừa dễ trở thành “cái bẫy” vô hình chực chờ trên đầu tất cả đồng bào.

Sứ mệnh của báo chí là cần đứng về phía lẽ phải với tinh thần khách quan, khoa học, và vô tư.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Đơn giản các bài báo chỉ biết ca ngợi một chiều và tin tuyệt đối vào nhà nước thì không có giá trị đáng quan tâm, vì bản thân tờ báo hay tác giả bài báo đó đã không có đầu óc phản biện những cái lạm quyền của nhà nước – chỉ biết tô hồng (lỗi hay tội như bôi đen) và tất nhiên được chính quyền tín nhiệm, – tuy nhiên thực chất đã vi phạm quyền tự do ngôn luận!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây