Đối diện với ngụy biện

Dương Quốc Chính

27-8-2020

Khi tiếp cận thông tin từ báo chí cách mạng thì anh em cần đề phòng cẩn mật về các thủ pháp ngụy biện. Thủ pháp tuyên truyền đơn giản nhất là dùng ngụy biện. Các phương pháp thường dùng là đánh vào tình cảm biết ơn, ngụy biện đánh tráo khái niệm, quy nạp ẩu và cơ bản nhất là không cần lý lẽ gì, chỉ cần dùng cảm tính!

Luật sư kiến nghị về thông tin ông Trịnh Bá Tư tuyệt thực

Đặng Đình Mạnh

27-8-2020

Ông Trịnh Bá Tư là một trong số ba người thuộc gia đình bà Cấn Thị Thêu cùng bị bắt một lượt vào ngày 24/6/2020. Cả ba đều bị khởi tố chung với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật hình sự hiện hành.

Cuộc cách mạng thất bại tại Hồng Kông, bài học nào cho Việt Nam?

Jackhammer Nguyễn

26-8-2020

Cuộc cách mạng không thể thành công

Đối với tôi, vụ bắt cô Châu Đình (Agnes Chow) ngày 10/8/2020, là sự kiện đóng lại trang sử “cuộc cách mạng không thể được” của Hồng Kông, dù sau đó đến tận cuối tháng 8/2020 vẫn còn liên tục nhiều người bị bắt, trước cô Châu, anh Hoàng Chí Phong, nhà báo Jimmy Lai cũng bị bắt, và bản thân Châu Đình cũng từng bị bắt vào tháng 9/2019.

Bản tin ngày 26-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phát hiện tàu cá Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam, theo RFA. Sáng qua, khi đang tuần tra, lực lượng chức năng trên tàu Kiểm ngư VN 0099KN nhận được tin báo “có một tàu cá TQ đang đánh bắt thuỷ sản trái phép ở vùng biển Quảng Trị, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 7 hải lý về phía Đông Nam”. Lực lượng chấp pháp VN tuyên bố đã “kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính và đẩy đuổi tàu này khỏi vùng biển của Việt Nam”.

Mọi hình tướng, mọi tâm tưởng

Nhã Duy

24-8-2020

Lần đầu qua Tokyo, đi bộ dọc theo vài con đường, tôi có thấy những gờ cao nằm giữa lề đường dành cho người đi bộ nhưng không chú tâm lắm. Rồi đến ngã tư, nghe tiếng “chíp-chíp” như chim kêu khi đèn tín hiệu đi bộ chuyển xanh, cũng ngỡ để báo hiệu khách bộ hành đang đợi băng ngang đường.

“Trí thức CHXHCN”, nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam

Trần Trung Đạo

24-8-2020

Một lần, khi đọc xong bản tin về ngày bầu cử tự do đầu tiên sau cuộc chiến tranh dài tại Cộng hòa Sierra Leone trong đó có nhắc đến trường hợp của anh nông dân Ismail Darramy, tôi vội vã vào Internet tìm tấm hình của anh , tải xuống máy, cất giữ kỹ lưỡng và thỉnh thoảng lại lấy ra xem.

Bùi văn Thâm, tấm gương phản chiếu đường lối sai lầm tệ hại của nhà cầm quyền Việt Nam

Thục Quyên

21-8-2020

Bùi Văn Thâm. Ảnh trên mạng

Bùi Văn Thâm là một người nông dân miền Tây Nam Bộ, nơi phát tích tông phái Phật giáo Hòa Hảo: Chất phác, hồn hậu, ăn chay trường từ thưở nhỏ và lớn lên trong một gia đình lấy pháp môn của đức Huỳnh giáo chủ “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản, chủ trương tu hành tại gia.

Vụ nghi đầu độc ở sân bay

Ben Ngô

21-8-2020

Alexei Navalny. Ảnh: internet

Alexei Navalny, 44 tuổi, bắt đầu cảm thấy không khỏe khi trên chuyến bay từ thành phố Tomsk của Siberia trở về Moscow.

Thư ngỏ của mạng lưới Nghị sĩ châu Á vì Nhân quyền (APHR)

Thục Quyên

18-8-2020

JAKARTA, ngày 13 tháng 8 năm 2020, Văn phòng APHR (Asian Parliamentarians for Human Rights/ Nghị sĩ Châu Á vì Nhân quyền) đã gửi ra một thư ngỏ cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn xuân Phúc:

Nó rủa mẹ tôi và …

Chu Mộng Long

17-8-2020

VTV có một chương trình phóng sự về hậu quả của ôn dịch. Nó nói nhiều con phố du lịch chịu hậu quả nặng nề. Và nó tỏ ra xót thương cho những người bán hàng rong.

Phải có niềm tin vào người trẻ

Nguyễn Trường Sơn

17-8-2020

“Chúng tôi đã chán ngấy nghe người lớn nói rằng chúng tôi quá trẻ và không hiểu chuyện, chẳng phải chính chúng tôi sẽ tiếp quản đất nước này trong tương lai hay sao?!”

Thực hiện đường lối cứng rắn, Hy Lạp quay lưng lại với di dân bằng cách bỏ mặc họ trên biển

New York Times

Tác giả: Patrick Kingsley Karam Shoumali

Dịch giả: Christine Nguyễn

14-8-2020

Các di dân trên một chiếc thuyền bơm hơi hướng tới đảo Lesbos của Hy Lạp. Nguồn: Aris Messinis / AFP/ Getty Images

Nhiều người Hy Lạp thất vọng khi hàng chục ngàn người xin tị nạn sống mòn mỏi trên các hòn đảo của Hy Lạp. Bây giờ có bằng chứng cho thấy, một chính phủ bảo thủ mới có một phương pháp mới để ngăn chặn họ.

Bản tin ngày 14-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Oanh tạc cơ cạnh tranh thị uy ở Biển Đông. Bài báo nói về diễn biến hai nước Mỹ – Trung liên tục đưa máy bay ném bom hiện đại đến thị uy ở Biển Đông. Tối qua 13/8, Hoàn Cầu thời báo xác nhận, Bắc Kinh vừa điều động máy bay ném bom H-6J đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN, bị TQ chiếm đóng trái phép. 

Đáp lại, cũng trong ngày 13/8, UPI đưa tin, Mỹ điều động máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đến căn cứ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược và có tầm chiến đấu đủ sức bao phủ Biển Đông tính từ căn cứ Diego Garcia. “Cả B-1 Lancer lẫn B-2 Spirit đều có thể mang theo nhiều loại tên lửa, bao gồm tên lửa chống hạm tầm xa, nên có thể tạo sức mạnh đáng kể lên tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông”.

Trung Quốc phản ứng kịch bản Mỹ đánh chiếm tiền đồn trên đảo ở biển Đông, theo báo Người Lao Động. Trước kịch bản Mỹ sử dụng không quân cùng với lính dù để chiếm các căn cứ do TQ xây dựng trái phép ở Biển Đông, Hoàn Cầu thời báo có bài viết đáp trả, dọa rằng người Mỹ “chắc chắn phải trả giá đắt”

Kênh U.S. Military Defence có clip: TQ dọa, họ có thể xóa sổ tất cả các chiến hạm của Mỹ ở khu vực Nam Biển Đông nếu Mỹ dám can thiệp.

VOA đưa tin: Tàu Việt Nam mắc cạn ngoài khơi Philippines vì lái tàu ‘ngủ gật’. Tuần duyên Philippines cho biết, đó là tàu MV Globe 6 Hải Phòng, bị mắc cạn tại vùng biển ngoài khơi Philippines, khu vực giữa đảo Mangubat và đảo Liwagao thuộc tỉnh Antique khi đang trên đường chở gạo tới thành phố Davao. Trên tàu có 25 thuỷ thủ, thuyền trưởng điều khiển tên Nguyen Hoai, kể với Tuần duyên Philippines là thuỷ thủ trực đã “ngủ gật” khi sự cố xảy ra.

Mời đọc thêm: Ba máy bay ném bom hạt nhân Mỹ đến Ấn Độ Dương giữa căng thẳng với TQ (Zing). – Trung Quốc ngang nhiên đưa oanh tạc cơ H-6J tới đảo Phú Lâm? (TT). – Báo Trung Quốc: Đưa oanh tạc cơ đến Phú Lâm là để ‘ngăn chặn khiêu khích từ Mỹ’ (VOA). – Trung Quốc dọa tàu sân bay không chìm của Mỹ (ĐV). – Kịch bản Trung Quốc đối đầu Nhật Bản, Mỹ ra tay can thiệp trên biển Hoa Đông (DV). – Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng trước sức ép từ Trung QuốcBiển Đông: Các nước không cần chọn phe Mỹ hay Trung Quốc (PLTP).

Quốc tang ông Lê Khả Phiêu

Chương trình quốc tang ông Lê Khả Phiêu kéo dài 2 ngày, đã bắt đầu từ sáng nay. Chi tiết đáng lưu ý nhất trong sự kiện này là sự vắng mặt của một nhân vật quan trọng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. VnExpress đưa tin: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Bài báo cung cấp loạt ảnh, cho thấy hầu hết các lãnh đạo cấp cao và một số cựu lãnh đạo đảng và nhà nước đều có mặt tại Nhà tang lễ quốc gia để viếng ông Lê Khả Phiêu, trừ Tổng – Chủ Trọng. Sự vắng mặt của ông Trọng trong một sự kiện quan trọng thế này, theo giới thạo tin, rằng sức khỏe của ông Trọng quá yếu, cũng như ông ta sợ tới đám tang sẽ bị mắc dịch.

Lãnh đạo đảng, nhà nước tại lễ viếng: Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân đều có mặt, nhưng người đứng đầu “tam trụ” hiện tại lại vắng mặt. Ảnh: VNE

Facebooker Phạm Minh Vũ viết: Có những thứ đáng sợ hơn cái chết! Ông Vũ bình luận: “Mới hôm kia bắt tay nhau thắm thiết, tụm 5, tụm 7 gọi nhau là đồng chí, chỉ có đồng chí thôi, ấy vậy mà hôm nay lễ Tang tầm vóc Quốc táng mà chẳng thấy Cụ tổng đâu. Người cộng sản nó bạc lắm, nó điêu lắm Phiêu ạ”.

VTC có clip: Lễ viếng Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Nhà báo Lưu Trọng Văn có bài: Chuyện liên quan ông Phiêu. Bài viết bàn về thái độ chống Mỹ cực đoan của ông Phiêu, trong hoàn cảnh mà người Mỹ đã chấp nhận bình thường hóa quan hệ với VN. Trong khi cuộc chiến tranh biên giới 1979 với TQ lúc ấy kết thúc hơn 10 năm nhưng ông Phiêu đã tỏ thái độ nhún nhường trước “bạn vàng”, chỉ biết “căm thù” Mỹ nhưng lại không dám tỏ thái độ trước sự kiện lính TQ tàn sát người VN ở các tỉnh biên giới phía Bắc.   

Mời đọc thêm: Việt Nam cử hành hai ngày Quốc tang cho ông Lê Khả Phiêu (VOA). – Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (TN). – Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (VOV). – Nhiều lãnh đạo đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (PLTP). – Hà Nội treo cờ rủ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (Zing). – Cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ‘để lại di sản nhiều mặt’ (BBC).

Xử vụ sai phạm dự án Cao tốc Trung Lương

Hôm nay, VKSND Tối cao phê chuẩn các quyết định khởi tố, bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Bị can Nguyễn Hồng Trường bị điều tra trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong vụ đấu giá và thu phí tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương.

Cơ quan điều tra còn áp dụng biện pháp tố tụng với 3 đồng phạm của ông Trường, là các ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT, hiện đang chấp hành hình phạt tù; Nguyễn Chí Thành, cựu Vụ phó Vụ Tài chính Bộ GTVT; Lê Trung Cường, Chuyên viên Vụ Tài chính Bộ GTVT.

Các bị can Nguyễn Chí Thành, Lê Trung Cường (phải). Ảnh: Bộ Công an/ BVPL

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Vì sao cựu thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị bắt giam? Tin cho biết, lúc còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Hồng Trường chính là chủ tịch hội đồng bán đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc nói trên, còn ông Thăng lúc đó là cấp trên của Trường. Liên quan đến vụ án, trước đó đã có 6 người bị khởi tố, tạm giam, là các cán bộ lãnh đạo của Tổng Công ty Cửu Long và Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh.

Báo Tiền Phong có đồ họa: Ông Nguyễn Hồng Trường, từ Thứ trưởng Bộ GTVT đến vòng tố tụng.

Mời đọc thêm: Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị khởi tố trong vụ án cao tốc Trung Lương (PLVN). – Khởi tố ông Đinh La Thăng và cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường (TTXVN). – Chưa hết “vết đen” trong quá khứ, ông Đinh La Thăng tiếp tục “dính chàm” (GDTĐ). – Khởi tố, bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường (PL Plus). – Vì sao cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị khởi tố? (VTC). – Khởi tố 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (ANTĐ). 

Tin nhân quyền

Sáng nay, TAND cấp cao tại TP Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, cựu trưởng văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Bị cáo Trương Duy Nhất hầu tòa phúc thẩm

Bị cáo Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm sáng 14/8. Ảnh: Danh Trọng chụp qua màn hình/TT

Theo đó, ông Nhất đề nghị triệu tập một số người liên quan trong vụ án. Còn LS của ông Nhất đề nghị triệu tập chủ tọa phiên sơ thẩm, triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên sơ thẩm, giám định viên trong vụ án. Các yêu cầu đều bị HĐXX và đại diện VKS từ chối. Trong vụ này, ông Nhất bị cáo buộc đã thỏa thuận với Vũ “nhôm” để bán nhà, đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá UBND TP Đà Nẵng phê duyệt.

Cựu “thượng tá” công an Phan Văn Anh Vũ được triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Ảnh: Danh Trọng chụp qua màn hình/TT

Chiều nay, nhà báo Trương Duy Nhất bị tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù giam, theo RFA. Phía tòa án quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm với cáo buộc tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

LS Đặng Đình Mạnh phân tích: “Trong khi đó trong cùng một vụ án, trong cùng một sự việc xảy ra tại Đà Nẵng và trong cùng một tài sản bị thất thoát, nhưng ông Trương Duy Nhất lại bị tính giá trị tài sản vào năm 2018 là lên tới hơn 13 tỷ đồng. Do cái số tiền đó lớn tới mức độ như vậy nên ông vừa mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự vừa mới bị chịu hình phạt 10 năm tù rất là nặng. Đây là một điểm hết sức vô lý không đảm bảo quy định mọi người đều bình đẳng trong việc xử lý của pháp luật”.

Mời đọc thêm: Vụ Trương Duy Nhất và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á (BBC).  – Ông Trương Duy Nhất bị bác kháng cáo kêu oan (VNE). – Bị cáo Trương Duy Nhất bị tuyên y án 10 năm tù (VNN).  – Mỹ lên tiếng về bản án 40 năm tù dành cho nhóm Hiến Pháp của Việt Nam (VOA). 

***

Thêm một số tin: Hiệu trưởng nhờ giáo viên đi thi hộ để lấy bằng đại học (SGGP). – Hoãn xử vụ Cựu Phó Chánh án Nguyễn Hải Nam xâm phạm chỗ ở của người khác (TP). – Lương Sơn, Hoà Bình: Tài nguyên “chảy máu”, chủ tịch huyện ở đâu? (Khỏe 365). – Chủ tịch Hà Nội bị đình chỉ: Cách đưa tin báo chí nhà nước thế nào? (BBC).

Thử nghĩ như người Trung Quốc

Nguyễn Trường Sơn

13-8-2020

Thử tưởng tượng nếu người Pháp biến Đà Nẵng thành một đô thị sầm uất, rồi mặc cho việc họ thua ở Điện Biên Phủ và phải rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1954, nhưng thay vì trả lại Đà Nẵng, họ giữ lại và đặt nó dưới sự bảo hộ của mình.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 7B)

Nghiêm Huấn Từ

14-8-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm

Dàn ý của phần A (đã đăng)

I. Nhắc lại để bàn tiếp

  1- Luật hình sự “nội dung” và luật hình sự “hình thức”

     a- Bộ Luật hình sự “nội dung”

     b- Còn bộ Luật hình sự “hình thức”

  2- Tòa giám đốc thẩm và tòa tái thẩm

     a- Tòa giám đốc thẩm xét xử một bản án dù nó đang có giá trị thi hành

     b- Tòa tái thẩm

II. Nếu Thường vụ Quốc hội yêu cầu… thì sao?

  1- Theo luật, Hồ Duy Hải còn cơ hội nào sống sót?

     a- Đầu tiên, Hồ Duy Hải vẫn còn quyền làm đơn xin chủ tịch nước ân xá

     b- Các cơ hội khác: vẫn còn, nhưng rất mong manh

  2- Chỉ còn hy vọng vào phiên tòa tái thẩm

     a- Chớ trông mong cuộc họp nội bộ của Hội Đồng thẩm phán

     b- Khốn nỗi phiên tái thẩm vẫn do Tòa tối cao phụ trách

     c- Nhưng có điều khác rất cơ bản

III. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm

 1- Đồng chí Nguyễn Hòa Bình có thích phiên tòa tái thẩm?

  a- Xét quá trình tiến thân và các việc làm 12 năm qua của đồng chí

Khi vụ án xảy ra ở Long An, đồng chí đang là cấp tướng, lãnh đạo tổng cục cảnh sát, thuộc bộ Công An. Vụ án Hồ Duy Hải rúng động cả nước, ít nhất tổng cục của đồng chí phải chỉ đạo và kiểm định công việc điều tra vụ án này. Đó là chuyện chuyên môn, chuyên nghiệp, trong một ngành dọc. Sao cho nhanh chóng tìm ra thủ phạm.

Tiếp đó, đồng chí được đề bạt viện trưởng VKS tối cao, rồi chánh tòa tối cao (đến nay); do vậy đồng chí được cấp dưới báo cáo rất đầy đủ diễn biến mọi mặt của vụ án, từ kết quả điều tra cho, tới bản cáo trạng và kết quả xét xử, để xin ý kiến chỉ đạo cho mọi bước, mọi khâu. Về các ý kiến phản biện, đồng chí cũng được nhận rất đầy đủ. Các đơn đề nghị giám đốc thẩm (với mọi bằng chứng, lý lẽ) cũng được gửi đích danh cho cơ quan của đồng chí.

b- Quan điểm tự thân hay được chỉ đạo?

Tới 3 hoặc 4 lần, hễ gặp dịp là đồng chí đều khẳng định: Án tử dành cho Hồ Duy Hải là đích đáng. Có lẽ, đồng chí là người hô nhiều nhất 2 khẩu hiệu, thời nay đã thành nhàm: “Không bỏ lọt tội, không làm oan sai” và vụ này đã “xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật“.

Còn những khẩu hiệu khác, cũng hoành tráng, được đồng chí hô vang trong phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua mới kinh. Xin trích một đoạn từ báo Bảo vệ pháp luật: Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình: “Yêu cầu đặt ra với phiên tòa là phải xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật trên cơ sở phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không cho phép oan, sai, hoặc bỏ lọt tội phạm. Chúng có tác dụng trấn an là chính.

Nhưng câu hỏi là: Cái quan điểm “Hải đáng chết” là nhất quán do chính đồng chí chủ trương, hay là do bị cấp cao hơn chỉ đạo, không thể không thi hành?

Khi mới xảy ra vụ án, mọi người đều thấy nghi can số 1 là Nguyễn Văn Nghị nhờ được báo chí đưa tin rộng rãi, kèm theo những bằng chứng khó bác bỏ.

Rồi nhanh như chớp, nghi can Nguyễn Văn Nghị “bỗng dưng thành ngoại phạm”, rồi lại “bỗng dưng được xóa mọi dấu vết trong Hồ Sơ vụ án” và cuối cùng là “bỗng dưng Nguyễn Văn Nghị biến mất khỏi cõi đời này” (để thay bằng Nguyễn Văn Nghị)…

Chuyện này khiến mọi người cho rằng, có một nhân vật ở cấp rất cao muốn cứu thủ phạm. Liệu đồng chí Nguyễn Hòa Bình có tán thành để cấp dưới tìm người thay thế Nguyễn Văn Nghị? Dư luận tha hồ bàn tán, không dứt.

Tương lai rộng mở từ khi Nguyễn Hòa Bình trở thành viện trưởng VKS tối cao. Ảnh trên mạng

2- Chốt lại, đồng chí kiên quyết chặn vụ này ở cấp phúc thẩm

a- Phiên phúc thẩm diễn ra chóng vánh, nhưng dư âm trái chiều lại lâu bền

Chỉ cần 3 ngày là đủ để phiên tòa này sản xuất được bản án tử hình. Sự việc diễn ra theo đúng kịch bản đã dự định. Lẽ ra, thời gian tranh tụng giữa luật sư (bên gỡ tội) với công tố viên (bên buộc tội) phải rất dài, vì luật sư đưa ra tới 40 điều mâu thuẫn trong cáo trạng và hồ sơ vụ án, đòi được tranh cãi “từng điều một”. Công tố viên đáp lại gọn lỏn: Bảo lưu quan điểm truy tố.

Không thể không đưa tin về phiên tòa, nhưng đưa cắt xén và nhỏ giọt. Dẫu vậy, cũng tới lúc tin tức bung ra đầy đủ, kể cả những tin muốn che giấu. Chính do vậy, dư luận ngày càng trái chiều và tồn tại lâu bền suốt 12 năm qua.

Qua diễn biến 12 năm, mọi người nhận ra đồng chí Nguyễn Hòa Bình có vai trò rất lớn, rất quyết định trong việc chốt chặn, để bản án phúc thẩm không thể bị đôn đẩy lên cấp giám đốc thẩm.

b- Cách làm

Rất đơn giản. Đó là dùng quyền. Người đứng đầu hai cơ quan tối cao trong ngành Tư Pháp (Viện Kiểm Sát và Tòa Án) có quyền kháng nghị hoặc không kháng nghị một bản án. Bản án tử hình Hồ Duy Hải do tư pháp tỉnh Long An trực tiếp làm ra, nhưng được cấp trên chỉ đạo cách thức làm. Nếu vậy, làm sao có thể kháng nghị cái tác phẩm chung này?

Nếu kể từ khi LS Trần Hồng Phong chính thức có đơn đề nghị giám đốc thẩm (năm 2012), thì phải coi đồng chí Nguyễn Hòa Bình là bức thành trấn giữ suốt 9 năm nay. Nay bản án phúc thẩm vẫn leo được tới phiên tòa giám đốc thẩm, nghĩa là sự ngăn chặn của đồng chí Nguyễn Hòa Bình ở cương vị VKS và Tòa Án (đều tối cao) phải coi là đã bị vượt qua.

Nhưng vẫn còn một chốt nữa: Đó là phiên tòa tái thẩm. Rất dễ đoán rằng đồng chí không mong, không thích, không đợi phiên tòa này. Điều này có thể đúng với vụ Hồ Duy Hải mà thôi. Còn ở các vụ khác, có thể đồng chí lại thích… tái thẩm. Miễn là có lợi cho đồng chí. Có bằng chứng.

3- Cuộc tranh luận nhỏ về tên gọi một phiên tòa

a- Tên gọi khác nhau do quan điểm khác nhau?

Đây là quan điểm khác nhau giữa hai đồng chí đảng viên CS Nguyễn Hòa Bình và Vũ Đức Khiển. Hai vị này ngang cấp nhưng không ngang vị thế và quyền lực trong hệ thống chính trị. Một vị là viện trưởng VKS tối cao, đương quyền; trong tay có biên chế, trụ sở, ngân quỹ, con dấu và hệ thống ngành dọc. Và còn là ủy viên trung ương ĐCSVN. Còn vị kia là nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, không có những thứ kèm theo (như đã kê ra ở trên).

Họ trái quan điểm với nhau khi nói về việc thành lập một tòa án giải oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông Chấn bị xử tù chung thân, đã thụ án trên 10 năm, nay thủ phạm ra đầu thú (2013). Do vậy, phải hủy bản án cũ, lập phiên tòa (mới) để xử lại. Tóm lại, bất kể tên gọi phiên tòa này là gì, nhưng nó được lập ra chỉ để giải oan. Chỉ có vậy, nhưng đồng chí Vũ Đức Khiển lại muốn gọi tên nó một cách chính xác.

Vấn đề được báo chí nêu lên, sớm nhất là báo Dân Trí. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình nằng nặc gọi đó là phiên tái thẩm, mà không thèm tranh cãi dài dòng. Còn đồng chí Vũ Đức Khiển cho rằng phải gọi là phiên giám đốc thẩm mới đúng. Đó là năm 2013. Còn chúng ta, đang sống ở năm 2020, gọi nó là phiên tòa gì?

b- Tranh luận, cứ tranh luận. Làm theo ý mình, cứ làm

– Có quyền trong tay, đồng chí Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết Định: Phiên tòa minh oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn được xử theo thể lệ tái thẩm.

Trên đã nói, nay nhắc lại vắn tắt: Tòa giám đốc thẩm để phê phán một bản án. Nếu nó sai, những người tạo ra bản án này (gây oan sai) phải bị xử lý. Mức độ trừng trị tùy theo mức vi phạm và hậu quả gây ra. Còn tái thẩm (nghĩa đen là xử lại) là do có chứng cứ mới, chứ không phải do trước đó xử sai. Chẳng ai có lỗi, miễn là bị cáo được minh oan.

– Chứng cứ mới ở vụ Nguyễn Thanh Chấn (theo đồng chí Nguyễn Hòa Bình) là gì? Đồng chí bảo rằng: Đó là thủ phạm “thật” ra đầu thú. Trời Đất! Phải táo tợn và liều lĩnh lắm mới dám gọi đó là “chứng cứ” mới của vụ án Nguyễn Thanh Chấn! Chính xác, phải coi đây là chứng cứ của sự vi phạm luật tố tụng khiến người lương thiện thành bị cáo; còn bị cáo được coi là lương thiện. Đây cũng là chứng cứ nói lên sự lẫn lộn trong tư duy khái niệm của vị viện trưởng VKS.

c- Do nhận thức kém cỏi hay do phẩm cách con người?

– Rành rành, bản án kết tội ông Nguyễn Thanh Chấn đã được tạo ra bằng cách vi phạm luật rất nghiêm trọng. Nào là tra tấn, bức cung, nào là bịa đặt chứng cứ, vu cáo trong hồ sơ và đàn áp bị cáo ngay giữa phiên tòa… Vi phạm cả quyền bào chữa của luật sư. Vi phạm khi tiến hành phiên tòa. Tất cả, đều là những vi phạm cố ý. Do vậy, lẽ ra cái bản án này phải bị hủy. Và những người tạo ra bản án đó phải bị xử lý.

Ở đây, phẩm cách và đạo đức con người được thể hiện và phân biệt: Ông Vũ Đức Khiển gọi phiên tòa (minh oan cho ông Chấn) là phiên giám đốc thẩm, chính là nhằm kết tội các nhân viên tư pháp gây oan sai; còn ông Nguyễn Hòa Bình ký văn bản thành lập phiên tòa tái thẩm chính là để bênh che cho đồng nghiệp. Thật ra, về nhận thức, rất dễ phân biệt hai phiên tòa để áp dụng vào mọi trường hợp gặp trong thực tế. Nhưng khi bất lợi, người ta dùng quyền để không áp dụng.

d- Muốn tới đích, cần biết mình, biết người

Bài này chỉ nhân tiện nói đến vài ba cách làm, cách ứng xử của đồng chí Nguyễn Hòa Bình trong khi đảm trách vai trò tối cao trong hệ thống tư pháp. Đó là một đồng chí rất có ý thức về quyền của mình và sử dụng nó rất hiệu quả. Đồng chí dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua những quy định và nguyên tắc. Và không bị ảnh hưởng từ dư luận. Con đường tiến thân đang rộng mở. Vẫn còn tuổi để vào Bộ Chính trị trong đại hội sắp tới của ĐCS.

Chúng ta muốn có phiên tòa tái thẩm được mở công khai (càng nhiều người tới theo dõi càng tốt), muốn có tranh tụng đúng nghĩa, muốn nguyên tắc suy đoán vô tội được thực thi… Tất cả, đều đã được quy định (giấy trắng, mực đen) trong Luật tố tụng 2015, lẽ ra chính hệ thống tư pháp nước ta phải nghiêm túc thực thi. Ấy thế mà dư luận lại phải đấu tranh đòi thực thi Luật. Và còn phải phán đoán xem những người nắm quyền lực sẽ có thái độ tích cực hay cản trở. Vẫn có những vụ án khiến dư luận xã hội bất bình cao độ, chỉ vì luật mới chưa được thực thi nghiêm chỉnh. Đơn cử, vụ BS Hoàng Công Lương, vụ tai nạn do lùi xe trên đường cao tốc, vụ án chết một học sinh ở trường Gate Way, Hà Nội…

Con đường dẫn tới phiên tòa tái thẩm còn xa và đầy khúc khuỷu. Muốn tới đích, cần biết mình và biết người. Ví dụ, cần biết rằng một lá đơn xin được giải oan muốn tới được bàn làm việc của chủ tịch nước hoặc tổng bí thư rất không dễ. Và chờ đợi triền miên trong lo lắng. Nhưng có những cá nhân lại dễ ợt khi muốn gặp các nhân vật nói trên, chỉ để nói vài câu rỉ tai.

Ảnh: Nguyễn Hòa Bình hớn hở sau 3 ngày kết thúc phiên tòa giám đốc thẩm. Con đường tiến thân liệu có rộng mở như trước đây? Chưa chắc! Nguồn: Internet

Bỗng nhớ Hoàng Tiến

Vũ Thư Hiên

13-8-2020

Đầu thập niên 60, chúng tôi thường tụ tập ở nhà Hứa Văn Định. Chúng tôi ở đây là một số người trẻ sàn sàn tuổi nhau kết thân với nhau không phải vì tính khí, mà vì cùng có một đam mê – viết văn. Không thể nào giải thích được cái sự đam mê này. Mê là mê, tự nhiên vậy thôi.

Phong trào tranh đấu ở Hồng Kông vs Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

13-8-2029

Dân Hồng Kông thực sự chưa bao giờ được sống trong một chế độ “dân chủ”. Trước khi trả lại cho Trung Quốc, dân Hồng Kông được cai trị bởi một viên chức (gọi là thống đốc), là người của nữ hoàng Anh gởi đến. Tức Hồng Kông là “thuộc địa” của Anh và Anh cai trị với nền “hành chánh thuộc địa”.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 7A)

Nghiêm Huấn Từ

13-8-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm

Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm

I. Nhắc lại để bàn tiếp

1 – Luật hình sự “nội dung” và luật hình sự “hình thức”

a- Bộ Luật hình sự “nội dung” ghi rõ nội dung từng tội (rất cụ thể và chi tiết) kèm theo mức độ trừng phạt: Tội thế này, thì mức phạt sẽ thế này. Đây là luật để hệ thống tư pháp dựa vào mà xét xử các vụ án hình sự. Các phiên tòa xử theo luật này có tên là tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm.

Một mục tiêu của luật này là “không để lọt tội”. Bởi, hễ phạm tội tất sẽ bị xử. Tuy nhiên, nay đã là thời văn minh tri thức, tư pháp không thể vận hành như thời văn minh nông nghiệp. Nói khác, ngày nay, nếu quá nhấn mạnh phương châm “không để lọt tội”, sẽ rất dễ dẫn đến “suy đoán có tội” (vì chỉ sợ lọt tội).

Ngay khi Quốc Hội thảo luận để thông qua luật tố tụng mới (2015) chuyển từ xét xử thẩm vấn sang xét xử tranh tụng, với nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng chí Nguyễn Hòa Bình (vừa là chánh án, vừa là đại biểu của dân) đã nói một câu thể hiện sự kiên định nguyên tắc “suy đoán có tội”. Vĩnh viễn, câu này sẽ gắn chặt với hình ảnh chánh án Nguyễn Hòa Bình (xem hình).

Câu nói để đời năm 2015, thề không buông bỏ nguyên tắc suy đoán có tội Nguồn: Internet

Buồn thay, ở nước ta, tới tận hôm nay, quan chức tư pháp – do di căn tư tưởng đấu tranh giai cấp – vẫn đưa phương châm này lên vế đầu (còn nguyên tắc “không để oan sai” xuống vế thứ hai). Điển hình là khi họ ngồi dưới cái quốc huy “bánh xe-bông lúa” (công-nông, với công cụ lao động là búa liềm của nền văn minh nông nghiệp) để xử những người khác chính kiến mà họ coi là “thù địch”.

b- Còn bộ Luật hình sự “hình thức” – gọi là Luật tố tụng – ghi cách thức: điều tra, tạo hồ sơ vụ án, viết cáo trạng và cách xét xử một vụ án. Đối tượng bị luật này soi chiếu chính là những cá nhân và tập thể trong hệ thống tư pháp. Tác dụng của nó là trừng trị những người gây ra oan sai cho các bị cáo mà họ khởi tố. Khẩu hiệu “không bỏ lọt tội, không để oan sai” sẽ còn được các đồng chí cao cấp ngành Tư Pháp lải nhải lâu dài, rác tai… mà lẽ ra phải được thay bằng “thà lọt tội còn hơn oan sai” vì nó phù hợp với nguyên tắc “suy đoán vô tội”.

2- Tòa giám đốc thẩm và tòa tái thẩm

a- Tòa giám đốc thẩm xét xử một bản án dù nó đang có giá trị thi hành

Một bản án đã có giá trị thi hành (phúc thẩm) nhưng nếu phát hiện có những vi phạm luật tố tụng (luật hình thức) vẫn cứ bị đưa ra tòa giám đốc thẩm để xem xét lại. Câu hỏi là quá trình hình thành bản án này, “có” vi phạm hay “không” vi phạm Luật Tố Tụng (?). Nếu “có” vi phạm, bản án này phải bị hủy để điều tra lại, xử lại. Bản án mới (sau khi đã loại bỏ các vi phạm) không nhất thiết phải giảm án hoặc tha bổng, mà có thể vẫn giữ mức án như cũ, thậm chí tăng hình phạt. Mức án mới ra sao, không quan trọng. Quan trọng là bị cáo đã được xét xử đúng pháp luật.

Ví dụ, trường hợp vụ Hồ Duy Hải, nếu các chứng cứ (sau khi điều tra lại) vẫn chứng minh người này thật sự là thủ phạm (giết tới hai mạng người), thì tử hình là đúng tội, thỏa đáng, không oan. Chính do vậy, trong các văn bản đề nghị giám đốc thẩm (của luật sư, gia đình bị cáo, hoặc của VKS) đều chỉ nhấn mạnh tới những vi phạm luật tố tụng, để bị cáo được xử lại. Kết quả “xử lại” ra sao là việc của tòa. Vấn đề là khi xử phải tuân theo pháp luật, phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, phải có tranh tụng và tranh tụng phải đi đến kết luận.

Lần đầu tiên trong Lịch Sử tư pháp nước ta, một nhân vật thăng tiến từ cơ quan Điều Tra, lên VKS tối cao, rồi Tòa tối cao đều dính dáng tới vụ Hồ Duy Hải, cuối cùng lại chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ này. Những điều lẽ ra bị cấm đoán lại hiện hữu rất vô tư ở nước ta.

Nhân vật Ba trong Một: Điều tra, Truy tố, Xét xử. Nhưng có người cho rằng ông đóng tới 4 vai. Đó là khi ông mang huy hiệu đại biểu quốc hội, báo cáo trước QH về vụ Hồ Duy Hải sau khi ông đích thân chủ tọa phiên giám đốc thẩm. Nguồn: Internet

b- Tòa tái thẩm

Thực tế, không thiếu những bản án dựa trên các chứng cứ vững chắc, xác đáng, khiến phạm nhân bị phạt tù, kể cả tử hình… được mọi người coi là thỏa đáng. Bỗng nhiên, xuất hiện một chứng cứ mới, quan trọng tới mức có thể làm thay đổi bản án này, thì vẫn phải mở phiên tòa xét lại bản án cũ. Đó là phiên tòa tái thẩm. Dẫu bị cáo đã thụ án xong, thậm chí đã chết (do ốm, do già, do tử hình) vẫn phải mở phiên tòa này – để minh oan cho người lương thiện – nếu bị oan thật.

Tóm lại, trên lý thuyết, không nhất thiết phiên tòa tái thẩm buộc phải minh oan cho bị cáo. Vấn đề là khi xử tái thẩm phải tuân theo pháp luật, phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, phải có tranh tụng và tranh tụng phải đi đến kết luận. Câu hỏi phải trả lời là: Với chứng cứ mới vừa được phát hiện, liệu bị cáo có bị oan hay không? Câu trả lời vẫn chỉ là chọn một – giữa “có” và “không”.

Nếu phiên giám đốc thẩm xử theo luật tố tụng (luật hình thức) thì phiên tái thẩm xử theo luật hình sự (luật nội dung). Điều này không khó hiểu. Vụ Hồ Duy Hải – dẫu đã có kết quả giám đốc thẩm – nếu có chứng cứ mới, vẫn phải lập phiên tòa tái thẩm.

Rất nhiều tư liệu giúp chúng ta tự tìm hiểu về hai loại tòa này. Đơn cử: Phân biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩmSo sánh giữa giám đốc thẩm và tái thẩm

II. Nếu Thường vụ Quốc hội yêu cầu… thì sao?

1- Theo luật, Hồ Duy Hải còn cơ hội nào sống sót?

Phiên giám đốc thẩm đã bác bỏ toàn bộ mọi luận cứ của nơi kháng nghị, gồm VKSNDTC và luật sư, với số phiếu thuận đạt 17/17 = 100%. Chưa nói về luận cứ bác bỏ là vững chắc hay thiếu căn cứ. Theo luật, không một cơ quan nào có quyền kháng nghị bản án của phiên tòa giám đốc thẩm. Đúng, không thể kháng nghị, nhưng vẫn có quyền đề nghị, kiến nghị.

Trước khi bàn về phiên tái thẩm mà chúng ta mong muốn – để cho Hồ Duy Hải có cơ hội sống sót – hãy rà soát Luật coi thử Hồ Duy Hải còn cơ hội nào thoát chết hay không.

a- Đầu tiên, Hồ Duy Hải vẫn còn quyền làm đơn xin chủ tịch nước ân xá

Muốn vậy, Hải phải thừa nhận mình có tội. Nếu được ân xá, án tử hình sẽ đổi thành án chung thân. Khả năng này tiệm cận 0% hiện thực, thậm chí còn là “âm”, vì (theo cáo trạng) Hải đã giết tới 2 mạng người một lúc, giết dã man, tàn bạo, lại thêm thái độ ngoan cố (nhiều lần chối tội)… Đã vậy, còn thêm tội cướp tài sản, bị xử 5 năm tù. Tổng hợp hai bản án (giết người và cướp của) làm sao thoát chết?

Do vậy, phải do Hải tự suy nghĩ và tự quyết định chuyện viết đơn xin ân xá. Còn những người ngoài cuộc (như chúng ta, thấy rõ Hải bị oan) có lẽ không ai có dã tâm (như luật sư Võ Thanh Quyết) để xui Hồ Duy Hải làm đơn xin ân xá (đã không thoát chết, mà còn mãi mãi đeo cái án giết người). Trên internet, rất nhiều người nói về vị LS này.

Tiện đây, xin nói thêm cách mà tòa án nước ta khiến bị cáo phải chết đứ đừ, không kịp ngáp. Đó là họ thêm một tội hình sự kèm với án tử. Như trong cáo trạng đã viết, thì Hồ Duy Hải – sau khi ý định ban đầu (là quan hệ tình dục), nhưng không đạt – đã tức giận mà giết nạn nhân. Rồi nhân đó, lục lọi để lấy tài sản (vẫn theo cáo trạng).

Nếu đúng như vậy, đó không phải là hành vi “cướp tài sản”. Để gọi là tội “cướp tài sản” trước hết phải có ý định ban đầu (nhưng cáo trạng không nói thế). Bước thứ hai, là dùng sức mạnh khống chế chủ nhân (kể cả giết). Và cuối cùng là chiếm đoạt tài sản. Nói khác, mục đích của việc gán thêm tội nào đó (ví dụ, cướp tài sản) là cách làm quen thuộc, chỉ nhằm để Hải không thể thoát được án tử mà thôi.

b- Các cơ hội khác: vẫn còn, nhưng rất mong manh

Theo luật (điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự), nhiều cơ quan cấp cao có thể đề nghị Hội Đồng thẩm phán tối cao “xem xét lại” cái Quyết Định giám đốc thẩm. Như trên đã nói, đây là đề nghị, kiến nghị, chứ không phải kháng nghị.

– Cao nhất là Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban này có thể “yêu cầu” xem xét lại bản án giám đốc thẩm. Nơi phải thực hiện yêu cầu này chính là nơi đã ban hành bản án.

– Thấp hơn, là các cơ quan ngang cấp với nơi ban hành bản án. Gồm có Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKDNS Tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao... Từ ngữ sử dụng (không phải là “yêu cầu”), mà là “kiến nghị”. Khi được các cơ quan này kiến nghị (tất nhiên kèm theo lập luận và chứng xứ), nơi ban hành bản án sẽ “cân nhấc” coi thử có chấp nhận kiến nghị này hay không. Muốn vậy, phải có một cuộc họp của toàn thể Hội Đồng thẩm phán, với câu hỏi: Chúng ta có chấp nhận cái “kiến nghị” này hay không. Phải được quá 50% đồng ý, mới có cuộc họp thứ hai (để xem xét) và phải có 2/3 đồng ý, bản án mới được thay đổi. Với thủ tục nhiêu khê này, với cái Hội Đồng từng bỏ phiếu 100% giết Hồ Duy Hải, thử hỏi: Hải có thể hy vọng thoát chết hay không?

Xin chú ý hai điều sau đây:

Hội Đồng Thẩm Phán (của) Tòa án ND tối cao là một tổ chức (đơn vị) nằm trong biên chế của Tòa án tối cao. Hội Đồng này hiện nay gồm 17 người và có những nhiệm vụ đã được quy định. Trong đó, có một nhiệm vụ là cử ra một số thành viên chủ trì các phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Số lượng thẩm phán được cử vào nhiệm vụ này (phải là số lẻ) là từ 5 vị trở lên. Như vậy, nếu trong một ngày có tới 3 phiên tòa giám đốc thẩm, Hội Đồng vẫn có đủ người đảm trách. Có thể tạm gọi đây là “Hội Đồng xét xử” (cho một vụ án cụ thể). Cái Hội Đồng nhỏ này nếu có gì sai sót sẽ bị kiến nghị, và nó sẽ bị cái Hội Đồng lớn (17 người) “xem xét lại” những Quyết Định của nó.

– Nhưng trong vụ Hồ Duy Hải (vừa qua), số thẩm phán được cử điều khiển phiên tòa giám đốc thẩm không phải là 5, 7 hoặc 9… mà là 17 người (100%). Dư luận cho rằng, đây là sự cố ý nhằm những mục đích khác nhau. Trong đó, một mục đích là tạo ra tình trạng oái oăm, khó xử, nếu có khiếu nại về cái phiên tòa giám đốc thẩm này. Lúc này, Hội Đồng thẩm phán tối cao (17 vị) sẽ “xem xét” cái Hội Đồng xét xử (cũng gồm 17 vị). Đó là ta xem xét mình. Trong trường hợp này, chẳng cần cắt nghĩa dài dòng, ai cũng thấy số phận của Hồ Duy Hải vẫn rất bi đát.

2- Chỉ còn hy vọng vào phiên tòa tái thẩm

a- Chớ trông mong cuộc họp nội bộ của Hội Đồng thẩm phán

Như trên đã nêu, nếu việc giải oan cho Hồ Duy Hải chỉ trông cậy vào việc họp hành trong nội bộ của Tòa án Tối cao (dù được một cơ quan – cũng cấp cao – kiến nghị) chúng ta vẫn rất khó tin rằng Hồ Duy Hải sẽ thoát chết. Vì ngay tại phiên giám đốc thẩm, thiên hạ nhìn vào, dư luận xôn xao, chứng cứ đầy rẫy… mà toàn thể Hội Đồng xét xử còn vi phạm các thủ tục và nguyên tắc, để đi đến chỗ đồng thanh hô “giết! giết!” thì khi họp nội bộ – dưới sự chủ tọa của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, bí thư Trung ương, hỏi ai dám hô khác?

b- Khốn nỗi phiên tái thẩm vẫn do Tòa Tối cao phụ trách

– Đúng vậy, chúng ta mong có phiên tòa tái thẩm; khổ nỗi phiên tòa này vẫn do đồng chí Nguyễn Hòa Bình ký quyết định thành lập và vẫn là các thành viên “hô giết” điều khiển phiên tòa. Đúng vậy! Và nhiều tình huống có thể xảy ra. Rất có thể, đồng chí chánh tòa sẽ cử toàn bộ 17 người tham gia phiên tòa này – nghĩa là, 17/17 sẽ cùng hô lại “giết! giết!”. Cũng có thể, đồng chí chẳng cử ai, lấy cớ rằng họ đã tham gia phiên tòa giám đốc thẩm (xử tử Hải) thì nay không thể tham gia phiên tòa có khả năng cứu Hải. Xin nhớ, đây là vị chánh tòa đã từng bất chấp nguyên tắc và luật lệ.

c- Nhưng có điều khác rất cơ bản

Phiên tòa công khai khác biệt cơ bản với cuộc họp nội bộ để “xem xét” các kiến nghị. Như phần đầu đã nói: Nguyên nhân phải lập phiên tòa tái thẩm là do xuất hiện những chứng mới (trước đây chưa từng biết) khiến vụ án thay đổi lớn. Vấn đề là phải tìm cho ra những chứng cứ mới, và cắt nghĩa thế nào là mới. Nếu chứng cứ mới thật sự là “mới” và tác dụng của nó thật sự làm thay đổi bản án – không thể bác bỏ – thì không phải.

Phiên tòa là hoạt động công khai của Hội Đồng thẩm phán, mọi người trông vào; do vậy rất khác với các cuộc họp “xem xét lại” bản án trong nội bộ.

Mời đón đọc phần B.

Đấu tranh bằng sức mạnh mềm

Kim Anh

13-8-2020

Lâu lắm rồi, đến nỗi ít người còn nhớ tên những nhân vật hiếm hoi và đầu tiên cất lên tiếng nói công khai đấu tranh đòi dân chủ sau khi Việt Nam thống nhất. Tôi không nói lớp thế hệ lúc đó đã đứng tuổi, đã từng kinh qua cuộc nội chiến Bắc Nam, mà chỉ nói tới những người trẻ hơn và mới hơn. Đáng buồn là không phải vì lâu quá nên quên, mà vì… lòng người dân không muốn nhớ tới nữa!

Bản tin ngày 11-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin: Thêm tàu hải cảnh xâm nhập vùng biển Việt Nam. “Tàu Hải cảnh 5202 sáng nay từ Đá Chữ Thập đâm thẳng vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Tính đến hơn 15 giờ hôm nay 11/8 nó đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế và cách Hòn Hải khoảng 150 hải lý”. Ông Duân lưu ý, khu vực tàu Hải cảnh 5202 đang hoạt động cách không xa vị trí tàu kéo Đức Thuận tắt tín hiệu cách đây 2 ngày.

Vị trí của tàu Hải cảnh 5202 của TQ vào thời điểm 7h15’ giờ quốc tế ngày 11/8/2020. Ảnh: FB Duân Đặng

 

 

Tương quan vị trí của tàu Hải cảnh 5202 vài ngày 11/8 và vị trí của tàu khảo sát Đức Thuận vào ngày 9/8. Ảnh: FB Duân Đặng

Ông Duân đưa tin: Trung Quốc lại tập trận ở vịnh Bắc Bộ, tàu kéo mất tín hiệu. Cuộc tập trận trước đó kéo dài 9 ngày, từ 25/7 đến 2/8, ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vừa kết thúc được hơn một tuần, thì TQ ra thông báo cho biết, nước này sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ từ ngày 12 đến 14/8. Cục Hải sự Quảng Tây phát thông báo trên.

Ông Duân lưu ý, “khu vực tập trận lần này có phạm vi nhỏ hơn so với cuộc tập trận vừa kết thúc vào đầu tháng 8, nhưng xích gần hơn về phía Việt Nam”. Bên cạnh đó, sau khi rời Quảng Châu xuống đến Trường Sa, tàu kéo De Shun (Đức Thuận) của Trung Quốc tắt tín hiệu AIS khi đến gần khu vực Đá Chữ Thập ngày 9/8.

Báo Thanh Niên có bài: Căng thẳng tiền đồn phía bắc Biển Đông. Vụ Bắc Kinh dọa Đài Bắc bằng cách diễn tập chiếm đảo gần Đài Loan, TS Satoru Nagao, Viện Nghiên cứu Hudson của Mỹ, nhận định: “Gần đây, Trung Quốc có những động thái quân sự thể hiện mục tiêu nhằm vào Đông Sa, bởi có 3 lý do khiến cho quần đảo này có vai trò quan trọng như một tiền đồn mà cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc đều muốn kiểm soát”

TS Nagao nêu 3 lý do: Thứ nhất, Đông Sa nằm ở rìa phía nam trong chiến lược vành đai bảo vệ mà Đài Bắc xây dựng nhằm ngăn chặn từ xa lực lượng quân sự của TQ; thứ hai, với Bắc Kinh, Đông Sa cũng là khu vực ngăn chặn các hoạt động giữa Đài Loan với Hồng Kông; thứ ba, Đông Sa án ngữ ở vị trí cửa ngõ kênh Ba Sĩ vốn nằm trên hải trình mà hải quân TQ thường sử dụng để tiến về tây Thái Bình Dương hoặc băng xuống Biển Đông.

Diễn biến mới ở Biển Đông: Nhật ký thỏa thuận cung cấp cho VN sáu tàu tuần tra, theo BBC. Tin cho biết, Nhật Bản đã ký một thỏa thuận cho VN số tiền 36,6 tỷ Yên, tương đương khoảng 345 triệu Mỹ kim để mua 6 tàu tuần tra của Nhật. Thời gian vay là 40 năm, dự kiến hoàn thành dự án từ tháng 7/2020 đến tháng 10/2025 khi tàu tuần tra thứ 6 được bàn giao cho Cảnh sát biển VN.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thuộc Bộ Công Thương vừa yêu cầu các doanh nghiệp loại bỏ khung biển số, đề can ôtô gắn bản đồ vi phạm chủ quyền, theo Zing. Còn Bộ TT&TT thừa nhận, “hiện nhiều phương tiện giao thông vận tải đường bộ của cá nhân, thương nhân có dán hình ảnh bản đồ Việt Nam trên kính xe, thân xe và khung biển số xe nhưng thiếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.

Mời đọc thêm: Philippines nói tàu Trung Quốc khiêu khích trên Biển Đông (VNE). – Phó đô đốc hải quân Philippines tố Trung Quốc “khiêu khích” ở Biển Đông (VNN). – Biển Đông: Trung Quốc ‘dọa’ Philippines giống hệt cách đã dọa Việt Nam?Biển Đông: Hải quân Philippines cảnh báo về sự ‘khiêu khích’ của Trung Quốc (BBC).

Trung Quốc bất chấp tất cả để hiện thực hóa tham vọng trên biển (ANTĐ). – Trung Quốc tuyên bố không ngán đòn trừng phạt của Mỹ (NNVN). – Quân đội Mỹ tính toán gì để khắc chế năng lực quân sự Trung Quốc? (TN). – Gỡ bỏ ngay sản phẩm gắn bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa (VTV). 

Sinh mạng chính trị của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kết thúc

Thủ tướng ký Quyết định số 1223/QĐ-TTg để tạm đình chỉ công tác Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Quyết định trên cho biết, “tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật”.

VnExpress có bài: Ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác. Ông Nguyễn Đức Chung không chỉ bị Thủ tướng đình chỉ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội, mà còn bị Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt ở Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ luôn chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội.

Bài báo nhắc lại sự kiện ngày 22/7, sau 6 ngày khởi tố vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, Bộ Công an đã tiến hành khởi tố, tạm giam Nguyễn Hoàng Trung, lái xe của ông Nguyễn Đức Chung; Nguyễn Anh Ngọc, Phó trưởng Phòng thư ký biên tập thuộc Văn phòng UBND Hà Nội; Phạm Quang Dũng, cán bộ Cục CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu. Sự kiện này được giới thạo tin xem như bước tung đòn “vỗ mặt” ông Chung, trước khi triệt hạ ông.

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Tại sao Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tạm đình chỉ công tác? Bài báo nhắc lại vụ 3 thuộc cấp nói trên của ông Chung “nhập kho” vào ngày 22/7, đồng thời nói thêm về vụ án Nhật Cường. Đó là vụ án kinh tế – chính trị khiến một số cán bộ thủ đô vướng vòng lao lý, như: Nguyễn Tiến Học, cựu PGĐ Sở KH&ĐT Hà Nội; Phạm Thị Kim Tuyến, trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT Hà Nội; Lê Duy Tuấn, GĐ kinh doanh Công ty Đông Kinh.

Đến nay công an vẫn chưa tóm được nhân vật chính của vụ án Nhật Cường, là TGĐ Nhật Cường Bùi Quang Huy. Huy được cho là “sân sau” của Chung, “cầm đầu đường dây nhập lậu thiết bị điện tử quy mô lớn, giấu doanh thu hàng nghìn tỉ đồng. Ông Huy bị khởi tố 3 tội buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và rửa tiền, đã trốn khỏi Việt Nam và bị truy nã quốc tế”.

Gần một ngày trước, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà đưa tin: “Liên quan đến những ồn ào gần đây của chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Bộ Chính Trị đã quyết việc đưa Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh về Hà Nội. Khả năng trước đại hội, một phó chủ tịch sẽ tạm thời kiêm việc điều hành thành phố”. Giờ thì đã rõ ai sẽ tạm thời thay thế Chung “con” điều hành chính quyền thủ đô, trong thời buổi vừa đối phó với đại dịch, vừa “đốt lò”. 

Lâu nay đã có “thông lệ bất thành văn”, khi bộ máy tuyên truyền của chế độ đột nhiên có bài thống kê tiểu sử của một cán bộ lãnh đạo nào đó, thì chỉ có thể một trong 2 lý do: 1. Nhân vật đó vừa qua đời; 2. Vận mệnh chính trị của nhân vật đó “lành ít, dữ nhiều”. Báo Tiền Phong có đồ họa: Quá trình công tác của Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Mời đọc thêm: Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tạm đình chỉ công tác (VOV). – Tạm đình chỉ công tác Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (ĐV). – Trao quyết định tạm đình chỉ công tác ông Nguyễn Đức Chung (PLTP). – Bộ Chính trị đình chỉ chức Phó bí thư Thành ủy của ông Nguyễn Đức Chung (TN). 

Các vụ nhập cảnh trái phép

Hôm nay, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Công Yên, tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép. Zing đưa tin: Kẻ giúp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép lĩnh án. Yên khai nhận hành vi phạm tội, nên HĐXX tuyên án Yên 7 năm tù giam và phạt bổ sung 10 triệu đồng về tội danh nói trên.

Theo cáo trạng, Yên làm nghề lái xe ôm ở khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, huyện Bến Cầu, thường xuyên đưa khách qua Campuchia đánh bạc nên quen một người đàn ông quốc tịch Campuchia. Từ ngày 15 đến 20/5, Yên cấu kết với người Campuchia này, đưa 4 người TQ từ Campuchia nhập cảnh vào VN, thu lợi hơn 10 triệu đồng.

Bị cáo Nguyễn Công Yên ở TAND tỉnh Tây Ninh. Ảnh: N.A/Zing

Các ngành chức năng tỉnh An Giang tiến hành cách ly nhiều người tiếp xúc gần người đàn ông tử vong sau khi nhập cảnh trái phép, theo báo Người Lao Động. Đó là ông Trần Văn Việt, qua đời ngày 7/8 sau khi nhập cảnh trái phép từ Campuchia về VN, với triệu chứng viêm phổi nặng, nghi do bệnh đường hô hấp. Chiều 8/8, Sở Y tế tỉnh An Giang tiếp nhận báo cáo về trường hợp này và yêu cầu giám sát quá trình cách ly người thân của ông Việt.

Hôm nay, GĐ Sở Y tế tỉnh An Giang đã thông báo kết quả điều tra, nói rằng ông Việt tử vong không phải do Covid-19 mà vì bệnh lao phổi và tai biến mạch máu não trong thời gian dài. Không biết Sở Y tế tỉnh An Giang đã tính đến các trường hợp sau nhiều lần xét nghiệm âm tính mới ra kết quả dương tính với Covid-19?

Một phần báo cáo của Sở Y tế An Giang về trường hợp bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh tại TP Châu Đốc. Ảnh: NLĐ

Mời đọc thêm: Đưa 4 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, tài xế xe ôm lãnh 7 năm tù (GT). – Tài xế đưa 4 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam lãnh 7 năm tù (PL Plus). – Cao Bằng: Tiếp tục phát hiện 10 công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam (BP). – An Giang: Bệnh nhân nhập cảnh trái phép tử vong không phải do mắc COVID-19 (BNews). – Người đàn ông tử vong sau khi nhập cảnh không mắc Covid-19 (Zing).

Tin nhân quyền

Nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa tin, linh mục Nguyễn Duy Tân đã bị triệu tập và bị khoảng 20 công an giải về nơi làm việc của ông ở Núi Cúi, Đồng Nai, khám xét. Tin cho biết, LM Nguyễn Duy Tân đã bị công an gài bẫy, mua bình xịt hơi cay để tự vệ rồi triệu tập và khám xét nhà.

Ông Tuấn Khanh viết: “Linh mục Nguyễn Duy Tân nhận được quảng cáo và lời mời mua một bình xịt hơi cay để tự vệ (nơi này buôn bán công khai ở Việt Nam). Sau khi ông mua bình xịt đó, với kích cỡ một bình body spray, ông bị triệu tập và điều tra như tội phạm. Và cũng từ đó, ông biết được vụ quảng cáo, mời mua đó… đều là một kịch bản gài bẫy thô thiển nhằm bắt ông“.

Linh mục Nguyễn Duy Tân. Ảnh trên mạng

Diễn biến mới trong vụ đàn áp nhân quyền ở Hồng Kông: Tỉ phú đấu tranh Lê Trí Anh bị bắt, tòa soạn bị khám xét, RFI đưa tin. Tỉ phú Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) đã bị bắt sáng hôm qua, tập đoàn truyền thông của ông cũng bị khám xét. “Đây là nhân vật nổi tiếng nhất bị bắt giữ theo luật an ninh quốc gia, một giai đoạn mới trong việc siết chặt kiểm soát của Bắc Kinh lên Hồng Kông”.

Ông Lê Trí Anh là chủ của tập đoàn truyền thông NextDigital, trong đó có nhật báo Apple Daily và tạp chí Next là hai tờ báo ủng hộ dân chủ, công khai chỉ trích Bắc Kinh. “Đối với đa số người Hồng Kông và phong trào dân chủ, ông Lê Trí Anh là một người hùng, là chủ báo duy nhất ở Hồng Kông dám đương đầu với nhà cầm quyền Bắc Kinh”.

Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ông trùm truyền thông Jimmy Lai khi ông tham gia vào cuộc biểu tình tọa kháng ở quận Admiralty vào ngày 11/12/2014. Ảnh: BBC

TQ bắt thêm các nhà hoạt động Hong Kong, trừng phạt 11 người Mỹ, BBC đưa tin hôm qua. Chu Đình (Agnes Chow), nhà hoạt động dân chủ hàng đầu của Hồng Kông, là gương mặt mới nhất bị bắt giữ theo Luật An ninh Quốc gia. Vụ bắt giữ cô Chu diễn ra sau khi an ninh Hồng Kông bắt tỷ phú Jimmy Lai “do bị nghi là có thông đồng với các thế lực ngoại bang”.

Nhà hoạt động Agnes Chow. Ảnh: BBC

Nhà hoạt động La Quan Thông (Nathan Law), là người đã sát cánh với cô Chu cho biết: “Chu Đình đã bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia, và chúng tôi vẫn đang đi thu thập thông tin về vụ bắt giữ. Một ngày khủng khiếp”. Kênh truyền hình Anh, ITV nói rằng Wilson Li, một phóng viên tự do làm việc cho kênh này, cũng đã bị bắt, với lý do tương tự như vụ bắt giữ ông Jimmy.

Đài CNBC có clip: Người phê bình Bắc Kinh Jimmy Lai vừa bị bắt bởi luật an ninh Hồng Kông

Mời đọc thêm: Bắt tỷ phú Jimmy Lai, TQ giáng đòn chí tử vào tự do báo chí Hong Kong? (BBC). – Ông trùm truyền thông Hồng Kông bị bắt, cổ phiếu vẫn tăng phi mã 344% (DT). – Trung Quốc cấm vận 11 người Mỹ để đáp trả về Hồng KôngTrung Quốc đã có quyết định về Hội đồng Lập pháp Hồng Kông? (TN). – Hồng Kông : Dân đổ xô mua báo Apple Daily, ủng hộ nhà tỷ phú bị bắt (RFI). 

***

Thêm một số tin: DIC kiện ra tòa đòi EVN hơn 200 tỷ đồng (ĐT). – Phát hiện nhóm người Trung Quốc đánh bạc hơn 35 tỷ đồng tại Huế (SGGP). – Xét xử vụ học sinh chết trên xe trường Gateway: Bị cáo Nguyễn Bích Quy kêu oan (VTC). – Bình Thuận: Cựu lãnh đạo TP Phan Thiết hầu tòa vì sai phạm về đất đai (PLVN).

Hồng Kông: Tự do báo chí là vô giá hay phản ứng sau vụ bắt giữ Jimmy Lai

Đỗ Hùng

11-8-2020

Vào buổi sáng thứ Ba, một ngày sau khi tỉ phú Jimmy Lai (Lê Trí Anh) bị nhà chức trách Hong Kong bắt theo luật An ninh Quốc gia, nhóm hoạt động Thiên Thủy Liên Tuyến (天水連線) bèn mua 1.000 tờ Apple Daily đem ra ga Thiên Thủy Vi phát cho bà con.

Ông trùm nhà người ta (Phần 2)

Ben Ngô

11-8-2020

Tiếp theo Phần 1

Vì sao biết trước kết cục không hay chắc chắn sẽ xảy đến với mình mà nhà tài phiệt Jimmy Lai (Lê Trí Anh) không “cao chạy xa bay”?

Bản tin ngày 10-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số yêu cầu các website bán bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền phải gỡ bỏ sản phẩm vi phạm, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Cơ quan này cho biết, họ vừa nhận được Công văn số 2516/BTTTT-TTĐN của Bộ Thông tin và Truyền thông “phản ánh một số website, ứng dụng TMĐT đang bán các sản phẩm có dán bản đồ Việt Nam thể hiện sai lệch chủ quyền, biên giới quốc gia”.

Ông trùm nhà người ta – Phần 1

Ben Ngô

10-8-2020

Nhiều bạn trẻ yêu thời trang ở Việt Nam có thể biết đến thương hiệu Giordano, nhưng không biết đến “ông trùm” đứng sau chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo là nhà tài phiệt Jimmy Lai (Lê Trí Anh), 71 tuổi.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 6)

Nghiêm Huấn Từ

9-8-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm

Tủi hổ cho những gia đình “Tù nhân lương tâm” chúng tôi

Lê Thị Thập

9-8-2020

Ông Lưu Văn Vịnh và vợ. Ảnh: FB tác giả

Lại một lần nữa tôi nhận được thông báo của chồng tôi, anh Lưu Văn Vịnh gọi về từ trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, anh nói rằng thời gian này dịch cúm bùng phát lại, nên trại giam sẽ dừng không cho thăm gặp gửi quà, chỉ gửi tiền qua bưu điện.

Đợt dịch dừng thăm gặp lần đầu là đầu tháng 3 cho tới tháng 5, trong hai tháng giãn cách là tháng 3, tháng 4 chồng tôi đã gặp nhiều sự cố ở trong trại. Khi được biết tin, đầu tháng 5 được thăm gặp trở lại, tôi đã gửi văn bản yêu cầu trại giải thích về việc chồng tôi bị làm khó.

Nghệ sĩ và khán giả xung đột, nhà nước nên đứng ở đâu?

Luật Khoa

Bình dân Học vụ

9-8-2020

Khi một nghệ sĩ, người làm văn hóa, hay nói rộng ra, một cá nhân nổi tiếng, người của công chúng như Duy Mạnh tung ra những phát biểu vô văn hóa, mạ lị khán giả, thậm chí sai trái, động chạm đến chủ quyền đất nước, công chúng có thể làm gì? Yêu cầu “cơ quan chức năng vào cuộc xử lý” có phải là việc làm đúng?

Đất nước của nhân dân

Thái Hạo

9-8-2020

Nhà báo Huy Đức viết về quá trình đàm phán biên giới với TQ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: FB Trần Triết

Sáng nay, môn văn đã thi xong. Xin không bàn về chất lượng của đề, chỉ muốn viết đôi dòng nhân câu Nghị luận văn học (xin xem hình) đề cập đến tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong 1 đoạn trích thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (NKĐ).

Tác phẩm này ra đời năm 1971, giữa lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra ác liệt, tác giả đã nói lên những suy tư chiêm nghiệm của mình nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ về cội nguồn thiêng liêng của đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước thân yêu của mình. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được ông tổng kết trong 2 câu thơ:

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 5)

Nghiêm Huấn Từ

9-8-2020

Tiếp theo bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải

Nhận xét qua vụ xử phạt ca sĩ Duy Mạnh

Quyết Hồ

8-8-2020

Ca sĩ Duy Mạnh có những phát ngôn nặng mùi kì thị giới tính như có lần anh ta lưu diễn ở Âu châu, đã nói những điều không hay về phụ nữ Việt Nam, hay anh ta có những từ ngữ rất phản cảm và bị cộng đồng lên án.