Di sản yêu thương của Lưu Hiểu Ba

“Ai rồi cũng chết. Vậy thì cái còn lại chính là di sản cho đời. Di sản của Lưu Hiểu Ba thật vĩ đại đối với đất nước Trung Quốc. Vậy chúng ta sẽ để lại di sản gì cho đất nước Việt Nam này, cho con cháu đời sau? Có phải đó là bản hiến pháp chuẩn mực để làm nền tảng quốc gia cho muôn đời sau hay không?”

Trung Nguyễn

15-7-2017

Ông Lưu Hiểu Ba và vợ Lưu Hà tại một địa điểm không được tiết lộ. Ảnh của Ye Du đăng trên twitter. Nguồn: EPA

Tôi chỉ dành sự lưu tâm đặc biệt tới Lưu Hiểu Ba vào những ngày gần đây, khi cái chết vì bệnh ung thư gan của ông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, trừ đa số người dân Trung Quốc vẫn đang bị bức tường lửa bưng bít thông tin. Tôi đã đọc ngấu nghiến các tác phẩm của Lưu Hiểu Ba và thật sự rất xúc động trước một nhân cách, một tài năng phi thường nhưng tràn đầy tình cảm con người.

Sự kiện Lưu Hiểu Ba cũng khiến tôi nhớ lại trường hợp của cố Giáo sư Hoàng Minh Chính. Tháng 8 năm 2005, GS Hoàng Minh Chính và vợ được nhà cầm quyền cho qua Mỹ chữa bệnh vì họ tin rằng GS Chính đã quá yếu và sẽ mất ngay khi tới Mỹ. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là sức khỏe của GS Chính đã phục hồi. Thậm chí ông còn gặp gỡ các dân biểu Mỹ, phát biểu tại đại học Harvard, thành lập Phong trào Dân chủ Việt Nam, và phục hoạt đảng Dân Chủ Việt Nam.

Đem yêu thương vào nơi oán thù

FB Nguyễn Ngọc Lụa

24-6-2018

Đi tìm sự tự do là một nhu cầu tất yếu do sự ngột ngạt ở Việt Nam đã bóp chết những cơ hội muốn vươn lên sống đúng phẩm giá của một con người tự do đúng nghĩa. Phải nói khi người yêu nước dám bước chân xuống đường biểu thị thái độ phản đối của mình, giây phút đó họ đã trở nên thật sự tự do với chính họ, tự do với chính suy nghĩ của họ. Giây phút đó họ đã cho phép mình tự cởi trói khỏi những xiềng xích sợ hãi vô hình bấy lâu nay.

Bản tin ngày 21-5-2020

BTV Tiếng Dân

21-5-2020

Biển Đông: Mỹ gia tăng sự hiện diện, Trung Quốc quấy rối

Ngày 21/5, theo BBC, Lầu Năm Góc nói Trung Quốc đang thách thức quân đội Mỹ, qua vài cuộc chạm trán ‘không an toàn’ trên Biển Đông trong thời gian đại dịch Covid-19, việc này làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai nước.

Đầu năm nói chuyện học trò

Lâm Bình Duy Nhiên

13-2-2021

Hầu như năm nào Tết đến tôi cũng buồn. Mà có lẽ không chỉ mình tôi. Tôi tin rằng có hàng triệu người Việt xa xứ đều buồn với bao hoài niệm về quê hương những ngày Tết cổ truyền. Bất luận tha hương vì chính trị, vì kinh tế, vì việc làm, vì việc học hành hay đơn giản theo chồng (hay vợ) đi xa, thì mọi người đều mang bao nỗi niềm và cảm xúc khó tả trong những ngày này.

Xót xa cho thân phận “trí thức Việt Nam XHCN”

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

24-10-2017

Ảnh: internet

Đọc tờ đơn của bác sĩ Hoàng Công Truyện, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gửi để xin lỗi Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã bị phạt 5 triệu đồng vì “dám” phê phán Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người ta thấy nhiều điều.

Trên hết, người ta thấy xót xa cho số phận trí thức dưới chế độ Cộng sản.

Bộ trưởng Bộ Y tế có đáng bị phê phán không?

Hẳn nhiên là điều này không cần bàn cãi, chỉ cần “lượn” một vòng trên mạng Facebook thì đủ rõ. Không có lời lẽ nào biện hộ cho một Bộ trưởng Y tế mà dưới sự quản lý của bà ta, không biết bao nhiêu sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng liên quan đến tính mạng con người, coi mạng sống người dân như cỏ rác và như một sự đùa bỡn.

Hữu Ước đã chính thức phát đơn kiện tôi!

FB Trần Đình Triển

7-10-2018

Tôi vừa nhận được đơn của Hữu Ước từ Đoàn luật sư TP Hà Nội chuyển đến. Tuy nhiên, nói với người cùn, thô lỗ, kém hiểu biết như Hữu Ước càng thêm bực mình:

Đảng của… thấp, còi!

Blog VOA

Trân Văn

20-1-2021

Ông Andre Mendras thăm làng dân tộc thiểu số Việt Nam. Photo Facebook Ngo Thu. Hình minh họa.

Gần 25% trẻ em Việt Nam dưới năm tuổi nằm trong nhóm… thấp, còi vì suy dinh dưỡng (SDD). Nói cách khác cứ bốn đứa trẻ dưới năm tuổi tại Việt Nam thì có một bé do thiếu ăn, thiếu các dưỡng chất cần thiết nên không thể phát triển một cách bình thường!

‘Đường Nhuệ’ và liên minh ‘đỏ và đen’

Blog VOA

Trân Văn

20-4-2020

Vợ chồng Đường Nhuệ. Hình trích xuất từ website báo Tiền Phong

Tuần này, báo chí Việt Nam tiếp tục nhấn ông Nguyễn Xuân Đường và vợ là bà Nguyễn Thị Dương xuống bùn. Cặp vợ chồng vốn là những “doanh nhân thành đạt” ở tỉnh Thái Bình, nổi như cồn trong nhiều năm vì giàu có, sang trọng, quan hệ mật thiết với đủ mọi giới, từ viên chức nhiều cấp, tới văn nghệ sĩ, các nhà sư,… và “tử tế” tới mức được báo chí Việt Nam xưng tụng là… Bồ tát, giờ đang bị chính báo chí tô vẽ lại như những con quỷ khát máu, mức độ càn rỡ vượt xa khả năng tưởng tượng của nhiều người.

Bàn về nhân tài

Nguyễn Đình Cống

25-10-2019

Biếm họa về lựa chọn nhân sự. Nguồn: zuize.vn

Quốc hội hết việc rồi hay sao? là đầu đề bài báo của Nguyễn Như Phong (báo Tiếng Dân, đăng ngày 25/10/2019). Bài báo viết: “Có lẽ Quốc hội không còn việc gì để làm nữa hay sao mà lại định bàn thảo, đưa ra tiêu chí về thế nào là người Tài’.

Thành viên Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu lên tiếng về bản án phúc thẩm dành cho Mẹ Nấm

Thục Quyên

4-12-2017

Ông Frank Schwabe, Dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức. Ảnh: Getty Images

Song song với lời tuyên bố (1) của bà Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức,  Bärbel Kofler, về bản án phúc thẩm dành cho nữ blogger Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), ông Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức cũng đã đưa ra một thông cáo báo chí nhận định rất chính xác về tình trạng nhiều người đã bị bắt giam tại Việt nam chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Ông Frank Schwabe còn là Phó trưởng phái đoàn Quốc hội Liên bang Đức tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe, viết tắt là PACE).

Lượm lặt tiếp tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 3)

Lưu Trọng Văn

5-6-2017

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Đầu tiên gã xin nói về những phản hồi từ hai bài lượm lặt của gã đã.

Khi gã gửi bạn đọc của gã những lượm lặt của gã tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt, gã biết có một số bạn của gã sùng sục, nóng vội cực đoan không hài lòng thậm chí chê bai gã là người thân cộng. Gã tôn trọng các bạn ném đá gã ấy và giản đơn mỉm cười.

Có lần gã nói với nhạc sĩ Phạm Duy, yêu nước như chú, tên tuổi như chú nhưng cháu bảo đảm nếu chú ra Hồ Gươm đứng chả mấy chốc Hồ Gươm sẽ bị lấp đầy đá của người thân cộng và chống cộng. Nhạc sĩ Phạm Duy cười rồi nói: Chả thế mà có người bảo tôi chống cộng, tôi bảo tôi chỉ chống gậy thôi. Có người bảo tôi yêu cộng, tôi bảo, tôi yêu gái đã đủ mệt nhoài rồi.

Chúng tôi phỏng vấn cử tri về gian lận bầu cử. Đây là những gì họ nói

Luật Khoa

27-7-2021

Phiếu không hợp lệ cũng thành hợp lệ.

Hai tháng qua, Luật Khoa đã thu thập được một số tài liệu, lời kể từ các cử tri nhân chứng cùng những người liên quan đến công tác bầu cử tại các đơn vị bầu cử khác nhau ở một số tỉnh, thành, phản ánh vấn đề bầu thay bầu hộ (BTBH) và các vấn đề khác trong quá trình tổ chức bầu cử ở Việt Nam.

Trong chín nhân vật Luật Khoa phỏng vấn, sáu người đã chứng kiến hoặc/ và tham gia bầu thay bầu hộ trong kỳ bầu cử 2021. Trong ba người còn lại, một bị chính cán bộ ở tổ bầu cử khuyến khích BTBH, một thì có người nhà tham gia BTBH và người thứ ba từng BTBH trong đợt bầu cử trước vào năm 2016.

Những người chứng kiến tình trạng BTBH đều có một quan sát chung: một người cầm một xấp thẻ cử tri đưa cho cán bộ ở tổ bầu cử để đổi lại một xấp lá phiếu mà không bị ai quở trách, trừng phạt, hay thậm chí không bị ai thắc mắc, hỏi han.

Hành vi bầu thay bầu hộ vi phạm Điều 69, Luật Bầu cử 2015. [1] Và những quy định này gần như không thay đổi kể từ Luật Bầu cử 1997. [2]

Chúng tôi giấu tên các nhân chứng để bảo đảm an toàn cho họ.

Như chiếc bánh 9 tầng

Sáng 23/5/2021, B. đã dậy sớm xếp hàng đi bầu ở một đơn vị bầu cử ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

“Tôi thấy bác đi trước tôi đưa cả ba thẻ cử tri ra, nhưng [cán bộ bầu cử] không thắc mắc là ‘Bác đi bầu thay bầu hộ à’, mà họ lần lượt phát ba lá phiếu cho mỗi thẻ cử tri, thứ tự lần lượt, xanh đỏ vàng, xanh đỏ vàng… như một cái bánh chín tầng.”

Bàn gạch tên có bốn chỗ, vách ngăn tuy nhiên không có người điều phối dẫn đến cảnh cử tri chen lấn, đứng túm tụm. B. và nhiều cử tri khác gần như không có chỗ ngồi, đứng chỗ nào gạch chỗ đấy, gạch trên lưng nhau, trên tường, dưới đất, trên đùi, v.v. Nhiều người nếu không cố tình thì cũng vô tình để lộ thông tin trên lá phiếu của mình.

“Người thì hỏi ‘Ơ, giờ gạch thế nào?’. Người thì bảo chờ người nhà gạch trước rồi gạch theo. Người ta chỉ muốn nhanh nhanh gạch rồi nhét vào hòm phiếu”, B. kể lại.

S., một cử tri nhân chứng ở một đơn vị bầu khác tại Hà Nội, cho biết khi gia đình nhận thẻ cử tri, các thẻ được dập ghim lại theo hộ gia đình. Đến ngày đi bầu, mẹ của S. cầm nguyên xấp thẻ cử tri này và được ban tổ chức phát lại một xấp phiếu. S. lấy đủ số phiếu của mình từ mẹ và tự gạch, trong khi mẹ S. bầu luôn cho chị gái của S., người ở nhà từ chối đi bầu.

S. nói mẹ cô biết rõ không nên bầu thay bầu hộ, nhưng không nhận thức được hành động này là vi phạm Luật Bầu cử.

Trường hợp của K. ở Quảng Ninh cũng tương tự khi mẹ cô bầu thay cho bố và em trai của cô.

“Bố tôi lấy lý do bị xoang và tránh COVID nên nhờ mẹ tôi đi bầu thay. Em trai tôi thì chưa đi bầu bao giờ nên không hiểu tại sao phải đi bầu. Bố mẹ tôi cũng không bắt nó đi bầu.”

Nhận định từ các cử tri nhân chứng cho thấy nhiều người dân không thấy tầm quan trọng hay ý nghĩa trong việc tham gia bầu cử nên sẵn sàng nhờ người bầu hộ. Những người đi bầu hộ thì lại bầu với tâm lý “làm cho xong”.

Phần lớn những người thực hiện BTBH không nhận thức được hành vi của họ là trái luật. Sự hợp tác từ cán bộ tổ chức bầu cử càng củng cố cho quan điểm này.

Ở một số trường hợp, các cử tri nhân chứng cho biết chính các cán bộ tham gia công tác bầu cử lại là người thực hiện hành vi BTBH.

Một điểm bỏ phiếu tại Hà Nội, ngày 23/05/2021. Ảnh: AP/ Hau Dinh.
Một điểm bỏ phiếu tại Hà Nội, ngày 23/05/2021. Ảnh: AP/ Hau Dinh

Ông tổ trưởng “tốt bụng”

B. ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho Luật Khoa biết đây là lần thứ hai anh tham gia bầu cử. Lần đầu tiên là vào năm 2016, khi đó B. mới bắt đầu quan tâm đến bầu cử, nghe tin đồn về bỏ phiếu hộ nên đặc biệt quan tâm đến tình trạng này.

“Hồi đấy tôi bầu ở khu vực khác, nó còn kinh hơn. Vì khu đấy, rất nhiều người ở thuê ở trọ, họ cứ bảo tổ trưởng tổ dân phố bầu luôn cho. Họ toàn người đi làm, mưu sinh. Họ không quan tâm ông nào đại diện cho mình. Bác tổ trưởng tổ dân phố có tập thẻ cử tri rất dày.”

H. ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Hà Nội) thì cho biết những năm trước đó, gia đình đưa thẳng xấp thẻ cử tri cho tổ trưởng tổ dân phố bầu hộ. Năm nay, H. tính chuyển địa điểm bỏ phiếu nhưng bị trễ hạn đăng ký.

“Bác tổ trưởng nói nếu hôm bầu cử tôi không ở Nghĩa Đô thì gửi phiếu lại cho bác ấy, gửi cho gia đình để bầu. Tôi nói ‘Không, thẻ cử tri của cháu là cháu phải giữ, chứ không thể đưa cho người khác, cho gia đình bầu thay được’.”

“Bác ấy cứ bảo là ‘Được, làm thế được’ và còn dặn rằng nếu tôi không đi bầu thì đưa thẻ cử tri cho bác ấy […] Bác ấy nói ‘Đó là thẻ của bác. Thẻ phát ra phải khớp thẻ thu về”, H. thuật lại.

H. từ chối đưa thẻ cử tri của mình. Đến ngày bầu cử, anh bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, H. cũng chính là một trong những cử tri nhân chứng tham gia bầu thay bầu hộ. Anh lấy lý do là vì dịch COVID-19 nên không muốn người thân trong gia đình đi bầu, nhưng nếu không đi bầu thì chắc chắn sẽ bị người của phía tổ dân phố làm phiền, thúc giục bỏ phiếu hoặc yêu cầu trả lại thẻ cử tri cho họ.

“Người nhà ốm? Cứ bầu thay, không sao đâu”

N. ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thì rơi vào một tình huống khác. Trước ngày bầu cử, khi đến khu vực bỏ phiếu để nhận thẻ cử tri, N. chia sẻ mẹ bị bệnh tim, cộng với thời tiết nắng nóng cùng nguy cơ nhiễm COVID-19 nên có thể mẹ N. sẽ không đi bỏ phiếu.

“Ừ, nếu mẹ bị bệnh tim và thời tiết nắng nóng thì có thể đi bỏ phiếu hộ mẹ cũng được”, người cán bộ phản hồi, theo lời kể của N.

“Việc này là trái quy định pháp luật,” N. nói.

“Ui giời, chuyện thường ấy mà, có ai để ý đâu”, người cán bộ kia đáp lại.

Đến ngày bầu cử, N. vẫn chở mẹ đến đơn vị bầu cử để tự đi bầu.

N. là một trong ba cử tri nhân chứng không tham gia BTBH cũng như chứng kiến BTBH tại khu vực bầu cử. Lý do là khi đi bầu thì khu vực bầu cử không có ai ngoài anh và mẹ. N. nói nhiều người không quan tâm đến bầu cử cũng như các ứng cử viên.

“Lúc lấy xe, tôi có hỏi anh bảo vệ thì anh ấy nói là ‘Bầu bán cái gì, biết ai mà quan tâm’.”

Người dân đi bầu ở quận Gò Vấp, TP. HCM ngày 23/5/2021. Ảnh: hcmcpv.org.vn.
Người dân đi bầu ở quận Gò Vấp, TP.HCM ngày 23/5/2021. Ảnh: hcmcpv.org.vn

Thiếu thông tin, người trẻ “bầu đại”

L. là một cử tri nhân chứng ở Bình Dương mà chúng tôi phỏng vấn. Đây là lần đầu tiên L. có cơ hội đi bầu nên anh nghiên cứu rất kỹ.

Em thấy những cuộc tiếp xúc cử tri không được tuyên truyền rộng rãi mà chỉ mời những người lớn tuổi trong khu vực đó. Em phải chủ động gọi cho chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, em dò số trên niên giám, bác ấy mới chỉ qua cấp phường, em mới biết cuộc tiếp xúc diễn ra ngày nào, ở đâu”, L. kể lại.

“Suốt buổi đó cũng không có gì bất ngờ. Các chương trình hành động khá là chung chung, khó mường tượng được họ đóng góp gì. Buổi đó em thấy có một người là chương trình hành động có cái sự chi tiết, còn những người khác nói những câu rất vô thưởng vô phạt, người trẻ cũng nói được.”

Địa điểm bầu cử được tổ chức ngay trong khu ký túc xá nơi L. sinh sống. L. nhận định điểm bầu cử được tổ chức chỉn chu, tuy nhiên, số người tham gia khá ít.

“Các bạn đa số không hiểu lắm về các ứng viên. Họ chỉ bầu đại thôi chứ không bầu thay. Em không thấy ai quan tâm ngoại trừ hai bạn nữ. Em có chia sẻ thông tin để hai bạn đó ra quyết định, chứ nhiều bạn chọn cách không đi bầu luôn vì họ không nắm thông tin.”

Tuy không tham gia hay chứng kiến BTBH ở điểm bầu cử của mình, nhưng L. không xa lạ gì vì đã chứng kiến người thân mình ở tỉnh nhà BTBH.

“Ở nhà thì ba em bầu thay cho mẹ em. Em cũng biết một số người quen ở tỉnh có đi bầu, nhưng họ cũng nói là ‘Bầu cho vui chứ có biết là ai đâu mà lựa chọn’”, L. nói.

Để hiểu hơn về quá trình tổ chức bầu cử trong những năm qua, Luật Khoa liên hệ được với hai nhân chứng đặc biệt: một người từng trực tiếp tham gia quá trình tổ chức bầu cử và một người có người thân là người trong tổ bầu cử.

Định hướng bầu cử

C. là một cử tri nhân chứng đặc biệt. Tuy không tham gia vào cuộc bầu cử 2021 năm nay nhưng cô vừa là cử tri, vừa là người tham gia vào quá trình tổ chức bầu cử và kiểm phiếu trong kỳ bầu cử năm 2016.

“Mình là đoàn viên thanh niên và cháu của bà tổ trưởng tổ dân phố. Nghiễm nhiên mình được gọi đi các buổi tiếp xúc cử tri, các buổi cần sự tham gia của thanh niên. Mình cũng ở trong tổ kiểm phiếu”, C. cho biết.

C. kể lại cô được tham gia một buổi giao lưu gọi là “Cử tri trẻ với bầu cử”, trong đó một đại diện bên Mặt trận Tổ quốc đến chia sẻ với một nhóm thanh niên về các quy trình, quy định về bầu cử.

“Điểm buồn cười nhất là chú ấy khẳng định đây không phải định hướng bầu cử, nhưng sau đó liệt kê ra năm người, rồi bảo ba người này sáng giá rồi hai còn lại thì một là trẻ quá, một là nữ […] Mình cảm nhận được mục tiêu của chú ấy.”

Tình trạng định hướng bầu cử cũng có thể đã xuất hiện qua một hình thức khác. Trong kỳ bầu cử năm 2021, trên Facebook xuất hiện thông tin các học sinh trường THPT Quang Trung, Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ một bài viết có nội dung bất lợi về Lương Thế Huy, một ứng cử viên của quận Hà Đông.

Hình chụp màn hình từ các tin nhắn có một dòng ghi rõ: “Cán bộ lớp triển khai đến lớp chia sẻ nội dung này lên trang cá nhân của từng học sinh sau đó chụp ảnh báo cáo nhà trường.”

Hình chụp các tin nhắn trên Facebook mà Luật Khoa thu thập được.
Hình chụp các tin nhắn trên Facebook mà Luật Khoa thu thập được. Bấm vào hình để phóng to

Nhiều ảnh chụp màn hình được cho là từ nhiều tài khoản của học sinh kèm theo các dòng tin nhắn báo cáo: “Lớp 10d5 hoàn thành ạ” hoặc “10D4 nộp ạ”.

Điều này đặt nghi vấn về việc các học sinh bị gây áp lực phải phát tán một thông điệp chính trị theo yêu cầu của nhà trường.

Định hướng bầu cử không chỉ xảy ra với các cử tri trẻ tuổi. M. ở Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết ở khu vực bầu cử của anh, mỗi gia đình được phát một tờ A3 gồm danh sách các ứng cử viên.

Mẹ của M. sau đó tham gia cuộc họp ở tổ dân phố và được định hướng gạch tên một số ứng cử viên.

“Mẹ mình gạch vào tờ A3 đó luôn cho đỡ quên khi đi bầu.”

Gia đình M. không BTBH, nhưng có chứng kiến người khác cầm nhiều lá phiếu bỏ vào thùng phiếu.

Mẹ của nhân chứng M. đánh dấu sẵn vào danh sách ứng cử viên. Ảnh: Nhân chứng cung cấp cho Luật Khoa.
Mẹ của nhân chứng M. đánh dấu sẵn vào danh sách ứng cử viên. Ảnh: Nhân chứng cung cấp cho Luật Khoa

Phiếu không hợp lệ thành hợp lệ

Vào ngày bầu cử năm 2016, C. nói cô có chứng kiến nhiều người cầm hơn bốn lá phiếu trong tay (dù chỉ có bốn cấp bầu ở đơn vị bầu cử đó). C. không nán lại lâu vì cô không được giao nhiệm vụ hỗ trợ quá trình bỏ phiếu.

“Đến tầm tối, có một cô ở tổ bảo là ‘Tối nay C. qua hỗ trợ các cô nhé.’ Lúc đó mình mới nhận ra là ‘À thì ra mình trong nhóm đi kiểm phiếu’”.

Quy trình phân loại phiếu, theo C. nhận định, là rất hiệu quả và nhanh chóng. Tổ kiểm phiếu khoảng hơn chục người, chia ra làm hai nhóm. Các lá phiếu ban đầu được phân loại theo màu sắc và sau đó đặt vào các rổ riêng biệt.

Những rổ này được phân loại theo cách lá phiếu được gạch. Ví dụ, phiếu với hai cái tên cuối bị gạch thì vào một rổ, phiếu với ba cái tên cuối bị gạch thì vào một rổ khác, phiếu bị gạch hoàn toàn, hoặc để trắng thì vào rổ phiếu không hợp lệ.

C. là người phụ trách rổ phiếu không hợp lệ này.

Sau đó, một người phụ nữ đóng vai trò như giám sát viên đến để thanh tra tổ bầu cử. Đúng lúc đó, một người phụ nữ khác trong tổ kiểm phiếu của C. bốc một nắm phiếu từ rổ của cô, tự gạch thêm rồi bỏ vào các rổ phiếu hợp lệ. Việc này diễn ra ngay trước mặt giám sát viên kia.

C. liền thắc mắc: “Cái này là phiếu không hợp lệ.” Người phụ nữ trong tổ kiểm phiếu không trả lời, tiếp tục gạch tên

Trong khi ấy, nữ giám sát viên đứng ngay đó và nói với C.: “Không phải chuyện của em”.

“Mình nhớ lúc đó không ai phản đối. Mọi người khá là bận, không ai để ý gì.”

C. cũng cảm nhận thấy có một nhu cầu phải đạt thành tích cao với mục đích để thể hiện sự đồng lòng, thống nhất.

“Tổ nào mà một giờ chiều đã bỏ phiếu xong hết thì sẽ rầm rộ là tổ mình hoàn thành chỉ tiêu. Sự hồ hởi này nó ngộ. Việc đạt chỉ tiêu rất là quan trọng. Bất chấp các lá phiếu có thực sự được bỏ từ cái người đó không hay một người đi bầu hộ hết. Họ có thể không quan tâm chất lượng tờ phiếu lắm, miễn danh sách cử tri từng này thì tôi cần từng này người đi hết. Làm xong sớm thì được về sớm.”

T. là một trường hợp khác không BTBH trong kỳ bầu cử năm 2021, tuy nhiên, anh và gia đình lại BTBH vào năm 2016.

Nhận thức của T. về bầu cử ở Việt Nam cũng tương đối đặc biệt, nhất là sau khi chính bố anh từng tham gia tổ bầu cử ở Thái Nguyên vào kỳ bầu cử năm 2007.

“Bố tôi từng là bí thư ở cơ quan nhà nước, khi đó đã về hưu. Vì từng là bí thư nên thuộc thành phần đáng tin cậy. Bố tôi nói nhận được chỉ đạo miệng từ trên xuống là ‘Không được dưới 95%’ và các tổ bầu cử phải chủ động bằng cách cho thêm phiếu vào”, T. nói.

“Nguyên văn bố tôi nói là ‘Họ phải nhồi thêm phiếu vào cho ông Mạnh”, T. thuật lại. “Mất mấy năm sau đợt bầu cử đó ông ấy mới dám kể lại cho tôi.”

Về những thông tin T. chia sẻ, Luật Khoa chưa có cơ hội kiểm chứng do nhân chứng trực tiếp là bố T. đã qua đời vào năm 2015.

Cảnh kiểm phiếu ở xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 23/5/2021. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Cảnh kiểm phiếu ở xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 23/5/2021. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Bầu thay bầu hộ có ở Hà Nội (muộn nhất là) từ năm 1997

Nếu quan sát thông tin trên các kênh truyền thông – báo chí Việt Nam hàng chục năm qua thì các vụ gian lận bầu cử là rất hy hữu. Có lẽ vụ việc một chủ tịch HĐND xã ở Hà Nội bị phát hiện đánh tráo 75 phiếu trong kỳ bầu cử năm 2021 là một trong số ít vụ việc gian lận được phát giác và xử lý công khai. [3]

Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng gian lận bầu cử ở Việt Nam, cụ thể là bầu thay, bầu hộ đã diễn ra từ lâu, được một chuyên gia nước ngoài ghi chép lại từ hơn 20 năm trước.

Nhà nghiên cứu người Singapore David Wee Hock Koh đã có cơ hội quan sát cuộc bầu cử ở Hà Nội vào ngày 20/7/1997 và ghi chép tỉ mẩn trong quyển sách “Wards of Hanoi”. [4] Thời điểm đó, Luật Bầu cử 1997 đã quy định về việc “cử tri phải tự mình đi bầu” và không được nhờ người khác bầu thay, bầu hộ (proxy voting).

Tuy nhiên, ông Koh đã tận mắt chứng kiến nhiều người cầm hai đến ba thẻ cử tri tại một địa điểm bầu cử. Sau khi người này bầu xong (cho chính mình và hai ba người khác), quan chức bầu cử cũng thản nhiên đóng dấu cho tất cả thẻ cử tri mà người này cầm.

Trong một trường hợp cá biệt, ông chứng kiến một người phụ nữ cầm trong tay 8 lá phiếu khi đáng lẽ ra bà ta chỉ nên cầm một phiếu vì lúc đó chỉ có một cấp bầu là đại biểu Quốc hội.

“Bà ta đã được một trong những cán bộ tại bàn đăng ký đưa cho 8 lá phiếu mà không bị đặt một câu hỏi nào, mặc dù vị cán bộ này đã kiểm tra tất các thẻ cử tri [bà ta đưa] và đánh dấu vào danh sách cử tri đi bầu.”

Sau khi truy hỏi thêm, ông nhận thấy đây là “một thực tế phổ biến ở tất các phường ở Hà Nội”. Một người bạn Việt Nam từng theo dõi các cuộc bầu cử vào thập niên 1980 còn thừa nhận với ông Koh rằng ông ta chưa từng tự tay bỏ lá phiếu nào và không hề bị cán bộ phường quở trách hay trừng phạt.

Vào cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân năm 2004, nhiều người bạn Việt Nam của ông Koh cũng nói rằng họ sẽ không đi bầu vì “người nhà sẽ bầu thay họ”.

Còn trong đợt bầu cử năm 1997, ông Koh cũng tự nhẩm tính: Nếu 37% tỷ lệ đi bầu của phường này tương đương 6.500 cử tri (dựa trên thông tin của quan chức quận vào thời điểm ông quan sát) thì sẽ là 2.405 cử tri trong 60 phút, tức khoảng 40 cử tri mỗi phút, tức 10 cử tri mỗi phút ở một trong bốn quầy bỏ phiếu. Tốc độ này có nghĩa quá trình bỏ phiếu của một cử tri chỉ tốn đúng 6 giây! Trừ khi phường này cực kỳ năng suất trong việc đôn thúc cử tri đăng ký lấy phiếu, gạch tên và bỏ phiếu thì khó mà có thể loại bỏ khả năng bầu thay bầu hộ.

Tính sơ qua, ông Koh ước lượng cứ 5 cử tri thì 1 người sẽ BTBH. Nếu như vậy, BTBH chiếm khoảng 20% tỷ lệ cử tri tham gia. Do đó, tỷ lệ tham gia đi bầu thực sự của Việt Nam vào năm 1997 chỉ là 79% – khá tương đồng với tỷ lệ thực ở các kỳ bầu cử của Liên Xô cũ, ông Koh nhận định.

Việc cho phép BTBH là một cách để nhanh chóng đạt tỷ lệ đi bầu cao. Nhiều cử tri chọn cách ở nhà khi “họ tin rằng việc tự đi bầu cũng không tạo ra sự khác biệt vì cho rằng đã có sự chọn lọc từ trước và lựa chọn giới hạn giữa các ứng cử viên”.

Đáng chú ý, ông Koh thậm chí đề cập rằng tình trạng bầu thay bầu hộ đã diễn ra từ trước năm 1989. Ông dẫn nguồn một bài báo trên báo Hà Nội Mới vào năm 1989 có tiêu đề “Cuộc bầu cử có đảm bảo dân chủ hay không, quyết định ở bước Hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò chính” về cuộc phỏng vấn với Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Hà Nội Bùi Mạnh Trung.

Tiếp tục với số liệu, vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992, tính đến 12 giờ trưa ngày bầu cử, một loạt tỉnh thành đã đạt tỷ lệ đi bầu cao: 75% ở Hà Nội, 75% ở Hải Phòng, 87% ở Thừa Thiên – Huế, 95% ở Khánh Hòa, v.v.

Với số lượng phiếu lớn như thế và từ cách thức tổ chức tại thời điểm đó, ông Koh nhận định chuyện này là “hoàn toàn không thể trừ khi cử tri di chuyển như cá hộp trong dây chuyền sản xuất”. Dựa trên số liệu từ truyền thông nhà nước, nếu tính toán kỹ thì sẽ thấy cử tri chỉ cần hai giây để bỏ phiếu xong trong giờ bỏ phiếu đầu tiên.

Dân số Việt Nam vào năm 1997 là khoảng 77 triệu người và vào năm 2021 là khoảng 98 triệu người. [5] Nhưng tỷ lệ đi bầu tính tới giữa ngày bầu cử sau 24 năm tiếp tục đạt mức cao mới. Theo báo Quân đội Nhân dân, tính đến trưa 23/05/2021, ngày diễn ra kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Điện Biên đã đạt 85% tỷ lệ bầu, còn Quảng Ninh đạt 84%. [6]

Nếu như quan sát của nhà nghiên cứu David Wee Hock Koh cho một góc nhìn lịch sử về quy trình bầu cử ở Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2004, đặc biệt về tình trạng BTBH ở Hà Nội thì lời kể của các cử tri nhân chứng của Luật Khoa tái khẳng định tình trạng BTBH vẫn tiếp diễn một cách có hệ thống và bài bản ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Ảnh chụp màn hình

Giải pháp là cần tuyên truyền nhiều hơn?

Bài báo “Một người đi bỏ phiếu thay cả nhà: Vô trách nhiệm với bản thân, đất nước đăng ngày 20/5/2021 trên VTC gián tiếp thừa nhận tình trạng bầu thay, bầu hộ trên cả nước. [7]

Trong bài báo, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nói: “Nếu xảy ra tình trạng này thì chính tổ bầu cử tạo điều kiện cho cử tri làm sai chứ không phải họ tự nhiên làm sai được”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thì cho rằng lý do chính vẫn là ý thức trách nhiệm của người dân, kèm theo bệnh thành tích và nể nang của đơn vị tổ chức.

Ông khẳng định tình trạng này chỉ xảy ra ở vùng sâu vùng xa, còn tại các thành phố lớn như Hà Nội thì việc tổ chức tốt hơn “do có sự giám sát của các cơ quan cấp trên thường xuyên hơn, ý thức của các đồng chí ở các tổ cũng cao hơn”.

Tuy nhiên, phần lớn vụ việc bầu thay bầu hộ mà Luật Khoa thu thập được đều xảy ra trong khu vực nội thành thủ đô Hà Nội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường cũng khẳng định nguyên do là người dân không hiểu đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng thì cho rằng hiện nay pháp luật chưa có chế tài để xử lý BTBH, nên biện pháp xử lý khả quan nhất là đẩy mạnh tuyên truyền đến từng cử tri để nâng cao ý thức.

Ông Túc cũng nói thêm rằng ngoài tuyên truyền, cần có sự đôn đốc, giám sát.

Nhưng liệu việc tuyên truyền cho người dân, giám sát tổ chức đã đủ để ngăn chặn tình trạng bầu thay, bầu hộ? Các vấn đề định hướng trước bầu cử, chỉnh sửa lá phiếu hậu bầu cử do chính người của Mặt trận và các đơn vị bầu cử làm thì xử lý như thế nào?

Nếu thực tế tình trạng bầu thay, bầu hộ, bầu mù và thao túng lá phiếu trước và sau bầu cử đã diễn ra từ nhiều năm nay, vậy bao nhiêu trong số những người đang là đại biểu Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân? Đây là câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Luật Khoa đã liên hệ với Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam qua thư điện tử chiều ngày thứ Hai, 19/7/2021 để phỏng vấn nhưng cho đến chiều thứ Ba, 27/7, vẫn chưa nhận được hồi âm, ngoại trừ một thư báo lỗi kỹ thuật từ hộp thư MAILER-DAEMON@smtp.quochoi.vn của Quốc hội đề ngày 24/7, tức năm ngày sau khi chúng tôi gửi email.

_____

Ghi chú:

1. Luật Bầu cử 2015. (n.d.). Thư Viện Pháp Luật. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-Bau-cu-dai-bieu-Quoc-hoi-va-dai-bieu-Hoi-dong-nhan-dan-2015-282376.aspx

2. Luật Bầu cử 1997. (n.d.). Thư Viện Pháp Luật. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-Bau-cu-Dai-bieu-Quoc-hoi-1997-56-1997-L-CTN-40541.aspx

3. VnExpress. (2021, June 4). Chủ tịch Ủy ban bầu cử xã lấy 75 phiếu tự bầu cho mình. vnexpress.net. https://vnexpress.net/chu-tich-uy-ban-bau-cu-xa-lay-75-phieu-tu-bau-cho-minh-4288728.html

4. Koh, D. W. H., & Studies, I. S. A. (2006). Wards of Hanoi. Institute of Southeast Asian Studies.

5. A. (2018, July 16). Dân số Việt Nam mới nhất (2021) – cập nhật hằng ngày. DanSo.Org. https://danso.org/viet-nam

6. C. (2021a, May 23). Có địa phương đã đạt tỷ lệ 85 cử tri đi bầu cử. Báo Quân đội Nhân dân. https://www.qdnd.vn/bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xv-va-dai-bieu-hdnd-cac-cap/tin-tuc/co-dia-phuong-da-dat-ty-le-85-cu-tri-di-bau-cu-660422

7. XUÂN TRƯỜNG – NGUYỄN HUỆ- NGUYỄN VƯƠNG. (2021g, May 20). Một người đi bỏ phiếu thay cả nhà: Vô trách nhiệm với bản thân, đất nước. Báo điện tử VTC News. https://vtc.vn/mot-nguoi-di-bo-phieu-thay-ca-nha-vo-trach-nhiem-voi-ban-than-dat-nuoc-ar613233.html

Bản tin ngày 18-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Lại thêm bản đồ có “đường lưỡi bò” ngang nhiên xuất hiện trên lãnh thổ VN: Công ty Tân Cương treo 3 bản đồ có đường chín đoạn, trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp đưa tin. Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, cùng với Phòng An ninh kinh tế và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh này, kiểm tra và phát hiện, tại phòng làm việc riêng của Tổng GĐ Công ty Tân Cương người TQ ở khu công nghiệp Lai Cách, treo 3 bản đồ có đường 9 đoạn, vi phạm chủ quyền biển đảo VN.

Những tiếng cười khả ố tát vào lòng yêu nước

FB Nguyễn Văn Miếng

9-11-2018

Hôm nay ngày 9/11/2018, Tòa án nhân dân Đồng Nai đã xử y án 15 thanh niên xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu hôm 10/6/2018, với mức án từ 8 đến 18 tháng tù.

Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

13-7-2018

Khổ sai hóa luôn trùng kiếp với nô lệ hóa và bần cùng hóa

Các ngữ pháp

Khổ sai đưa ra hai chỉ bảo để định nghĩa ngữ pháp này: thứ nhất nạn nhân cam nhận cảnh tù đày ngay trong xã hội và trong tâm trí; thứ nhì quá trình ngục hóa các nạn nhân này là vô hạn định. Như vậy, khổ sai hóa là một ngữ pháp tới từ một động từ, qua đó các nạn nhân không bị bỏ tù, mà bị đày đọa trong cảnh tù đày ngay qua các sinh hoạt cá nhân, gia đình, tập thể, cộng đồng giữa xã hội mà mình đang sống, và luôn phải chịu đựng các áp lực, các cưỡng chế, các vòng vây, ở tư thế không chọn lựa được, không vượt thoát được. Có ít nhất ba quá trình để nhận diện hiện tượng xã hội này:

Tội ác cộng sản qua lời kể của nhân chứng, cụ bà Dư Thị Thành

Trịnh Bá Tư

29-1-2020

“Tôi là Dư Thị Thành vợ của ông Lê Đình Kình. Tôi quay video này, lúc tôi rất minh mẫn, và đầu óc tôi tỉnh táo, tôi khoẻ. Tôi tường thuật lại công an đàn áp gia đình tôi ngày 9/1/2020.

“Kỳ nghỉ dài ngày và đầy thách thức” của 3 nhà hoạt động nữ Việt Nam

“Kỳ nghỉ dài ngày và đầy thách thức” của 3 nhà hoạt động nữ Việt Nam sau hành trình tranh đấu gian khổ

Hate Change

Trần Khả Minh

27-7-2017

Các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ, chống tham nhũng, đòi các quyền tự do và trách nhiệm giải trình minh bạch của chính quyền tại Việt Nam thường xuyên bị sách nhiễu, câu lưu và đối mặt với việc bị bỏ tù. Nhưng họ vẫn can đảm tiếp tục con đường mình đã chọn. Trong rất nhiều tấm gương về những nhà hoạt động ở Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 3 nhà hoạt động nữ đã đánh đổi sự an toàn, cuộc sống yên ổn và giờ đây là tự do cho những hoạt động đấu tranh ôn hòa với cái xấu, các ác của họ. Mỗi người trong họ đang có những “thời điểm tạm nghỉ ngơi” dài ngắn khác nhau, nhưng điểm chung là những kỳ nghỉ ấy đang diễn ra lúc này.

1. Trần Thị Nga: Hành trình từ công nhân xuất khẩu lao động tới Người tranh đấu vì dân chủ, nhân quyền, và môi trường ở Việt Nam.

Ngăn cản tiếp cận tri thức là tội đồ của dân tộc

NXB Tự Do

16-5-2020

Điều 19 trong “Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát” năm 1948. Ảnh: internet

Nói tới nước Mỹ, tôi luôn bị “ám ảnh” về một chi tiết “Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?”. Đó là khi những đại biểu trong Quốc hội lập hiến lúc bấy giờ đã có những ngày bế tắc với các vấn đề như: Phải làm thế nào để người Mỹ không bị cản trở về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhân quyền được bảo đảm?… Để giải toả sự “căng thẳng” này, ngài Franklin đã từng đề nghị sẽ mời những mục sư tới hội trường cầu nguyện vào mỗi buổi sáng. Nhưng ý kiến đó liền bị đại biểu Williamson phản đối vì “không có tiền để thuê mục sư tới cầu nguyện”. Nước Mỹ lúc này mới trải qua một cuộc chiến kéo dài, kinh tế kiệt quệ thê thảm. Cuối cùng, các đại biểu đã không cần đến mục sư mà cũng đã cho ra đời bản Tuyên ngôn nhân quyền nổi tiếng thế giới, và bản Hiến pháp có giá trị không chỉ với nước Mỹ, mà cả với thế giới cho đến tận ngày nay. Bởi sự khao khát về sự tự do và tính liêm chính đã giúp các đại biểu vượt lên trên tất cả. Nước Mỹ trở nên hùng mạnh từ đây.

Tuyên bố của Diễn Đàn Việt Nam 21 về việc Nghị Viện Âu châu thông qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA

14-2-2020

Vào ngày 12/02/2012 Nghị viện Âu châu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại  tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữ Liên minh châu Âu (EU) và  Việt Nam.

Xử phúc thẩm người được Liên Hợp Quốc kêu gọi trả tự do

FB Phạm Lê Vương Các

18-3-2019

Sáng nay 18/3, Toà án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM mở phiên toà phúc thẩm xét xử 5 bị cáo phạm tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 10/2018, những người này bị buộc tội thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền, phạm vào điều 79 Bộ luật Hình sự VN năm 1999.

Khi những kẻ bị còng tay cầm súng bắn vào công an hay một Case study về vai trò của báo chí

Đỗ Hùng

16-1-2020

Nhà báo Đỗ Hùng (bên trái). Ảnh: FB tác giả

Sau cuộc biểu tình, tụi mình kéo Vincent Go vào quán cà phê Tims Horton kế bên đại lộ Mendiola ở San Miguel City, Manila. Anh lấy điện thoại rồi mở cho mình xem album hình. Đấy là hình anh chụp những nạn nhân bị bắn chết trong các chiến dịch truy quét ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Truyền thông Mỹ đồng loạt lên án TT Trump tấn công báo chí, biểu tượng của tự do ngôn luận

Bá Tân

17-8-2018

Trong ngày 16/8/2018, hơn 300 tờ báo trên khắp nước Mỹ đồng loạt đăng bài lên án Tổng thống Donald Trump. Mỗi tờ báo có “cách chơi” khác nhau nhưng tất cả (gần 200 tờ báo) có chung âm hưởng lên án thái độ thù địch của người đứng đầu nước Mỹ với báo chí.

Cùng máu đỏ da vàng, nỡ nào buông lời cay nghiệt

FB Chất Lượng Sống

30-12-2018

152 đồng bào bỏ tổ quốc ly hương, đúng sai ai cũng đều biết cả. Luật pháp đương nhiên phải tuân thủ, nhưng thấy tội, thấy thương hơn là đáng trách. Năm cùng tháng tận, ai chẳng muốn sum vầy!!!

Xin đừng bắn sau lưng

Trần Trung Đạo

5-12-2019

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối. Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn giữa hai người.

Công an nhân dân vì… quan phục vụ

Trương Minh Ẩn

16-11-2018

Tôi có việc phải lên trụ sở Công an. Biết thân biết phận mình là dân ngu cu đen, không có mối quan hệ với anh Ba anh Bảy nào để nhờ vả, nên tôi vác xác đi thật sớm. Đến nơi, đợi khi cơ quan này mở cửa thì vô gặp ngay tiếp tân rồi đưa yêu cầu, mong được tiếp sớm để chí ít công việc xong trong ngày, không quá trễ nải thời gian. Chuyện giấy tờ liên quan tới công quyền thì ai ai lại chẳng biết không phải là chuyện làm xong ngay dễ dàng.

Ý nghĩa Minh Triết trong hai chữ Việt Nam hôm nay

“Một nền kinh tế thị trường thật sự của người Dân, chứ không phải là của một nhóm áp – phe. Một xã hội dân sự mà quyền sở hữu, quyền kinh tế, quyền chính trị thật sự là của Dân của Nước, chứ không phải chỉ là của những “nhóm lợi ích”. Một nhà nước pháp quyền thật sự của Dân, do Dân, vì Dân, chứ không thể chỉ là pháp quyền của bộ máy nhà nước, thậm chí là của Đảng cầm quyền”.

_____

Nguyễn Khắc Mai

6-1-2018

Tác giả Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc trung tâm Minh Triết Việt Nam, tại một hội thảo.

Sử Việt khẳng định rằng tổ tiên của người Việt từng một thời chia thành nhiều nhóm: Âu Việt, Mân Việt, Điền Việt, Kiềm Việt, Lạc Việt v.v … đã cùng nhau cư trú toàn vùng nam sông Dương Tử của Trung Hoa ngày nay. Họ được gọi chung là Bách Việt, đã từng tạo nên nền văn minh lúa nước, để lại nhiều dấu vết văn hóa và nhiều trang sử bi hùng một thời.

“Con đã ăn lại chưa?” – “Tôi có quyền được nói”

FB Trịnh Kim Tiến

13-7-2018

Bà Nguyễn Tuyết Lan, thân mẫu của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ảnh: FB Trịnh Kim Tiến

“Họ tưởng là con lục đồ ăn đó hả, không có đâu. Con chỉ sắp xếp lại đồ đạc thôi. Tưởng đặt máy quay, quay lén con mà ngon”. Quỳnh nói với mẹ.

Đến hôm nay Quỳnh vẫn đang tuyệt thực.

Lòng tôi mong mọi việc đã được giải quyết và chị đã ăn trở lại. Đi thăm chị, tôi chỉ mong được nghe những tin an lành, muốn cô Lan không khóc. Nhưng điều đó tôi rõ là không thể xảy ra với người như chị trong ngục tù Cộng Sản. Người phụ nữ mạnh mẽ quá thể.

Chị bước từng bước liêu xiêu nhưng ngữ điệu thì vẫn đanh thép đáng nể. Cô Lan nói với tôi chị xanh lắm, gầy rộc đi, hai má hóp lại. Thấy dáng vẻ chị vậy, cô biết là chị chưa ăn lại đâu, nhưng cô tự gạt mình là không phải thế. Cô hỏi chị: “Con à, con đã ăn lại chưa?”. Quỳnh nhìn cô, lắc đầu: “Họ vẫn ngược đãi con mẹ à, con không ăn đâu, con cho hết đồ rồi. Mẹ mang đồ về đi và đừng gửi cho con nữa. Con cũng không ký nhận đồ bưu điện đâu”. “Con mong mọi người tôn trọng ý kiến của con” chị Quỳnh nói với mẹ.

Chúng ta chờ ai đây?

Nguyệt Quỳnh

18-8-2019

Ba nhà lãnh đạo trẻ Hồng Kông, từ trái qua: Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Chu Đình (Agnes Chow) và Trần Hạo Thiên (Andy Chan). Photo Courtesy

Những ngày cuối tuần ở Hồn­­­­g Kông trời ­­­­­­­vẫn có mưa. Mà dù nắng hay dẫu có mưa đi nữa, thì vẫn có hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn người vẫn cùng nhau đi trong mưa. Với hàng triệu triệu chiếc ô đủ màu trên tay, thành phố nhìn từ trên cao như một dòng sông đang tuôn chảy. Lúc này, mưa hay nắng cũng tràn đầy ý nghĩa. Lúc này, bạn không cần nói về tình yêu vì nó tràn ngập trong không gian, trong mắt nhìn, trong nhịp đập từ lồng ngực trái tim.

Ai muốn phản biện, hãy nhìn gương Báo Sạch

Blog RFA

Gió Bấc

22-4-2021

Trong phiên họp đầu tiên của tân chính phủ, tân Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra ba thông điệp làm nức lòng người. Trong đó, thông điệp thứ ba là “phải nghe ý kiến phản biện”. Nhưng như gáo nước lạnh âm 50 độ C đổ vào niềm tin hy vọng vừa le lói, chỉ năm ngày sau, ba nhà báo của nhóm Báo Sạch, tiếng nói phản biện sôi động duy nhất gần đây đã bị khởi tố bắt giam.

Vụ tấn công xã Đồng Tâm: Cần thực nghiệm hiện trường bởi cơ quan điều tra độc lập

Trịnh Bá Phương

15-6-2020

Cần thực nghiệm hiện trường bởi cơ quan điều tra độc lập để làm rõ các nội dung trong bản kết luận điều tra số 210/ PC01 (Đ3) của cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hà Nội. Một số chi tiết cần phải làm rõ: