Dự án lấn sông Hàn: Đừng lấy cái sai để sửa sai!

Lê Xuân Thọ

8-5-2019

Dự án Marina Complex. Ảnh: Báo Một thế gới

Như vậy, sau hội nghị phản biện xã hội về các dự án lấn sông Hàn (Đà Nẵng), vẫn còn là cuộc chiến của 2 ý kiến trái chiều: tiếp tục hoặc dừng lại các dự án lấn sông Hàn, trả lại hiện trạng ban đầu cho sông Hàn.

Trước khi diễn ra biểu hội nghị này, Mết thừa biết các dự án của SunGroup sẽ được lơ đi một cách… bài bản. Và vì thế, dự án Bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) sẽ là trọng tâm của buổi hội nghị.

Kỳ 3: Phải bắt ngay các quan chức dính đến sai phạm Thủ Thiêm

Nguyễn Đức

18-7-2019

Tiếp theo Kỳ 1: Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh ém thanh tra Thủ Thiêm gây oán than kéo dàiKỳ 2: Bí thư Lê Thanh Hải đã dùng “bàn tay sắt” đẫm máu ở Thủ Thiêm

Với các sai phạm ban đầu mà TTCP đã nêu trong hai kết luận về quản lí sử dụng đất dân và đất công, chi sai ngân sách, giao đất thu hồi đất trái luật… Đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can những cán bộ, quan chức đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho Dân Thủ Thiêm và ngân sách.

Thông báo về tình hình đất đai ở Đồng Tâm

Lê Đình Công

4-12-2019

Người dân Đồng Tâm đồng lòng chiến đấu chống lại quân cướp đất. Photo Courtesy

Xin thông báo để toàn thể bà con được biết, tin chính xác 100%, trong một vài ngày tới Quốc Phòng sẽ xây dựng tường bao trên đất của Quốc Phòng và họ cũng nêu rõ chỉ xây trên diện tích 47,36 ha đất Quốc Phòng không đụng chạm đến khu đất nông nghiệp liền kề của nhân dân xã Đồng Tâm. Vậy nhân dân xã Đồng Tâm nhiệt liệt hoan nghênh và cảm ơn Bộ Quốc Phòng đã ủng hộ lẽ phải và ủng hộ nhân dân xã Đồng Tâm.

Vụ cưỡng chế Đồng Tâm – Đúng hay sai theo pháp luật Việt Nam?

NXB Tự Do

10-1-2020

Ảnh: internet

Vụ cưỡng chế đất ở Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 09/01/20120 đã gây ra những cái chết thảm khốc cho cả 2 phía: người dân và lực lượng cưỡng chế. Vụ việc này ngay lập tức trở thành điểm nóng, tạo ra hai luồng dư luận trái ngược nhau, tranh cãi và thậm chí là chửi rủa lẫn nhau trên mạng xã hội giữa hai bên: một bên ủng hộ bà con Đồng Tâm và bên kia ủng hộ chính quyền.

Đồng Tâm – chiến thắng của phe… củi

Lưu Trọng Văn

13-1-2020

Linh cữu cụ Lê Đình Kình. Ảnh: FB Lã Việt Dũng

Chiến thắng của phe lò khi hạ bệ một loạt lãnh đạo gộc của phe củi nhất là việc đưa nhóm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân – tội đồ Thủ Thiêm ra ánh sáng công lý chưa kịp làm Lòng Dân hể hả đã lập tức bị chìm nghỉm trước vụ máu đổ ở Đồng Tâm.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này

Tuấn Khanh

23-1-2020

Nhiều ngày sau cái chết của cụ Lê Đình Kình, một lực lượng hùng hậu tay sai tuyên truyền, hay còn gọi là dư luận viên, được động viên tham gia cuộc chiến trên không gian mạng, nhằm tạo ra nhiều kịch bản và hình ảnh về sự kiện 9/1/2020 ở Làng Đồng Tâm, Hà Nội.

Bí thư Nhân và Thủ Thiêm

Nguyễn Thùy Dương

17-4-2020

Ngày 20/6/2018, ông Nguyễn Thiện Nhân với tư cách là Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có tuyên bố với dân Thủ Thiêm: “Nhà đất ai nằm ngoài ranh quy hoạch thì không phải di dời/… Thành phố không gạt bà con đâu”. Hôm nay, ông Nhân lại nói: “Sớm đền bù cho người dân khu 4,3ha Thủ Thiêm”, dĩ nhiên là đền chỗ khác. Và chỗ khác dĩ nhiên không bằng chỗ cũ.

Sự việc Đồng Tâm khiến tâm người tan nát

Đoàn Bảo Châu

6-9-2020

Ngày mai bắt đầu phiên toà xét xử 29 người dân ở Đồng Tâm. Tôi chỉ xin nhắc lại là trước khi bị những đồng chí của mình bắn chết tại nhà, cụ Kình vẫn là một đảng viên gần 60 năm tuổi đảng và 29 con người bị bắt đa phần là những người nông dân bình thường.

Đặng Việt Quảng, người khai đã bắn ông Lê Đình Kình rạng sáng ngày 9/1/2020

Hoàng Dũng

14-9-2020

Đặng Việt Quảng. Ảnh: VOV

Đây là Biên bản ghi lời khai do Trần Việt Dũng – Điều tra viên – Cán bộ cơ quan Cảnh sát Điều tra CA Tp Hà Nội, ghi lại lời khai của người-bị-hại Đặng Việt Quảng, Phó trưởng Phòng Cánh sát Hình sự, CA Tp Hà Nội, ngày 11/1/2020 về việc tấn công vào nhà riêng ông Lê Đình Kình rạng sáng ngày 9/1/2020.

Thông tin về phiên tòa phúc thẩm vụ Đồng Tâm

Nguyễn Văn Miếng

5-3-2021

Ngày 8/3/2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án “Đồng Tâm” ra xét xử phúc thẩm, dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày.

Thỉnh nguyện thư

Đỗ Thị Thu

5-3-2022

Yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu về quyền đất đai gồm chồng tôi – Trịnh Bá Phương; mẹ tôi – Cấn Thị Thêu; em tôi – Trịnh Bá Tư đang bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ oan sai đến nay đã 20 tháng.

Xung đột sắc tộc ở Tây Nguyên

Dương Quốc Chính

11-6-2023

Ảnh chụp màn hình

Tây Nguyên nguyên là hai nước Thuỷ Xá và Hoả Xá, đến thời Minh Mạng vẫn chỉ là thuộc quốc của Đại Nam. Có lẽ chúa rồi vua Nguyễn cũng không định xâm lược và sát nhập. Khi Pháp chiếm Đông Dương thì vùng này mới được nhập và An Nam (Trung Kỳ), vì người Pháp mới tận dụng được lợi thế về đất đai và tài nguyên ở đây, các đồn điền cafe, cao su… mới chỉ có từ khi người Pháp xâm lược. Có nghĩa là đây là vùng đất cuối cùng được nhập vào Việt Nam.

Tin ở cụ Kình

Huy Đức

8-7-2017

Dự thảo kết luận thanh tra là tài liệu nằm trong danh mục bí mật nhà nước. Nó phải được giao cho đối tượng bị thanh tra để họ chuẩn bị tài liệu giải trình trước khi kết luận và công bố. Tôi không hiểu vì lý do gì mà tướng Chung đã phải làm một việc trái luật, công bố “dự thảo thanh tra” trước khi người dân Đồng Tâm và các luật sư của họ có thể tiếp cận văn bản, trao đổi chứng cứ, đối chiếu ranh đất…

Các báo cáo thanh tra trước đây của HN đã từng chỉ ra rằng:

Cụ Kình nói gì về phát biểu của Phó giám đốc Công an Hà Nội

FB Nguyễn Anh Tuấn

7-11-2017

Cụ Kình và bà con Đồng Tâm. Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn

Sáng nay, trước Quốc Hội, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết đoàn thanh tra Bộ Công an (do một Thứ trưởng dẫn đầu) đã kết luận toàn bộ quá trình chấp pháp của Công an Hà Nội trong việc bắt giữ cụ Kình ngày 15/4 là hoàn toàn đúng. Theo ông Hải, việc cụ Kình bị gãy chân là do gia đình giằng co với lực lượng thi hành nhiệm vụ, chứ không phải lỗi của công an Hà Nội.

Nỗi buồn giáp Tết

FB Mai Quốc Ấn

9-2-2018

Ảnh: internet

Tôi biết có những trường hợp oan khuất phải vác đơn từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh ra Trung ương. Họ đại đa số mỏi mòn chờ công lý… Có rất nhiều trường hợp họ bị bỏ rơi, đúng nghĩa đen!

“Một số đoàn công dân khiếu kiện đông người lên Trung ương có sự tổ chức chặt chẽ, thái độ bức xúc, manh động, sẵn sàng có hành vi gây mất an ninh, trật tự nhằm gây sức ép đối với các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương.”

Đây là một nhận định rất chính xác! Nhưng nhận định này chỉ nêu kết quả mà thiếu đi nguyên nhân!

Vì một tử tù

FB Mai Quốc Ấn

1-5-2018

Tử tù Đặng Văn Hiến về từ biệt người thân trước khi ra đầu thú. Ảnh: internet

Đặng Văn Hiến – nhân vật của tôi – người vì tin tôi mà ra đầu thú- đã nhận án tử ở phiên sơ thẩm. Đến 7/5/2018, Hiến sẽ ra tòa ở phiên phúc thẩm và tôi mong đợi một bản án khác. Một bản án mà không gây phẫn uất trong lòng dân và dẫn tới suy nghĩ “đằng nào cũng chết thì…”

Thủ Thiêm cảm tác

Lê Phú Khải

11-5-2018

Những ngày tôi sống đây

Sử gia sẽ viết gì?

Đàn ông uống thuốc rầy giữ đất

Đàn bà cởi truồng chống Đảng (*)

Đặng Văn Hiến & Chúng ta

FB Nguyễn Tiến Tường

13-7-2018

Tôi đã viết quá nhiều về Đặng Văn Hiến. Về thân phận, về luân lý. Về tất cả những gì có thể viết. Hiến vẫn bị tuyên y án tử. Là một người viết, chúng tôi phải theo đuổi đến tận cùng một thân phận. Phải đi hết lương tri và tâm khảm của mình cho dù không có quyền năng được lựa chọn kết cục.

Tôi để ý chi tiết vị chủ tọa HĐXX nhắc nhở nhiều lần rằng Hiến có 7 ngày để xin Chủ tịch nước ân xá. Có nghĩa là, bản thân ông có lẽ cũng day dứt với bản án này. Nhưng cũng có lẽ, ông cũng như chúng ta, nhiều lúc đã không để lương tri vượt qua tấm áo chức sự.

Có máu, may ra mới được thấy ‘công lý’ le lói

Blog VOA

Trân Văn

18-9-2018

Bình Định: Tự thiêu phản đối cưỡng chế nhà. Ảnh: Báo LĐ

Cuối cùng, cũng có nơi (Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đề nghị Tòa án Tối cao kháng nghị, hủy hai bản án dân sự (một của Tòa án thị xã Đồng Xoài, một của Tòa án tỉnh Bình Phước), phân xử vụ tranh chấp đất giữa gia đình ông Võ Chánh và ông Lê Quang Dinh (1).

Năm 1999, ông Chánh mua 48 mét vuông đất ở phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài để làm nhà. Năm 2004, ông Chánh mua thêm 99 mét vuông nữa cũng từ chủ đất cũ để mở rộng nhà. Năm 2009, chính quyền địa phương thu hồi 50/147 mét vuông đất của ông Chánh để thực hiện dự án thoát nước. Diện tích mảnh đất có căn nhà mà vợ chồng ông Chánh làm chủ còn 97 mét vuông.

Năm 2011, vợ chồng ông Lê Quang Dinh – mua mảnh đất cạnh nhà ông Chánh năm 2010, kiện vợ chồng ông Chánh ra Tòa án thị xã Đồng Xoài, đòi quyền sử dụng 40/97 mét vuông đất của ông Chánh. Vợ chồng ông Dinh trưng ra Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương cấp cho ông Huỳnh Thế Sang – chủ trước – chứng minh cho yêu cầu của họ.

Năm 2014, khi xử sơ thẩm vụ kiện này, Tòa án thị xã Đồng Xoài xác định, ông Chánh phải giao cho vợ chồng ông Sang 40 mét vuông đất mà vợ chồng ông Dinh đòi. Ông Chánh kháng cáo. Năm 2015, khi xử phúc thẩm vụ kiện này, Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm. Án phúc thẩm là chung thẩm. Vợ chồng ông Chánh hết cửa để kêu oan…

Ngày 26 tháng 7 năm 2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh nói chuyện phải trái. Thất bại, ông chém vợ chồng ông Dinh bị thương rồi dùng con dao ấy tự sát… Dù ông Chánh dùng máu và mạng của chính mình để rửa oan và kêu oan nhưng vô ích. Chi cục Thi hành án dân sự của thị xã Đồng Xoài vẫn tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Chánh để thực thi các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Vợ ông Chánh kháng cự. Bà tuyên bố sẽ tự sát như chồng để bảo vệ tài sản của gia đình, bảo vệ tương lai của con cái. Bất bình, dân chúng địa phương dọa sẽ làm giặc nếu hệ thống công quyền tiếp tục giả mù, giả điếc, thực thi hai bản án mà hệ thống tư pháp đã đổi trắng thành đen ngay giữa thanh thiên, bạch nhật…

Chuyện cứ thế nhùng nhà, nhùng nhằng trong hai năm, tới tháng 9 năm 2017, chính quyền thị xã Đồng Xoài mới tổ chức ”thanh tra” về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương đã cấp cho ông Huỳnh Thế Sang năm 2010 để ông bán cho vợ chồng ông Dinh và là cơ sở để ông Dinh kiện vợ chồng ông Chánh giao đất.

Kiểm tra đủ loại giấy tờ, kể cả tài liệu lưu trữ, gặp gỡ – thu thập lời khai của các nhân chứng, trong đó có cả chủ đất (người bán đất cho ông Chánh và ông Sang), trưng cầu giám định chữ ký, Thanh tra xác định, 97 mét vuông đất mà trước giờ gia đình ông Chánh vẫn sử dụng đúng là của họ. Toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Huỳnh Thế Sang đã lập là ngụy tạo, trái thực tế, chẳng hiểu sao hệ thống công quyền không thẩm tra mà thừa nhận ngay lập tức. Không có tờ giấy đó, không có vụ vợ chồng ông Dinh (mua đất của ông Sang), kiện vợ chồng ông Chánh đòi đất. Nếu Tòa án thị xã Đồng Xoài, Tòa án tỉnh Bình Phước thực thi đúng chức trách (triệu tập nhân chứng, nghe nhân chứng, trưng cầu giám định, phân xử một cách công tâm,…) ông Chánh không bị dồn tới chỗ phải lấy máu và lấy mạng mình để rửa oan và kêu oan.

Đáng ngạc nhiên là Thanh tra chỉ đề nghị hủy các tờ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai, cuối tuần trước, tới lượt Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài gửi văn bản đề nghị Tòa án Tối cao dùng thủ tục tái thẩm (thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực) để hủy những bản án sai. Không thấy bất kỳ viên chức, cơ quan hữu trách nào đề cập tới điều tra, truy cứu trách nhiệm những cá nhân (tối thiểu cũng hàng chục) của nhiều cơ quan, cấp, ngành đã đẩy ông Chánh tới chỗ phải tự sát, vợ con ông vào thảm cảnh!

***

Tuần trước, ngoài vụ vừa kể, còn có vụ Thanh tra tỉnh Đắk Nông công bố kết luận việc giao đất ở huyện Tuy Đức cho Công ty Long Sơn (2). Theo kết luận ấy, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 héc ta đất rừng từ 2008, hai năm sau (2010) Sở Tài nguyên – Môi trường mới hợp thức hóa quyết định ấy bằng hợp đồng cho thuê đất và năm sau nữa thì Công ty Long Sơn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giống như nhiều vùng khác ở Tây Nguyên, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông là túi chứa di dân tự do – những cá nhân lìa bỏ nơi chôn nhau, cắt rốn, dắt díu nhau đi khai hoang, lập nghiệp ở những vùng đất mới với hi vọng có thể thoát khỏi khốn cùng. Ở Tây Nguyên, đất mới là những khu rừng nguyên sinh đã bị khai thác đến cạn kiệt rồi bỏ hoang… và di dân chính là những người “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để phục hóa.

Sau khi được thuê rồi được giao 1.079 héc ta “rừng”, chủ Công ty Long Sơn đã bán cả công ty lẫn quyền khai thác hàng ngàn héc ta đất cho gia đình ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu. Kể từ đó, gia đình ông Sửu – chủ mới của Công ty Long Sơn bắt đầu tiến trình xua đuổi di dân tự do ra khỏi khu vực mà công ty toàn quyền… khai thác. Vườn, rẫy – cơ hội đổi đời của hàng trăm gia đình bị chặt phá, bị đốn hạ, nhà cửa bị giật sập. Sau vài thập niên dốc hết sức lực, vốn liếng vào việc khai hoang, định cư, hàng trăm gia đình đối diện với viễn cảnh vừa trắng tay, vừa vô gia cư… Họ bắt đầu tất tả ngược xuôi xin cứu xét.

Chỗ này, chỗ kia bắt đầu đặt vấn đề, khai phá – sử dụng công thổ để mưu tìm cơm no, áo ấm có thể là sai nhưng gạt bỏ thực tế khai thác – sử dụng công thổ cũng như tất cả những tình tiết có liên quan khác để cho phép Công ty Long Sơn phủi tay, không bồi thường, không hỗ trợ dường như không… ổn. Nếu cho thuê rừng nhằm phát triển kinh tế – xã hội địa phương, tại sao không cho những gia đình di dân tự do thuê lại phần đất họ đã khai hoang mà lại dành quyền thuê cả thổ cư, vườn, rẫy của họ cho riêng Công ty Long Sơn?..

Hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không đếm xỉa tới điều đó. Do vậy, Công ty Long Sơn liên tục điều động các loại xe chuyên dụng và “công nhân” dỡ bỏ nhà cửa, hủy diệt những vườn tiêu, vườn điều, vườn cà phê,… trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đăk Nông đã giao. Trong quá trình “cưỡng chế – thu hồi đất”, “công nhân” của Công ty Long Sơn đã đánh đập, gây thương tích cho nhiều người dân ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức chỉ vì họ “dám” bảo vệ nhà cửa, vườn tược vốn là của họ.

Suốt tám năm, toàn bộ hệ thống công quyền từ xã đến tỉnh ở Đắc Nông án binh bất động trước tất cả các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất” mà Công ty Long Sơn thực hiện, bất kể dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, có người bị “công nhân” của Công ty Long Sơn dùng rựa vạt mất gần nửa hộp sọ, tuy may mắn không mất mạng nhưng sẽ sống với cái đầu bị móp ấy cho đến hết đời. Có phụ nữ bị trụy thai do “công nhân” của Công ty Long Sơn đạp vào bụng,…

Bất nhẫn, một số tờ báo bắt đầu lên tiếng. Đến năm 2015, chính quyền tỉnh Đắk Nông mới quyết định thu hồi 265/1.097 héc ta đã giao cho Công ty Long Sơn vì phần đất này vốn là nơi cư trú, vườn, rẫy của hàng trăm gia đình. Năm sau nữa (tháng 7 năm 2016), sau khi thị sát tại chỗ, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Viẹt Nam đã yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Nông ngăn chặn Công ty Long Sơn “cưỡng chế – thu hồi đất” để kiểm tra lại. Song, hệ thống công quyền không làm gì cả và Công ty Long Sơn vẫn tiếp tục tổ chức “cưỡng chế – thu hồi đất”…

Đó cũng là lý do dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức quyết định tự cứu họ bằng cách tự vũ trang với súng tự chế. Sau khi bị 30 “công nhân” Công ty Long Sơn hành hung vì ngăn cản Công ty Long Sơn dỡ nhà, phá vườn của mình trong đợt “cưỡng chế – thu hồi đất” mà công ty này tiến hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Đặng Văn Hiến đã chạy về nhà lấy súng tự chế, bắn chỉ thiên để cảnh cáo, bởi “công nhân” Công ty Long Sơn vừa lao đến, vừa ném đá… ông Hiến có thêm sự hỗ trợ của hàng xóm chĩa thẳng súng vào đám đông bóp cò…

Chỉ đến khi có ba người chết, 13 người bị thương, hệ thống công quyền ở tỉnh Đắk Nông mới chuyển động. Tuy nhiên những chuyển động ban đầu chỉ nhắm tới chuyện trừng phạt Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường vì “giết người”, Đoàn Văn Diện vì “che giấu tội phạm”… Một tuần sau thảm án, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, chủ Công ty Long Sơn còn dọa sẽ kiện nhiều cơ quan truyền thông chính thức ra tòa vì thông tin sai sự thật, vừa chỉ dẫn báo chí “lên huyện, lên tỉnh” để tìm… “sự thật”!

Mũi dùi công lý chỉ chĩa vào Công ty Long Sơn khi công chúng sôi lên vì giận. Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu (Phó Giám đốc Công ty Long Sơn) và ông Phạm Công Thiện (Trưởng Ban Quản lý nhân sự của Công ty Long Sơn) bị khởi tố vì “hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và phải hầu tòa cùng với ông Hiến và ba người hàng xóm. Ở phiên xử sơ thẩm, ông Sửu bị phát sáu năm tù, ông Thiện bị phạt bốn năm tù. Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù, ông Trường 12 năm tù, ông Diện chín tháng tù.

Dư luận dậy lên thành bão. Đến khi xử phúc thẩm, Tòa án Tối cao giảm cho ông Bình hai năm tù, giảm cho ông Trường ba năm tù, chuyển hình phạt 9 tháng tù giam của ông Diện thành án treo. Ông Sửu, ông Thiện cũng được giảm mỗi người hai năm tù nhưng cương quyết giữ hình phạt tử hình dành cho ông Hiến.

Bây giờ, với kết luận vừa công bố, Thanh tra tỉnh Đắk Nông chính thức thừa nhận, chuyện giao 1.097 héc ta đất rừng cho Công ty Long Sơn là sai pháp luật vì công ty này không đủ khả năng tài chính, không đủ cả nhân lực lẫn phương tiện, các giải pháp đầu tư mà công ty này trình bày khi xin nhận đất không khả thi. Trong 1.097 héc ta đất rừng được giao cho Công ty Long Sơn năm 2008, có 183 héc ta thật sự là rừng nhưng đã bị Công ty Long Sơn đốn sạch mà đến giờ hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp vẫn chưa làm gì.

Chuyện để Công ty Long Sơn tổ chức các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất”, không bồi thường cũng chính thức được xác định là sai. Thậm chí các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất”, trong đó đợt cuối cùng dẫn tới thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 còn khiến người ta kinh ngạc vì rõ ràng hệ thống công quyền đã làm ngơ để Công ty Long Sơn “cưỡng chế – thu hồi đất” trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đắk Nông đã quyết định thu lại từ năm 2015, không cho Công ty Long Sơn thuê nữa nhằm “giải độc dư luận”…

Nếu không nổ súng, gây ra thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Hiến đã trắng tay (mất cả nhà lẫn vườn tược như một số nạn nhân trong các vụ “cưỡng chế – thu hồi đất” trước đó của Công ty Long Sơn). Giống như ông Chánh, ông Hiến không liều mạng thì những tiếng kêu oan của ông và hàng trăm gia đình ở xã Quảng Đức, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông chẳng có ai nghe.

Một số luật sư và những người am tường luât pháp từng thắc mắc, với những tình tiết liên quan đến thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 ở xã Quảng Đức vốn đã được bạch hóa từ lâu, tại sao hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) từ địa phương tới trung ương không cải sửa tội danh của ông Hiến từ “giết người” thành “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” (hình phạt tối đa là bảy năm tù)?

Yếu tố chính để xác định một cá nhân “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” là tinh thần đương sự bị kích động mạnh vì “hành vi trái pháp luật”. Xác định ông Hiến “giết người” – phạt tử hình một thường dân – đơn giản hơn điều tra, truy cứu trách nhiệm “hành vi trái pháp luật” của hàng loạt viên chức các cấp, với tình tiết tăng năng là hậu quả của thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016. Chưa kể tuyên bố tử hình ông Hiến còn có tác dụng răn đe. Ở Việt Nam, đâu chỉ có Công ty Long Sơn, cũng chẳng phải chỉ có chính quyền tỉnh Đắc Nông giao đất, giao rừng theo kiểu như vậy.

Khi công bố bản án phúc thẩm, các thẩm phán của Tòa án Tối cao từng nhắc đi, nhắc lại nhiều lần với ông Hiến rằng, ông nên xin Chủ tịch Nhà nước tha tội chết. Đó cũng là lý do rất khó có khả năng Tòa án Tối cao hoặc Viện Kiểm sát Tối cao kháng nghị tái thẩm, hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm mà hệ thống tòa án đã tuyên với ông Hiến, xét xử lại vụ án theo hướng Đặng Văn Hiến và các đồng phạm không phạm tội “giết người” mà là “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh”, dù như thế mới thật sự là “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Để Chủ tịch Nhà nước tha tội chết cho Đặng Văn Hiến sẽ có lợi hơn trong việc “ổn định chính tri”, chưa kể đó còn là cơ hội để lãnh đạo Đảng, Nhà nước quảng bá sự “khoan hồng, nhân đạo”!..

***

Đã hơn hai tháng tính từ ngày ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp dân của các cơ quan trung ương xin lỗi bà Lê Thị Hồng Phượng và hứa sẽ đề nghị Thủ tướng Việt Nam “giải quyết dứt điểm” chuyện oan ức của bà nhưng bà Phượng vẫn vô gia cư và vẫn tiếp tục kêu oan (3).

Bà Phượng là con dâu bà Đê. Bà Đê là vợ ông Tài – tham gia cách mạng rồi mất tích ở Cái Bè. Bà Đê là chủ lô đất 16.000 mét vuông ở đường Kinh Dương Vương, Bình Trị Đông (trước thuộc huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân), có “bằng khoán điền thổ” do Ty Điền địa Gia Định Việt Nam Cộng hòa cấp. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tuy là “gia đình có công với cách mạng” nhưng bà Đê không giữ được lô đất đó vì chính quyền huyện Bình Chánh “mượn”, một phần giao cho Bến xe miền Tây, một phần cho khoảng 20 gia đình dựng nhà. Người sử dụng phần lớn diện tích (6.000/16.000 mét vuông) mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” là ông Nguyễn Văn Nhờ – lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, sau đó chuyển sang phụ trách Xa cảng miền Tây.

Bà Đê trở thành vô gia cư từ tháng 4 năm 1975 và đi tới đi lui xin lại đất của mình. 15 năm sau (1990), gia đình bà Đê dành dụm đủ tiền, mua một căn nhà nhỏ dựng trên đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của họ. Tưởng là sẽ có chỗ chui ra chui vào để tiếp tục hành trình xin lại đất nhưng ông Nhờ điều động người đến giựt sập. Gia đình bà Đê lại ra đường, ăn nhờ ở đậu, làm mướn để tiếp tục sự nghiệp xin lại đất…

Bởi có khiếu nại của bà Đê về quyền sử dụng đất, những gia đình dựng nhà trên lô đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của bà không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, trừ… ông Nhờ và các con (đủ loại sĩ quan của ngành công an, cán bộ Đảng đủ cấp). Ngoài chuyện hợp thức hóa đất, nhà, đại gia đình này còn được bồi thường hàng chục tỉ đồng khi chính quyền địa phương mở rộng các con đường chạy ngang phần đất mà họ chiếm giữ. Trong hàng chục căn nhà mà đại gia đình ông Nhờ sở hữu, một số được dùng để ở, một số để cho thuê, thu hàng chục tỉ/năm.

Sau 28 năm khiếu nại xin lại đất, bà Đê chết như một người vô gia cư. Cũng tới lúc đó, khiếu nại của bà mới được chính phủ để ý, song vợ chồng con trai bà vẫn chưa thể nhận lại tài sản của họ. Từ 2003 đến nay là 15 năm, tính ra có năm lần hết Thủ tướng tới Phó Thủ tướng Việt Nam yêu cầu chính quyền TP.HCM xem xét – giải quyết khiếu nại của gia đình bà Đê, thậm chí năm 2017, chính phủ Việt Nam lập hẳn một đoàn thanh tra để xác định đúng – sai, rồi kết luận khiếu nại của bà Đê chính xác. Tuy vợ chồng bà Phượng đã nêu rất rõ, họ đồng ý tặng đất cho các gia đình đã xây nhà trên lô đất 16.000 mét vuông của bà Đê, kể cả tặng đất cho đại gia đình ông Nhờ. Họ chỉ yêu cầu hoàn trả phần đất mà Công ty Bến xe miền Tây đang dùng làm bãi đậu xe và phần đất mà đại gia đình ông Nhờ cho người khác thuê. Đối với khoản bồi thường khi mở đường mà đại gia đình ông Nhờ tùy tiện nhận, họ yêu cầu đại gia đình ông Nhờ chuyển vào quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Chỉ có thế mà vẫn chưa xong vì chính quyền TP.HCM không chịu làm gì cả (4). Tháng 4 vừa rồi, con trai bà Đê cũng đã chết như một người vô gia cư, chỉ còn bà Phương! Dường như nước mắt không tạo ra đủ năng lượng để hệ thống công quyền chuyển động!

Chú thích

(1) http://tieudung.vn/doi-song/binh-phuoc:-tu-sat-vi-cho-rang-2-ban-an-cua-toa-bat-cong-28577.html

(2) https://dantri.com.vn/su-kien/cong-bo-ket-luan-thanh-tra-toan-dien-cong-ty-xay-ra-vu-no-sung-lam-3-nguoi-chet-20180912095715138.htm

(3) http://langmoi.vn/thanh-tra-chinh-phu-xin-loi-cong-dan/

(4) https://dantri.com.vn/ban-doc/vu-danh-ca-tuoi-thanh-xuan-di-doi-dat-5-lan-chi-dao-tu-chinh-phu-20180630064305961.htm

Dĩ độc trị độc

Trương Minh Ẩn

10-11-2018

Trong vụ oan khiên ngút trời của người dân Thủ Thiêm, sự vụ cứ kéo dài lê thê, cho nên khi có một cán bộ lãnh đạo xuất hiện, họ tạo ra một phong cách quan tâm tới người dân, lập tức họ được coi như một cái phao cứu sinh, dân chúng dựa vào đó để kêu oan. Chẳng hạn như khi ông cựu Bí thư Đinh La Thăng tới thì bà con liền gần như đồng thanh: “Bác Thăng ơi, bác Thăng hỡi! Cứu dân, cứu dân với”.  

“Gà bài” pháp lý cho dân Lộc Hưng

Dương Quốc Chính

13-1-2019

Ảnh đính kèm thứ nhất cho thấy QĐ số 111/CP năm 1977 là văn bản đầu tiên của chính quyền mới được dùng để xử lý vấn đề đất đai của VNCH. Vì thế, anh em bò đỏ, tinhbong, DC giả cầy nâng bi chế độ đang có luận điệu là CS giải phóng miền Nam rồi thì muốn làm đxx gì cũng được, thích lấy đất của ai, chia cho ai cũng được, là bố láo mất dạy. Bọn này đã gián tiếp chửi chế độ ta là chế độ ăn cướp, phỏng ạ?

Thông cáo số 04 của nhóm luật sư Lộc Hưng

FB Trần Vũ Hải

4-3-2019

Việt Nam ngày 4/3/2019

Nhóm luật sư Lộc Hưng (LSLH), gồm những luật sư trợ giúp pháp lý cho các hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH), Phường 6, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông trong, ngoài nước và cộng đồng như sau:

Chuyện kể về một tội ác (Phần 3)

Lê Liêu Minh – Tam Ân

13-6-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

IV. Công lý bị giễu cợt

Niềm tin cuối cùng của bà Phạm Thị Lê là sự công bằng của Tòa án. Nhưng qua hai phiên tòa sơ thẩm ngày 27/5/2016 và phúc thẩm ngày 16/9/2016, Tòa án vẫn bác đơn khiếu kiện của bà Lê và công nhận Quyết định số 436/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi do ông Chủ tịch Lê Viết Chữ ký ngày 02/04/2015, là đúng luật. Luật sư Nguyễn Khả Thành là người bào chữa miễn phí cho bà Phạm Thị Lê chua xót cho rằng, đây là vụ kiện “con kiến kiện củ khoai”. Tuy nhiên, lúc đó LS Thành không biết “củ khoai” thực sự nằm ở đâu?

Đất và người, bao giờ hết cuộc bể dâu?

Nguyễn Tiến Tường

1-9-2019

Đan Phượng, một huyện vùng ven nằm men sông Hồng. Vài năm trước Hà Nội mở rộng địa giới. Những làng xã thôn quê thành đất kinh kỳ sau một tiếng gà gáy sáng, theo đúng nghĩa đen.

Chính quyền đang quyết “ăn thua” với dân Đồng Tâm?

Ngô Anh Tuấn

9-1-2020

Chính quyền đã dùng súng tấn công vào dân làng Đồng Tâm, vào khoảng 4 giờ sáng ngày 9-1-2020. Ảnh: FB Trịnh Bá Tư

Chưa có bất kỳ cuộc đối thoại nào diễn ra một cách đúng nghĩa kể từ sau buổi đối thoại nhằm thuyết phục dân thả “con tin”. Chỉ có tuyên truyền, định hướng một chiều từ phía chính quyền mà thôi! Người dân có tranh chấp chỉ được trình bày, giải thích các nội dung mà mình băn khoăn trên mạng xã hội…

Trách nhiệm của ai?

Vũ Kim Hạnh

11-1-2020

Điều khủng khiếp nhất, tôi có nghĩ, mà tự thấy khó tin là họ sẽ giết cụ Kình, nay đã là sự thật. Vậy mà nghe xác nhận tin, tôi sững sờ chết lặng.

Những câu hỏi cho trung tướng Quang…

Lưu Trọng Văn

15-1-2020

Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang cho biết, cảnh sát vào thôn Hoành lúc rạng sáng 9/1 để “kịp thời bảo vệ người dân” trước lời đe dọa của nhóm chống đối.

Chuyện từ thôn Hoành: Chân dung của những nông dân bị khởi tố tội giết người?

Nguyễn Ngọc Nam Phong

9-2-2020

Anh Nguyễn Văn Tuyển. Ảnh: VTV

Đồng Tâm đầy tháng! Những giọt nước mắt vẫn chưa vơi. Biết bao câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời:

Quyết tâm diệt dân oan trước thềm đại hội đảng?

Trịnh Kim Tiến

24-6-2020

Sau “chiến thắng” vang dội ở Đồng Tâm, sáng nay công an, cảnh phục lẫn thường phục đã dùng kìm phá cửa nhà anh Trịnh Bá Phương, bắt và đưa anh đi, chưa rõ có lệnh bắt hay không. Song song đó họ, cũng bắt mẹ anh là cô Cấn Thị Thêu, em trai anh là Trịnh Bá Tư và chị Tâm, một dân oan Dương Nội, cũng chưa rõ đưa đi đâu.

Cái chết của nhà thơ Ngọc Anh và… vụ án Đồng Tâm

Nguyên Ngọc

9-9-2020

Tôi chắc ai cũng biết bài hát nổi tiếng “Bóng cây Kơ-nia”, nhưng hình như người ta biết nhiều về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, là người đã phổ nhạc bài thơ ấy, rất ít ai nhắc và biết đến tác giả địch thực: nhà thơ Ngọc Anh. Đã có lần tôi nói với anh Phan Huỳnh Điểu: Cám ơn anh đã phổ nhạc bài thơ, nhưng theo tôi bài thơ đó đã tự nó hát lên rồi…