Vụ Đồng Tâm: Lại là VTV

Nguyễn Anh Tuấn

29-11-2019

Ảnh được cắt từ clip của VTV1

Lâu rồi không xem Thời sự VTV nên có người gửi link tôi mới biết, hóa ra hôm 25/11/2019 Hà Nội mời cụ Kình lên nghe thông báo của Thanh tra Chính phủ vào buổi trưa thì đến tối Thời sự VTV phát một bản tin chi tiết.

Bản tin khẳng định chính quyền Hà Nội đúng, khi mà

Ai giám sát các cuộc điều động lực lượng vũ trang?

Tâm Chánh

10-1-2020

“Trận đánh đẹp” của công an vào Đồng Tâm đang được tiếp nhận bằng cách nhìn khác nhau.

Truyền thông nhà nước dường như lớn tiếng chống lại sự man rợ của bọn tội phạm chống người thi hành công vụ. Nhưng góc nhìn này hãy còn ú ớ trước những câu hỏi gay gắt của dư luận.

Ông Kình chưa bao giờ bị tòa tuyên án là “có tội”

Trương Nhân Tuấn

13-1-2020

Xử tử ông Kình chưa xong, lại còn thủ tục truy tố ông về tội “giết người; chống người thi hành công vụ; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép”.

Đám rước

Hà Quảng Lê

22-1-2020

Ảnh: FB tác giả

Với tôi Đồng Tâm không chỉ là một địa danh, Đồng tâm còn là một chí hướng gắn kết những tâm thức và những tấm lòng tử tế. Với một nghĩa đen hoàn toàn thì nó là cái bia để tập bắn.

Một ngôi làng ở Việt Nam trở thành biểu tượng xung đột đất đai

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

28-3-2020

Đồng Tâm là một ngôi làng cổ ở rìa phía tây của đồng bằng sông Hồng. Về mặt hành chính, nó đã được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, hiện là ngôi làng có tám triệu dân. Tuy nhiên, về mặt xã hội và văn hóa, Đồng Tâm vẫn là một thế giới khác. Đó là ngôi làng của những người nông dân, đã canh tác với đất đai giàu phù sa trong vùng, hàng trăm năm qua.

“Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào Đảng”

Luật Khoa

May

6-9-2020

Ảnh: Nam Trần/Tuổi Trẻ; May/Luật Khoa. Đồ họa: Luật Khoa

Thôn Hoành những ngày trước phiên tòa lịch sử, cánh đồng lúa hai bên đường làng đang trổ đòng xanh mướt, chạy dài dưới ánh nắng chói chang giữa buổi trưa mùa thu. Quốc kỳ Việt Nam cùng băng-rôn mừng 75 năm Quốc khánh thắm đỏ trên cổng làng.

Bài diễn văn của tù trưởng Seattle, bảo vệ đất đai và thiên nhiên

14-9-2020

Lời giới thiệu: Ông Seattle (1786-1866) là tù trưởng của hai bộ tộc da đỏ Suquamish và Duwamish, cư trú ở khu vực Tây Bắc nước Mỹ, tức vùng đất thuộc bang Washington ngày nay. Vào thập niên 1850, những người da trắng tiến vào vùng đất này của những người da đỏ, ép họ bán đất để phát triển thành phố, trái với mong muốn của họ.

Án mạng Đồng Tâm: Cảnh sát giết dân và Tòa án giết luật pháp

Phạm Đình Trọng

4-3-2021

Ngày 8.3.2021, tại Hà Nội, tư pháp Việt Nam sẽ trình diễn phiên tòa phúc thẩm vụ án mạng Đồng Tâm.

Tâm thư và tâm địa

Lê Thiếu Nhơn

11-1-2022

Thực sự khó nhịn được cười, khi đọc Tâm Thư viết ngày 10/1 của ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Vụ tấn công trụ sở công quyền xã tại Đắk Lắk

Luật Khoa

11-6-2023

Công an tại hiện trường – trụ sở UBND và Công an xã Ea Tiêu. Ảnh: Ngọc Oanh/VnExpress

Diễn ra tại điểm nóng liên quan đến đất đai, sắc tộc và tôn giáo.

Khi nhận được thư tin này, chắc bạn đã nghe nói tới vụ một nhóm người có vũ trang tấn công trụ sở công quyền tại hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nếu bạn chưa nghe thì đây là một số thông tin tổng hợp cho đến thời điểm 15:30 ngày 11/6/2023:

– Theo Bộ Công an, vụ việc xảy ra sáng sớm ngày 11/6, với một nhóm người chưa xác định danh tính dùng súng tấn công trụ sở Công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur, giết chết và làm bị thương một số cán bộ và thường dân. [1]

– Công an đã bắt được sáu nghi phạm và giải cứu được hai con tin, theo Thông tấn xã Việt Nam. [2]

Đây là vụ việc có tính chấn động quốc gia, nhưng thông tin được báo chí và chính quyền đưa ra rất ít, dựa hoàn toàn vào nguồn tin từ Bộ Công an và Thông tấn xã Việt Nam, chưa kể nhiều thông tin đã bị gỡ.

Những thông tin đã bị gỡ

Một bài trên VnExpress đã bị xóa hoặc sửa, trong đó có đưa thêm một số thông tin như sau:

– Vụ việc xảy ra lúc 0:35 sáng ngày 11/6.

– Khoảng 10 người đi xe máy đến tấn công trụ sở Ủy ban Nhân dân (UBND) và Công an xã Ea Tiêu, sát hại hai cán bộ công an, sau đó chặn ô-tô bán tải và bắn chết tài xế.

– Cùng lúc, một nhóm khác tấn công trụ sở UBND và Công an xã Ea Ktur, sát hại ba cán bộ, sau đó ra đường bắn chết ba người.

Bối cảnh

Những thông tin sau đây không nhất thiết liên quan tới vụ tấn công này, nhưng là bối cảnh chính trị – xã hội trên địa bàn hai xã kể trên, vốn là hai xã liền kề trong huyện Cư Kuin. Huyện này gần đây là điểm nóng liên quan tới đất đai và một vụ dọa giết phóng viên điều tra Nguyễn Văn Tuấn của báo Tiền Phong, bên cạnh vấn đề tôn giáo.

Trước hết, hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur liên quan trực tiếp tới hai dự án xây dựng lớn trong thời gian vừa qua:

– Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn đường tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, với chiều dài hơn 39km, có tổng kinh phí hơn 1.500 tỷ đồng, do Bộ Giao thông – Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Dự án này đi qua các thửa đất nông nghiệp do một số công ty cà phê đang quản lý. Các công ty cà phê này lại đang khoán đất cho các hộ nông dân canh tác. [3]

– Khu đô thị mới Trung Hòa, đã được quy hoạch, nằm gọn trong hai xã này. [4] Để xây dựng khu đô thị mới, chính quyền dự kiến sẽ phải thu hồi đất nông nghiệp từ các công ty cà phê dọc quốc lộ 27. Theo báo chí nhà nước, từ khi có quy hoạch khu đô thị này, tình trạng sốt đất gia tăng, nhiều hộ dân đang canh tác trên các phần đất nông nghiệp này đã sang tay một số thửa đất cho những người đầu tư, đầu cơ. Hiện có đến 500 trường hợp được cho là lấn chiếm, mua bán, sử dụng đất, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp do các công ty cà phê quản lý, trong đó có nhiều hộ nằm gọn trong khu vực quy hoạch khu đô thị mới. [5]

Liên quan tới hai dự án nói trên, trong thời gian gần đây, hoạt động giải phóng mặt bằng và cưỡng chế thu hồi đất diễn ra liên tục.

– Từ ngày 27-31/5/2022, UBND huyện Cư Kuin cưỡng chế tháo dỡ 64 công trình của 58 hộ được cho là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cà phê Việt Thắng quản lý tại xã Ea Tiêu. Theo quy hoạch, các công trình này nằm trong khu đô thị mới Trung Hòa. [6]

– Ngày 1/3/2023, có 29 hộ dân được cho là đã tự nguyện bàn giao đất nông nghiệp cho UBND huyện trước thời điểm cưỡng chế đất để giải phóng mặt bằng cho dự án đường tránh phía Đông, dự kiến diễn ra trong hai ngày 2-3/3. Trước đó, các hộ này không bàn giao vì chưa thỏa thuận được tiền đền bù với các công ty cà phê đang quản lý các thửa đất nông nghiệp này. [7]

Điều đáng chú ý là các thông tin liên quan tới hai vụ cưỡng chế trên đều không phỏng vấn các hộ dân bị cưỡng chế mà chỉ có thông tin từ phía chính quyền. Dựa trên các thông tin này, chúng ta không thể biết được lý do vì sao các hộ dân này không chịu bàn giao đất khi có quyết định thu hồi mà phải để chính quyền phải ra quyết định cưỡng chế.

Cũng liên quan tới dự án đường tránh phía Đông nói trên, tháng Năm vừa qua, báo Tiền Phong có đăng một phóng sự điều tra về nạn “đất tặc”, cụ thể như sau: [8]

– Phóng sự được thực hiện ngày 27-28/4/2023, ghi nhận hai chiếc máy xúc hoạt động trong khu vực đất của ông Hương ở thôn 8, xã Ea Ktur. Các máy xúc này liên tục cào đất từ quả đồi nằm trong thửa đất này, chất lên các xe tải lớn.

– Các xe tải này chở và đổ đất tại khu vực đang thi công công trình đường tránh phía Đông. Ước tính có hàng chục ngàn mét khối đất đã bị xúc mang đi.

– Ông Hương được cho là đã cho ông N.D.T. đào và xúc đất mang đi. Theo Luật Khoáng sản, đây là hành vi vi phạm pháp luật.

– Chính quyền xã Ea Ktur cho biết đã xử phạt ông Hương 4 triệu đồng, đồng thời nói rằng tình trạng đào đất quanh khu vực này để phục vụ cho “dự án khác” cũng đã xảy ra trước đó.

– Ngày 18/5, phóng viên Nguyễn Văn Tuấn – người thực hiện phóng sự điều tra này – nhận được các cuộc điện thoại dọa giết cả nhà nếu tiếp tục điều tra. [9]

Vấn đề tôn giáo ở huyện Cư Kuin cũng được báo chí nhà nước khắc họa như một điểm nóng, liên quan tới các nhóm Tin Lành và Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức (FULRO). Tuy nhiên, không có nhiều thông tin trong vài năm gần đây liên quan tới hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu – nơi xảy ra vụ tấn công.

– Trích theo báo Đắk Lắk (2017): “Tại buôn K’nia (xã Ea Tiêu) có Ama Chới, tín đồ đạo Tin Lành, trước đây do lầm lạc nghe lời các đối tượng phản động Fulrô làm điều xấu với buôn làng. Sau khi được chính quyền, cán bộ Công an các cấp giáo dục, cải tạo, Ama Chới đã hiểu ra sai trái của mình, hồi tâm, hối cải, vượt khó vươn lên, chăm lo làm ruộng rẫy để cải thiện cuộc sống.” [10]

– Trích theo VOV (2021): “Tại Mỹ, đầu năm 2019, Y Hin Niê đã tăng cường liên lạc, tiếp tục chỉ đạo số cốt cán trong nước mà đứng đầu là con trai hắn là Yjôl Bkrông ở buôn Ea Khít, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk phục hồi, phát triển lực lượng, kiện toàn lại cái gọi là ‘Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam – ECCV’.” [11]

– Trang thông tin điện tử của Công an tỉnh Đắk Lắk (2023) có bài nói về các nhân vật Y Pher Hdrue, Y Quynh Bđăp ở huyện Cư Kuin đã tham gia tổ chức FULRO, bị bắt và bị kết án tù giam vì tội “Phá hoại chính sách đoàn kết và hủy hoại tài sản”. Sau khi ra tù, họ đã vượt biên sang Thái Lan từ tháng 8/2018. [12]

Xin lưu ý lại một lần nữa: Thông tin bối cảnh trên đây không nhất thiết liên quan tới vụ tấn công vào các trụ sở công quyền ở Ea Tiêu và Ea Ktur.

Bình luận của Luật Khoa

Lưu ý: Đây chỉ là một quan điểm trong vô số quan điểm khác nhau. Nếu bạn có ý kiến phản hồi hoặc phản bác, bạn có thể hồi âm vào email này cho Luật Khoa.

– Trong tình hình khủng hoảng này, việc minh bạch thông tin là tối quan trọng. Tuy nhiên, báo chí chính thống đang đưa tin rất vắn tắt và nhỏ giọt theo Bộ Công an mà không có các nguồn tin độc lập từ các nhân chứng và người dân, khiến dư luận không có bức tranh đầy đủ (dù chỉ là tương đối) về vụ việc. Ngay cả thông tin chi tiết hơn về các nạn nhân của vụ tấn công này cũng chưa được công bố, dù là thông tin đã khử danh tính đi chăng nữa. Đây là cách kiểm soát thông tin điển hình của chính quyền trong các tình huống khủng hoảng, mà gần đây là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm năm 2020. Và sau cùng, không có gì đảm bảo thông tin trên báo hiện nay là chính xác.

– Các nghi phạm bị bắt trong vụ việc này rất có khả năng sẽ bị tra tấn nặng nề để ép cung nhằm phục vụ mục tiêu phá án nhanh của cơ quan điều tra. Điều đáng quan ngại là do thông tin trên báo đang định hình họ là một nhóm khủng bố, nên dù họ có bị tra tấn đi chăng nữa cũng sẽ không được mấy ai quan tâm. Việc tra tấn cũng sẽ dễ dàng được biện minh bằng lý do an ninh, trong khi khía cạnh nhân quyền và động cơ gây án của các nghi phạm sẽ bị phớt lờ.

– Một số trang mạng thân chính quyền, chẳng hạn Tifosi, đã đăng bài ám chỉ vụ việc có thể liên quan tới vấn đề tôn giáo và FULRO. [13] Việc này có thể biến các hội nhóm tôn giáo ở huyện Cư Kuin và tỉnh Đắk Lắk nói chung trở thành “dê tế thần”, đặc biệt là các hội nhóm Tin Lành và một số nhóm mà chính quyền gọi là “tà đạo”. Các cáo buộc vô căn cứ nhắm vào các hội nhóm tôn giáo là chuyện thường thấy ở nước ta, mà điển hình là vụ Hội thánh Truyền giáo Phục hưng trong thời kỳ đại dịch COVID-19. [14]

Chú thích:

1. Thông tin ban đầu về vụ việc mất an ninh, trật tự xảy ra tại Đắk Lắk. (n.d.). Bộ Công An. Retrieved June 11, 2023, from https://bocongan.gov.vn/tin-an-ninh-trat-tu/thong-tin-ban-dau-ve-vu-viec-mat-an-ninh-trat-tu-xay-ra-tai-dak-lak-t35381.html

2. Vụ tấn công trụ sở Công an xã ở Đắk Lắk: Đã bắt được 6 đối tượng. (n.d.). TTXVN. Retrieved June 11, 2023, from https://www.vietnamplus.vn/vu-tan-cong-tru-so-cong-an-xa-o-dak-lak-da-bat-duoc-6-doi-tuong/867639.vnp

3. Phan Tuấn. (2023, March 2). Người dân bàn giao mặt bằng trước giờ cưỡng chế ở dự án 1.500 tỉ đồng. Lao Động. https://laodong.vn/bat-dong-san/nguoi-dan-ban-giao-mat-bang-truoc-gio-cuong-che-o-du-an-1500-ti-dong-1153207.ldo

4. Huỳnh Thủy. (2022, June 3). Cưỡng chế xong 64 công trình trái phép trên đất cà phê, hơn 500 điểm khác vào tầm ngắm. Báo Điện Tử Tiền Phong. https://tienphong.vn/cuong-che-xong-64-cong-trinh-trai-phep-tren-dat-ca-phe-hon-500-diem-khac-vao-tam-ngam-post1442797.tpo

5. Huyện Cư Kuin: Kiên quyết “dẹp loạn” xây dựng trái phép. (n.d.). Báo Đắk Lắk Điện Tử. https://baodaklak.vn/xa-hoi/202205/huyen-cu-kuin-kien-quyet-dep-loan-xay-dung-trai-phep-dee41c8/

6. Xem [4]

7. Huyện Cư Kuin: Kiên quyết “dẹp loạn” xây dựng trái phép. (n.d.). Báo Đắk Lắk Điện Tử. https://baodaklak.vn/xa-hoi/202205/huyen-cu-kuin-kien-quyet-dep-loan-xay-dung-trai-phep-dee41c8/

8. Nhóm Pv Tây Nguyên. (2023, May 25). Mai phục “đất tặc.” Báo Điện Tử Tiền Phong. https://tienphong.vn/mai-phuc-dat-tac-post1537428.tpo

9. Nhóm Pv Tây Nguyên. (2023b, May 26). Vụ mai phục “đất tặc”: Phóng viên Báo Tiền Phong bị đe dọa “giết cả nhà.” Báo Điện Tử Tiền Phong. https://tienphong.vn/vu-mai-phuc-dat-tac-phong-vien-bao-tien-phong-bi-de-doa-giet-ca-nha-post1537675.tpo

10. Nỗ lực bảo đảm an ninh trật tự ở vùng tôn giáo. (n.d.). Báo Đắk Lắk Điện Tử. https://baodaklak.vn/channel/3606/201701/no-luc-bao-dam-an-ninh-trat-tu-o-vung-ton-giao-5516732/

11. Sau Tin lành Đề ga, lại xuất hiện tổ chức phản động đội lốt tôn giáo ở Tây Nguyên. (2021, September 24). VOV.VN. https://vov.vn/chinh-tri/sau-tin-lanh-de-ga-lai-xuat-hien-to-chuc-phan-dong-doi-lot-ton-giao-o-tay-nguyen-892373.vov

12. Vạch trần bộ mặt thật của nhóm “Người Thượng vì Công lý – MSFJ.” (2023, June 7). Công an Tỉnh Đắk Lắk. https://congan.daklak.gov.vn/-/vach-tran-bo-mat-that-cua-nhom-nguoi-thuong-vi-cong-ly-msfj-

13. Xem: https://www.facebook.com/tifosi.hpo/posts/pfbid02nsxgzaAXAh8W7qrEgK29AiHrFc2GJExt5p5DiWeQR4vSkW1goRaBT6B6Kr7H1V8Yl

14. Một năm sau vụ án Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, mục sư Võ Xuân Loan: “Chính quyền còn nợ tôi lời xin lỗi.” (2022). Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2022/05/mot-nam-sau-vu-an-hoi-thanh-truyen-giao-phuc-hung-muc-su-vo-xuan-loan-chinh-quyen-con-no-toi-loi-xin-loi/

Công bố dự thảo thanh tra ở Đồng Tâm: Một phép thử trái luật


Trịnh Anh Tuấn

7-7-2017

Quang cảnh buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra. Ảnh: báo TP.

Hà Nội thanh tra chậm trễ và công bố dự thảo thanh tra là trái luật

Ngày 20/04, ông Nguyễn Đức Chung về Mỹ Đức đã công bố quyết định thanh tra đất đai Đồng Tâm trong vòng 45 ngày. Tuy vậy, ngày 21/06, hơn 60 ngày sau, Đoàn thanh tra mới công bố kết thúc cuộc thanh tra. Như vậy, thời hạn thanh tra đã bị chậm đến hơn nửa tháng.

Theo luật, sau khi kết thúc thanh tra, đoàn thanh tra có 15 ngày để gửi báo cáo và có thêm 15 ngày nữa để ra kết luận thanh tra chính thức. Đến nay, chính quyền chưa có kết luận thanh tra chính thức.

Đồng Tâm: Thăm lại cụ Kình, nghĩ thêm về hậu biến cố Đồng Tâm

Nguyễn Đăng Quang

7-11-2017

Sáng 4/11/2017, tôi và bác Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh triết Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Ban Dân vận Trung ương Đảng, cùng nhà báo Nguyễn Đình Ấm, nhà nghiên cứu Trần Đức Thịnh, chuyên viên của VUSTA (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) về Đồng Tâm thăm cụ Lê Đình Kình, các thành viên Tổ Đồng thuận cùng nhiều bà con thôn Hoành sau biến cố xã hội mang tên Đồng Tâm, làm rung chuyển vùng quê hiền hòa và anh dũng này xảy ra cách đây 6 tháng rưỡi. Cụ Lê Đình Kình cùng đông đảo bà con vui mừng dành cho chúng tôi sự tiếp đón thân tình, cởi mở và đầy xúc động.

Những người ngồi ở bàn, từ trái qua: ông Lê Đình Kình, Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Đình Ấm. Nguồn: tác giả Nguyễn Đăng Quang gửi tới.

“Chúng tôi vẫn ở đây”

FB Chuyện của Thịnh

6-2-2018

Dân oan Dương Nội. Ảnh: FB Chuyện của Thịnh

Thông báo là tôi vừa mới hoàn thành xong bộ ảnh về làng Dương Nội. Tuy nó chưa đầy đủ và nắm bắt được hết tinh thần của người dân nơi đây, tinh thần quật cường, bảo vệ công lý của họ. Nhưng tôi nghĩ rằng, chụp cũng đã lâu, đã đến lúc cần phải dừng lại. Kể ra, mất toi mấy tháng, cũng mất khối tiền, nhưng không có tiếc, công việc xã hội của một cậu nghệ sĩ không chuyên, mất tiền là đúng.

Chuyện đất, chuyện người

Tương Lai

26-4-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 38

Rồi cũng phải có tin vui chứ! Từ Đồng Tâm, Nguyễn Quang A điện thoại cho tôi “Anh nói chuyện với cụ Kình nhé”. Giọng trầm ấm của vị lão nông cùng một tuổi Bính Tý khiến tôi có cảm giác là đã quen nhau từ lâu lắm. Mới hôm nào nhận được tin vui từ anh Nguyễn Đăng Quang: “bà con Đồng Tâm vừa tổ chức ngày hi mừng chuyện đất đai đã sáng tỏ sau khi bộ đội đào hào xây tường ngăn đất quốc phòng và đất Đồng Sênh của dân bấy nay bị một lớp mây mù tráo trở bao phủ”, nay lại được nghe chính người dẫn đầu cuộc đấu tranh đi tới thắng lợi ấy nói qua điện thoại thì còn nỗi vui nào sánh bằng.

Thủ Thiêm!

FB Lê Nguyễn Hương Trà

Chị Hương – Thủ Thiêm

11-5-2018

Năm 1987, lần đầu mình vào Sài gòn, đi phiên dịch cho đạo diễn Oliver Stone. Ông bảo muốn thuê xuồng ba lá đi vào các con rạch phía bên kia bến Bạch Đằng. Mình xuống mé sông trả giá. 2$ một giờ, rồi một bé gái chừng 15 tuổi, xinh xắn, đội nón lá, chống xuồng chở mình và mấy ông Tây qua bên kia sông, đi vào cách con rạch len lỏi giữa đám dừa nước.

Bị cáo Hiến cần được ân xá thoát án tử

Nguyễn Đức

13-7-2018

Hôm 12-7, tòa cấp cao tại TPHCM tuyên y án tử hình đối với bị cáo Đặng Văn Hiến. Bản án này cần được chủ tịch nước xem xét ân xá giảm án cho bị cáo Hiến.

Bản án khiến người dân dự tòa tuyệt vọng vì công lí, tiếng kêu oan, nguồn cơn của vụ việc nổ súng đã không được cấp phúc thẩm xem xét.

Bởi nguyên nhân vụ nổ súng khiến ba người cty Long Sơn tử vong và nhiều người bị thương là do phó giám đốc Nghiêm Thiên Sửu (bị cáo này bị khởi tố tội hủy hoại tài sản, được tòa cấp cao giảm từ 6 năm xuống 4 năm tù) chỉ đạo công nhân dùng xe ủi, chặt phá vườn điều nhà ông Hiến và các hộ dân.

Phiên tòa sơ thẩm ở Từ Sơn xử anh Đỗ Công Đương hôm nay

FB Hà Huy Sơn

17-9-2018

Phiên tòa diễn ra trong ngày từ 7 giờ 30′ kết thúc 14 giờ.

Ông Đương, bà Nga, ông Vui, ông Trung bị kết án “Tội gây rối trật tự công cộng” K2, Đ318 BLHS 2015.

Ông Đương bị 48 tháng tù, ông Vui 30 tháng tù, bà Nga 36 tháng, ông Trung 28 tháng tù.

Tôi xin đăng Luận cứ bào chữa tại phiên tòa hôm nay.

Tour du lịch mạo hiểm

Lò Văn Củi

9-11-2018

Anh Sáu Nhặt bữa nay cười hì hì, không thắc mắc như mọi khi, anh nói:

– Vụ này cũng vui vui ha, mà hay hay, bà con cô bác có thêm cách làm ăn, coi bộ cũng được được.

Sự lừa dối có hệ thống

FB Châu Đoàn

13-1-2019

Luật đất đai về sở hữu “toàn dân” là một cái luật khốn nạn, bất nhân, rừng rú. Chính vì cái luật này mà những người dân đang sống yên ổn trên mảnh đất, trong ngôi nhà của mình một ngày nào đấy có thể lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bơ vơ và uất hận cho đến chết.

Chỉ cần doanh nghiệp nào đấy thấy một mảnh đất ngon, câu kết với chính quyền vẽ ra dự án, cố tình vẽ ra vài tiêu chí có vẻ phù hợp với chủ trương chung là có thể hất những người dân ra khỏi chính ngôi nhà, mảnh đất của họ. Bởi người dân không có quyền sở hữu mảnh đất họ sống, chỉ là có quyền sử dụng đất nên một vài cái công văn, quyết định là có thể cưỡng chế, bắt buộc người dân cầm đồng tiền “đền bù” rẻ mạt để bắt đầu cuộc sống vô gia cư.

Nhà nước P6QTB sẽ áp dụng “chiến thuật da beo”?

LS Nguyễn Văn Miếng

3-3-2019

Bà con Vườn Rau Lộc Hưng nhận được tin cấp báo: Ngày mai những người đã nhận tiền hỗ trợ 50% sẽ phải ra bàn giao đất cho chính quyền!

Chuyện kể về một tội ác (Phần 2)

Lê Liêu Minh – Tam Ân

13-6-2019

Tiếp theo phần 1

III. Đến tính mạng con người

1. Thị xã Đức Phổ

Đức Phổ là một huyện nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi. Từ khi Quảng Ngãi có chủ trương đưa Đức Phổ từ huyện lên thị xã, giao thông được đầu tư trước nhất. Đức Phổ là quê hương của “chị Hồng”, tức Cao Thị Hồng, vợ của Lê Viết Chữ, từ Giám đốc Sở Giao thông Vận tải lên Chủ tịch rồi Bí thư tỉnh Quảng Ngãi.

Mặc kệ dân!

Mạc Văn Trang

1-9-2019

Hôm nay về làng Vũ La (Hải Dương) ăn cỗ, hỏi chuyện thấy cuộc chiến giữ ruộng đất của Dân vẫn gay go quá. Một số nhà có ruộng giáp đường 17, bên kia bờ mương, khó canh tác, trước sức ép của Chính quyền, đã bán cho Doanh nhân. Phía bên này mương, dân kiên quyết không bán đất cho Doanh nhân với giá rẻ và khi không rõ Dự án xây dựng nhà máy ra sao, không có quyết định, không có bản vẽ…; không cho Dân biết, Dân bàn…

Vụ Gia Trang quán: Bình Chánh cẩn trọng bất thường!

Trương Châu Hữu Danh

7-1-2020

Ảnh: FB tác giả

Bình Chánh là nơi có nhiều đại công trình trái phép (nhà xưởng), khu dân cư trái phép, phân lô bán nền trái phép…

Tuyên bố Đồng Tâm ngày 10.1.2020

Tình hình

Tin trên các báo (lấy lại từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an) cho biết có một đơn vị quân đội đến “xây tường rào” từ 31/12/2019; sáng 9/1/2020 gặp phải “một số đối tượng có hành vi chống đối”, và hậu quả, “có 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối tử vong, 1 đối tượng bị thương”.

Thấy gì qua phát biểu của tướng Lương Tam Quang

Dương Quốc Chính

14-1-2020

Sáng nay, thứ trưởng BCA Lương Tam Quang có tổ chức họp báo về vụ Đồng Tâm. Mình tổng hợp lại tin từ báo chí Cách mạng và vạch ra một số điểm cần lưu ý. Đọc những gì tướng Quang trả lời báo chí cho thấy anh em cũng rất chịu khó hóng Facebook!

Nén nhang rằm tháng giêng

Nguyễn Thọ

9-2-2020

Ảnh: FB tác giả

Đêm Hà Nội mưa, lạnh lẽo, khó ngủ. Ngồi dậy lên mạng đọc bài của nhà văn Nguyên Ngọc. Đau buồn và phẫn nộ.

Thư gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Thùy Dương

23-6-2020

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2020

Kính chào Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư – Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Biên bản phiên tòa (Phần 2)

Ngô Anh Tuấn

8-9-2020

Tiếp theo phần 1

Chiều ngày thứ nhất (7/9/2020) và sáng ngày thứ 2 (8/9/2020)

Phiên tòa tiếp tuc (Lúc 13h30). Đại diện VKS tiếp tục đọc bản cáo trạng.

Tay đấu tranh bất công, tim một lòng yêu đảng: Bốn lý do của một song đề quái gở

Luật Khoa

Cái Lư Hương

18-9-2020

Một bộ phận các nhà hoạt động tại Việt Nam tin rằng với những bất công về thể chế, với hiện thực đàn áp tàn khốc việc thực hiện các quyền chính trị, dân sự do Đảng Cộng sản Việt Nam (cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc) tiến hành, việc một bộ phận lớn người dân không còn tin, căm ghét hay mong muốn phản kháng chính quyền là chuyện đương nhiên, thậm chí là nghĩa vụ.

Nhiều động thái lạ sau một phiên toà chóng vánh

Ngô Anh Tuấn

17-3-2021

– Toà tuyên án tại Hà Nội vào tối ngày 09/3/2021, tới sáng ngày 17/3/2021, các luật tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được bản án, đây là việc làm nhanh không tưởng;