Ngày 2/8 vừa rồi, Đài truyền hình FNN của Nhật Bản công bố một thước phim quay toàn cảnh các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở đá Subi. Đây là những hình ảnh mới nhất về tình trạng thực tế ở đá Subi, một thực thể nửa chìm nửa nổi mà diễn giải từ Phán quyết của Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc đang đóng quân bất hợp pháp.
Hơn hai tháng qua, các tầng lớp từ nhân sĩ trí thức đến công chức, công nhân, nông dân, người buôn bán, người làm nghề tự do ở Việt Nam (VN) đều bày tỏ sự bất bình khi thấy Dự luật Đặc khu chứa đựng nhiều bất công giữa 3 Đặc khu hành chính – kinh tế đặc biệt (3 huyện) với 710 quận huyện còn lại ở VN, khi thấy luật An Ninh mạng (ANM) là bịt miệng người dân. Hai Luật trên còn tiềm tàng chứa đựng nhiều nguy cơ cho bành trướng Trung Cộng thâu tóm, đẻ trứng, ém quân ngay những vị trí địa lý hiểm yếu ở Đặc khu và trong lĩnh vực quan trọng (CNTT) của VN, để đợi thời nuốt trọn VN.
Slovakia, một nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), đã tiếp tay với tội phạm đưa một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU, là một vấn đề nghiêm trọng. Ông Andrej Kiska Tổng thống Slovakia nói: “Vụ này đã trở thành một scandal quốc tế, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sự tin tưởng trong quan hệ giữa Slovakia và Đức”.
Đài truyền hình Việt Nam vừa đưa tin (hơi muộn) về một điều gây chấn động giới y khoa và cả các bệnh viện ở Việt Nam cũng như các nước suốt tuần qua.
THUỐC TRỊ TIM LẠI ĐE DỌA GÂY UNG THƯ
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) yêu cầu thu hồi mọi dược phẩm có chứa Valsartan do Công ty Dược phẩm Huahai Chiết Giang (ZHP) Trung Quốc điều chế. Động thái thu hồi tiến hành sau khi EMA phát hiện hoạt chất Valsartan của Huahai chứa N-nitrosodimethylamine (NDMA), chất hóa học có thể gây ung thư.
Bộ Y tế Việt Nam sau đó đã lệnh dừng lưu hành 32 thuốc sản xuất trong nước và ngừng nhập khẩu 25 thuốc chứa valsartan có nguồn gốc từ công ty Huahai Trung Quốc. Thuốc trong nước bị thu hồi thuộc về 13 công ty dược. Các công ty này nhập khẩu valsartan từ Huahai về bào chế. Thuốc nhập khẩu có xuất xứ từ Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc, Ba Lan, Tây Ban Nha… Các nước này cũng dùng nguyên liệu từ Huahai để chế ra dược phẩm.
Dược phẩm và thực phẩm Trung quốc có chứa độc tố, chính người Trung Quốc đã quá quen với thông tin này, nhưng EMA nghiên cứu khá lâu và đưa cảnh báo với tất cả thận trọng. Tôi từng nghe một nhà quản lý bịnh viện kể là cách đây không lâu, một công ty dược lớn của TQ trúng thầu cung cấp thuốc cho Bệnh viện Chợ Rẫy mà không bác sĩ nào của BV kê toa vì bệnh nhân sợ hãi, phản đối.
VÀ HÀNG TỶ USD CHO VAY “HỢP TÁC PHÁT TRIỂN”
Thông tin này không thể không gợi nghĩ đến một “toa thuốc” cứu nhân độ thế mà “anh Cả của Thế giới” đang trao rầm rộ, cấp tập cho các nước nghèo và đang phát triển. Toa thuốc bổ liều mạnh đó có tên “Một Vành Đai & Một Con Đường” (Belt and Road Initiative, BRI) là tên một chương trình hợp tác phát triển, đến nay đã có 70 quốc gia tham dự, với số dân lớn bằng 65% dân số toàn cầu, nhưng theo báo chí quốc tế quan sát thực tế thì… nhiều điều “nói dzậy mà hổng phải dzậy”.
Trung Quốc đang bỏ ra hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la, mời gọi các quốc gia thực hiện các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở ( mục đích công khai là phát triển giao thông và thương mại để thúc đẩy kinh tế) mà không cần điều kiện như các ngân hàng và cơ quan cấp viện quốc tế khác. Theo thời gian, người ta thấy dần lộ diện hai yếu tố độc: nạn tham nhũng và nợ công.
Chỉ hợp tác với chính quyền, không hợp tác với các công ty tư nhân và tuyệt đối cấm cửa giới truyền thông. Một chiến thuật khác là công trình phải do công ty xây cất và công nhân TQ thực hiện. Vừa giải quyết nạn thừa dư công nhân khi họ chuyển sang SX công nghệ cao, vừa chuẩn bị tiếp quản luôn, nếu chủ nhà thất bại, trao toàn dự án, thật là 1 công đôi việc.
Đã xuất hiện những ví dụ nhãn tiền: Hải cảng Hambantota của Sri Lanka, nhận vay của TQ mà không đủ tiền trả nợ liên tiếp nhiều năm, đến năm 2017 chính phủ Sri Lanca phải nhường việc quản trị hải cảng cho công ty xây dựng Harbor Engineering Company của Trung Cộng, với gần 4,000 mẫu (ha) đất, và thời hạn 99 năm, và TQ cũng được quyền khai thác 69 km vuông đất đai chung quanh.
Còn ở Myanmar, người dân đang tranh luận về việc cho TQ xây dựng và khai thác cửa biển đáy sâu ở Kyaukphyu, phía nhìn sang Bangladesh và Ấn Độ. Bắc Kinh muốn bỏ ra $7.3 tỷ xây dựng cảng nước sâu ở đây trong đó công ty TQ CITIC sẽ đầu tư 70% , lấy quyền khai thác hải cảng trong 50 năm. Các chuyên gia cho rằng ý định TQ là thiết lập một đường ống dẫn dầu từ Kyaukphyu đi qua Myanmar lên tới tỉnh Vân Nam TQ, cung cấp 10% tổng lượng dầu nhập của TQ và còn quan trọng hơn là có thể mua thẳng dầu từ các nước Trung Đông mà không cần đi qua eo biển Malacca của Singapore (mà Hải Quân Mỹ dễ kiểm soát).
Một minh chứng quen thuộc là: Đặc khu Boten (Lào) ở gần vùng Ba Biên Giới Lào, Thái, Myanmar, nhượng cho TQ thời hạn 65 năm. Bên trong, toàn nhà cửa nguy nga, casino bậc sang quốc tế, khách sạn bốn sao, nhà hàng ăn, hàng quán đầy đường… tất cả đều của người Tàu, mọi bảng hiệu, giao thiệp, buôn bán chỉ bằng tiếng Tàu, xài đồng tiền Tàu; ăn mặc, đi đứng, nói năng y chang ở Quảng Đông, Vân Nam… người Lào chỉ được vào nếu được TQ cho phép.
Trong vài chục năm trở lại đây Nguyễn Trần Bạt nổi lên như một trí thức làm kinh doanh rất thành đạt. Ông sinh năm 1946 tại Nghệ An, năm 1963 vào quân đội, năm 1973 tốt nghiệp Đại học Xây dựng. Năm 1984 thôi việc nhà nước, năm 1989 thành lập Công ty tư vấn về đầu tư và chuyển giao công nghệ – InvestConsult Group. Hiện nay Công ty hoạt động trên nhiều nước, có doanh thu nhiều triệu đô la mỗi năm.
Mấy năm về trước, tôi có xem một clip ông Nguyễn Thanh Tuấn nói chuyện với Việt kiều về Hoàng Sa Trường Sa. Ông Tuấn khi ấy trong tư cách là Cục trưởng Cục tuyên huấn của Bộ quốc phòng Việt Nam, mang hàm thiếu tướng. Mặc dầu buổi nói chuyện khá sôi động nhưng tôi đã có cảm giác ông thiếu tướng này có cái gì đó không ổn trong nhận thức. Là vì, nói chuyện với Việt kiều mà một câu là “Đảng ta nhà nước ta”, hai câu là “Đảng ta nhà nước ta”. Tôi nghĩ bụng ơ cái ông này, Đảng ta nhà nước ta là khi ông nói chuyện với người trong nước chứ ông nói với Việt kiều thì ông phải nói khác đi chứ! Vì Việt kiều đa phần người ta là công dân nước khác chứ có phải công dân Việt Nam đâu mà ông cứ luôn mồm “Đảng ta nhà nước ta”!
Nhiều bạn bè thân, cả trong lẫn ngoài giới văn chương, đều thắc mắc tại sao thời gian gần đây, tài văn chương thi phú của tôi khởi sắc mạnh mẽ, đột phá hơn trước rất nhiều, viết được nhiều bài văn sâu sắc thâm thúy, nhiều bài thơ yêu nước có sức lay động lòng người…
Việc làm là một lời hứa kinh điển nhất cho mọi chính sách phát triển kinh tế, trong đó có cả đặc khu.
Nói một cách bao quát hơn, và đúng với tinh thần phát triển kinh tế nhất, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản sinh công ăn việc làm, từ đó phát triển các chương trình an sinh xã hội, tạo nền tảng ổn định xã hội là đích đến của mọi chính sách nhà nước, bất kể đó có phải là chính sách kinh tế hay không.
Theo Dân trí đưa tin, dự kiến chương trình phiên họp tháng 8/2018 cho thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội có buổi thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt (đặc khu).
Với động thái này, Luật Đặc khu có vẻ đang trong quá trình được vận động và tuyên truyền để nhất quyết thông qua, thay vì thật sự tiếp nhận ý kiến hay phản biện từ chuyên gia và người dân. Theo đó, các tài liệu được công bố để phục vụ cho việc tiếp xúc cử tri cũng thể hiện nhu cầu “bảo kê” tận răng dự thảo luật chứ không tạo ra một môi trường cởi mở cho những luồng ý kiến trái chiều.
Lá cờ của Đài Loan phấp phới ở Bình Dương, Việt Nam, có lẽ không qua được 72 tiếng đồng hồ, nhưng bản thân sự có mặt của nó như là một cuộc kháng chiến không mệt mỏi về chủ quyền của mình.
Các lãnh tụ Trung Quốc từng khẳng định rằng, Trung Quốc có chủ quyền trên biển Nam Hải từ đời nhà Hán. Bằng chứng xưa nhất họ nêu lên là biển Trướng Hải, ghi trong quyển sách cổ nhan đề Dị Vật Chí [异物志] của Dương Phu đời Đông Hán. Sách này tuy đã thất truyền nhưng được các tác gỉả Trung Quốc đời Tống, Minh, Thanh, nhắc lại như sau:
Kính gửi: – Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, BCH ĐCS Việt Nam,
– Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam,
– Thủ tướng và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Trước làn sóng phản biện của các giới chức, người dân biểu tình, ngày 11.06.18 Quốc hội đã biểu quyết đồng ý lùi Dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Dự án Luật Đặc khu).
Sáng 28/7 tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc, nguyên thứ trưởng BNV. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.
Ngày 26/7/2018, một công nhân đang làm việc tại công ty Pouyuen (khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn) xác nhận với Liên đoàn Lao động Việt Tự do: có thông tin hàng trăm công nhân bị đuổi việc sau biểu tình được lan truyền khắp trong công nhân.
Ý nghĩa của thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đối với nội dung đàm phán trong một bản dự thảo bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông COC là gì?
Theo dự thảo có chú thích đưa ra trong thông cáo chung của Hội nghị Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 sẽ được ban hành ở Singapore vào đầu tháng tới, báo The Diplomat đã xem qua, các bộ trưởng:
Tạp chí Hồn Việt – số 127, tháng 7 năm 2018 đăng bài “Chúng ta có mất đảo hay không?” Bài báo không ghi tên tác giả, cuối bài có ghi “Theo trang web Theo dòng sử Việt, ngày 13-6-2018”. Đại thể, bài báo có mấy ý lớn sau:
Sách Gạc Ma-Vòng tròn bất tử được nhiều người dân đón nhận, hoan nghênh, nhưng làm cho một số người quằn quại như đỉa phải vôi. Người ta vu cáo những người làm sách là phản động xấu xa, là thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ nhân dân và quân đội với cấp trên, là nhát dao đâm sau lưng lãnh đạo ĐCSVN, là phá hoại tình hữu nghị quốc tế vô sản Trung – Việt vô cùng quý giá. Họ suy luận ra mọi thứ, dựa trên câu lệnh “không được nổ súng trước” trong trận hải chiến chứ không phải “không được nổ súng”.
THƯA LẠI VỚI ÔNG TƯỚNG CÔNG BINH HOÀNG KIỀN VỀ LỆNH “KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG” HAY “KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG TRƯỚC” TRONG SỰ KIỆN ĐAU THƯƠNG GAC MA 14.3.1988
1. Bốn ngàn năm chí bền dựng nước, phải liên tục đương đầu với giặc phương Bắc xâm lược đông và mạnh gấp nhiều lần. Bốn ngàn năm quả cảm mở cõi chỉ có chiếc thuyền gỗ kiền và lá buồm cánh dơi mỏng manh phải đi vào tâm bão của biển Đông để mở cõi, mở biển.
Tình hình các nước cộng sản (CS) trên thế giới xoay chuyển mạnh vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Các chế độ CS ở Đông Âu như Poland (Ba Lan), Hungary (Hung Gia Lợi), Bulgaria (Bảo Gia Lợi), Tchecoslovaquia (Tiệp Khắc), German Democratic Republic (Cộng Hòa Dân Chủ Đức) hay East Germany (Đông Đức), Yugoslavia (Nam Tư) lần lượt tan rã vào những năm 1989 và 1990. Sau đó, cộng sản Liên Xô, chế độ hậu thuẫn vững vàng cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), cũng sụp đổ năm 1991.
Một chế độ ngu dân hóa luôn được tổ chức ngay trong trứng nước của nó bằng các hệ bất chính liên kết nhau qua các chính sách từ giáo dục tới văn hóa, từ xã hội tới truyền thông, từ chính trị tới ngoại giao, từ công an tới quân đội. Trong không gian chuyên chính để chuyên quyền, độc tài để độc quyền:
Mấy hôm nay trên thông tin đại chúng xuất hiện cuộc tranh luận xung quanh quyển sách GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ giữa bên làm sách và bên chống đối. Sự việc đã được nhiều người biết, cho phép không nhắc lại. Có ý kiến đề nghị đem việc này cho các cơ quan cao cấp của Đảng hoặc Bộ Quốc phòng phân xử.
3. Không nổ súng, không có bất kỳ một hành động nào chống lại, chấp nhận chết, chấp nhận để lãnh thổ thiêng liêng rơi vào tay giặc Tàu Cộng quá dễ dàng, không thể là tấm gương sáng, để tôn vinh cho quyền sống, quyền đấu tranh, quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm cho muôn đời con cháu mai sau học theo được. Cho nên tôn vinh “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là, vừa không đúng, vừa không nên.
Có thể nói Luật Đặc Khu và cuộc trấn áp ngày 17/6 đã biến những người dân VN bình thường trở thành những nhà hoạt động. Và đó là khởi đầu một “cuộc chiến” mới. Trong cuộc chiến này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải đương đầu với một sức mạnh mà họ thầm hiểu rằng, với nó; quân đội, súng ống, xe tăng,… hỏa lực dù mạnh thế nào cũng chỉ là bùn đất!
Sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973, Hoa Kỳ rút hết quân ra khỏi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tức Nam Việt Nam (NVN). Sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ ở Á châu sau năm 1973 là cơ hội bằng vàng cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Cộng vùng lên thực hiện mộng bá quyền tại đây. Mở đầu, Trung Cộng mưu đồ chiếm cho được quần đảo Hoàng Sa để mở đường xuống phương nam.
Sự vật nào cần phải gọi đúng tên sự vật ấy. Già mà chết thì gọi là chết già. Trẻ mà chết thì gọi là chết trẻ. Bị tai nạn mà chết thì gọi là bị tai nạn mà chết. Chẳng thể cứ bị tai nạn (như tai nạn giao thông chẳng hạn) mà chết thì lại cho rằng, người đó đã dám dũng cảm lao đầu vào xe ô tô để chết.
Việc hai thiếu tướng quân đội là Lê Mã Lương và Hoàng Kiền tranh luận với nhau gay gắt về sự kiện mất Gạc Ma ngày 14/3/1988 hết sức thú vị. Nó kích thích công luận, nhất là giới trẻ tìm hiểu sâu hơn về lịch sử. Nó cũng cho thấy tầm quan trọng của tự do ngôn luận: cùng một sự kiện nhưng hai ông tướng có thông tin khác nhau, góc nhìn khác nhau, và cả hai ông đều khẳng định mình đúng. Việc tranh luận như vậy là rất cần thiết để người dân so sánh và tự mình đưa ra phán xét sự thật lịch sử là gì.
Có thể cho rằng trong đường lối độc tài toàn trị – nghĩa là một mình nắm hết mọi thực thể trong xã hội, từ cá nhân đến tập thể, từ vật chất đến tinh thần- đảng cộng sản luôn tìm mọi phương cách làm mất nhân tính của công cụ thống trị (tức bộ máy cầm quyền) và làm mất nhân cách của đối tượng thống trị (tức là toàn bộ thần dân).