Bộ mặt gian manh của Trung Quốc

Hùng Phạm

21-7-2019

Trong khi lãnh đạo cấp cao hai nước đang tay bắt mặt mừng, tười cười hớn hở, trao nhau những cử chỉ ân cần của tình bạn “bốn tốt, mười sáu chữ vàng”, thắt chặt tình đoàn kết và hứa hẹn đủ điều cho tương lai, thì ở bộ mặt bên kia chúng đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 có sự hỗ trợ của các tàu khác được trang bị vũ khí ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông.

Hành động hai chiều đối nghịch này phản ánh rõ ràng bản chất gian manh, dối trá, lọc lừa như một đặc tính nghìn đời của dân tộc Trung Hoa, điều mà Triết gia Montesquieu đã miêu tả trong tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” của ông từ mấy trăm năm trước về đặc tính gian dối của người Trung Quốc bằng hình ảnh: Trong mỗi gia đình người dân Trung Quốc đều có hai cái cân, một cái cân để dùng khi mua và một cái cân khác để dùng khi bán. Hành động này của chúng như đang thử thách bản lĩnh chính trị của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và tinh thần yêu nước của người dân chúng ta.

Hãy luôn khắc ghi, không có tình bạn và kẻ thù nào là vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là trường tồn. Con người thì có thể vị tha, nhưng quốc gia thì luôn vị kỷ. Nếu buộc phải chơi với một tôn côn đồ, một thằng kẻ cướp, thì hãy luôn đề phòng khả năng một ngày nào đó nó sẵn sàng làm hại mình, nên mình phải chuẩn bị cả sức mạnh tinh thần và sức mạnh thể chất để chống lại, hay ít nhất là tìm cách chạy thoát thân, rồi nhờ mọi người hỗ trợ. Hãy luôn đi vào chỗ đông người, vào chốn văn minh khi buộc phải đi cùng tên kẻ cướp đó.

Hành động ngang ngược của Trung Quốc cho đến lúc này đã khiến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải lên tiếng cùng Việt Nam: “Các hoạt động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí xa bờ của các bên liên quan (ở Biển Đông) đã đe dọa an ninh năng lượng của khu vực và phá hoại một thị trường năng lượng tự do, rộng mở ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.

Khoan hãy bàn về việc Mỹ vì công lý hay có được lợi gì trong việc đưa ra tuyên bố này, mà chỉ cần biết với Tuyên bố này của họ thì Việt Nam được hưởng lợi. Với thế nước nhỏ bé so với tên hàng xóm to lớn gian ác, chúng ta rất cần những tiếng nói này của Mỹ, và vận động cả những quốc gia khác cùng tham gia hỗ trợ chúng ta, và chúng ta thầm cảm ơn những tiếng nói đó vì đã mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam.

Hình: Toàn văn Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về hành động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông gần đây

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì?

Trần Trung Đạo

20-7-2019

Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) trong tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ảnh: FB Tác giả

Tháng 7, 2016, từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm.

Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.

Ủng hộ Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines đòi hỏi mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng bá quyền bành trướng.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) không có nghĩa sẽ làm ngưng tranh chấp và phần thắng chỉ thuộc về Philippines vì rất nhiều quốc gia trong vùng có quyền lợi trực tiếp nhưng chưa chọn cách giải quyết tranh chấp qua phương pháp trọng tài.

Ý nghĩa quan trọng trong phán quyết là quốc tế hóa được cuộc tranh chấp, tạo khả năng mặc cả đa phương giữa các bên liên hệ trước một hội nghị hay trước tổ chức trọng tài quốc tế, giới hạn chiếc bẫy “thảo luận song phương” chỉ nhằm “câu giờ” của Trung Cộng.

Với những quốc gia chủ trương quốc tế hóa Biển Đông, chiến thắng của Philippines mở ra cánh cửa đàm phán xa hơn về quyền lợi và trách nhiệm một cách bình đẳng giữa các nước trong vùng.

Với các cường quốc Mỹ, Nhật, chiến thắng của Philippines giúp cho họ thêm lý do quốc tế để can thiệp cụ thể và tích cực hơn trong tranh chấp.

Một cái tát của PCA chỉ nhắm vào mặt Trung Cộng thôi, đó là việc phủ nhận quan điểm “quyền lịch sử”, lý luận cốt tủy mà Trung Cộng dùng để biện hộ cho “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.

Như chúng ta đều biết, trong hầu hết các văn bản, tuyên bố, phát biểu, các lãnh đạo Trung Cộng luôn nhắc tới nhắc lui câu “quyền lịch sử của Trung Quốc” để cho rằng 90% của Biển Đông vốn thuộc về Trung Quốc không phải hôm nay mà từ hai ngàn năm trước.

Nhưng tòa phán: Toà nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển, ngư dân từ Trung Quốc và các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.

Vì vậy, toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn.”

Đặng Tiểu Bình và “quyền lịch sử”

Vào thập niên 1960, Đặng Tiểu Bình là trưởng phái đoàn đại diện Trung Cộng trong đàm phán với Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri.

Khi có phiên họp, phái đoàn họ Đặng không chỉ mang theo giấy tờ tài liệu mà còn chở theo nhiều toa xe lửa chứa đầy sách vở và đồ vật để chứng minh “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên các đảo này.

Trung Quốc vốn là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến, từng đi đánh cá, từng đặt chân một đôi ngày, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên.

Những tài liệu phía Đặng Tiểu Bình đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục Liên Xô hay chứng minh những đảo đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Dĩ nhiên hai đàn anh CS không đưa tranh chấp ra PCA như ngày nay.

Sau hơn 20 năm vừa đánh vừa đàm, một hiệp ước biên giới Liên Xô – Trung Cộng đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1991, lần nữa vào tháng 10 năm 2004 với Nga và lần cuối cùng vào tháng 7, 2008 cũng với Nga.

Cả Trung Cộng lẫn Nga đều biết, lý do chính của xung đột trước đây không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế.

Khi Liên Xô sắp sụp đổ, chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào không còn là yếu tố quan trọng để giằng co, tranh chấp nữa. Cái gọi là “quyền lịch sử” không đóng vai trò gì trong hiệp ước biên giới giữa Liên Xô và sau đó là Nga với Trung Cộng.

Tân Hoa Xã giải thích “quyền lịch sử”

Theo báo Time, hôm 12 tháng 7, 2015 các đài truyền hình Trung Cộng cho chiếu một số tranh hoạt họa của Tân Hoa Xã như là cách để giải thích cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông.

Một trong số tranh hoạt họa là mẩu đối thoại ngắn giữa ba con thú đại diện cho ba thành phần trong vụ kiện.

Một con cáo đại diện cho PCA, một con khỉ tí hon đại diện cho Philippines và con Panda dễ thương đại diện cho Trung Cộng.

Con Panda trả lời câu hỏi tại sao Trung Cộng có “quyền lịch sử”, bởi vì “chúng tôi đã giong buồm và đánh cá trên Biển Đông ngay cả trước khi Chúa Jesus ra đời.”

Việc cho rằng người dân Trung Hoa đã từng “giong buồm và đánh cá” nên Biển Đông thuộc Trung Cộng nghe phi lý đến mức buồn cười; tuy nhiên, đây lại là lý luận chiến lược mà Trung Cộng áp dụng trong đàm phán biên giới từ ngày lập quốc CS năm 1949 tới nay.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng đúng như PCA phán quyết không có giá trị gì nhưng với không ít dân Trung Cộng bị tuyên truyền tẩy não, đó lại là quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm.”

Quan điểm cực đoan Đại Hán này là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình và nâng lên thành “Giấc Mơ Trung Quốc” dưới thời Tập Cận Bình.

Họ Đặng và nay họ Tập cho rằng Trung Cộng không chủ trương xâm lược quốc gia nào hay dân tộc nào mà chỉ thu hồi lãnh thổ và lãnh hải vốn thuộc Trung Quốc.

Lý luận ngụy biện và điên cuồng này là bản sao quan điểm của Hitler đã dùng để khai mào cho Thế Chiến thứ Hai khi y cho rằng Đức chỉ nhằm “phục hồi những lãnh thổ vốn thuộc về Đức nhiều thế kỷ.”

Tương tự, khẩu hiệu “100 năm sỉ nhục” được các lãnh đạo Trung Cộng dùng làm củi để đun lò lửa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng cũng không khác gì lời lẽ Hitler đã viết về hiệp ước Versailles trong Mein Kampf: “Mỗi điểm của hiệp ước đã ghi sâu vào ý thức và con tim của dân tộc Đức và đốt cháy họ cho đến khi tâm hồn của sáu chục triệu dân bùng lên ngọn lửa công phẫn và nhục nhã.”

Như vừa viết ở trên, ngay cả việc người dân Trung Hoa hai ngàn năm trước đã thật sự có giong buồm trên Biển Đông, có ghé Hoàng Sa, Trường Sa vài hôm để bắt yến, tức cảnh sinh tình hạ bút vài câu thơ và được đời sau ghi chép lại cũng không thể cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc quyền lịch sử của Trung Cộng.

Lịch sử thế giới để lại vô số tài liệu của các nhà thám hiểm, thăm dò, kể cả dấu tích của đoàn viễn chinh lừng danh Viking do Leif Erikson chỉ huy từng khám phá ra Bắc Mỹ vào thế kỷ 11 trước Christopher Columbus vào thế kỷ 15, nhưng không tổ chức quốc tế nào căn cứ vào các tài liệu lưu trữ để cho rằng chủ quyền biển đảo của một quốc gia phát xuất từ người đã thăm dò, thám hiểm hay khám phá ra vùng đất đó.

Một lãnh thổ, đất hay đảo, của một quốc gia phải là lãnh thổ được phát hiện, chiếm hữu, điều hành trong hòa bình, có tính pháp lý, đơn vị hành chánh chính thức, được ghi lại trong bản đồ của quốc gia đó và được quốc tế công nhận chứ không phải cưỡng chiếm bằng võ lực như Trung Cộng đã làm đối với Philippines và Việt Nam.

Tập Cận Bình, kẻ nuôi cọp đang lo cọp sẽ ăn thịt mình, do đó, không lạ gì trong thời gian ngắn tới đây, y vẫn sẽ tuyên bố hung hăng kể cả những hành động gây hấn với các nước láng giềng để xoa dịu lò lửa cực đoan Đại Hán tại lục địa nhưng chính y cũng biết gió đã đổi chiều.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng về chủ quyền trên Biển Đông thực chất chỉ là quyền ăn cướp.

Vai trò của Trung Quốc trong Hiệp định Geneva

Dương Quốc Chính

21-7-2019

Năm nay, tàu TQ kéo vào biển Đông quấy rối trong 1 hoàn cảnh rất éo le cho VN. Hoàn cảnh hiện tại là khi bà Ngân đang ở TQ, điều này thì ai cũng biết. Nhưng còn 1 hoàn cảnh lịch sử khác, mà có lẽ ít người để ý.

Phải khởi kiện Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

21-7-2019

Đặng Tiểu Bình đã xổ toẹt lên ý thức hệ Marx Lenin, xua 60 vạn quân tấn công Việt Nam tháng 2/1979, rồi đánh chiếm biên giới Việt Nam ròng rã 10 năm trời, cướp đi núi Đất, một nửa thác Bản Giốc, chiếm trọn Ải Nam quan và cả ngàn km2 xâm canh xâm cư thời Cộng sản.

Không có tranh chấp!!!

Mai Quốc Ấn

21-7-2019

Trong rất nhiều tranh luận trên mạng xã hội về việc Trung Quốc quấy phá ở bãi Tư Chính, tôi chú ý một chi tiết vô củng nguy hiểm: cái gọi là tranh chấp ở bãi Tư Chính là một đòn truyền thông mà giặc Tàu tung ra.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về Biển Đông

BTV Tiếng Dân

20-7-2019

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus vừa có tuyên bố với báo giới về “Sự ép buộc của Trung Quốc đối với hoạt động dầu khí ở Biển Đông”. Chúng tôi xin được dịch toàn bộ nội dung tuyên bố này, như sau:

Những chuyện bên lề Hiệp định Genève

Trần Gia Phụng

20-7-2019

Nội dung hiệp định Genève đã được viết và nói nhiều. Bài nầy xin trình bày những chuyện bên lề hiệp định Genève.

Chết đâu phải là hết

Đỗ Cao Cường

20-7-2019

Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời Tàu khựa lại thương dân mình.

Tôi không sợ Trung Quốc mạnh, tôi chỉ sợ đồng bào mình ngu. Khi một trận bóng đá giải “ao làng” diễn ra, rất nhiều “nghệ sĩ” cho tới các em học sinh, sinh viên lao ra đường hô to “Việt Nam, Việt Nam” rồi họ ôm nhau khóc, như để khẳng định mình tử tế, yêu nước lắm

Giá mà bà Ngân hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

20-7-2019

Ảnh: internet

I. MỀM DẺO NHƯNG ĐỪNG NHU NHƯỢC. KHÔN KHÉO NHƯNG ĐỪNG SỢ HÃI.

1. Trung Quốc mang tàu Hải Dương 8 vào thăm dò địa chất tại bãi Tư Chính từ hôm 03/7/2019 mà đến 16/7/2019 Việt Nam mới lên tiếng. Suốt thời gian 12 ngày, Việt Nam chỉ âm thầm phản đối. Như vậy là Trung Quốc nắm được thóp Việt Nam không muốn làm to chuyện đến nỗi không dám công khai sự thật. Cho nên Trung Quốc, đến cả khi bà Ngân sang thăm, đã không thèm nể mặt, không rút tàu mà còn trơ trẽn khuyên bảo “Nhìn vào đại cục”! Mềm dẻo nhưng đừng nhu nhược.

Phải nhìn nhận lại về Trung Quốc!

Mai Quốc Ấn

20-7-2019

Tàu Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Không cần đợi đến khi Bộ Ngoại giao lên tiếng, mà chính những “cột mốc chủ quyền sống trên biển”- ngư dân Việt, đã thông báo trước về điều đó.

Trung Quốc – Ngoài biển vs trong này!

Ngô Nguyệt Hữu

19-7-2019

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên“, cuối cùng thì Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, chỉ đích danh Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

Bãi Tư Chính – Ngoài Biển Đông và trong lòng dân

Vũ Kim Hạnh

18-7-2019

Ảnh: BBC

Đọc những phân tích và đề nghị của GS Carl Thayer hôm nay, 18/7 về tình hình diễn ra ở bãi Tư Chính-biển Đông từ 3/7 đến giờ, thấy nội dung thật trầm tĩnh và rất đáng suy nghĩ.

Phía Trung Quốc muốn gì? Muốn Việt Nam không đưa ra những tuyên bố công khai về chủ quyền không thể chối cãi đối với các thực thể ở vùng Biển Đông, nghĩa là chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, và không tiếp tục tuyên bố công khai về chủ quyền mà Việt Nam vẫn nói là “không thể chối cãi là của VN”.

Việt Nam lấy cái gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Trương Nhân Tuấn

18-7-2019

Để trả lời câu hỏi này người ta cần xác định tranh chấp ở Biển Đông là loại tranh chấp gì?

Trung Quốc liều lĩnh khiêu khích trên nguồn tài nguyên khí đốt của Malaysia, Việt Nam

AMTI

Dịch giả: Song Phan

16-7-2019

Hai lần trong sáu tuần qua, cũng cùng một tàu cảnh sát biển Trung Quốc (CSB) đã quấy rối các hoạt động dầu khí của các nước láng giềng trong vùng biển tranh chấp ở hai phía đối diện của Biển Đông. Trong khi đó, một tàu của nhà nước Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn các lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Cao tốc Bắc – Nam: Nhà thầu TQ chiếm đa số

 BTV Tiếng Dân

17-9-2019

Tình hình đấu thầu cao tốc Bắc- Nam: Nhà thầu Trung Quốc áp đảo về số lượng, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Bài báo cho biết, toàn bộ 8 nhánh dự án của cao tốc Bắc – Nam gồm Mai Sơn – QL45, QL45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây đều đã mở thầu, “thu hút 60 nhà đầu tư và liên danh các nhà đầu tư tham gia. Đáng nói, tại hầu hết các dự án, nhà đầu tư Trung Quốc đang áp đảo về số lượng.

VN im lặng trước sự việc này là điều “bất bình thường”

Trương Nhân Tuấn

16-7-2019

Khu vực bãi Tư Chính. Ảnh: FB Phạm Quang Tuấn

Trên BBC có đăng ý kiến của ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (CSIS) ở Sài gòn, về vụ tàu nghiên cứu địa chất của TQ được tàu hải cảnh TQ hộ vệ, hoạt động thăm dò địa chấn trên vùng biển (và thềm lục địa) thuộc khu vực, nói là “bãi Tư Chính”. Ông Phương cho rằng “Việc chính phủ Việt Nam, và truyền thông dòng chính Việt Nam không đề cập gì là chuyện bình thường”.

Trung Quốc đã “khảo sát” trên thềm lục địa cả tháng qua

Trần Đức Tín

15-7-2019

Hoạt động “khảo sát” của Trung Quốc đã diễn ra hơn một tháng nay trên thềm lục địa Việt Nam.

Hải cảnh 35111 xuất hiện phía tây bãi Tư Chính, Trung Quốc hăm he lô dầu khí 06.01 của Nga – Việt?

Đặng Duân

16-7-2019

Hình: FB tác giả

Tôi tin chắc mọi hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đều được các cơ quan chức năng Việt Nam giám sát chặt chẽ và có biện pháp ứng phó.

Ở đây chỉ xin được suy đoán về diễn biến mới được tiết lộ là sự xuất hiện của tàu hải cảnh 35111 ở phía tây bãi Tư Chính, dựa vào các thông tin hoàn toàn công khai.

Cao tốc Bắc – Nam và các “liên danh” nhà đầu tư Việt – Trung

BTV Tiếng Dân

16-7-2019

Nhà đầu tư Trung Quốc muốn liên danh với Việt Nam làm cao tốc Bắc – Nam, VietNamNet đưa tin. Theo đó, đã có “51 bộ hồ sơ của các nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư trong và ngoài nước dự tuyển bước sơ tuyển 7/8 dự án cao tốc Bắc – Nam thực hiện theo hình thức PPP”. Trong đó có 15 nhà đầu tư Việt Nam, 27 nhà đầu tư nước ngoài, và 9 liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Trung Quốc.

Hoàng Hải Vân và báo chí

Trịnh Hữu Long

15-7-2019

Hoàng Hải Vân nói báo chí không đưa tin vụ bãi Tư Chính đại khái vì ba lý do: “chuyện quân sự”, “vì những thứ không thể viết lên báo được” và đây chỉ là chuyện “vạch quần đuổi đám cóc nhái”, không đáng đưa. Tôi có ý kiến tham luận như sau:

‘Đại cục’ to cỡ nào?

Blog VOA

Trân Văn

15-7-2019

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN

Ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, kiêm Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, vừa nhắc nhở bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải chú trọng tới… “đại cục”, khi tiếp bà Ngân nhân dịp bà dẫn một phái đoàn sang thăm Trung Quốc từ 8/7/2019 đến 12/7/2019 (1).

Chơi với Trung Quốc, chỉ có mất!

Đoàn Bảo Châu

15-7-2019

Có nhiều bạn nhắc tôi viết về căng thẳng giữa tầu hải giám Trung Quốc và Việt Nam ở gần bãi Tư Chính. Tôi chưa viết không phải là tôi không biết. Mà khi đã viết là tôi muốn nhìn vào một góc sâu sắc, đáng nói hơn thay vì chỉ đưa tin hời hợt. Tin tức các bạn đã nắm được rồi, nhiều người đã viết, tôi sẽ không nhắc lại mà chỉ muốn chỉ ra những điều cần nói.

Cần phân biệt bãi Tư Chính (Vanguard Bank) và bãi Vũng Mây (Rifleman Bank)

Trương Nhân Tuấn

15-7-2019

Hai bãi này hoàn toàn khác với “bồn trũng Tư Chính – Vũng mây”.

Về địa lý, bãi Tư Chính là một “bãi chìm” dưới mặt nước khoảng 15m, cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía đông nam.

Bãi Vũng Mây là một bãi cạn, bao gồm nhiều cụm san hô (mang nhiều tên khác nhau) chìm dưới nước khoảng 3m, cách bãi Tư chính 94 hải lý về hướng đông, cách đảo Trường Sa 40 hải lý về phía nam. Trên bãi Vũng Mây có những nhà giàn (ký hiệu DK1/x) do VN xây dựng.

Quyền được biết

Mai Quốc Ấn

15-7-2019

Nói về gìn giữ chủ quyền quốc gia, vua Lê Thánh Tông có một câu rất giàu hình tượng: “Một thước núi, một tấc sông”. Thước tấc thời xưa ngắn hơn chuẩn Tây phương nhiều. Cho thấy việc coi trọng chủ quyền núi sông nước nhà quý từng chút một.

Kiến nghị ba điểm liên quan đến Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Lập Quyền Dân

15-7-2019

Kiến nghị ba điểm liên quan tới đến việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương đến dò tìm dầu tại bãi Tư Chính, thuộc chủ quyền của Việt Nam

Lý giải sóng ngầm tại bãi Tư Chính

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

14-7-2019

Ảnh: FB Song Phan

Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Những gì đang diễn ra tại bãi Tư Chính là dư chấn như sóng ngầm tiếp theo khủng hoảng lần trước (7/2017 và 3/2018). Vì vậy, tuy không bất ngờ nhưng cũng đừng chủ quan. Theo báo SCMP (12/7/2019), Trung Quốc đã điều tầu HD-8 đến vùng biển gần bãi Tư Chính (Vanguard Bank) để thăm dò dầu khí (từ 3/7/2019). Tàu HD-8 được hộ tống bởi 2 tàu hải cảnh số 3901 (12.000 tấn) và số 37111 (2.200 tấn), được trang bị trực thăng và pháo.

Nếu hôm nay là ngày cuối cùng: Các bạn sẽ làm gì?

Đỗ Cao Cường

14-7-2019

Nghệ sĩ Hồng Nhung, vợ anh hề Xuân Bắc bảo với tôi là chị ấy đã viết đơn xin ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam, chị ấy cũng đã mạnh mẽ chia sẻ những bài viết nhạy cảm của tôi.

Bãi Tư Chính và chân đế giàn khoan nặng 14.000 tấn

Chu Vĩnh Hải

14-7-2019

Tàu thăm dò Haiyang Dizhi của Trung Quốc. Nguồn: China Geological Survey

Tại sao tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi của Trung Quốc lại thăm dò địa chấn tại bãi Tư Chính vào thời điểm này? Cần phải đặt ra câu hỏi này, và câu trả lời cần xuất phát từ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Và nguyên nhân trực tiếp là một sự kiện nóng bỏng.

TQ muốn gì khi cho tàu nghiên cứu địa chất “rà soát” thềm lục địa của VN?

Trương Nhân Tuấn

14-7-2019

Câu hỏi coi bộ “hơi bị ngu”. Tàu nghiên cứu cho khảo sát địa chấn là để biết mỏ dầu, mỏ khí đốt nằm ở đâu chớ “muốn” gì nữa? Nhưng nếu nghĩ xa hơn một chút. Bà Kim Ngân đang công du TQ, báo chí đưa hình thấy bả bắt tay cười duyên với với Tập Cận Bình. Còn ông Tập cũng nhếch mép cười đáp trả (mà không biết cười kiểu gì, cười ruồi hay cười đểu?). Trong khi các vụ thăm dò thì TQ đã từng làm (rai rai) từ 1992 đến nay.

Bãi Tư Chính: Chuyện gì là tư, chuyện gì là chính

Trung Bảo

14-7-2019

Bãi Tư Chính có tên tiếng Anh là Vanguard Bank. Ảnh: Wikimapia.org

Không tìm được thông tin trên các báo “nhà nước”, người đọc ở Việt Nam cố tìm coi chuyện gì đang diễn ra ngoài bãi Tư Chính (Biển Đông) trên các báo nước ngoài, và trên Facebook.

Không có chuyện những người lính trên nhà dàn DK1 bị uy hiếp, nhà báo Bùi Thanh cho biết như vậy trên trang cá nhân của mình. Ông dẫn lại lời từ những người lính đang đóng trên nhà dàn này sau khi gọi điện cho họ.