Cột mốc biên cương và tấm bia mộ liệt sỹ

Lê Đức Dục

17-2-2020

Ảnh: Việt Dũng

“Tổ quốc, là nơi khi nghĩ về nó, phải nghĩ về những nơi thấm máu!”

***

Lời vĩnh biệt từ chốt tiền tiêu trên đồi Pha Long

Vũ Kim Hạnh

17-2-2020

Ảnh: internet

Năm ngày trước, 12.2.2020, trên cả nước, hàng vạn thanh niên lên đường gia nhập quân đội. Những người lính mới ấy liệu có biết, có được nghe đến câu chuyện anh hùng của những đồng đội, cũng trẻ trung như mình, cũng vào những ngày sau Tết nguyên đán này, 41 năm trước đã chiến đấu giữ gìn biên cương, sơ tán dân, cứu dân, bỏ mình sau khi bắn những viên đạn cuối cùng.

Tưởng niệm 41 năm cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc ở biên giới phía Bắc

CLB Lê Hiếu Đằng

16-2-2020

Hàng năm, cứ đến dịp 17 tháng 2 là các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như CLB Lê Hiếu Đằng, No-U, nhóm Vì Môi Trường, Hội Anh em Dân chủ… thường đến dâng hoa, thắp nhang tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược (1979-1989) tại Tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn và Tượng Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hoặc các nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược.

Âm mưu trói tay dân tộc

Trần Mai Trung

3-2-2020

Hôm qua đi ra phố, thấy ông Trung chận đường đánh ông Việt, tính vào can hai người thì thấy bà Hoa nhảy vào can. Được một lúc thì thấy bà Hoa cứ cản tay cản chân ông Việt mỗi khi ông ấy muốn đánh lại ông Trung, còn ông Trung thì lợi dụng tình trạng đó tiếp tục đánh ông Việt.

Hai chiếc mặt nạ cùng rơi

Trung Nguyễn

1-2-2020

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đầu năm 2020 mà người dân Việt Nam đi từ cái sốc này đến cái sốc khác về đảng cộng sản cầm quyền. Cú sốc đầu tiên là “ác với dân” qua thảm sát Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1/2020; còn cú sốc thứ hai là “hèn với giặc” khi ngày 30/1/2020, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố Việt Nam chỉ có thể đóng cửa biên giới ngăn dịch viêm phổi cấp Vũ Hán khi được cộng sản Trung Quốc đồng ý.

Hiện có bao nhiêu giàn khoan thăm dò dầu khí (Oil – RIG) của Trung Quốc đang ở trên Biển Đông?

Phạm Thắng Nam

25-1-2020

Ảnh: internet

Trong năm qua- 2019 và tháng đầu năm 2020, theo thứ tự thời gian, những giàn khoan thăm dò dầu khí sau đây của TQ đã lần lượt xuất hiện trên biển Đông nước ta:

Câu đối Tết Canh-Tý

Hà Sĩ Phu

21-1-2020

Yêu nước, phải Sáng lòng!

Nhân quyền, không Miễn phí!

Điều họ thành công nhất là ngu dân

Sao Mai

19-1-2020

Tôi, người đàn bà lẻ loi đau những ngày năm cũ…

Chưa bao giờ sắp Tết lại buồn đến thế. Cuộc sống với đủ mọi phận người vẫn miệt mài lam lũ ngoài kia. Người hối hả khuân những chậu lan vài chục triệu đồng, kẻ phong phanh, lầm lụi với vài chục ngàn những cuốc xe ôm ngày cuối.

Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?

BBC

19-1-2020

Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội. Ảnh: Getty Images

Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Hoàng Sa ơi!

Nguyen Khan

19-1-2020

Thương Dã Tràng mang oan hồn tử sĩ
Bốn mươi sáu năm se cát âm thầm
Hoàng Sa ơi xin tha thứ lỗi lầm
Vì chúng tôi sức mòn không giữ được

Nhớ Hoàng Sa… Đâu tình anh em một mẹ?

Vũ Kim Hạnh

19-1-2020

Hôm nay, 19/1, là ngày kỷ niệm Hải chiến Hoàng Sa. 74 chiến sĩ Việt Nam đã hi sinh. Trên FB đã thấy xuất hiện lại lời hẹn cũ “Năm sau về Hoàng Sa!”. Chưa trở lại được Hoàng Sa, nên không thể quên câu “Họ có giải phóng Hoàng Sa giúp ta thì sau này cũng trả lại cho ta thôi!”.

Biển Đông vẫn là dấu hỏi trước thềm năm mới

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Blog VOA

Trân Văn

17-1-2020

Vừa có thêm hàng loạt diễn biến liên quan đến tình hình biển Đông nhưng đối chiếu các diễn biến này với nhau, rõ ràng rất khó xác định tình hình biển Đông sẽ như thế nào…

Nhân ngày 17 tháng giêng, nói về trách nhiệm làm mất Hoàng Sa

Trương Nhân Tuấn

17-1-2020

Ngày 17 đến 19 tháng giêng năm 1974 TQ đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN.

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh TQ tiến sát bờ biển miền Trung, cách Nha Trang 75 hải lý!

BTV Tiếng Dân

14-1-2020

Như chúng tôi đã đưa tin, ngay đầu năm 2020, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch mới xâm phạm lãnh hải Việt Nam, chỉ sau 2 tháng rưỡi tạm ngưng chiến dịch “khảo sát” kéo dài 4 tháng của tàu Hải Dương Địa Chất 8.

Tàu hải cảnh vào phía nam Tư Chính, nhận diện ý đồ của Trung Quốc

Đặng Sơn Duân

10-1-2020

Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên lượn lờ qua lại ranh giới thềm lục địa giữ Việt Nam và Indonesia trong 3 ngày qua. Ảnh: internet

Những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020, vùng biển phía nam Biển Đông dậy sóng với những phản ứng quyết liệt của Indonesia trước việc nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu cá đi vào vùng biển đông bắc quần đảo Natuna của Indonesia.

Không chỉ triệu tập đại sứ Trung Quốc, Jakarta còn triển khai 8 tàu chiến và 4 chiến đấu cơ đến khu vực. Tổng thống Joko Widodo còn thân chinh đến Natuna để tỏ thái độ.

Đến ngày 8.1, nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc bắt đầu hướng lên phía bắc, cách bãi Tư Chính của Việt Nam khoảng 30 – 50 hải lý về phía nam, theo dữ liệu tàu biển của trang Marine Traffic.

Tuy không có tín hiệu thể hiện trên trang này, nhưng nhiều khả năng tàu cá Trung Quốc cũng hiện diện cùng nhóm tàu hải cảnh, mà tính đến ngày 10.1 bao gồm ít nhất 3 chiếc Zhongguohaijing, Zhongguohaijing 5403 và Haijing 35111.

Trong ba ngày qua, nhóm tàu hải cảnh (và có thể cả tàu cá Trung Quốc) lượn lờ ở một khu vực khá nhạy cảm. Đó là khu vực tiếp giáp giữa thềm lục địa Việt Nam và Indonesia theo Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa 2007.

Đây là khu vực biển được xem là chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia và thường xuyên diễn ra các vụ Indonesia bắt giữ tàu cá Việt Nam cũng như đối đầu giữa tàu chấp pháp và tàu chiến hai nước, xuất phát từ các vụ bắt giữ này.

Việc Trung Quốc đưa tàu hải cảnh và tàu cá vào khu vực này gợi ý Bắc Kinh muốn tranh chấp trong khu vực tranh chấp chỉ riêng giữa Việt Nam và Indonesia.

Ý đồ của họ có thể bao gồm:

1. Thừa nước đục thả câu, mưu đồ biến Trung Quốc thành một bên tranh chấp ở khu vực biển này.

2. Thực thi chiến lược tằm ăn dâu và cải bắp mở rộng khu vực xâm lấn. Tàu cá đi trước, tàu hải cảnh, tàu chiến theo sau.

3. Khuấy nước đục, khoét sâu mâu thuẫn giữa Indonesia và Việt Nam ở khu vực biển chồng lấn giữa lúc hai quốc gia Đông Nam Á này đang là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nếu quả đúng ý đồ của Trung Quốc như thế thì Việt Nam và Indonesia lúc này cần phải sát cánh, tạm gác tranh chấp giữa hai bên, nhấn mạnh rõ đây là khu vực chồng lấn riêng của Việt Nam và Indonesia và không liên can gì đến Trung Quốc, sự xuất hiện của tàu cá Trung Quốc và tàu hải cảnh Trung Quốc trong khu vực này là phi pháp và nhóm tàu Trung Quốc phải rút lui.

Tận dụng cương vị ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của cả hai để lên án Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế.

Có vẻ như hai nước đã nhận diện ý đồ chia rẽ của Trung Quốc và cam kết phối hợp với nhau, thể hiện qua việc Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi vừa điện đàm với người đồng cấp Việt Nam ngày 9.1.

Ngoài ra, trong lúc chờ đợi một giải pháp phân định biển triệt để, hai quốc gia có tiếng nói trong ASEAN cũng có thể đề ra các kế hoạch phối hợp tuần tra chung ở khu vực biển này, một mặt giảm thiểu các sự cố phát sinh giữa hai nước, mặt khác xử lý tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp.

Đó cũng có thể là tiền đề cho việc tiến tới thành lập một liên minh tuần duyên của ASEAN sau này.

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam

BTV Tiếng Dân

9-1-2020

Vụ xâm phạm của tàu Hải Dương Địa Chất 8, thăm dò trong vùng biển Việt Nam suốt gần 4 tháng ở khu vực bãi Tư Chính, đã chấm dứt hai tháng rưỡi qua, nhưng dường như Trung Quốc đang quay trở lại, thực hiện chiến dịch quấy phá tiếp.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 18)

Hồ Bạch Thảo

9-1-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6 —  phần 7 —  phần 8 —  phần 9 —  phần 10 —  phần 11phần 12 — phần 13phần 14phần 15 —  phần 16phần 17

18. Vua Lý Nhân Tông [1072-1127]: Đối phó Tống âm mưu xâm lăng

Cuộc đối thoại giữa hai linh hồn ở Đường Lâm

TS Đinh Hoàng Thắng

8-1-2020

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Thám hoa Giang Văn Minh, hai Sứ thần Đại Việt ở Trung Quốc – tuy cách nhau hơn 400 năm nhưng là hai tâm hồn đồng điệu – đã luận bàn về tinh thần kẻ sĩ, nạn nhũng lạm và một số vấn đề thời sự khác của nước Việt hiện nay tại buổi hội ngộ đầu tiên vào đêm mồng 5 rạng mồng 6 tháng Giêng 2020 tại xứ Gò Đõng, Đường Lâm, thành trấn Sơn Tây, cách Hà Nội 44 km nhằm hướng Tây Bắc.

Đôi điều đầu năm mới, 2020

Kông Kông

31-12-2019

Dịp cuối năm, lãnh đạo chóp bu đảng liên tục có nhiều phát biểu. Xin ghi lại đôi điều.

10 nan đề của năm 2019

Tuấn Khanh

29012-2019

Năm 2019 đã qua, như thường lệ, những gì gây ấn tượng nhất cho người Việt sẽ được nhắc lại. Đặc biệt là nhắc lại khi đó là vấn đề không chỉ hôm nay mà của cả ngày mai. Dưới đây là 10 sự kiện hay vấn đề tạo nên dư luận, và cũng tạo nên một thái độ của người Việt về đất nước, con người và cả chế độ cầm quyền, được tạm liệt kê. Thứ tự các sự kiện không có tính bình chọn cao thấp, chỉ là tuần tự gợi nhớ.

Một ngôi sao vừa tắt – Tưởng niệm lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Tương Lai

27-12-2019

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bên bàn viết. Ảnh: Tác giả gửi tới

“Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh…” Nguyễn Đình Thi

Một ngôi sao băng vừa vụt qua trên bầu trời ảm đạm. Trong tôi bỗng loé sáng huyền thoại về ngôi sao chiếu mệnh của mỗi con người khi hay tin Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa đi vào cõi vĩnh hằng lúc 4h43 sáng 26.12.2019.

Thế là ước nguyện Cụ kéo dài sự sống thêm vài ngày nữa để đạt được tuổi thọ 105 không thành hiện thực! Nhưng như thế cũng đã quá đủ cho một đời người, một sinh mệnh, một sự nghiệp rồi.

Những vấn đề đáng “quan tâm” trong năm 2019

Trương Nhân Tuấn

27-12-2019

Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”

Chống Trung Quốc không hề là một “chứng minh thư” về lòng yêu nước. Cũng như việc chống Nho giáo không hề là động lực nhằm thúc đẩy dân chủ. Lịch sử quan hệ giữa VN và TQ cho thấy không phải lúc nào VN cũng “lệ thuộc” vào TQ và cũng không phải lúc nào VN cũng “chống” TQ. Những khoản thời gian VN phát triển thường trùng hợp với các giai đoạn VN “độc lập” với TQ.

Báo Quân đội Nhân dân vạch trần sự lưu manh của Hồ Chí Minh

Trung Nguyễn

27-12-2019

Năm 2019 là năm kỉ niệm 75 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đảng cộng sản đã tiến hành nhiều hoạt động kỉ niệm ngày này. Ngoài những hoạt động khoe khí tài quân sự, các lãnh đạo cộng sản liên tục nhấn mạnh về “âm mưu” của các “thế lực thù địch” nhằm “phi chính trị hóa” quân đội.

Câu đối viếng lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Hà Sĩ Phu

26-12-2019

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một con người đặc biệt, đặc biệt ngay trong lớp người mà Nhân dân thường gọi là “Cộng sản nhưng mà tốt” không nhiều.

Câu chuyện cuối tuần: Có một ngày 20 tháng 12 kỳ lạ

Vũ Kim Hạnh

23-12-2019

Khách Trung Quốc đi di lịch giá “0 đồng’ ở cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh. Ảnh: internet

VÀO CUỘC. ĐI NGƯỢC THẾ GIỚI BẰNG… 5G ?

Để viết chuyện cuối tuần này, đối chiếu các nguồn tin, tôi giật mình, à, có một ngày, 20-12? Này nhé.

Sáng 20 tháng 12, hơn 2.000 người Trung Quốc đi trên 60 xe khách từ tỉnh Quảng Ninh đến thành phố Hải Phòng ăn tiệc, dự định tổ chức hội thảo. Đó là vụ thứ ba, cao trào của một loạt 3 cuộc đổ bộ của cái gọi là du khách, chỉ trong 10 ngày. Du lịch 0 đồng. Ba đoàn khách Trung Quốc rần rần vô VN với cách rất lạ.

Đây là Trung Quốc hay Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Chu

22-12-2019

2.100 người Trung Quốc tổ chức buổi chia sẻ, thuyết trình kinh nghiệm bán hàng, trao giải thưởng và biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Ảnh HH/Báo LĐ

1. Nhìn những bức ảnh này, xin hãy trả lời đây là ở Trung Quốc hay ở Việt Nam?

Chiều ngày 20/12/2019 dãy dài cả gần cây số 60 xe khách loại lớn 54 chỗ chở 2100 khách Trung Quốc đến biểu diễn sự kiện tại trung tâm tiệc cưới Hải Đăng quận Ngô Quyền TP Hải Phòng. Xung quanh và trong trung tâm tiệc cưới Hải Đăng chuyển động như trên đất Trung Quốc!

Cũng trong liên tiếp các ngày 20, 21/12/2019 hết đoàn 600 người rồi đến đoàn 700 người Trung Quốc cũng biểu diễn thời trang, tổ chức hoạt động sự kiện của Trung Quốc trên đất Hạ Long, Quảng Ninh.

75 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chu Mộng Long

21-12-2019

Chiều hôm qua, nhà trường tổ chức lễ tri ân các cựu quân nhân, sĩ quan dự bị, sĩ quan biệt phái nhân kỷ niệm 75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cuộc chiến “lưỡi bò”

Tạ Duy Anh

19-12-2019

(Đăng trong Viết & Đọc Mùa Đông 2019)

Trước khi bàn vào chuyện chính, tôi muốn chúng ta phải xác định với nhau một lần nữa và không bao giờ là lần cuối cùng rằng, Trung Quốc mới thực sự là mối bận tâm lớn nhất của người Việt, từ cổ sử cho đến muôn đời. Người Pháp, người Nhật và sau cùng là người Mỹ, chỉ là những yếu tố ngẫu nhiên làm gián đoạn mối bận tâm chính yếu đó, xét trên suốt hành trình hàng ngàn năm là không đáng kể cho dù nó cũng đã làm thay đổi số phận của dân tộc. Chính các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã giúp người Việt tạm thời quên đi những đau thương do Trung Quốc gây ra.

Đối tượng của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam (Phần 1)

US-Vietnam Research Center

Vũ Tường

16-12-2019

Ông Nguyễn Chí Vịnh công bố Sách trắng QPVN năm 2019. Ảnh: internet

Cuối năm 2019, Việt Nam bất ngờ công bố Sách trắng Quốc phòng, điều vốn được trông đợi từ lâu (1). Tài liệu này được chính phủ nước ngoài và giới quan sát chính sách quan tâm vì Sách trắng Quốc phòng lần trước được công bố đã quá lâu, tròn 10 năm trước, và lần này nó ra đời trong bối cảnh có nhiều căng thẳng trên biển Đông (2). Có chuyên gia ca ngợi tài liệu này đã khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam (3), nhưng cũng có chuyên gia bày tỏ sự ngạc nhiên, thậm chí thất vọng, vì Sách trắng Quốc phòng mới không có điều gì mới trong đó cả. (4)

The Economist: Một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam thách thức Trung Quốc

RFI

Trọng Nghĩa

14-12-2019

Một buổi chơi bóng của Câu lạc bộ No-U tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 09/07/2017. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP

Trong mục châu Á, tuần báo Anh The Economist số ra ngày 13/12/2019 đã có một bài viết lý thú về một câu lạc bộ bóng đá ở Việt Nam, mang một cái tên kỳ lạ bằng tiếng Anh: “No-U FC”. Đối với The Economist, đây là một “câu lạc bộ bóng đá Việt Nam đang thách thức Trung Quốc”.