Lịch sử thể chế chưa có vụ án tham nhũng nào mà xử đến một cựu UVBCT như ông Đinh La Thăng. Vì thế, đây là một phiên tòa thu hút rất nhiều quan tâm của nhân dân cả nước cũng như dư luận quốc tế.
Tuy nhiên, án của ông Đinh La Thăng đã được lập trình từ trước theo chỉ đạo. Đó là điều chắc chắn.
Ông Tập Cận Bình đã có khoảng thời gian dài 5 năm mạnh tay “đả hổ” chống tham nhũng, tuy nhiên năm nay (2017), Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã điều tra xử lý 37.800 vụ vi phạm 8 quy định của Trung ương, các khoản chi công cho du lịch, ăn uống của quan chức các cấp chỉ tăng mà không giảm. Nhiều phương diện cho thấy người dân đã mất lòng tin đối với chống tham nhũng. Có bình luận cho rằng, vấn đề quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham ô hủ bại là vấn đề thể chế chuyên chế.
Vẫn như mọi khi, EVN ra thông báo việc EVN cố tình hạch toán sai để trốn 1.935 tỷ tiền thuế (theo kết luận thanh tra và quyết định truy thu của Bộ Tài Chính) là nhằm “nỗ lực giảm chi phí”.
Ngay sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (đầu tháng 10/2017), người dân và công luận toàn quốc mới giật mình nhận thấy tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo chóp bu thành phố Đà Nẵng là rất nghiêm trọng và đang bước vào đỉnh điểm. Lúc này, lại phát lộ thêm thông tin: Một doanh nhân có tên Phan Văn Anh Vũ, sinh năm 1975 (biệt danh “Vũ nhôm”), chủ của nhiều Công ty BĐS và Xây dựng, là “sân sau” của Thành ủy Đà Nẵng từ một thập kỷ rưỡi qua (từ thời ông Nguyễn Bá Thanh), đã khuynh đảo không chỉ thị trường địa ốc mà còn thao túng cả hệ thống chính trị của thành phố đáng sống này.
Cuối 2017, đầu 2018, công cuộc chống tham nhũng lại nổi lên, sôi nổi, ly kỳ. Đinh La thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ… kẻ sa lưới, người bỏ trốn, đầy kịch tính.
Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, Tổng chỉ huy chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng lại lên gân, vung tay bảo kiếm, đề ra hành động « cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết », với phương châm « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật ».
Vừa qua, đông đảo nhân dân và dư luận xã hội ở Quảng Bình đặc biệt quan tâm đến những loạt bài phản ánh, phóng sự – Điều tra… được đăng tải trên báo giấy Người Cao tuổi, báo điện tử Ngày Mới Kinh tế Nông thôn; Tiếng Dân v.v… lên tiếng xung quanh các vụ công dân bị xâm hại nghiêm trọng quyền con người và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của họ nói chung, gia đình người có công cách mạng nói riêng.
Ông Ba Hu đặng kè kè theo bên mình cái cặp táp. Thấy từ xa, mọi người đã chộn rộn đoán già đoán non. Nhiều người chắc như đinh đóng cột, bữa nay ổng có cuộc họp gì đó. Người nói họp hành khỉ mốc gì, chẳng qua ở trong cái cặp chỉ đựng mỗi cái sổ bảo hiểm y tế, ông Ba đi khám bịnh định kỳ. Người nói lâu lâu thấy ổng như vậy, áo quần bảnh bao, cặp táp cặp tiết để nhớ lại một thuở hét ra lửa, nhiều quan bi giờ khánh tướng, tinh tướng làm ổng mũi lòng…
Lạ là anh Bảy Thọt chẳng nói chẳng rằng. Nhưng, “quên đi nhé mấy cưng”, chẳng qua ảnh đợi đúng “Thiên thời Địa lợi” mà thôi. Ông Ba vừa đưa ly cà phê lên tợp một ngụm, chưa kịp nuốt thì anh Bảy “lảnh lót”:
Khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được nhắc đi nhắc lại nhiều trong lời nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong các văn kiện của Đảng, nhưng cũng là các khái niệm bị giới trí thức mang ra giễu cợt nhiều nhất. Tôi cũng từng nghi ngờ nhưng đến sự kiện Vũ Nhôm thì bừng tỉnh và thấy cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề.
Người ta giễu cợt có lý vì “tự diễn biến” hay “tự chuyển hóa” là tất yếu của lịch sử trong quy luật vận động và phát triển của xã hội. Nhưng người ta cũng quên rằng, có những diễn biến, chuyển hóa tiêu cực đẩy cả dân tộc xuống vực thẳm.
Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” hay còn gọi là công cuộc đốt lò của ngài Tổng Trọng vào những ngày cuối năm, ngó bộ càng lúc càng có vẻ hấp dẫn, ly kỳ, căng thẳng, hồi hộp như mấy phim trinh thám, gián điệp James Bond 007, hay truyện Z 28, X 30 phá đám… qua vụ biến mất của đại ca Vũ ‘nhôm’, khúc củi to đùng, chỉ kém khúc củi tươi họ Đinh chừng vài sợi tóc bạc của ngài Tổng Trọng.
Chuyện tàng hình của đại ca Vũ “nhôm”, trùm mafia Đà Nẵng trước thiên la, địa võng của công an VN – tổ chức trị an được đánh giá là tài giỏi nhất nhì thế giới – khiến mọi người dân VN lấy làm thích thú, hào hứng, đoán già, đoán non, bàn luận tá lả.
Theo dõi những vụ bắt bớ, khởi tố các quan chức, đại gia «Đỏ» trong thời gian qua, dù vô tâm, bàng quan trước thời cuộc, trước những vấn đề nổi cộm về chính trị-xã hội của đất nước đến đâu, có lẽ đa số người dân cũng phải nhận ra những sự thật hiển nhiên và cay đắng chỉ có trong một xã hội độc tài như VN.
Thứ nhất, chỉ có trong một xã hội mà luật pháp không hề được tôn trọng, mà đảng đứng cao hơn luật pháp (và trên cả Hiến pháp) thì mới có chuyện các quan chức, đại gia lộng hành dễ dàng như vậy trong suốt bao nhiêu năm trước khi bị «sờ gáy». Trong khắp các lĩnh vực, ngành nghề, từ ngân hàng cho tới dầu khí, công thương, giao thông…từ trung ương tới địa phương, những tệ nạn như tham ô, hối lộ và nhận hối lộ, móc nối, lợi dụng tài sản chung để trục lợi cá nhân, những tội danh như «cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng» thực chất là cố tình làm sai, cố tình vi phạm pháp luật, làm thất thoát tiền bạc, tài sản của dân của nước… diễn ra đầy dẫy.
Dư luận những ngày này đang sôi lên vì Vũ Nhôm đã trốn thoát. Nhiều người đang đặt vấn đề trách nhiệm của Bộ Công an, đặc biệt là Công an Thành phố Đà Nẵng, nơi mà Vũ Nhôm đăng ký thường trú.
Đại tá Lê Công Thạnh – nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) thẳng thắn đặt câu hỏi: “Sáng nay tôi đọc báo thấy đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ. Tôi băn khoăn như vậy thì Phan Văn Anh Vũ đi lúc nào? Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ “nhôm” như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất? Có vấn đề gì ở đây không?”
Dư luận rất ngạc nhiên khi báo chí loan tin có lệnh truy nã đại gia địa ốc khét tiếng “mafia” Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “Nhôm,” vì công an đến khám xét nhà ở Đà Nẵng nhưng ông này đã bỏ trốn.
Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc hành vi “làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 của Luật Hình Sự CSVN mà nếu bị bắt và bị kết án có thể bị đến 15 năm tù. Tuy nhiên, ông ta chỉ là một doanh nhân sao có thể “làm lộ bí mật nhà nước?” Và có thế lực nào đằng sau chống lưng để ông ta tung hoành?
Đến bây giờ thì mới huỵch toẹt ra việc chính quyền Đà Nẵng đã có nhiều sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và bán 31 căn nhà thuộc sở hữu nhà nước. Hầu hết các dự án và các căn nhà đó đều vào tay Vũ Nhôm.
Riêng với 31 căn nhà đều bán với giá rẻ bèo vì cố tình không thông qua đấu giá.
Mới đây nhất là căn nhà “kim cương” 16 Bạch Đằng với diện tích gần 1.800 m2 vào năm 2014 định bán đấu giá với mức khởi điểm 83,3 tỉ đồng, nhưng sau đó Đà Nẵng lại đột ngột thay đổi chủ trương, cho công ty của Vũ Nhôm thuê 50 năm với giá 45 tỉ đồng. Chỉ so với mức giá khởi điểm, thành phố đã tự làm thiệt hại gần 40 tỷ đồng, còn so với giá thị trường đất đường Bạch Đằng vào nắm 2015 (khoảng 100 triệu đ/ m2 x 1.800 m2 = 180 tỉ đồng) thì thiệt hại còn lớn hơn gấp bội lần.
Tham nhũng không phải bây giờ mới xuất hiện mà có từ thời thượng cổ. Khi con người lập ra bộ máy cai trị thì tham nhũng nảy sinh. Đơn giản là con người vốn tham, lúc có quyền hành trong tay thì lòng tham ấy được trợ lực, trỗi dậy, biến thành tham nhũng.
Vậy thì tham nhũng là gì? Là lợi dụng chức vụ quyền hạn để vơ vét, thâu tóm tiền bạc, của cải, tài sản không phải của mình về cho mình. Nói cách khác, tham nhũng là cuộc cướp đoạt vật chất bằng quyền bính.
“Sáng nay tôi đọc báo thấy đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ. Tôi băn khoăn như vậy thì Phan Văn Anh Vũ đi lúc nào? Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ “nhôm” như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất? Có vấn đề gì ở đây không?” – Đại tá Lê Công Thạnh – nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) – đặt hàng loạt câu hỏi.
LTS: Sau một ngày bị công an Đà Nẵng khám nhà, nhưng chưa có lệnh bắt giam, thì ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, một ông trùm bất động sản Đà Nẵng, có thể làm khuynh đảo nhiều quan chức, đã “cao chạy xa bay”.
Vì sao khi có lệnh khám nhà, nhưng Vũ “nhôm” không bị bắt? Liệu có sự thông đồng của ai đó trong lực lượng Công an Đà Nẵng để cho ông ta trốn chạy để rồi bây giờ cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an phát lệnh truy nã? Công an Đà Nẵng có vô can trong việc để ông ta biến mất?
Đà Nẵng: Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phát lệnh truy nã Vũ “nhôm”
22-12-2017
Tối 22/12, nguồn tin của Infonet cho hay, vào buổi sáng cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an Đà Nẵng đã tiến hành công bố Quyết định khởi tố bị can số 47/ANĐT-P5 ngày 20/12 đối với Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”, sinh ngày 2/11/1975 tại Đà Nẵng; Chủ tịch HĐQT Công ty CO xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CO Nova Bắc Nam 79 – nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong).
Tôi và anh không hề quen biết nhau, chưa bao giờ chạm mặt nhau. Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có “cái kết” của ngày hôm nay, tôi đã không tránh khỏi những… ngần ngừ. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi ngày ấy ái ngại: “Nga một mình chống lại mafia rồi. Nó có thế lực chống lưng mạnh lắm. Gan Nga bằng gì vậy? Nó là ông trùm khét tiếng đấy. Không ai dám động đến nó. Không ai dám làm gì nó cả. Người ta sợ nó lắm“. Ai cũng lo cho tôi và khuyên nhủ tôi: đừng nữa, dừng đi.
Hồi mới vào đại học thấy mấy anh lớn tuổi trầm trồ: Ông Đinh Đức Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy tước bắng kĩ sư của một người đấy… Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao… Tất nhiên đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người độc đoán. Cụ Đinh Đức Thiện ơi, kẻ hậu sinh này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt, thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết.
Vụ án Đinh La Thăng kết thúc điều tra chỉ sau 12 ngày là nhanh chưa từng có trong lịch sử tố tụng của VN. Điều đó không khỏi không làm cho dư luận đặt ra câu hỏi vì sao lại quá nhanh như vậy.
Đinh La Thăng bị truy tố với hai tội danh, cố ý làm trái và chiếm đoạt tài sản liên quan đến số tiền 800 tỷ đồng đầu tư vào Ocean Bank và bị mất trắng.
Nhưng đó cũng chỉ là khoản mất mát nhỏ so với một khoản mất mát khổng lồ khác mà Thăng phải trực tiếp chịu trách nhiệm. Đó là khoản mất trắng trên 500 triệu USD tương tương 11.000 tỷ đồng đầu tư khai thác dầu ở Venezuela.
Lẽ ra khi bắt Thăng vì vụ mất mát ở Ocean bank thì nhân đó điều tra mở rộng về những thiệt hại khác của PVN trong thời gian Thăng làm chủ tịch HĐQT, trong đó đặc biệt là vụ Venezuela thiệt hại quá sức nghiêm trọng.
Tiết trời Hà Nội đang ở vào giai đoạn lạnh nhất kể từ đầu mùa, nhưng bầu không khí chính trị tại thủ đô Việt Nam xem ra lại đang “nóng” hơn bao giờ hết.
Những diễn biến bất ngờ nối tiếp bất ngờ tiên tục diễn ra trên sân khấu chính trị Ba Đình khiến thiên hạ “hoa mắt hoa mũi”, chẳng biết đường nào mà lần.
Cho dù anh có bắt chước Tập tiên sinh mà đả hổ diệt ruồi đi nữa, cho dù anh có chậm như rùa (mười năm mới nhốt được Đinh La Thăng), cho dù anh có diệt ruồi xong sẽ có ruồi khác nổi lên và ăn bạo hơn nữa (thực ra bọn ruồi trâu của 3X nó ăn gần hết rồi, còn cái mả mẹ gì để ăn nữa!)… cho dù anh có trở thành “người thực hiện thắng lợi hội nghị Thành Đô” đi nữa thì tôi vẫn ủng hộ anh vì những lý do sau đây:
Chính thức bắt và khám nhà ông Phan Văn Anh Vũ, thường gọi là Vũ “nhôm”. Sở dĩ gọi là Vũ “nhôm” vì anh này trước đây mở xưởng làm nhôm kính. Vũ “nhôm” có mối quan hệ mật thiết với nhiều mũ cao áo dài. Thế lực lớn đến nỗi, một nhà báo bị công an Đà Nẵng cấm xuất cảnh vì dám mó đến công ty anh Vũ.
Nhân chuyện khởi tố ông Phan Đình Đức, thành viên Hội đồng thành viên PVN, con ông Phan Đình Dinh, hay còn gọi Đinh Đức Thiện: thượng tướng quân đội, nguyên Ủy viên BCH Trung ương ĐCS Việt Nam. Ông Phan Đình Dinh là em ruột của ông Lê Đức Thọ (Phan Đình Khải) và là anh của Đại Tướng Mai Chí Thọ (Phan Đình Đống), nhớ lại chuyện toàn gia tham gia làm cách mạng, kể nghe chơi.
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an hôm 20/12 thông báo khởi tố ông Phùng Đình Thực, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Cùng ngày, cơ quan này cũng ra kết luận điều tra đối với ông Đinh La Thăng, người bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị hồi 5/2017 và từng là Chủ tịch PVN thời kỳ 2006-2011, theo đó đề nghị truy tố ông và “các đồng phạm” với cùng tội danh trên.
Thành phố Đà Nẵng không phải chỉ có một Công ty CP Xây dựng 79 mà còn nhiều doanh nghiệp nữa, chẳng hạn như: Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn-Đà nẵng, Công ty 579, Công ty Nam Việt Á, Công ty Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp… Mối quan hệ giữa lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành của thành phố với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp đều ấm áp trong mái nhà chung của thành phố thân yêu.
Câu chuyện mà người cha là cựu Bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam làm đơn xin Trung ương xem xét lại quyết định kỷ luật về mặt đảng đối với con trai mình, nó đã bộc lộ rõ nét nhất những tính cách đặc trưng của xã hội ta đó là gì?
Là chuyện cha mẹ luôn bảo bọc và che chở cho con đến hết đời mà không để cho chúng trưởng thành và tự chịu trách nhiệm với việc mình làm. Tại sao con làm mà cha lại đưa đơn xin xem xét và cố gắng bảo bọc con mình bằng cách van nài thống thiết như vậy?
Những đề nghị, quyết định kỷ luật, thậm chí tống giam để điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự một cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN như ông Đinh La Thăng cho thấy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng CSVN) vẫn tiếp tục xem hàng trăm triệu người Việt như một lũ đần!
***
Tuần rồi, Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ Đảng CSVN công bố rộng rãi hàng loạt đề nghị kỷ luật đảng viên cao cấp, chẳng hạn ông Lê Phước Thanh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), ông Đinh Văn Thu (Chủ tịch kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), ông Nguyễn Khánh Toàn (Phó Chủ tịch kiêm Tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Nam)…
LTS: Thêm một “khúc củi” to bị cho vào lò, đó là ông Phan Đình Đức, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã bị khởi tố hôm 18/12/2017, tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Đức hiện chưa bị bắt giam, vẫn ở nhà và làm việc với cơ quan điều tra.
Ông Phan Đình Đức là con trai ông Phan Đình Dinh. Bố ông Đức là thượng tướng Đinh Đức Thiện (tên thật Phan Đình Dinh), là em ruột ông Lê Đức Thọ (tên thật Phan Đình Khải). Ông Dinh là anh của Đại Tướng Mai Chí Thọ (tên thật Phan Đình Đống). Cả ba anh em ông đều là công thần của chế độ.
Thêm một lãnh đạo ‘thân thế’ của Tập đoàn dầu khí bị khởi tố
Khánh An
19-12-2017
Việt Nam vừa khởi tố thêm một lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.