Nộp tiền khắc phục hậu quả là gì?

Dương Quốc Chính

19-7-2023

Vụ chuyến bay giải cứu nhiều báo nêu khái niệm các bị cáo NỘP TIỀN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ, có báo gọi là nộp tiền. Nhưng nộp tiền này để làm gì? Khắc phục hậu quả cho ai? Ai sẽ được hưởng số tiền này?

Có quyền lực là có tất cả

Trần Trung Đạo

18-7-2023

Mới đây, ngày 19/6/2023, tại “Hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, TBT Nguyễn Phú Trọng biện hộ rằng, tham nhũng phát xuất từ các hiện tượng suy thoái tư tưởng chính trị, do đó cần phải “làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, lợi ích nhóm”. (Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Công An, 19/06/2023).

Toàn bộ cơ cấu nhà nước đã hủ bại, thối tha

Trương Nhân Tuấn

18-7-2023

Xử vụ “các chuyến bay giải cứu”, hay vụ Việt Á, trên các tội danh “đưa và nhận hối lộ” hay “chạy án” sẽ không “đúng người đúng tội”, nếu sau đó mọi vấn đề sẽ chấm dứt. Vụ này tôi có nói sơ lược hôm kia (về chuyện lũng đoạn nhà nước).

Họ là ai, họ có đại diện cho đạo đức cán bộ của bộ máy không?

Đoàn Bảo Châu

18-7-2023

Theo các bạn, các bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” có đại diện cho đạo đức cán bộ của bộ máy không?

Nắm dao đằng cán

Tuấn Khanh

18-7-2023

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola – Vũ Ngọc Minh. Ảnh: Petro times

Chuyện là ông Vũ Ngọc Minh, đại sứ VN tại Angola, khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ đưa người Việt đi làm việc tại quốc gia ở Châu Phi này về nước vào giai đoạn cuối đại dịch 2022, đã nhanh chóng đưa ra 3 yêu cầu: nộp cho ông danh sách người về, và chỉ có ai được ông duyệt mới được lên máy bay. Điều thứ 3 thì nói sau.

Từ vụ chuyến bay giải cứu, giải pháp nào cho vấn nạn tham nhũng tràn lan ở Việt Nam?

Nguyễn Anh Tuấn

18-7-2023

Xin chào các bạn, hôm nay nhân chuyện “chuyến bay giải cứu” mình muốn bàn tới một vấn đề rộng lớn hơn, đó là giải pháp nào dành cho vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam. Đã có nhiều người nêu ra những giải pháp theo hướng kiểm soát quyền lực như là cần phải có Tam quyền phân lập, phải có báo chí tự do, phải có hội đoàn nhân sự độc lập, để kiềm chế, đối trọng kiểm soát quyền lực nhà nước.

Mình cho rằng tất cả những giải pháp đó đều không sai, tuy nhiên nó chưa chạm được vấn đề cốt lõi của tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.

Và ban đầu thì họ làm như vậy, nhưng mà chỉ là để tìm kiếm sự công bằng về đồng lương của họ trả, nó không đủ nhưng mà cứ lâu dần thì họ coi đấy là một việc bình thường, một cái điều bất thường nhưng mà bây giờ nó trở thành bình thường, bởi vì nó được biện minh bằng đạo đức và do đó cái tình trạng tham nhũng nó trở nên tràn lan, nó có tính hệ thống không ai có thể giải quyết được nó. Họ chỉ giải quyết được phần ngọn mà thôi, còn cuối cùng thì mỗi người ở trong hệ thống chính trị vẫn phải tìm cách để đòi lại công bằng cho mình, khi mà đồng lương ban đầu họ nhận từ chính quyền quá thấp.

Thế thì chỉ có một cách đó là cải tổ chính trị toàn diện để lực lượng cầm quyền trong tương lai không còn phải xây dựng cái tính chính danh bằng cách như vậy nữa, mà họ có một sự tự tin, họ có một sự chính danh, dân chủ, và từ đó họ có thể xây dựng một cái bộ máy tinh gọn nhất, hoạt động cách hiệu quả và chỉ khi đó thì họ mới có thể tiết kiệm được ngân sách, tiết kiệm được quỹ lương trong chi thường xuyên để trả một cái mức lương tương xứng cho cán bộ công chức, cho ngay cả những người nguyên thủ quốc gia. Những người nguyên thủ quốc gia Việt Nam không thể nào sống được với 20 triệu đồng một tháng, điều đó là điều đương nhiên, những người cán bộ cấp dưới người ta nhìn lên người ta thấy rằng là từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội ở Việt Nam nhận rất là nhiều bổng lộc và không ai tin một điều rằng là tất cả những người đó sống được bằng lương của mình hết cả.

Thế thì làm sao mà để củng cố được tính chính đáng về mặt đạo đức cho cho công cuộc đốt lò không thể nào giải quyết được chuyện này. Thế thì chỉ còn một giải pháp như vậy là phải cải tổ chính trị một cách toàn diện, đến cuối cùng giải pháp này nó không có gây hại cho ai hết cả, mà nó được một điều rất lớn, đó là mỗi người cán bộ công chức người ta giữ được phẩm giá của người ta mình. Tin tưởng rằng nếu như mà đa số họ hưởng được một cái mức lương tương xứng với công sức họ bỏ ra, có nhiều người cán bộ công chức, nhất là ở cấp địa phương họ phải làm việc rất là vất vả. Nếu mà các bạn đến những Ủy ban nhân dân xã, Phường các bạn sẽ thấy cái số lượng hồ sơ, số lượng công việc của họ phải giải quyết nó cũng rất là lớn chứ cũng không phải đơn giản. Nhưng mà họ chỉ nhận được một đồng lương cực kỳ thấp.

Cái điều đó đó lâu dần nó sẽ bào mòn phẩm giá của họ, cái điều đó là một điều hoàn toàn là tệ hại và cần phải được cải thiện. Mỗi người cán bộ công chức, mỗi y bác sĩ, mỗi người giáo viên… với những sự đóng góp của họ cho xã hội, xứng đáng được hưởng những tiền lương tương xứng hơn, hợp lý hơn và để họ có thể sống một cách sung túc, lo cho bản thân, lo cho gia đình của họ, mà vẫn giữ nguyên vẹn được phẩm giá của mình, đó là cái điều mà mình nghĩ là hết sức cần thiết. Không phải chỉ là để chống lại vấn nạn tham nhũng đang hoành hành, mà còn để giữ cho xã hội theo những cái hướng tốt đẹp.

Bởi vì chỉ khi mà phẩm giá của con người được những gì, xã hội mới có thể hướng tới được những cái điều tốt đẹp.

Tự sám

Chu Mộng Long

18-7-2023

Đã gần 30 ngày tôi bế môn để tự sám. Không chỉ tự sám chuyện vô tình gây tổn thương cho em bé có bài văn đạt kỉ lục 21 trang mà tự sám nhiều chuyện trong đời.

Học để làm gì?

Hiệu Minh

17-7-2023

Đây là câu hỏi có giá billion (ngàn tỷ) đô la vì sinh viên Mỹ đang nợ ngần ấy. Nếu học xong không biết làm gì, một ngàn tỷ kia thật pha phí.

Vụ bay giải cứu là kết quả tất yếu của lỗi hệ thống

Thức Phạm

17-7-2023

Vụ bay giải cứu là kết quả tất yếu của lỗi hệ thống: Độc quyền quyền lực sinh ra cấm hoặc cho phép một cách tùy tiện, điều đó sinh ra xin-cho, xin-cho sinh ra sách nhiễu, gây khó dễ, cái đó dẫn đến đút lót-nhận hối lộ, cái kim trong bọc lòi ra dẫn đến bắt bớ, chạy án, chạy án lại bị bắt tiếp, các tiếng nói cảnh báo, chỉ trích, phản biện còn bị bắt sớm hơn, nên độc quyền quyền lực vẫn cứ tồn tại, thậm chí còn hung hăng, trắng trợn hơn… vòng luẩn quẩn cứ thế lặp đi lặp lại.

Không có “thế lực thù địch” nào “đánh” Đảng Cộng sản hiệu quả cho bằng chính Đảng Cộng sản

Song Chi

17-7-2023

Bao nhiêu “công phu” tuyên truyền, “đánh bóng” cho chế độ, tự “tụng ca” nào “ngạo nghễ quá, tự hào quá Việt Nam ơi” cho tới “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”… đã hoàn toàn trôi sạch qua hai vụ đại án “Test-kit Việt Á” và vụ chuyến bay gọi là “giải cứu” này.

Nhân quả

Nguyễn Thuỳ Dương

17-7-2023

Bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng thuộc Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an) từng là điều tra viên thụ lý chính của vụ án chuyến bay giải cứu, là một điểm nhấn thú vị trong những phiên toà gần đây.

Không phải là “chuyến bay giải cứu” và cũng không phải là vụ án “đưa và nhận hối lộ”

Trương Nhân Tuấn

17-7-2023

Trước đây có người viết bài nói là hai vụ “Việt Á” và “các chuyến bay giải cứu” là chuyện cán bộ đảng viên “lũng đoạn quốc gia”. Những cán bộ đảng viên có chức quyền, lợi dụng chức quyền để “lũng đoạn quốc gia”.

“Chuyến bay giải cứu” thực ra đã bị sai ngay từ gốc

Nguyên Tống

16-7-2023

Cái gọi là “chuyến bay giải cứu” thực ra đã bị sai ngay từ gốc, như bao việc theo kiểu nửa dơi nửa chuột, nhập nhèm, mập mờ khái niệm, đầu Ngô mình Sở đã xảy ra trên đất nước này, ở cơ chế này. Nên nó mới ra cơ sự ngày hôm nay.

Họ chỉ là những con dê tế thần

Nhã Duy

17-7-2023

Tôi tình cờ gặp M., một công dân Mỹ gốc Việt, là một trong những người đã trả tiền cho những “chuyến bay giải cứu” đang là một “đại án” bên Việt Nam hiện nay. Ông đã qua Mỹ trở lại để làm sổ thông hành Mỹ vừa hết hạn.

Những lời tuyên truyền Nhà nước của dân, do dân, vì dân… đều giả dối, rỗng tuếch!

Thức Phạm

16-7-2023

Việt Nam mở các cái gọi là “chuyến bay giải cứu” với sự tù mù thông tin về đầu mối tổ chức, giá cả…, tất nhiên phải như thế mới có thể tạo sự khan hiếm để ban ơn và róc thịt, hút máu đồng bào trong cơn nguy khó.

Hãy trả lại tiền cho nhân dân thống khổ!

Nguyễn Tiến Tường

16-7-2023

Trong vụ chuyến bay giải cứu, 21 bị can bị cáo từ trung ương, bộ ngành, địa phương bị truy tố với tổng số tiền nhận hối lộ lên đến 180 tỷ đồng. Chưa kể gần 60 tỷ đồng lãnh đạo cty Bluesky dùng chạy án.

Nghĩ vụn từ phiên tòa giải cứu!

Lê Huyền Ái Mỹ

15-7-2023

Xem, nghe đám quan lại ngạo nghễ giải cứu bữa giờ, tự hỏi, không biết “những điều trông thấy” kia có khiến cho văn nhân, thi nhân nước nhà một chút “đau đớn lòng” nào không mà cảm tác, lên tiếng.

Kịch hay còn chưa được diễn

Dương Quốc Chính

15-7-2023

Những phiên tòa xử công an luôn đầy kịch tính, thậm chí chính là một vở kịch to. Bởi vì anh em, đồng chí, ngày thường đầu gối tay ấp, chén chú chén anh, cùng nhau ăn nhậu chơi bời các cái, nay lại rơi vào hai chiến tuyến.

Vụ “giải cứu” – Đâu rồi tiếng nói phản biện?

Hiệu Minh

15-7-2023

Vụ án “chuyến bay giải cứu” và tới đây là “kit test” chỉ là sự tiếp nối của những vụ án khủng trước đó, vụ sau khủng hơn vụ trước. Riêng “chuyến bay giải cứu” liên quan tới “hệ thống chính trị vào cuộc” đủ các bộ, ngành, từ thấp đến cao.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nên từ chức

Lưu Trọng Văn

15-7-2023

Sau khi thường xuyên phải làm việc với cơ quan điều tra; rồi tự tìm hiểu các quy định về pháp luật liên quan đến tội nhận hối lộ, Phạm Trung Kiên thấy khung hình phạt rất nặng, từ 20 năm, chung thân tới tử hình.

Điều tra viên cãi nhau với kiểm sát viên

Dương Quốc Chính

14-7-2023

Việc kết tội nhận tiền đút lót là rất khó, vì thường sẽ không thể có bằng chứng cụ thể. Nên việc cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng cãi lại kiểm sát viên như vậy không có gì lạ. Nhất là khi có nghiệp vụ an ninh điều tra.

May mà còn có những người vô danh khác

Huy Đức

14-7-2023

Vụ án đang xử trong tuần qua là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế. Từ tướng công an đến đại sứ đều ăn tiền của người dân trong hoạn nạn một cách thản nhiên. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa đang chế ngự và lộng hành đất nước.

Cười ra nước mắt!

Đoàn Bảo Châu

13-7-2023

Nhìn lũ hút máu lúc dân đang cạn kiệt sức sống, đúng lúc cần sự giúp đỡ đùm bọc nhất trong vụ Việt Á và Chuyến Bay Giải Cứu, các bạn nghĩ gì, cảm thấy gì?

Vụ án các chuyến bay giải cứu

Đỗ Duy Ngọc

13-7-2023

Có lẽ trong lịch sử của toà án Việt Nam dưới chế độ Đảng Cộng Sản lãnh đạo, chưa bao giờ có một cuộc xử án mà bị cáo toàn là cán bộ cao cấp đông đúc đến thế. Mà lại là lãnh đạo các ngành quan trọng của đất nước: Công an, ngoại giao, y tế… Một vụ án ai biết chuyện cũng buông ra lời nguyền rủa và tâm trạng thất vọng, mất lòng tin nặng nề.

Chống dịch cực đoan và chống tham nhũng

Dương Quốc Chính

12-7-2023

Ở status trước mình viết là chuyện anh hùng đồng thời là tội phạm nó là vấn đề của thể chế. Xong có bạn vào comment là mình định hướng! Nên tút này mình viết cụ thể cho rõ tại sao đây lại là vấn đề của thể chế.

Có đòi lại một phần tiền vé trong các “Chuyến bay giải cứu” được không?

Ngô Anh Tuấn

12-7-2023

Ai là người bị thiệt hại và đòi lại bằng cách nào?

Người bị thiệt hại cuối cùng trong những “Chuyến bay giải cứu” không ai khác là người được “giải cứu” khi họ phải mua vé với giá cao mà không có sự lựa chọn khác. Thế nhưng, trong 05 tội danh mà Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (lần lượt theo các Điểu 354, 364, 365, 174 và 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), không tội danh nào xác định những người mua vé chuyến bay giải cứu là nạn nhân/bị hại hay nguyên đơn dân sự nên họ không có quyền yêu cầu phần bồi thường thiệt hại (nếu có) thông qua vụ án này.

Đây là câu chuyện thể chế

Thái Hạo

12-7-2023

“Chuyến bay giải cứu” là vụ đại án ô nhục và bất nhân bậc nhất trong lịch sử vì sự táng tận lương tâm đến kiệt cùng khốn nạn vì đã ăn tàn bạo trên máu xương đồng bào giữa cơn điêu linh trong đại dịch.

Ai “giải cứu” ai?

Lê Huyền Ái Mỹ

11-7-2023

Bên trong phiên toà. Ảnh: TTXVN

Phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” sẽ đi vào “lịch sử” không chỉ của ngành ngoại giao nước nhà mà cả trong “nghề” tham ô, hối lộ. Nó xứng đáng được đưa vào giáo trình giảng dạy ở các lớp chính trị trung – cao cấp, nếu có môn phòng, chống tham nhũng. Nó cần được làm ví dụ điển hình cho sự cấu kết tham nhũng – một đặc sản của thể chế.

50 năm sau…

Lê Huyền Ái Mỹ

8-4-2023

Năm 2014, trên sóng đài truyền hình quốc gia, khi nói về mối quan hệ chiến lược của ASEAN với các nước lớn, tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao đã chỉ ra, các nước trong khối phải vừa đóng vai hòa giải vừa đóng vai điều phối để mục tiêu đạt được không chỉ là gìn giữ hòa bình khu vực mà còn phát triển kinh tế. Nếu làm tốt, ASEAN sẽ “có miếng bánh to nhất cũng như đảm bảo lợi ích bản thân lớn nhất”.