Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 2)

Nguyễn Ngọc Chu

23-2-2022

Tiếp theo Phần 1

II. LÝ LẼ KẺ MẠNH VÀ THÔNG ĐIỆP MANG TÍNH “TỐI HẬU THƯ” CỦA ÔNG PUTIN

Xăng

Nguyễn Tiến Tường

23-2-2022

“Giá xăng vẫn rẻ so với thế giới” là câu nói cửa miệng của nhiều quan chức, nhiều đời bộ trưởng tài chính. Ngay mỗi đợt giá xăng tăng sốc, báo chí lại đồng loạt hát rền bài ca con cóc này.

Việc Putin công nhận các khu vực ly khai ở Ukraine: Ý nghĩa và Ảnh hưởng

Deutschlandfunk

Tác giả: Florian KellermannThielko Grieß

Đỗ Kim Thêm dịch

22-2-2022

Khu vực Luhansk có diện tích 26.700 km2 với 2,1 triệu dân cư, trong đó 1,4 triệu dân sống trong khu ly khai. Khu vực Donek có diện tích 26.500 km2 với 4,1 triệu dân cư, trong đó có 2,2 triệu dân sống trong khu ly khai. Phụ chú của người dịch. Nguồn ảnh: dpa-infografik/ Deutschlandradio / Andrea Kampmann.

Chuyện Ukraine và Nga

Lâm Bình Duy Nhiên

22-2-2022

Cứ thứ hai và thứ sáu hàng tuần, mờ sáng tôi lại chở vợ đến chỗ làm, tại trường đại học, nơi tôi từng học và làm việc.

Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 1)

Nguyễn Ngọc Chu

22-2-2022

I. ÔNG PUTIN ĐÃ BIẾN THOẢ THUẬN BUDAPEST 05/12/1994 VỀ UKRAINE THÀNH GIẤY LỘN

Putin đã bỏ mặt nạ xuống và chuyện gì có thể xảy ra?

Spiegel

Tác giả: Georg Ismar Christoph von Marschall

Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ

Tổng thống Nga Wladimir Putin. Nguồn: DPA/ALEKSEY NIKOLSKYI/SPUTNIK

Trong một bài phát biểu lạnh lùng trên truyền hình Nga, Putin coi Ukraine là một phần của Nga. Ông cáo buộc nước này âm mưu chiến tranh hạt nhân. Những đội quân đầu tiên của Nga có thể đã ở trên lãnh thổ của Ukraine. Ông ta có kế hoạch xâm lược cả nước?

Nhóm kịch Nợ Nước

Hàn Vĩnh Diệp

22-2-2022

Trong cuộc gặp giữa nhạc sĩ – họa sĩ Nguyễn Đình Phúc với mấy anh em trong Hội nhà báo Lâm Đồng chúng tôi, ông Nguyễn Đình Phúc say sưa, hào hứng nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc mà ông cho là đẹp nhất trong quãng đời thanh niên của ông ở thành phố mộng mơ Đà Lạt những năm 1943 – 1946.

Thị trường quyền lực, Tô Lâm đang… lên giá!

Blog VOA

Trân Văn

22-2-2022

Bốn quan chức Bộ Ngoại giao VN bị bắt về tội nhận hối lộ liên quan đến “chuyến bay giải cứu”, ngày 27/12022. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa nhắc ông Tô Lâm “khẩn trương điều tra để đưa ra xét xử các vụ án này bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Gió đã đổi chiểu, ông Tô Lâm đang… lên giá!

Bên bờ vực chiến tranh

Dương Quốc Chính

22-2-2022

Putin đã chính thức công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở Donbass, sau khi Duma Nga mới biểu quyết. Đây là động thái leo thang rất nguy hiểm của Putin, vì nó phá vỡ thỏa thuận Minsk và ngang nhiên vi phạm nguyên tắc bảo toàn lãnh thổ của quốc gia láng giềng Ukraine.

Chuyện học hàm: Khi CNXH vẫn là loại hàng dễ mua rẻ, bán mắc!

Blog VOA

Trân Văn

21-2-2022

Sách xuất bản trong nước về Giáo Sư Nguyễn Phú Trọng. Hình minh họa.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 68)

Hồ Bạch Thảo

21-2-2022

Xem lại phần 1-67

68. Thời Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa

Làm thế nào để ước lượng gần đúng giá khi không đấu thầu cao tốc Bắc – Nam?

Nguyễn Ngọc Chu

21-2-2022

1. AI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ PHẢI CHỈ ĐỊNH THẦU?

Chính phủ cho phép Bộ trưởng GTVT và người có thẩm quyền áp dụng hình thức chỉ định thầu cho 12 gói thầu dài 729km đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đây là điều chưa có tiền lệ. Lý do không đấu thầu là vì đấu thầu sẽ kéo dài thời gian thêm 3,4 tháng. Quyết định của Chính phủ dựa trên đề xuất của Bộ trưởng GTVT.

Một ứng xử đẹp

Phạm Đình Trọng

20-2-2022

Cuối năm 2009, tôi từ bỏ đảng cộng sản khi chỉ còn vài tháng nữa tôi tròn 40 tuổi đảng.

Trí thức và độc tài

Nguyễn Hưng Quốc

21-2-2022

Đọc lịch sử các chế độ độc tài, từ độc tài phát xít với những Hitler và Mussolini đến độc tài cộng sản với những Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu, và Kim Chính Nhật (bây giờ là Kim Chính Ân) hay độc tài cá nhân với những Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Robert Mugabe… chúng ta không thể không ngạc nhiên.

Đặc quyền đặc lợi

Nguyễn Thông

21-2-2022

Chính phủ vừa công bố bản quy định mới về tiêu chuẩn nhà công vụ, cho thuê biệt thự, nhà ở đối với cán bộ. Tôi đọc kỹ cái bản này do ông Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký mặc dù bản thân không phải đối tượng, dù muốn thuê một xăng ti mét theo quy định cũng chả được.

Từ “đòn gió” đến những “đòn thật” đáng mong đợi

RFA

Nguyễn Đình Cống

20-2-2022

Các tấm biển cổ động cho cuộc bầu cử Quốc hội khoá 15 ở Hà Nội hôm 19/5/2021. Nguồn: AFP

Khắc phục cho Quốc hội khóa 15 được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, chủ yếu là tạo tiền đề cho các khóa sau, bằng cách đổi mới Luật về Quốc hội, để từ khóa 16 trở đi Việt Nam sẽ có một Quốc hội xứng đáng là đại diện cho trí tuệ của Dân tộc, thực hiện được ba chức năng quan trọng một cách trọn vẹn. Nếu cứ tăng cường độc quyền đảng trị như hiện nay thì nhiều khả năng u ám bao trùm. Đến lúc đó, dân tộc lâm nguy, mà Đảng như hiện nay cũng chẳng còn, chỉ còn lại chủ yếu một nhúm người tay sai cho bọn thống trị từ nước ngoài và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như các dân tộc Tây Tạng và Tân cương hiện nay.

TS. Đinh Hoàng Thắng, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế và đối ngoại, vừa có bài: “Đòn gió Ngoại giao thời nay”. Mở đầu TS. Thắng viết “Cuộc chiến tranh cân não giữa nước Mỹ của Biden và nước Nga của Putin có tạm dừng hay không, tùy thuộc vào mỗi bên sẽ làm thỏa mãn đến mức độ nào thể diện quốc gia của phía bên kia. Những lúc bên miệng hố chiến tranh như thế này, dân chúng Việt Nam rất cần những bộ óc chiến lược, hiểu lòng dân mà không tạo cơ hội cho những âm mưu đến từ phương Bắc (1).

Bài viết phân tích việc “đu dây” của châu Âu giữa Mỹ và Nga lại cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến “chảo dầu sôi” ở Đông Á và Đông Nam Á. Đó là các “đòn gió ngoại giao” do Trung Quốc ra oai đối với Đài Loan và những đồn thổi về việc Trung Quốc có thể “xuất chưởng” bất ngờ ở đâu đó trên Biển Đông”.

Ông Thắng viết tiếp: “Vị trị địa-chính trị của đất nước buộc các nhà Lãnh đạo Việt Nam phải “đu dây”. Vấn đề là “đu dây” hay “quân bình chiến lược” ấy phải trên căn bản nào? Rõ ràng, trước làn sóng bành trướng không che dấu từ phương Bắc, Việt Nam chỉ có thể “đu dây cao độ” trên cơ sở sức mạnh nội sinh. Người dân với chính quyền phải tạo thành một khối thống nhất. Chỉ như thế mới có thể có tư thế để mặc cả với bên ngoài. Nhưng làm sao để người dân với chính quyền “tạo thành” một khối không thể chia cắt trong tình hình hiện nay ở ta là cả đại vấn đề, từ cập nhật mới mọi thành tố của hệ thống chính sách đến tự do hóa và luật hóa liên quan đến các mặt sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội.

Sức mạnh nội sinh từ đâu?

Ông Thắng đưa ra khái niệm “sức mạnh nội sinh” sau khi dẫn lời của nhà nghiên cứu Trần Việt Phương: “Trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác như thời đại ngày nay”. Và nhận xét của nhà báo Huy Đức: “Cách ứng xử trong mối quan hệ với Trung Quốc trong nhiệm kỳ này có thể là đang có nhiều cân nhắc. Dân chúng không bao giờ tha thứ cho những ai hèn hạ. Nhưng dân chúng đã phải trả giá rất đắt với những nhà lãnh đạo chỉ muốn làm người hùng. Dân chúng cần những bộ óc chiến lược, hiểu lòng dân mà không tạo cơ hội cho những âm mưu đến từ phương Bắc”.

Hiện nay đang có đánh giá cho rằng, vừa qua lãnh đạo Việt Nam đã khôn ngoan khi “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhận định này dường như nặng về hình thức và dễ gây nhầm lẫn. Sắp tới chưa biết như thế nào, chứ thời gian qua, quan hệ của Việt Nam với hai nước lớn kia chưa hẳn đã là “đu dây”. Ngay về hình thức, quan hệ đó được đặt ở hai tương quan khác nhau: Với Trung Quốc là hợp tác “Đối tác chiến lược toàn diện” (loại nhất, ngang như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ), với Mỹ chỉ “Đối tác toàn diện” (loại ba, như với hàng chục nước khác) (2).

Sự phi lý còn ở chỗ, trong lúc lợi dụng sự giúp đỡ của Mỹ trên hầu hết mọi lĩnh vực, thì Việt Nam vẫn ôm chặt và bị lệ thuộc vào Trung quốc, vì một “đại cục viển vông” nào đó. Đánh mất sự cân bằng về chất giữa các nước lớn đến như vậy thì khó có thể gọi đó là sự “đu dây”. Gần đây có một số việc làm (và không làm) của vài nhân vật lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thể hiện dường như là có nới lỏng sự ôm chặt Trung Quốc và thể hiện một sự xích lại gần hơn với Mỹ. Nhân dân đang theo dõi tình hình và sẽ đánh giá theo bản chất của sự việc.

Nếu đất nước hội tụ được “sức mạnh nội sinh” như TS. Thắng nêu, “người dân với chính quyền tạo thành một khối thống nhất, không thể chia cắt”, thì thật là lý tưởng. Được thế thì quá tốt, sẽ là hồng phúc cho Dân tộc, là may mắn cho Đất nước. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay làm sao để có được điều đó, phải bắt đầu từ đâu, từ lực lượng nào, từ công việc cụ thể nào.

Nếu không suy nghĩ thấu đáo để tìm cách thực hành thì không khéo nó sẽ thành khẩu hiệu, không khác gì biện pháp “đem chuông mà buộc cổ mèo” của Hội đồng chuột (Ngụ ngôn của La Fontain). Hoặc như lời than của Nguyễn Du “Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”. Dân ta quả là ngậm đắng nuốt cay quá nhiều!

2016-05-01T120000Z_1345353173_S1BETBMABQAA_RTRMADP_3_VIETNAM-FORMOSA-PLASTICS.JPG
Hình chụp hôm 1/5/2016 ở Hà Nội: Công an và an ninh ngăn cản người biểu tình phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam hồi năm 2016. Reuters

Dân chủ trong Đảng và dân chủ hóa Đất nước

Hưởng ứng TS. Đinh Hoàng Thắng, tôi xin đề ra một số việc để làm cho “người dân với chính quyền phải tạo thành một khối không thể chia cắt”: Kinh nghiệm của lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng, chỉ có thể tạo thành “Khối thống nhất” khi Chính quyền thật lòng tôn quý nhân dân. Thời Quân chủ chuyên chế, nếu có được vua sáng, tôi hiền, thì phương châm “Dân vi quý” được đề cao. Thời nay, nếu đất nước có nền Pháp quyền thật sự dân chủ, thì Chính quyền mới thực chất là của dân, chứ không phải chỉ là những câu nói suông của thế lực nắm quyền độc tài và toàn trị.

Tình hình Việt Nam bây giờ, hình thức là nước Cộng hòa, tuyên bố công khai là theo chế độ Pháp quyền, nhưng thực chất là theo chế độ Đảng quyền, rất thiếu dân chủ. Vậy điều kiện tiên quyết để tạo được “Khối thống nhất” là “Công cuộc Dân chủ hóa đất nước”. Mà đầu tiên là phải thực hành dân chủ trong Đảng, rồi mở rộng ra toàn dân, chủ yếu là từ Quốc hội.

Về dân chủ trong Đảng, Cụ Tổng Bí thư rất chủ quan, rất mê muội cho rằng Đảng của cụ thật sự có dân chủ và bản thân cụ rất dân chủ. Không, không phải thế đâu! Đảng CSVN đang là một tổ chức rất mất dân chủ và bản thân Cụ Tổng đã vi phạm nhiều quy tắc dân chủ. Chỉ có một số ít mê muội hoặc nịnh bợ mới ca ngợi một điều không có thật là sự dân chủ trong Đảng. Nghe được điều này chắc Cụ Tổng không tin, nổi đóa, và cho rằng đó là luận điệu của thế lực thù địch.

Cụ Tổng không tin, nhưng xin hỏi các vị trong Bộ Chính trị, trong Ban Chấp hành Trung ương, trong hàng ngũ cán bộ các cấp, trong toàn thể đảng viên xem có ai tin không. Dân chủ trong Đảng là một vấn đề rất cấp thiết, xin các đảng viên và cán bộ của Đảng hết sức quan tâm. Không có được dân chủ thực sự trong Đảng thì chưa nên vội bàn về “Khối thống nhất”. Nhưng làm sao để có được sự dân chủ này. Vấn đề là lãnh đạo và đảng viên có muốn hay không, khi thật sự mong muốn sẽ tìm ra cách làm.

Vấn đề dân chủ hóa đất nước phải là hoạt động trong hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật. Nó được diễn ra theo một trong ba cách : 1- Từ trên xuống. 2-Từ dưới lên. 3-Phối hợp trên dưới.

Cách thứ nhất xảy ra khi trong hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt có một số người giác ngộ được vấn đề và chỉ đạo hoạt động. Việc này đã từng xảy ra vào Đại hội 6 của ĐCSVN năm 1986 về đổi mới và mở cửa kinh tế. Cách thứ hai đã xảy ra ở một số nước Đông Âu vào năm 1989 – 1990 và ở một số nước khác dưới hình thức “cách mạng màu”, có nơi thành công và có nơi thất bại. Ở Việt Nam, đó là đợt đấu tranh của nhân dân tỉnh Thái Bình năm 1997, mới chỉ để lại tiếng vang.

000_9AK846.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu trong kỳ bầu cử Quốc hội khoá 15 ở Hà Nội hôm 23/5/2021. AFP

Đòn thật đáng mong đợi

Cách thứ ba, là cách hay nhất, đáng mong đợi nhất, bắt đầu bởi các cuộc vận động, thảo luận riêng lẻ từ một số cá nhân, từ các tổ chức xã hội dân sự. Những ý kiến và yêu cầu dân chủ hóa sẽ được phản ảnh vào hoạt động của Quốc hội, và từ đó sẽ lan tỏa và kết hợp với hoạt động của quần chúng. Đó là sự kết hợp giữa nâng cao dân trí và “quan trí”. Trong các chức năng của Quốc hội thì quan trọng nhất là Lập pháp và Đại diện. Hiện nay cả hai chức năng này đều rất yếu.

Về Lập pháp, Quốc hội không tự soạn được các dự thảo luật mà phải chờ Hành pháp soạn, đệ trình rồi Quốc hội chỉ thảo luận và thông qua. Như vậy có nhiều luật mà nhân dân rất cần, rất rất cần, nhưng hành pháp không đệ trình thì Quốc hội đành bó tay, đặc biệt là những luật liên quan đến quyền tự do dân chủ của công dân.

Về Đại diện, quan trọng nhất là đại diện cho trí tuệ. Đại diện cho trí tuệ của Đảng đã có các kỳ đại hội, còn đại diện cho trí tuệ của dân thì quan trọng nhất là trí tuệ của tầng lớp tinh hoa trong Quốc hội. Khi mà ở đây còn thiếu vắng các trí tuệ tinh hoa thì Quốc hội chưa đại diện được cho trí tuệ của nhân dân.

Trước mắt, hy vọng rằng Quốc hội khóa 15, dưới sự lãnh đạo của ông Vương Đình Huệ, sẽ tìm cách khắc phục được những yếu kém. Khắc phục cho khóa 15 được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, chủ yếu là tạo tiền đề cho các khóa sau, bằng cách đổi mới Luật về Quốc hội, để từ khóa 16 trở đi Việt Nam sẽ có một Quốc hội xứng đáng là đại diện cho trí tuệ của Dân tộc, thực hiện được ba chức năng quan trọng một cách trọn vẹn: lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Vào năm 2021, bà Kim Ngân, khi đang là Chủ tịch đã kêu gọi bầu cho được từ 50 người ngoài Đảng trở lên vào Quốc hội khóa 15, nhằm nâng cao chất lượng. Nhưng rồi nhiều người nhận ra đó chỉ là trò tuyên truyền chứ không có thực chất. Nhân dân hy vọng vào ông Vương Đình Huệ có thực tâm và trình độ để kiến lập được một Quốc hội thực chất, có thể đóng góp tích cực cho công cuộc dân chủ hóa, có như thế mới tạo được sức mạnh đoàn kết giữa dân và chính quyền, tạo nên sức mạnh nội sinh.

Để có được một Quốc hội xứng đáng, xin đề nghị sửa đổi Luật và đưa vào một số điều sau:

1- Đại biểu quốc hội (nghị sĩ) là đại diện của dân nên không thể đồng thời là người của cơ quan hành pháp. Người hiện đang ở trong cơ quan hành pháp có thể ứng cử, nhưng khi đã trúng cử thì phải thôi giữ trách nhiệm hành pháp. (Trừ một vài chức vụ nào đó do luật quy định rõ ràng, thí dụ Chủ tịch nước và Thủ tướng).

2- Số lượng nghị sĩ không cần quá đông, quan trọng là chất lượng. Việt Nam chỉ cần khoảng 400 nghị sĩ (1 người đại diện cho 250 000 đến 300 000 dân). Nên chăng chia lãnh thổ ra khoảng 400 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị chỉ bầu một nghị sĩ. Tại mỗi đơn vị thì cơ quan hành pháp lập ra một Ban bầu cử, xong việc ban sẽ giải tán.

3- Bãi bỏ việc Mặt trận hiệp thương lập danh sách người ứng cử và hội nghị cử tri do Mặt trận chủ trì. Không hạn chế danh sách ứng viên. Danh sách này do Ban bầu cử lập.

4- Người ứng cử phải nhận được một số chữ ký ủng hộ của cử tri và phải có chương trình tranh cử. Họ phải tự mình vận động để có được sự ủng hộ và phải có hoạt động tranh cử.

Quốc hội với một số đại biểu đáng kể là đại diện trí tuệ của nhân dân thì mới có khả năng soạn thảo dự án luật, trong đó có các luật làm cơ sở để cho các tổ chức xã hội dân sự hoạt động. Quốc hội phải dần dần từ bỏ vai trò chỉ thừa hành các chỉ thị của Đảng, mà phải trở thành lực lượng đối trọng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Một đất nước muốn phát triển được đúng hướng bắt buộc phải có lực lượng đối trọng (hoặc đối lập).

Xin nhắc lại rằng, để đất nước này không rơi vào vòng lệ thuộc Trung Cộng, không chấp nhận thời kỳ Bắc thuộc mới thì phải tạo được cơ sở sức mạnh nội sinh, người dân với chính quyền phải tạo thành một khối không thể chia cắt. Việc này chỉ có thể trên cơ sở “Dân chủ hóa” đất nước.

Xin các vị lãnh đạo Đảng cầm quyền, xin các vị có trách nhiệm với Dân tộc ngẫm nghĩ thật kỹ để trước hết bảo đảm dân chủ trong Đảng, tiến tới dân chủ hóa đất nước. Nếu cứ tăng cường việc độc quyền Đảng trị thì có nhiều khả năng u ám bao trùm, đến lúc đó, dân tộc lâm nguy, mà Đảng như hiện nay cũng chẳng còn, chỉ còn lại chủ yếu một nhúm người tay sai cho bọn thống trị từ nước ngoài và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như các dân tộc Tây Tạng và Tân cương hiện nay.

Mỗi người, trên cơ sở năng lực và vị thế của mình xin hãy ra sức biến “đòn thật đang mong đợi” thành hiện thực để góp phần cứu nước, cứu dân tộc và cứu cả sự sụp đổ của Đảng Cộng sản.

Lãnh đạo cao cấp của Nhà nước hãy tham khảo Chính quyền của Đài Loan, Mông Cổ và Bhutan để học những cái hay của họ về việc tạo lập “sức mạnh nội sinh” trong một khối không thể chia cắt giữa nhân dân và lãnh đạo, nhằm giữ vững vị thế của đất nước trước dã tâm bành trướng của Đại Hán.

_____________

Tham khảo:

1. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/diplomatic-trick-02172022121032.html

2. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%91i_t%C3%A1c_chi%E1%BA%BFn_l%C6%B0%E1%BB%A3c,_%C4%91%E1%BB%91i_t%C3%A1c_to%C3%A0n_di%E1%BB%87n_(Vi%E1%BB%87t_Nam

Tài liệu năm 1991 ủng hộ cáo buộc của Nga

Der Spiegel

Hiếu Bá Linh, biên dịch

19-2-2022

Thủ tướng Đức Kohl, Ngoại trưởng Đức Genscher và lãnh đạo Liên Xô Gorbatschow năm 1990. Nguồn: Reuters

GSTS: Gà sống thiến sót!

Nguyễn Đình Bổn

19-2-2022

Cư dân mạng xã hội Facebook vừa nêu đích danh PGS Nguyễn Minh Tuấn có bài báo “Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay“, đăng trong một tạp chí chuyên về giáo dục toán học và máy tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi xét chức danh giáo sư năm 2021.

Những kẻ cơ hội chính trị và liêm chính khoa học

Ngô Việt Trung

14-2-2022

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn. Nguồn: Tuyên Giáo

Ai quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc công trình của PGS NMT “Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay”, đăng trong Tạp chí Giáo dục Toán học và Máy tính Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên bản tiếng Anh “Preventing and Combating Political Opportunists in Vietnam Today“, Turkish Journal of Computer and Mathematics Education 12, no. 10 (2021).

43 năm sau

Blog VOA

Trân Văn

18-2-2022

43 năm là một khoảng thời gian không ngắn nhưng so với chiều dài lịch sử của xứ sở hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương thì chẳng đáng gì, song hiểu biết của rất nhiều người ở độ tuổi dưới 50 dường như rất khiêm tốn.

Khi Đảng cũng phải tự kiểm duyệt: Chống quân Ba Chấm xâm lược

RFA

Trạch Văn Đoành

18-2-2022

Ngày 25/9/2009, ở Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã tổ chức công bố “Văn kiện Đảng toàn tập”. Đây là lần đầu tiên, toàn bộ các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến thời điểm đó được tập hợp để xuất bản một cách hệ thống.

Ông Nguyễn Hồng Diên cần phải thấy ‘cây xăng ba ngón’

Blog VOA

Trân Văn

18-2-2022

“Cây xăng ba ngón” đặc tả một cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM, nơi những người bán xăng giơ ba ngón tay với tất cả khách hàng. Thủ hiệu đó hàm ý cửa hàng chỉ có thể bán cho mỗi người lượng xăng tương ứng 30.000 đồng.

Đôi điều góp ý với cô Hằng

Đoàn Bảo Châu

18-2-2022

1. Việc đưa công dân về nước là điều đương nhiên một chính quyền nên làm và nói cho chính xác là phải làm. Chính quyền là một bộ máy điều hành đất nước, thu tiền thuế từ doanh nghiệp, từ người dân chính là để làm những việc như thế này.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 7)

Lê Nguyễn

18-2-2022

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4Phần 5 và Phần 6

III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

3) SỰ GIẰNG XÉ GIỮA MIẾNG CƠM MANH ÁO VÀ LÒNG TỰ TRỌNG

* Gửi những người thân đã chứng kiến một quãng đời của tôi.

Thế là một buổi sáng tháng 7.1982, tôi đến nhận việc tại công ty Ficonimex. Bộ phận của tôi chỉ có hai người: Ông Nguyễn Xuân Hòe, trợ lý Giám đốc kiêm Chánh văn phòng, và tôi, anh cạo giấy bất đắc dĩ, vì sự an toàn của bản thân, vì miếng cơm manh áo cho gia đình.

Trong vụ án “gián điệp” tại miền Nam vào những năm cuối thập niên 1960, tầm quan trọng của ông Hòe chỉ xếp sau hai nhân vật đầu sỏ Huỳnh Văn Trọng – Vũ Ngọc Nhạ. Ông nhận bản án tù chung thân ngang với ông Nhạ. Chắc là quyển “Ông cố vấn” do ông Hữu Mai chấp bút, viết lại những chuyện kể của ông Nhạ, có nhắc nhiều đến ông Hòe.

Vào lúc ấy, chuyện cũ cũng chỉ mới cách đó 10 năm. Tôi vẫn nhớ như in những ngày của năm 1971-1972 ấy, hầu như chủ nhật nào, anh tù chính trị Nguyễn Xuân Hòe cũng tới chơi nhà của “Phó đảo” Cẩn (lúc ấy hai ông Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ còn ở trại Chí Hòa). Và bao giờ cũng vậy, bằng sự khiêm tốn cố hữu, khi đến giữa khoảng sân rộng trước nhà tôi, ông Hòe cũng đứng chụm hai chân lại, hơi nghiêng người xuống, cúi đầu chào. Tôi bước ra sân, dẫn ông vào nhà, như một người quen cũ.

Ông Hòe là người hiểu biết rộng, vẫn được người nhà gửi từ đất liền ra những tạp chí ngoại quốc như Time, Newsweek để đọc… Và khi đọc xong, ông thường mang những tờ báo đó tặng tôi. Ông có những nhận định thời sự khá sắc bén, bàn luận với tôi hăng say như hai người bạn vong niên.Trong hầu hết những buổi gặp gỡ, mạn đàm đó, gia đình tôi đều mời ông Hòe một tô hủ tiếu tự biên tự diễn. Chi tiết này tôi chỉ nhớ thấp thoáng, về sau chính miệng ông Hòe nhắc lại với một vài người thứ ba, khi tôi đã là nhân viên dưới quyền ông.

Tất nhiên, từ thời điểm ấy, hơn ai hết, tôi nhận thức rõ ý nghĩa của hai chữ “đổi đời”, khi người cựu tù chính trị Côn Đảo trở thành ông sếp và ông Phó đảo Côn Sơn ngày nào trở thành kẻ thuộc quyền! Điều may mắn cho tôi là ông Hòe hành xử như một người có hiểu biết, vẫn còn nhớ đến quá khứ của tôi, đến sự cư xử của tôi đối với ông cách đó 10 năm. Song dù cho ông có tế nhị đến đâu, trong lòng của kẻ thất thế cũng có những lúc đau thầm, khi nghĩ đến những thăng trầm mình đang trải qua.

Như tôi đã tự nhủ với mình ngay từ những năm tù cải tạo, phải biết nhẫn nhục, chịu đựng và giữ vững lòng tự trọng để không phải có những lúc xấu hổ với chính mình.

Song sự nhục nhằn không chịu dừng ở đó. Nó còn đậm đà hơn, dai dẳng hơn, khi tôi trở thành đề tài chính trong mối bất đồng âm ỉ từ lâu giữa ông Hòe và ông Đỗ NC, Phó giám đốc Tổ chức của công ty. Trong thế giằng co giữa hai bên, sự hiện diện của tôi là cơ hội tốt cho ông C. phản đòn đối thủ. Qua câu chuyện với những người khác, ông ám chỉ việc ông Hòe đưa vào công ty một “viên chức ngụy quyền” đi cải tạo về, không có hộ khẩu, chưa có quyền công dân, là một điều không đúng nguyên tắc.

Đã đành là theo nội quy hoạt động của công ty, ông Giám đốc Đinh Xáng có toàn quyền tuyển dụng nhân viên, song với tư cách Phó Giám đốc Tổ chức, người “cầm cân nảy mực” bảo vệ “sinh mạng chính trị” của cơ quan, ông C. tự thấy mình có quyền nêu lên vấn đề một cách chính đáng. Điều kiện tối thiểu mà ông C. đặt ra là ông Hòe phải chính thức làm giấy bảo lãnh tôi.

Điều kiện đó mới nghe qua có vẻ nhẹ nhàng, song với một đảng viên như ông Hòe, nó không hề nhẹ, không nhẹ như cách cư xử của tôi đối với ông Hòe 10 năm về trước. Và tôi không có chút ngạc nhiên nào khi biết ông Hòe không đồng ý làm giấy bảo lãnh cho tôi. Tôi hiểu cái khó của ông Hòe lúc đó, nhất là khi nhớ về câu chuyện nhỏ vào một buổi sáng, sau khi tôi vào làm việc tại công ty Ficonimex chưa đầy một tuần lễ. Hôm ấy, ông Hòe chưa đến văn phòng thì ông K., một viên chức già thuộc Phòng Tổ chức của công ty đến mời tôi qua phòng ông “nói chuyện chơi”. Sau mấy câu xã giao, ông K. hỏi tôi rằng hồi ở tù Côn Đảo, ông Hòe làm việc gì. Tôi nói rõ là hồi đó ông Hòe làm công nhân văn phòng, một dạng nhân viên hành chánh không lương, ở Ty Ngân khố.

Chuyện chỉ có thế, tôi không thấy có gì quan trọng. Khi ông Hòe vào văn phòng, tôi kể lại chuyện ông K. gặp tôi và đã hỏi tôi về ông. Mặt ông Hòe đanh lại và chỉ thốt mấy tiếng “họ tò mò”. Về sau, tôi mới biết rằng, trong nhận định và đánh giá của những cơ quan có thẩm quyền về chính trị của bên thắng cuộc lúc ấy, có sự phân biệt rõ rệt giữa những người tù chính trị Côn Đảo chống đối lại mọi quy định của Trung tâm cải huấn chế độ cũ với những người tù chính trị chấp hành đúng nội quy, đi lao động bên ngoài hay làm việc ở những cơ sở hành chánh như ông Hòe.

Với thực tế đã diễn ra và những suy nghĩ như vậy, tôi chẳng ngạc nhiên gì trước việc Hòe không chịu làm giấy bảo lãnh cho tôi. Song trong bạn bè của tôi, có người tỏ ra bất bình về chuyện này. Anh ta không chịu kìm nén cảm xúc khi phát biểu:

– Ngày xưa ông là Phó đảo, ông không sợ gì khi đối xử tốt với những người tù CS như họ, sao bây giờ chỉ có việc ký tờ bảo lãnh mà họ cũng không dám làm cho ông?

Tôi biết, sự xúc động làm cho anh ta cạn nghĩ, bởi vì mối quan hệ giữa ông Phó đảo và người tù chính trị CS ngày xưa rất khác với mối quan hệ giữa một đảng viên với người cựu tù cải tạo bây giờ. Chỉ một hành vi nào đó của tôi như gia nhập một tổ chức chính trị bất hợp pháp hay phổ biến hơn như xuống tàu vượt biên thì tiền đồ chính trị của người đảng viên đó bị vấp váp ngay. Vì thế, cho dù chán nản với tình thế của mình đến mấy, tôi cũng không trách ông Hòe.

Đó là khoảng thời gian mà tôi bị giằng xé nặng nề giữa một bên là lòng tự trọng của người có cảm giác mình đang “cố đấm ăn xôi”, với một bên là miếng cơm manh áo của một gia đình đã rách nát từ lúc tôi còn là một anh tù cải tạo. Để thỏa mãn lòng tự ái của mình, chỉ cần một đơn thư xin nghỉ việc là xong ngay. Song kéo theo đó sẽ là sự thiếu thốn vật chất trong cuộc sống chung, là nỗi buồn lo, thất vọng của những người đã gian khổ rất nhiều trong gần 7 năm thiếu vắng bóng người đàn ông trong gia đình.

Trong công việc hàng ngày, tôi cố che giấu nỗi dằn vặt, ngay cả với ông Hòe. Vậy mà vẻ mặt, nỗi buồn của tôi không qua mắt được một cô gái trẻ có cái tên Lê C. H. Cô để ý đến tôi và những biểu hiện của tôi lúc nào chẳng biết. Tôi chỉ khám phá ra điều này vào một buổi chiều mưa gió ngập trời…

Chiều hôm đó, mưa giông, sấm sét đến nổi tất cả nhân viên công ty Ficonimex dù có áo mưa cũng không dám ra về. Mọi người tập hợp trong sảnh lớn ở tầng trệt, nói cười rôm rả. Tình cờ cô H. đứng gần tôi, sau một vài câu trao đổi, đột nhiên, cô nhìn tôi bằng một cái nhìn rất khác, rồi cất tiếng:

– Bấy lâu nay theo dõi anh, em hiểu tâm trạng của anh lắm. Song anh nên nhớ một điều, là bây giờ anh sống không phải cho anh, mà là sống cho gia đình anh.

H. trẻ hơn tôi nhiều lắm, song câu nói của cô xoáy buốt trong tâm can tôi. Tôi lờ mờ đoán rằng nhiều người trong công ty Ficonimex biết chuyện tôi là đề tài chính trong sự bất đồng giữa ông Hòe và ông Phó Giám đốc tổ chức và H. kín đáo theo dõi, nhìn thấy vẻ buồn trên gương mặt tôi và đoán trúng phóc tâm trạng của tôi.

H. là con dâu anh Đinh Tấn D., một nhà nghiên cứu văn học có bút danh Khổng Đức, vừa qua đời cách đây mấy tháng. Anh Dung trước là đồng nghiệp với tôi tại công ty Ficonimex, sau trở thành bạn vong niên với nhau.

Dù sao, câu nói chí tình của H. cũng có đủ trọng lượng khiến cho cán cân tình cảm đang chông chênh trong lòng tôi nghiêng về phía gia đình, và tôi hiểu ra rằng để thỏa mãn lòng tự ái của riêng mình, tôi sẽ trở thành kẻ vô ơn đối với bao nhiêu người thân đã từng chịu đựng gian khổ vì mình.

(Còn tiếp)

Vườn quốc gia không quan trọng bằng… quân đội nhân dân!

Blog VOA

Trân Văn

17-2-2022

Ủi trắng 16 héc ta rừng của hai Vườn quốc gia, mở một đoạn đường dài hàng chục cây số xuyên qua hai Vườn quốc gia này mà không thèm thông báo với ai, rõ ràng là táo tợn…

Hiểu đúng sự khác biệt giữa hoạt động hòa bình và làm chính trị

Thục Quyên

17-2-2022

Quả cam không phải là quả quít. Nếu cả đời chỉ biết quả cam thì khi gặp quả quít nhầm tưởng là quả cam, là điều có thể hiểu được. Nhưng nếu năm này qua tháng khác gặp vô số quả quít rồi mà vẫn chưa nhìn ra được sự khác biệt, thì đó là vấn đề trình độ. Hoặc trong một số trường hợp là một sự cố tình gượng ép để đạt mục đích riêng tư. Cả hai đều gây bất lợi cho sự tiến triển tích cực.

Trung Quốc huy động 3 triệu người tham gia cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979

Zhdate

Hiếu Bá Linh lược dịch

17-2-2022

Ảnh chụp màn hình bài viết đăng ngày 6-1-2022, trên trang Zhdate

Vì thiếu… luật bảo đảm quyền lực và quyền lợi của công an!

Blog VOA

Trân Văn

16-2-2022

Năm 2012, một chuyên gia tính toán, chi phí cho mỗi phút trong kỳ họp Quốc hội của Việt Nam khoảng hai triệu đồng, chi phí trung bình cho mỗi ngày Quốc hội nhóm họp khoảng một tỉ đồng. Nguồn: Thanh Niên

Chuyện buồn, nhân dịp tưởng niệm 43 năm cuộc chiến chống quân xâm lược

Dương Tự Lập

17-2-2022

Ba năm trước, tôi gửi bài viết đăng trên Tiếng Dân: “Thiên thu định luận” và người bạn sử học của cha”. Ngay hôm sau, báo mạng Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam vội gỡ bỏ trang ảnh giới thiệu ở mục cá nhân: Các Ủy viên Trung ương Đảng – Đồng chí Hoàng Văn Hoan.

Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ngày 17-2-1979

Nguyễn Văn Phước

16-2-2022

Ảnh bìa sách “Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 17-21979” của First News

Có những cuộc chiến, những cái chết không bao giờ được phép quên. Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng. Năm đó tôi học lớp 11, 17 tuổi.