Dân Chủ Suy thoái? (phần 3)

VÌ SAO DÂN CHỦ LÀM TỒI ĐẾN VẬY? 

FRANCIS FUKUYAMA

Tạp chí Journal of Democracy đã xuất bản số mở đầu của nó một chút sau điểm giữa của cái Samuel P. Huntington đã dán nhãn là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa, ngay sau khi bức Tường Berlin sụp đổ và trước sự tan rã của Liên Xô. [1] Các cuộc chuyển đổi ở Nam Âu và hầu hết chuyển đổi ở Mỹ Latin đã xảy ra rồi, và Đông Âu đã chuyển động với nhịp độ chóng mặt khỏi chủ nghĩa cộng sản, trong khi các cuộc chuyển đổi dân chủ ở châu Phi hạ-Sahara và Liên Xô trước đây đã chỉ vừa bắt đầu. Nhìn tổng thể, đã có sự tiến bộ đáng chú ý khắp thế giới về dân chủ hóa trong một giai đoạn gần 45 năm, làm tăng số các nền dân chủ bầu cử từ khoảng 35 trong 1970 lên hơn 110 trong năm 2014.

Dân Chủ Suy thoái? (phần 2)

DẪN NHẬP

MARC F. PLATTNER

Dân chủ có suy thái không? Chắc chắn, cảm nhận rằng nó suy thoái đã trở nên phổ biến hơn bất kỳ thời nào trong một phần tư thế kỷ qua. Đây không phải là một nhận xét nhân quả về phần tôi. Đã phục vụ với tư cách đồng biên tập của Journal of Democracy từ khi nó xuất bản số mở đầu vào tháng Giêng 1990, tôi đã thường xuyên dành sự chú ý của mình để theo dõi những tiến bộ và thụt lùi của dân chủ khắp thế giới. Trong hơn 25 năm, đồng biên tập của tôi Larry Diamond và tôi đã “đo nhiệt độ” của dân chủ. Từ 1998, chúng tôi đã công bố hàng năm một bài tóm tắt khảo sát Tự do trên Thế giới – Freedom in the World của Freedom House, và chúng tôi đã viết nhiều tiểu luận khác phân tích quỹ đạo toàn cầu của dân chủ, bắt đầu với bài báo kinh điển 1991 của Samuel P. Huntington đưa ra khái niệm về “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.

Dân Chủ Suy thoái? (phần 1)

hình bìa sách – nguồn: internet

LỜI GIỚI THIỆU của dịch giả

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ ba mươi hai * của tủ sách SOS2, cuốn Dân chủ có Suy thoái? do Larry Diamond và Marc Plattner biên tập (Johns Hopkin University Press-2015). Đây là tuyển tập các bài viết mang tính toàn cầu trong số kỷ niệm 25 năm của Tạp chí Journal of Democracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University Press biên tập và in dưới dạng một tập sách mỏng.

Bạn đọc có thể thấy những tranh cãi hiện thời về dân chủ. Dân chủ không tự sinh ra và cũng không tự tồn tại, nó phải được củng cố, làm mới từ ngày này qua ngày khác. Ngay cả ở các nền dân chủ lâu đời, cuộc đấu tranh cho dân chủ phải được tiếp tục không ngưng nghỉ nhằm củng cố, cải thiện, nâng cao dân chủ.

Quan hệ giữa cán bộ và người dân theo nguyên lý nào?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

24-5-2017

Các quan điểm chính trị học ngày nay đều dựa trên 2 phạm trù cơ bản “Nhà nước“ và “Nhân dân“ theo nguyên lý “nhà nước của dân, do dân, vì dân“ vốn quyết định nguyên tắc vận hành của bộ máy chính quyền và mang ý nghĩa thiết thực hàng ngày đối với cuộc sống từng người dân; nhất là mỗi khi cán bộ công chức hành xử có vấn đề nguyên lý đó lại được đưa ra như một thước đo để kiểm định. Chính vì tầm quan trọng đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi mới giành được chính quyền, cách đây tới  72 năm, đã cụ thể hoá thành nguyên tắc về mối quan hệ giữa cán bộ công chức với người dân: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa“. Nghĩa là, người dân được  lấy làm thước đo (gốc, mục đích), quyết định bộ máy nhà nước (đuổi chính phủ), thải hồi cán bộ công chức sai phạm.

42 năm, ở bên phía “triệu người vui” (*)

Hoàng Thy Ban Mai

24-5-2017

Chân dung cô Tuyết Anh, con gái lớn của bà Hoài. Nguồn: tác giả cung cấp.

Thông báo truyền miệng “Đà Lạt được giải phóng rồi. Các đồng chí khẩn trương về tiếp thu”. Mọi người vui mừng, chia nhóm, hối hả thu gom đồ đạt rồi lên đường ngay. Bà Hoài là một trong số người mừng vui nhất. Vui vì được trở lại Đà Lạt, nơi mà bà từng hoạt động nhưng bị lộ phải thoát ly. Bà sẽ gặp lại nhiều đồng chí còn bám trụ. Bà cũng sẽ gặp lại đứa con gái yêu thương, cùng thoát ly với bà 5, 6 năm trước, nhưng hoạt động khác vùng, sau đó bỏ trốn về lại thành. Bà sẽ được biết sự thật, chắc chắn không như tin đồn nhảm mà bà chỉ nghe loáng thoáng được đôi điều úp mở. Nhưng vui nhất là sẽ gặp lại chồng, người mà suốt 20 năm chiến tranh bà vẫn một lòng thương nhớ. Bà nhớ như in ngày ông tập kết ra Bắc, hai vợ chồng đã bịn rịn, đến nghẹn lời, không thể nói được câu nào nhưng trong tất cả là một hứa hẹn đợi chờ, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào. Lúc tiễn đưa bà chứng tỏ được sự mạnh mẽ của một cán bộ gương mẩu trước mắt mọi người nhưng về đêm nước mắt ướt đẫm áo gối. Bây giờ gặp lại, bà sẽ hãnh diện không những vì chung thủy mà còn về hai đứa con gái, dù phải sống dưới chế độ đồi trụy Mỹ Ngụy, nhưng chúng không hư hỏng mà còn giác ngộ cách mạng, trực tiếp tham gia.

Xin đừng trở thành cái loa tuyên truyền cho chế độ CSVN

Thạch Đạt Lang

15-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi có một anh bạn quen trên mạng. Trước năm 1975, anh là một bác sĩ ở miền Bắc XHCN, bác sĩ thật sự, tức có đào tạo từ trường y khoa chính thống ở miền Bắc hệ 4-5 năm trong thời gian chiến tranh Quốc-Cộng, không phải là loại bác sĩ tốt nghiệp ở đường Trường Sơn trên đường đi B. Cho dù khả năng chuyên môn về y khoa của anh không thể sánh bằng bác sĩ cùng thời được đào tạo từ miến Nam, anh vẫn xứng đáng được đánh giá là trí thức xã hội chủ nghĩa.

Năm 1979, vì ông nội là người Hoa, anh và gia đình bị chế độ CSVN theo lệnh Lê Duẩn trục xuất về Tầu, cho dù anh hoàn toàn không nói được tiếng Tầu, do ngay từ thời bố mẹ anh, gia đình cũng không còn sử dụng tiếng Tầu trong giáo dục con cái.

Theo như lời kể của anh qua email, gia đình anh sống ở Hải Phòng, vợ anh người Việt, là giáo viên, năm 1979, khi chiến tranh giữa Môi hở-Răng lạnh xẩy ra, vợ anh bị đảng ủy của trường kêu lên “làm việc”, yêu cầu vợ anh phải li dị với chồng nếu không muốn “mất dậy”. Hai vợ chồng hãi quá, đành phải tính kế ra đi, tìm đường cứu lấy hạnh phúc gia đình. Chuyến đi may mắn, được tầu hàng của Anh vớt, sau đó định cư ở London đến nay.

Ý kiến: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

27-10-2011

Các tác giả:

Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm

Những chuyện chưa quên (phần 16)

Hồ Phú Bông

Phần 16: Đất lành

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10, phần 11, phần 12, phần 13, phần 14phần 15

Công viên Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà hình vuông, có bốn lối vào theo hình chữ thập. Giao điểm là tượng Đức Mẹ đạp chân lên đầu con rắn, cỡ gấp đôi người thật. Đầu con rắn bị sứt mất một miếng nhỏ. Trụ để tượng khá cao. Thân trụ làm bằng đá hoa màu nâu đỏ. Chân trụ cũng là chỗ ngồi của đám thợ hình khi ế khách. Chắc hẳn cái công viên nầy không phải dùng để thương mại mà chỉ để thờ phượng. Một nơi trang nghiêm của thành phố. Mỗi chiều, một số người muốn tĩnh tâm, thường đến ngồi trên một số băng ghế đá chung quanh nhìn lên tượng Đức Mẹ cầu nguyện.

Thế nhưng, không biết từ bao lâu, nơi trang nghiêm nầy đã trờ thành một địa điểm thương mại. Là địa bàn chính của Quốc doanh Nhiếp ảnh Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu có khách chụp ảnh, muốn có một tấm hình ngồi trên băng ghế đá nhìn vô nhà thờ thì người thợ chụp ảnh không ngần ngại gì xin người đang ngồi cầu nguyện ở đó nhường chỗ và cũng chưa bao giờ gặp sự phản đối. Mọi người hình như đều có cái ẩn nhẫn, chịu đựng nhau. Phải chăng vì cùng cực khổ nên dễ cảm thông hay nhận được tình yêu từ Đức Mẹ nhân từ nên dễ tha thứ cho một người thợ kiếm cơm đang gặp khách? Cũng có thể vì đây là nơi kinh doanh của nhà nước, được cả nể, nên không ai dám đụng đến! Nếu phàn nàn cản trở, biết đâu lại không bị phiền phức đến luật pháp Xã hội Chủ nghĩa và ông công an, ba đời là thành phần bần cố nông, dĩ nhiên phải hành xử kiểu làm cản trở công việc của nhà nước là có ý chống đối chế độ! Một câu nhịn là chín câu lành có khi lại hay hơn!

Chính sách trần tục hóa những nơi tôn nghiêm của nhà nước thật có kết quả, khi hàng ngày đủ mọi chuyện thế tục đang diễn ra tại đây.

Ngoài số thợ chuyên nghiệp lâu đời, đám thợ hình còn lại đủ loại, đủ thành phần.

Loại bụi đời, lang bạt. Vừa chụp hình vừa bàn tính chuyện mua bán dâm, dùng địa điểm nầy để hẹn hò, mối lái. Loại nầy có Ấn Nổ và Hoàng Phi. Ấn Nổ tên thật là Ân nhưng mỗi lần có khách, tùy loại, anh ta “nổ” cách khác nhau. Ấn nút là nổ. Nổ như pháo. Đặc biệt khi gặp đám chị em ta thì lên giọng đại ca. Và đại ca cũng làm được việc là giới thiệu cho các em một số khách làng chơi thuộc loại ở các nơi xa mới về thành phố. Bù lại, khi ế khách, đại ca tìm đến được các em cho mùi mẫn không tính tiền. Đại ca với đàn em là Hoàng Phi cũng vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên đóng phim con heo với mấy em để chụp hình và chụp thêm một số hình lõa thể riêng của mấy em, thủ sẵn trong túi đồ nghề, để tùy loại khách đem ra làm mối hay gạ bán ảnh, đặc biệt cho loại khách về Sài Gòn công tác, muốn học văn minh và tìm chứng cớ đem về khoe với đơn vị.

Loại công nhân viên hãng phim Sài Gòn Giải phóng. Họ ăn cắp phim đem ra đây tiêu thụ. Họ nhờ vào tiếng tăm của hãng phim câu khách sộp để chụp hình thêm thu nhập. Họ giữ các chức vụ tổ trưởng, tổ phó như Đổng, Man, Khai và Đường. Bù lại, quốc doanh nhiếp ảnh cũng mượn hơi họ để quảng cáo với khách hàng. Vì mấy cái tên chánh quay phim, phó quay phim nổi bật trên màn ảnh các cuốn phim chiếu trong thành phố gây ấn tượng tốt cho khách, dù thật sự nghề nghiệp của họ cũng chẳng có liên hệ gì nhiều đến chuyện chụp ảnh ở đây. Và có rất nhiều trường hợp, vì họ quen với ánh sáng lý tưởng được bố trí tại các phim trường cho chủ đề nên không quen với loại ánh sáng thiên nhiên bên ngoài, nên số hình họ chụp bị hư, xấu còn nhiều hơn những người thợ bình thường!

Loại ngụy tạo danh tánh. Vì khi ra tù không nghề, không vốn, không hộ khẩu, lại bị kỳ thị mọi mặt nên lục soạn đồ cũ may đâu còn sót lại cái máy chụp ảnh thì nhờ đám thợ ảnh chuyên nghiệp, có uy tín trong nghề, giới thiệu đi làm mà không phải điền đơn, kê khai lý lịch, trắc nghiệm khả năng kỹ thuật. Thân, Tân, Cù Hè và Nghiêm thuộc loại nầy. Loại nầy thì hành nghề rất cẩn thận. Tận tụy. Thoạt nhìn thì họ yêu nghề rất mực. Nắng sớm, chiều mưa, đêm hôm khuya tối họ đều có mặt tại địa bàn. Đôi lúc công viên vắng tanh họ vẫn còn bám lại như những con cò đang đứng cô đơn trong quảng vắng, nhờ thế đôi lúc họ vớ được khách sộp. Các thành phần có tiền, sau khi ăn nhậu, lả lướt về khuya thường có thêm cái thú thích chụp ảnh với người đẹp! Chỉ qua vài mẩu đối thoại cũng có thể biết chút ít về thành phần xã hội của họ. Họ rất phong độ trước người đẹp và thợ chụp hình.

– Ông chụp lấy cho hết đỉnh tháp chuông nhà thờ cho tôi nhé!

Chữ lấy cho tôi nhé cuối câu rất quan trọng! Ngôn ngữ loại sai bảo nầy không phải thứ dân thường! Nhưng bóng tối bao trùm, công viên thì chỉ có mấy ánh đèn đường vàng vọt chiếu sáng, tháp chuông nhà thờ lại cao nghễu nghện lờ mờ trong bóng đêm, nên người biết tối thiểu về chụp ảnh hẳn không ai có thể đưa ra một đòi hỏi lạ lùng như vậy! Cho nên phải rất khéo léo giải thích để khách hàng không mất cái hào hoa phong độ với người đẹp và chụp ảnh theo ý mình mà khách vẫn vừa lòng!

Nhóm nầy, thật sự là những người đem lại lợi nhuận cho công ty. Nhưng bên trong họ luôn luôn lo sợ, vì nếu tông tích bị lộ thì chắc chắn sẽ bị đưa ngay trở lại trại cải tạo và cái mũ CIA sẽ bị chụp ngay lên đầu! Chụp ảnh là số một trong số 13 nghề bị cấm làm, kể cả nghề hớt tóc! Nhưng TV, radio của nhà nước thì đường lối chính sách vẫn trước sau như một. Không phân biệt đối xử!  

Loại nguy hiểm nhất là đám công an chìm! Họ vừa chụp ảnh, vừa săn tin, vừa hành nghề mật vụ.  Họ là loại công an bảo vệ chính trị. Công an giao thông, công an kinh tế đều đứng đàng sau loại công an nầy! Chế độ tồn tại hay không là đám công an nầy.

Họ còn trẻ và có cái thính mũi của một loài chó săn. Có cái hiền lành, kiên nhẫn của một chú mèo nằm đợi con mồi. Mềm nhũn! Nhưng khi đã vung tay chộp bắt thì con mồi khó thể thoát thân vì lúc đó bộ móng vuốt khéo che giấu mới bung ra, cứng như thép, sắc như dao cạo chộp ngay vào yết hầu! Cuộc biểu tình đầu tiên chống chế độ tổ chức gần Sở Thú tháng 6 năm 1991 bị bể ngay từ đầu là do nhóm nầy. Họ nói năng từ tốn, không khoa trương, khoác lác nên rất dễ cho người khác tâm sự. Được cái số người nầy không ra hiện trường chụp ảnh thường xuyên. Đôi khi họ vắng mặt cả tháng dài. Thường họ ra hiện trường rất trễ, tám chín giờ đêm. Đến và đi rất bất chợt. Bin, Đen thuộc nhóm nầy.

Và thêm một ông biệt động thành tên Nhiên. Ông nầy nằm trong nhóm của ông La Văn Liếm, chỉ huy trưởng biệt động thành Sài Gòn. Hàng năm cứ đến ngày lễ kỷ niệm đơn vị đặc công của thành phố ông đều tham dự, rồi sau đó kể lại. Đây là niềm hãnh diện của ông. Ông biệt động thành tánh tình cởi mở, nói cười thỏa mái, ít câu nệ. Ông thuộc loại lè phè và cũng hơi ba phải. Điểm đặc biệt là đôi chân ông bị “xi cà que”! Ông là biệt động thành thứ thiệt hay dỏm không ai biết chắc nhưng có thể là thiệt! Có thể nhờ tính tình loại ba phải ruột để ngoài da với đôi chân giống như tật nguyền nên ông đánh lừa được cảnh sát Việt Nam Cộng hòa chăng? Ông hoàn toàn không có cái nhanh nhẹn, tháo vát và lầm lì, điều mà các thám tử thực hiện công tác giết người, phá hoại phải có. Nghề chụp hình của ông cũng rất khiêm tốn. Ông là tác giả thường trực của số hình chụp hư hoặc xấu nên thường bị khách hàng chê, đôi khi bị sỉ vả nhưng được cái cười hề hề, xin lỗi nên mọi chuyện cũng êm xuôi. Câu chuyện tôi chụp ông Lê Duẩn cụt cẳng được ông kể rất chi tiết rồi đưa hình cho cả đám thợ xem.

Hôm đó, bên thông tin văn hóa quận 1 bất ngờ cho người đến cửa hàng quốc doanh nhiếp ảnh (vì cửa hàng nầy trực thuộc quận 1) là họ cần ngay một người thợ.  Ông Minh, cửa hàng trưởng, định cho người chạy ra ngoài địa bàn nhà thờ Đức Bà tìm vì cửa hàng nằm ngay ngả tư Lê Thánh Tôn – Đồng Khởi (Gia Long cũ), chỗ văn phòng hàng không Việt Nam trước kia rất gần, thì gặp ông biệt động thành bước vào. Ông Minh nghĩ cũng như những lần trước, chẳng có gì quan trọng, nên dù biết tay nghề của ông biệt động thành rất rõ nhưng ông biết thợ không thích chụp cho nhà nước vì vừa mất thì giờ, vừa rắc rối tiền bạc, lại chẳng được bao nhiêu nên tiện thể ông Minh thông báo cho ông biệt động thành.

Ông biệt động thành nhại giọng cán bộ kể:

– “Ông vớ bở!  Đang thiếu chỉ tiêu ấy mà! Tớ đi ngay với ông văn hóa quạnh đang đứng chờ!”

Thật bất ngờ, đó là lần thăm viếng “đột xuất” bà chủ tịch Quận I của ông Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng. Theo tin đồn đãi thì bà chủ tịch là nhân tình cũ của ông Tổng bí thư, cho nên khi vừa thấy xe đỗ bà chạy tới, cận vệ vừa mở cửa xe thì ông Tổng bí thư cũng nhào ra. Hai người ôm nhau rất thắm thiết tình đồng chí và cái cảnh nầy ông biệt động thành không kịp trở tay! Cái máy xí lố cố không thể chụp từ xa và cũng không dám chạy lại gần do đó mấy tấm ảnh được chụp loạn xạ trong lúc nầy, không đúng khẩu độ và khoảng cách nên đều bị nhòe. Chỉ may mắn có được một tấm tương đối rõ thì lại không nằm ngay ngắn như những tấm ảnh bình thường. Phải để nghiêng tấm ảnh xem thì đầu của ông Lê Duẩn bị cắt sát mí tóc còn hai chân thì một cụt ngay chỗ đầu gối, một cụt thấp hơn. Còn bà chủ tịch, đang nhón gót cao cho vừa tầm ông Lê Duẩn, nhờ nằm gần đường chéo tấm hình, nên còn nguyên vẹn.

Ông biệt động thành đem tấm hình ra khoe rồi cười hề hề.

Không riêng gì ông biệt động thành, đám thợ hình thường có nhiều phi vụ đặc biệt để kể cho nhau. Vừa vui, vừa giết được thời gian ế khách.

Ông Viện, tổ trưởng cũng có chân dạy thêm một lớp về nghệ thuật nhiếp ảnh đang rất thịnh hành ở thành phố. Những thành phần có máu mặt, thích chụp ảnh thường mướn mấy ông thầy nầy thực hiện. Viện còn trẻ, độc thân nhưng là thầy giáo nên ngôn ngữ và thái độ rất đáng tin.

– “Sau party, học trò của tôi dắt lại giới thiệu với tôi một người đẹp. Cô bé nhìn cũng dễ coi. Cô yêu cầu tôi chụp cho cô một số hình đặc biệt. Lúc nầy tôi đã hơi xỉn. Người đẹp có lẽ cũng vậy. Tôi không lạ gì những trường hợp như thế nầy nên nhận lời. Tôi hỏi: bao giờ? Người đẹp trả lời dứt khoát: tôi sẽ cho người đến đón anh tối mai. Tôi phân bua: muốn chụp ảnh đặc biệt, tôi phải có chút chuẩn bị. Sớm nhất là hai ngày sau. Người đẹp: như vậy thì tối thứ tư. Tôi nghĩ chắc người đẹp muốn chứng tỏ mình là thành phần ngon lành nên từ chối và nói: cho tôi địa chỉ tôi sẽ tìm đến. Cô học trò tôi nháy mắt. Tôi lại hiểu lầm: chắc con bé chịu đèn rồi nên tôi gật đầu. Đúng hẹn, khoảng chín giờ đêm có chiếc xe hơi đến đón làm tôi thật ngạc nhiên. Thời buổi nầy mà có xe hơi thì lạ lắm. Trong đời tôi cũng chưa bao giờ có được hân hạnh nầy.”

Viện mở túi đồ nghề lấy ra một xấp ảnh khá dày nhưng không cho xem. Đó là ảnh chụp ái nữ ông Nguyễn Văn Linh, Bí thư Thành ủy trong phòng riêng. Quần áo và trang trí dựa theo Playboy. Một số thợ ở đây cũng đã chụp loại hình tương tự cho một số cô trong giới ăn chơi vì đang là phong trào thời thượng của thành phố và thường đem ra khoe với đám thợ hình trước khi giao cho khách. Trường hợp của Viện rất đặc biệt nên Viện sợ không dám cho thợ xem. Không được nhìn thấy hình nhưng nghe Viện kể, đám thợ cứ cười lên hăng hắc và hít hà om sòm!

Imex, ngôi nhà hiện đại nhất của thành phố, được xây cất do quỹ tích lũy từ lương tháng của quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa trước 1975. Bên trong có thang máy. Dưới có tầng hầm cho xe hơi đậu. Imex nằm trên đường Nguyễn Huệ, bấy giờ là trung tâm thương mại xuất nhập cảng quan trọng nhất của thành phố. Ông Charles Đức, quốc tịch Pháp, chồng của đào cải lương Bạch Tuyết là giám đốc. Ông Charles Đức có nhiều liên hệ mật thiết với các lãnh tụ của chế độ, nên những nhân vật chóp bu thường đến đây. Họ đến cả về đêm. Trên sân thượng tòa nhà có một lều tranh và cũng là quầy rượu. Cây kiểng chưng bày rất đẹp. Ở đây có thể quan sát cả thành phố, Thủ Thiêm và sông Bạch Đằng. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh thỉnh thoảng dẫn vài nhóm học trò học nhiếp ảnh lên đây vào buổi chiều. Dân thường muốn đặt chân đến đây chắc hẳn phải qua cửa ải ông gác dan, mà danh từ mới gọi là bảo vệ. Thợ chụp hình gặp khách xịn, sau khi chụp mấy kiểu nơi chậu kiểng trước thềm nhà mà được ông bảo vệ gật đầu cho phép dùng thang máy lên sân thượng thì coi như trúng số. Mấy ông bảo vệ ở đây lúc nào cũng quần áo bảnh bao, không đồng phục và chỉ hút thuốc có cán nên rất nhiều người có vai vế mới đến tưởng lầm, cứ dạ thưa…

Sân thượng có cái cao của chóp bu, đứng ngồi trên đầu thiên hạ, là nơi mấy ông lãnh tụ thích đến chắc không phải vì việc nước. Đây là hang động hiện đại bí mật, trái ngược hẳn với địa đạo Củ Chi thời còn chiến tranh. Bên trên thì tiệc tùng, yến ẩm nhưng bên dưới vẫn vắng vẻ tránh được sự dòm ngó của người dân. Ở đây rất tĩnh lặng. Thứ tĩnh lặng uy nghi của những kẻ đầy uy quyền thụ hưởng! Thường thường các cô chiêu đãi được tuyển chọn đã được sắp xếp từ buổi chiều. Xe chở họ vào dưới tầng hầm rồi lên thẳng bên trong nên không một ai gặp mặt.  

Imex là địa điểm 2 của Quốc doanh Nhiếp ảnh Quận I. Khu vực nầy là nơi ăn chơi hạng sang của thành phố. Bin và Nghiêm thường bám trụ ở đây về đêm. Bin biết khá rõ nhân dáng của các lãnh tụ dù là ban đêm thiếu ánh sáng. Một lần Bin chỉ ông Võ Nguyên Giáp mặc sơ mi trắng ngắn tay, áo ngoài quần với một cận vệ theo sau. Lần khác là ông Nguyễn Văn Linh, cũng đến đây khá khuya với một cận vệ. Họ đến như những người nhàn tản, rất bình thường, nên nếu không biết rõ thì rất khó nhận ra.

Vắng khách, đang ngồi tán gẫu với mấy thợ chụp hình khác dưới chân tượng Đức Mẹ, trước nhà thờ Đức Bà thì thấy Nghi đạp xe trờ tới. Nghiêm có chút ngạc nhiên, lên tiếng:

– Ủa, xích lô đâu mà đi xe đạp tới đây ?

Nghi lờ vờ:

– Đổi tài.  Nghỉ xả hơi một bữa!

– Khá không ?

– Khá con mẹ gì !

– Có gì lạ không ?

– Có. Có nên mới nghỉ xả hơi ra đây tìm mày.

– Tao cũng đang ngồi ngáp ruồi đây.

– Qua bà Hai kiếm cái cà phê. Nói chuyện.

Nghiêm quay qua nói với Thìn, người đang ngồi bên cạnh:

– Tôi bỏ tài. Anh cứ đôn lên.

Vì thợ đông nên phải chia tài, theo kiểu tài xế ở bến xe!

Nghiêm kêu hai cái cà phê đá. Cà phê đá ở đây nổi tiếng là ngon.  

Nghi tâm sự việc sắp xếp của mình, rồi hỏi:

– Mày thấy như vậy có ổn không?

Nghiêm như chìm trong suy nghĩ, không trả lời. Nghi tiếp:

– Thằng Lân sẽ chở tao đến ga Bình Triệu và chờ bên ngoài. Mày và tao vào trong tìm. Mày cố làm sao chụp cho được cái ngơ ngác của cô nàng giữa đám đông và cái xúc động của tụi tao khi gặp lại nhau là hoàn thành thiên phóng sự của mày. Bốn năm năm đã trôi qua, tụi tao cũng chưa chắc dễ nhận ra nhau.

– Vậy mày có dặn bảo dấu hiệu gì để nhận diện không? Áo vàng, áo tím gì đó. Hay mang cái gùi trên vai chẳng hạn! Mà tại sao lại không thêm một cái vương miện bằng hoa lá rừng Hoàng Liên Sơn kiểu La Mã nhỉ? Bảo đảm trăm phần trăm, vừa dễ nhận, vừa không trùng với ai cả!

– Mày thì lúc nào cũng phịa thêm chuyện.

– Ừ, tiên nữ của rừng xanh mà! Coi chừng tao mê tiên nữ của mày cũng như tao đã mê tiên nữ Audrey Hupburn có đôi mắt to, tròn như mắt sóc, trong một phim đóng ở rừng. Khi cô nàng trốn người lạ thật kín ở trên một nhánh cây nhưng lại quên mặt hồ nước trong xanh bên dưới phản chiếu. Khuôn mặt và đôi mắt nàng nổi trên gợn sóng lăn tăn, làm trái tim tao xao xuyến. Đôi mắt đó đã làm cho tuổi chớm yêu của tao mê mẫn, nhớ mãi đến bây giờ.

– Cái khổ là cô nàng không có cái áo nào có màu sắc đặc biệt để khác lạ giữa đám đông. Và thư từ chỉ mới nhận được cái thứ ba nên cô nàng dặn tao mặc áo sơ mi xanh và đội nón lá.

Nghiêm cười thật thỏa mái:

– Gớm, chỉ lá thư thứ ba mà đã bỏ nhà chạy tuốt vô Nam tìm trai rồi!

Nghi giận đỏ mặt:

– Vừa phải thôi nghe mày!  

Nghiêm trầm ngâm nhìn bạn. Ngày tháng Hoàng Liên Sơn lại hiện về. Là tháng năm không thể nào quên trong một đời người nhưng chắc chắn lúc nầy chưa phải là lúc ngồi nhìn lại. Từ sau 30-4-1975 đến bây giờ vẫn là một cuộc tản hàng!  Một cuộc chạy!  Đang tiếp tục chạy và vì thế không ai muốn đứng nhìn lại đoạn đường đã qua. Phải tiếp tục đoạn đường còn lại. Nhưng chuyện tình tưởng như vô vọng của Tố Nga bỗng dưng làm sống lại ngày tháng cũ. Mỗi người phải đương đầu với gian khổ một cách khác nhau, chịu những khắc nghiệt khác nhau. Những cánh bèo trôi dạt tưởng như vô định trước cơn sóng dữ lại gặp nhau. Lại tựa vào nhau. Bám vào nhau. Tố Nga đã can đảm và phản ứng dứt khoát, dám sống chết cho một tình cảm mong manh nhưng rất thật. Rừng núi Hoàng Liên Sơn không thể giam hãm được ước mơ của một trái tim không chấp nhận sự an bài của chế độ.

Uống thêm một ngụm cà phê, nhìn cái bồn chồn với toan tính của Nghi, Nghiêm thấy mừng cho bạn:

– Đùa với mày đó. Tao cũng xúc động không kém khi nghe tụi mày bắt lại được liên lạc với nhau. Cả bọn tao cũng mong được gặp cô nàng. Cái gian khổ và lãng mạn kết hợp nhau làm sao quên được. Mong rằng cuộc tình tụi mày kết thúc có hậu. Nhưng cái đẹp ở núi rừng và ở thành phố khác nhau mày có chuẩn bị tâm lý cho bà già chưa?

– Cả ông bà già đều phúc hậu mà. Tiêu chuẩn ưu tiên của ông bà già là tình yêu chân thật và biết hy sinh. Chính ba má tao hối thúc tao kêu con bé vào ngay và rất trông đợi để gặp con bé. Con bé viết thư cho tao cũng lo sợ vụ liều này lắm !

Mới đó đã hơn bốn năm trôi qua, kể từ ngày rời trại Khe Tối. Bước đường tù mịt mờ, đói khát, bị hành hạ, chết chóc luôn săn đuổi nhưng đời sống vẫn có sự bí mật ở phía trước!  Không ai biết được cái sắp đến. Chỉ chuẩn bị. Mơ ước. Phấn đấu. Nhưng hiện tại bao giờ cũng mới mẻ và ngạc nhiên. Đó là sự sinh động cho dù thành công hay thất bại. Cứ nghĩ đã chết đi ở một trại tù nào đó, thân xác đã bị vùi dập ở một ven rừng nào đó như một số người thì giờ đây thân xác ấy đã tan rã trong lòng đất cho cây lá rừng vẫn xanh! Những trang hồi ký, những tập truyện, bây giờ cố vẽ lại, viết lại, thì ngọn gió vẫn vô tình lay động trên cành cây, ngọn cỏ nơi nấm mồ hoang vu! Làm sao quên được quá khứ, một đan kết của khổ đau và thù hận. Thứ thù hận của một chủ nghĩa không tưởng, thêu dệt để đày đọa con người vào một khuôn mẫu như đồ vật.  

Ngày tháng sắp tới sẽ ra sao. Hiện tại vẫn là bóng tối. Tương lai vẫn mịt mờ cho cả một dân tộc không riêng gì cho những tù nhân được cho về! Nhưng sự chờ đợi của Nghi đã có thêm một ngày mới. Một dấu hiệu mới. Một chặng đường mới. Dù chưa biết được kết thúc nhưng sự nối kết đã nói lên một hạnh phúc mới. Loại hạnh phúc tìm được mà chỉ những kẻ kề cận cái chết trong cực hình mới thấm thía khi nếm được vị ngọt ở đầu môi.

Quán cà phê vỉa hè đang đông khách ra vào. Đây là nhà in của báo Lao Động nằm cạnh văn phòng tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn trước kia. Sau năm 1975 họ đã chiếm đoạt cơ sở nầy. Từ công viên Hòa Bình nhìn qua, dãy nhà văn phòng Tòa Tổng Giám Mục im lìm gần như hoang vắng. Chỉ có những cây sứ cùi đang còn cố vươn tay qua dãy hàng rào tường rêu mốc, như nhắc nhở người qua đường.

Nghiêm chưa bao giờ đọc tờ báo Lao Động nầy nhưng cơ ngơi của một tờ báo lại do cướp đoạt thì nội dung liệu có nói lên được cái tối thiểu của công lý?

Con tàu Thống Nhất cuối cùng rồi cũng bò vào bến. Chuyến tàu hôm nay về trễ gần một tiếng đồng hồ. Khi tiếng còi tàu vang lên Nghi, Nghiêm và Lân cùng đứng dậy quên hẳn cái uể oải của sự đợi chờ. Lân vui vẻ ra mặt, quày quả ra chiếc xích lô đậu gần đó còn quay đầu lại i ỉ một câu trong bài Lý con ngựa ô, chọc Nghi:

– Anh đưa nàng..là…anh đưa nàng là..là… dề dinh!

Nghi không trả lời cùng Nghiêm bon chen giữa đám đông vào trong. Cả hai cố gắng tìm một chỗ dễ quan sát. Dòng người nhốn nháo, xô bồ. Sân ga chật hẳn lại. Nghi mặc áo xanh và đội nón lá trông lạ hoắc. Nhưng cái căng thẳng trên khuôn mặt Nghi mới đặc biệt.

Con tàu nhả ra đủ loại người. Chen lấn nhau hỗn độn. Tiếng rao hàng, tiếng mời chào bắt khách, tiếng tru tréo, la mắng chửi nhau om sòm. Sân ga với những tình khúc nên thơ và xúc động như lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế hoàn toàn không thấy ở đây. Nghi lẩm bẩm:

– Người người như thế nầy thì khó nhận ra lắm.

Nghiêm cầm cái máy chụp ảnh trên tay và túi đồ nghề đeo ở trước bụng đề phòng bọn đạo chích. Nghi kéo tay Nghiêm:

– Mình lùi trở lại để cô nàng dễ nhận ra tao hơn là đứng gần đây.

Khi lượng người giảm dần, Nghi chỉ tay về một người con gái đang bước xuống tàu:

– Có thể là cô nàng !

Nhưng một người đàn ông vừa chạy tới, đón đỡ cái xách tay. Nghiêm bất ngờ nghe một giọng nói nhỏ từ phía sau:

– Xin lỗi có phải anh Nghi đấy không ạ?

Nghiêm quay lại như một cái máy. Trong khoảnh khắc ấy, Nghiêm dang ra xa và đưa máy lên bấm theo tiếng ồ kinh ngạc của Nghi.

– Tố Uyên!  Em đi có một mình?  Chị Tố Nga đâu?

Nghiêm chụp vội thêm mấy tấm hình nữa, rồi lãng ra xa dành chút riêng tư cho bạn.

Từ xa nhìn lại, Nghiêm thấy Nghi như chết sửng và tái xanh. Sự việc gì đó đang xảy ra chắc chắn là quan trọng. Quan trọng hơn mọi điều đã tiên liệu. Nghiêm nghĩ ngay đến định mệnh!

Buổi tối, Lân và Nghiêm đạp xe đến nhà Nghi. Gõ cửa thật lâu. Má Nghi ra đón. Bà vỗ vai Lân và Nghiêm thì thầm:

– Tụi con tìm cách an ủi thằng Nghi. Hai bác thấy tinh thần nó suy sụp hẳn. Còn con nhỏ Uyên thì khóc đến sưng cả mắt.  

Lân, Nghiêm vào. Lân không còn ồn ào kiểu cái miệng đi trước như mọi khi. Căn phòng khách như rộng hơn. Thật yên lặng. Từng tiếng tích tắc của cái đồng hồ đang treo trên tường nghe thật rõ. Ba Nghi và Nghi ngồi yên trên ghế. Tố Uyên dợm người đứng dậy nhưng Nghi ra dấu ngồi lại. Nghi chỉ tay qua Nghiêm và Lân, nói với Tố Uyên:

– Anh Nghiêm, anh Lân bạn tù cùng trại Khe Tối với anh.

Má Nghi lại ngồi bên Tố Uyên.  Bà vỗ vỗ lên vai Tố Uyên:

– Con ăn uống tí chút gì đi để giữ sức khỏe. Đường xa mệt mà không ăn uống gì như thế nầy làm bác lo lắm. Bác đi lấy thức ăn lên cho con nghen?

Lân tiếp:

– Em nên nghe lời bác. Mọi người ở đây như trong một gia đình. Tất cả đều lo cho em.

Tố Uyên đứng dậy:

– Cám ơn hai bác và các anh.

Rồi quay qua nói với má Nghi:

– Con theo bác vào trong…

– Không.  Không khách sáo gì ráo trọi. Con ngồi đây. Ngồi yên đây. Để bác lo cho. Phải có cái ăn, cái uống mới được.

Bà vừa nói, vừa ấn trên vai Tố Uyên, bắt ngồi xuống.

Không ai biết phải bắt đầu câu chuyện như thế nào. Vết thương lớn quá. Cả mọi người như ngộp thở. Yên lặng chờ đợi nhưng không biết chờ đợi cái gì! Một lời nói, dù là an ủi, cũng như một nhát dao cứa thêm vào vết thương đang rĩ máu, vào nỗi đau đớn tột cùng.

Cuối cùng Nghi lên tiếng:

– Tố Nga bị thằng chín ngón hiếp ngay buổi sáng tụi mình rời trại Khe Tối. Ngay tại chỗ cưa xẻ!

Tố Uyên tiếp:

– Chị lê về được đến nhà thì kiệt sức. Cả tuần lễ thầy mẹ và em phải chăm sóc cho chị. Chị uất ức lắm. Anh biết, một người con gái bị làm nhục như vậy đau đớn là thể nào! Yên lặng thì càng bị dồn nén, hành hạ mãnh liệt hơn. Lên tiếng thì xấu hổ. Chỉ còn con đường tự sát. Chị như không còn lối thoát. Chị tuyệt vọng. Tuyệt vọng về cả việc chia tay với anh Nghi. Vì thân phận tù các anh ai cũng nghĩ sẽ bỏ xác một nơi nào đó thôi. Nhưng cuối cùng chị cũng vượt qua được. Chị quên bản thân. Quên việc xấu hổ. Chị nói phải làm một cái gì, chị không bỏ cuộc. Chị phải đấu tranh. Nhất định chị phải tố cáo. Chính sự tố cáo của chị mới đưa đến thảm kịch.

Giọng kể đều đều của Tố Uyên thấm trong nước mắt, tiếp:

– Hôm xử ở quận, mấy tên công an xã đã từng đeo đuổi chúng em nhưng không được, cũng vào xem. Khi họ bắt chị trưng bằng cớ, chị bình tĩnh nhìn vào mặt ông trại trưởng kể từng chi tiết, dấu vết chị ghi nhận được trên người ông. Đám công an theo dõi cười khả ố làm tòa phải yêu cầu giữ trật tự.

Sau đó ông trại trưởng được ông chỉ huy phó trung đoàn xác nhận, ông ấy là cán bộ gương mẫu đã được đề nghị chiến sĩ thi đua hai năm liền! Còn ông trại trưởng thì tố cáo chị Tố Nga đã có liên lạc với các anh. Ông trưng bằng cớ lá thư tình của chị viết định tìm cách gửi cho anh Nghi sáng hôm đó, nhưng không dẫn chứng được tên người nhận vì trong thư chị chỉ viết anh yêu dấu chứ không đề tên anh. Ông trại trưởng nhân danh một chiến sĩ cấp thi đua, tố cáo ngược lại chị:

– Chị Tố Nga vi phạm luật pháp nhà nước, có quan hệ bất chính với tù cải tạo, chị sợ tôi tố cáo trước nhân dân nên vu oan cho tôi. Xin các đồng chí xét cho.

Kết thúc, họ xử vụ án không đủ bằng chứng buộc tội. Ông trại trưởng ung dung ra về.

Người trong xã biết sự thật nhưng luật pháp là của Đảng và nhà nước, mình làm sao chống lại nổi? Mình chỉ còn cách tự an ủi nhau thôi. Sau đấy người trong xã thường đến thăm viếng và động viên chị và gia đình thầy mẹ chúng em.

Bị dằn vặt cả mấy tháng dài, từ chuyện cũ họ đuổi gia đình chúng em ra khỏi Hà Nội đi kinh tế mới, chuyện chúng em không thể vào đại học đến chuyện oan ức của chị nên chị quyết định khiếu kiện lên tỉnh.

Chờ mãi. Chờ mãi không thấy ai trả lời nên chị trực tiếp lên tỉnh. Sáng hôm đó chị rời gia đình và không còn bao giờ trở về nữa! Lộ trình xe thì chỉ có một tuyến đường và mỗi một chiếc xe duy nhất nên mọi người đều nhẵn mặt nhau. Hôm đó không ai thấy chị lên xe đó! Chị bị mất tích nên cả xóm cùng với gia đình chúng em đổ xô đi tìm. Ba ngày sau xác chị nổi lên ngoài suối lớn.

Công an điều tra nói chị tự tử vì lý do không rõ!

Tố Uyên nghẹn ngào nấc lên.

Ba Nghi vốn hiền lành ít nói nhưng cũng không chịu đựng được nữa. Ông thở dài rồi bật thành tiếng:

– Quân khốn nạn. Chúng giết người để diệt khẩu !

Má Nghi sụt sịt, vỗ về Tố Uyên:

– Ông trời có mắt nghen con !

Căn phòng tê cứng. Một lúc sau Tố Uyên tiếp:

– Cả xã, cả huyện đang bàn tán xôn xao thì lúc đó quân Trung Quốc tràn qua đánh. Mọi người phải bỏ chạy. Rồi chiến sự tràn lan. Đến sau chiến tranh, họ tổ chức lễ tuyên dương. Ông trại trưởng thành anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân! Ông lên chức lớn hơn.

Thời gian trôi qua. Câu chuyện chị Tố Nga bị rơi vào quên lãng. Mọi người đều ngậm ngùi thương tiếc nhưng không còn ai muốn khơi dậy. Duy ngôi mộ của chị không bao giờ vắng hương khói, đó là tấm lòng của người dân trong xã an ủi linh hồn chị.

Xã hội chủ nghĩa thì thừa luật lệ để kết án người dân nhưng không có một luật lệ nào để có thể đem một anh hùng ra xử tội!

Một tuần lễ trôi qua thật nhanh, sáng nay Tố Uyên trở về. Lân đạp xích lô đến sớm ngồi uống cà phê với Nghi. Vợ chồng Nghiêm cũng đến tiễn đưa. Ba má Nghi lu bu với mấy giỏ xách hành lý nặng nề. Tố Uyên vẫn mặc bộ đồ hôm vào. Đôi mắt to tròn có chút quầng đen trông thật u buồn nhưng không dấu được nét thông minh. Mái tóc đen dài buông xõa ôm ấp một bên khuôn mặt trắng xanh. Trông Tố Uyên đẹp não nùng! Nghi nói với vợ chồng Nghiêm và Lân:

– Hai chị em giống nhau in hệt.

Lân hối thúc:

– Đến giờ rồi nghen. Coi chừng trễ tàu.

Nghi hỏi:

– Đồ nhiều quá, liệu mày đạp nổi không?

– Còn gân mà mầy!

Nghiêm nói:

– Vợ chồng tao đèo bớt một túi chạy theo tụi mầy.

Nhìn Nghi, Lân tiếp:

– Mầy lên ngồi trước đi.

Rồi quay qua Tố Uyên:

– Em lên ngồi chung với Nghi.

Tố Uyên phân vân. Có chút thẹn, nhìn ba má Nghi.

Má Nghi lên tiếng:

– Lên ngồi đi con. Cứ ngồi lên đùi của nó.

Ba Nghi cầm tay Tố Uyên, chậm rãi:

– Về thưa với anh chị như hai bác đã bàn với con mấy ngày qua. Thầy mẹ con và con cứ vô đây càng sớm càng tốt. Nhà bác cũng đủ chỗ cho gia đình con ở. Đàng nào hai bên cũng như một rồi. Thằng Nghi thì không thể đi với con ra ngoải vì thứ luật pháp của xã hội nầy không ai lường trước được.

Nghiêm chuẩn bị sẵn máy ảnh, lên tiếng:

– Phải có một tấm hình chụp chung cảnh nầy mới được. Mời hai bác đứng gần lại chiếc xe một chút.

Lân đang ngồi trên yên, một tay cầm lái chiếc xích lô, tay kia cầm cái nón lụp xụp, vẫy vẫy:

– Đóng phim hả?

– Mày thì lúc nào cũng xía vô được.

Nghiêm ra dấu:

– Nghi, mầy nghiêng đầu qua một tí để mái tóc Tố Uyên không che khuất khuôn mặt mầy.

Hoàng chạy vội đến bên cạnh chiếc xích lô, phía Tố Uyên, vừa lên tiếng:

– Chậm chậm nghe anh Nghiêm, còn em nữa.

_____   HẾT _____

Những chuyện chưa quên (phần 15)

Hồ Phú Bông

Phần 15: Hiến điền về quê

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10, phần 11, phần 12, phần 13phần 14

Cầm lá thư Nghiêm trên tay, Hoàng khóc. Hoàng đã tự nhủ phải cứng rắn, không khóc, thế nhưng nước mắt từ đâu cứ chảy ra liên tục. Những giọt nước mắt mà Hoàng cố giấu trước mọi người. Những giọt nước mắt thường chỉ lặng lẽ chảy về đêm làm ướt đẫm áo gối. Cái gối mộng của một tình yêu đang độ, của một cuộc hôn nhân chưa tròn hai tuổi bỗng chốc trở thành cái gối để giấu che dòng nước mắt âm thầm.  

Khung trời kỷ niệm còn đó. Đà Lạt đang độ mùa hoa quỳ vàng ối khắp các lối đi, những cánh hoa vàng lấp lánh trong nắng chiều vàng. Những bước chân sóng đôi trên từng lối mòn heo hút. Ôi những cánh hoa quỳ Đà Lạt. Ôi những lối mòn đầy hoa cỏ dại là những kỷ niệm của một trời thu nhớ. Mùa thu ngọt ngào quyến rũ mang những dấu chấm của bức tranh tình yêu tuổi học trò. Em và anh, chàng và nàng như những cây cọ đầy màu sắc cùng nhau vẽ nên bức tranh tình yêu. Từng nét, từng chấm li ti trên khung đời mộng như là những mảnh linh hồn trao gởi.  

Khuôn viên viện đại học Đà Lạt còn đó. Khuôn viên trường Đại học Chiến tranh Chính trị còn đó. Buổi hẹn hò đầu tiên nơi đại giảng đường, đêm mừng sinh nhật tập thể còn đó. Cảnh vật còn đó nhưng vành trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!  

Hai mươi lăm cây số từ Bồng Lai về Đà Lạt bây giờ là con đường dài như vô tận. Con đường của ngút ngàn kỷ niệm ngày xưa và con đường của mù khơi tương lai còn lại. Định mệnh sẽ đưa anh về đâu? Định mệnh sẽ đưa em về đâu? Sẽ đưa chúng mình về đâu?

Trước mắt Hoàng không còn khuôn viên đại học. Không còn cảnh vừa tan trường ra đã thấy chiếc xe gắn máy màu đỏ của Nghiêm đứng trơ trọi bên gốc thông già, là dấu hiệu để báo cho Hoàng biết có Nghiêm đến đón. Còn Nghiêm thì ngồi ở lưng chừng đồi nhìn nắng vàng dưới lũng sâu.  

– Đón con người ta mà làm như cực khổ lắm!

Từng cái vờ vĩnh giận hờn, chợt đến, chợt đi. Chợt tan như nắng vội. Chợt buồn như mưa bụi làm đẫm ướt bờ mi.   

Hoàng còn nhớ khi xe Nghiêm vượt qua đám sinh viên cùng lớp, Nghiêm vô tình cứ băng băng nhìn phía trước nhưng Hoàng thì nhìn lại đàng sau. Đám bạn nói, cười, vẫy tay Hoàng và Nghiêm nhưng Hà thì cắm cúi bước. Những bước chân đau buồn lặng lẽ. Những bước chân đơn độc âm thầm.

Hoàng cứ nghĩ tuổi thanh niên thường tự tạo ra cho mình một nét đặc biệt giữa đám đông và Hà tự tạo ra cái âm thầm đơn độc ấy. Những mảnh giấy nho nhỏ, những dòng chữ mang nội dung đặc biệt của Hà cứ vô tình sót lại trong tập vở Hà mượn của Hoàng. Hoàng hiểu. Nhưng cái âm thầm của Hà vẫn là của Hà. Hoàng không thể chia sẻ cái âm thầm lẻ loi đó.

Vài lần Nghiêm bận công tác không đến đón, Hà lại lúng túng thả bộ theo Hoàng trên con đường về nhà. Hà không bao giờ hội nhập với đám đông học trò. Với đùa giỡn, chọc phá ồn ào. Trái lại Hà luôn luôn ấp úng đến tội nghiệp. Hà vừa tách biệt bí ẩn, vừa mặc cảm lẻ loi. Thứ mặc cảm của một người luôn luôn thấy mình cứ lẽo đẽo đàng sau trên con đường tình ái.

Và bây giờ mọi người lại ngạc nhiên. Hoàng cũng ngạc nhiên. Hà là Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Lâm Đồng – Đà Lạt!

Lá cờ đỏ sao vàng run phần phật trong gió. Từ ngày xuất quân cho đến bây giờ lá cờ luôn luôn theo toán công tác thủy lợi, được cắm ngay ở vị trí cao nhất tại hiện trường lao động. Lá cờ là niềm tự hào của đảng viên đang lãnh đạo công trường, là quyền lực của chế độ nhưng là niềm lo lắng của những tấm lưng còng thiếu dinh dưỡng, đang lao động quần quật. Đảng đang đứng canh chừng phía sau lưng!

Công trình dẫn nước từ thác Prenn về Định An và hai xã K’Long A,  K’Long B đang được thực hiện. Câu khẩu hiệu đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên (!) nhắc nhở mọi người, dù thành phần lao động cho công tác nầy không phải chỉ dành cho thanh niên, là thành phần trong trắng, nhiệt tình và luôn luôn được ca tụng, vẽ vời, bằng đủ loại chữ nghĩa! Chính quyền địa phương huy động toàn bộ nhân lực từ Bồng Lai trở lên, kể cả đàn bà, con gái có con mọn như Hoàng.

Và ngày mai, ông Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ xuống thăm công trường!

Thư Nghiêm không viết về bản thân. Nghiêm viết cho người ở lại với những lo lắng, sắp xếp. Lá thư được viết từ miền Bắc xa xôi như một lời trăn trối. Hoàng làm sao có thể bước thêm bước nữa(!) khi Nghiêm gợi ý đừng phí phạm tuổi xuân(!) Hai con là lẽ sống của Hoàng làm sao Hoàng có thể gửi lại cho nội để đi lấy chồng khác? Hoàng không đau đớn trách cứ vì những gửi gắm của Nghiêm với cha mẹ hai bên. Nghiêm chấp nhận hy sinh cho tình yêu, Hoàng cũng thừa nghị lực như vậy. Nghiêm hy sinh cá nhân cho Hoàng và Hoàng cũng hy sinh cá nhân cho con.  

Lúc nầy không phải là sự thổn thức của trái tim nhưng cần nghị lực để sống!

Lúc còn ở trung học trong giờ Việt văn, một lần cô giáo chia lớp học ra làm hai để tranh luận về thái độ của Loan, nhân vật chính trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh: Khóc lóc hay rên rĩ là yếu hèn! Phải nhìn sự thật bằng đôi mắt ráo lệ, không phiền muộn, không oán hờn, mạnh mẽ mà sống! Lần đó Hoàng thấy thương Loan quá. Một mình phải đương đầu với thói lề xã hội, một xã hội phong kiến! Hoàng biết đâu chính Hoàng đang phải đương đầu với xã hội hiện tại! Một xã hội nhân danh lao động nhưng trấn áp người lao động.  Một chế độ nhân danh chống áp bức bóc lột nhưng công khai trù dập và cướp đoạt tài sản của người dân! Hoàng biết rất rõ, Hoàng không có được cái can đảm làm cuộc cách mạng xã hội như Loan. Hoàng nhỏ bé hơn, yếu đuối hơn. Hoàng chỉ cố gắng bảo vệ hạnh phúc gia đình của riêng mình, của hai con. Cơn cuồng phong của xã hội có dữ dội nhưng đôi cánh nhỏ nhoi của con gà mẹ vẫn đem hết sức lực để bảo vệ đàn con!

Khi tất cả những thành phần ưu tú của đất nước không xu nịnh chế độ mới, đều là “phản động” (!) phải tập trung cải tạo thì thân phận nhỏ nhoi của Hoàng chỉ như cỏ rác, có đáng gì! Nhưng thà như cỏ để tồn tại trước cơn bão dữ. Là cỏ của suy tư. Là cỏ của nhân chứng. Không mạnh mẽ như Loan nhưng phải bền vững. Nghiêm ơi, nếu định mệnh đã chia cắt vĩnh viễn chúng ta thì em phải tồn tại. Em phải là nhân chứng! Nếu cuộc đời chúng ta đã qua đi thì con chúng ta phải tồn tại. Cây hy vọng phải được lớn lên. Lớn lên từ sự nhẫn nại kiên trì. Em không hận thù vì cuộc đời vốn quá ngắn. Em không sợ hãi vì chẳng còn gì để sợ nhưng kinh ngạc trước sự vong thân đạo đức của chế độ!   

Ngày mai Hà sẽ xuống thăm công trường thủy lợi. Một Hà tách biệt thầm lặng ngày trước có khác với một Hà Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hiện tại không? Hà có nhận ra Hoàng trong đám lao động ở công trường? Một Hoàng khép nép trong chiếc áo dài với cái huy hiệu tròn có chữ Thụ nhân của viện đại học Đà Lạt cài trên tay áo ngày trước? Hoàng nhìn lại chính mình bây giờ. Hốc hác. Gầy. Đen. Áo quần chính hiệu nông dân! Một Hoàng ngồi khum lưng trên đất nhóm lửa, thổi tro bay đầy đầu. Mười ngón tay búp măng thường đan vào nhau mà Nghiêm đã nâng niu chìu chuộng bây giờ chai cứng sần sùi. Hoàng bất giác thở dài. Chút mặc cảm về nhan sắc hiện về. Hoàng soi lại dung nhan mình trên tấm kiếng thời gian. Từ cô nữ sinh yêu đời dệt mộng đến ngày tháng nổi trôi buôn bán chợ trời. Rồi từ chợ trời đến nông dân. Và bây giờ đang lao động khổ sai trên công trường thủy lợi! Khoảng thời gian thật ngắn nhưng đã làm đảo lộn mọi giá trị. Xã hội bật gốc. Ước mơ bị hủy diệt. Một giai cấp mới đang thống trị với hỗn mang và vô học. Những người dân lương thiện thiếu ăn, bị cưỡng bức nai lưng đào đất vét mương, để xây dựng một thiên đường ảo tưởng!

Bạn Hoàng đang dạy ở trường Văn Học Đà Lạt kể cho Hoàng nghe câu chuyện về gia đình Hà. Hà kết hôn với Diễm cũng là bạn học chung của hai đứa. Diễm có người yêu là dân Võ Bị trước kia nhưng sau năm 75 đã mất liên lạc và nghe đâu cũng đang cải tạo ở ngoài Bắc. Khi Diễm có thai đứa con đầu lòng, Diễm ngạc nhiên trước sự hờ hững và lạnh lùng của Hà. Một tuần lễ sau Hà ép Diễm đi nạo thai. Không ai biết rõ lý do kể cả Diễm. Miền Nam mấy ai biết chính sách ba khoan trong thời gian chiến tranh ở ngoài Bắc. Chưa yêu thì khoan yêu. Nếu đã yêu thì khoan cưới. Nếu đã cưới thì khoan có con! Diễm chỉ mơ hồ là có con trong lúc nầy không đúng lúc, Hà chỉ nói có vậy. Phải chăng nhận được chỉ thị từ trên và vì địa vị của Hà hiện tại nên cần phải làm gương? Nhẹ việc nhà, nặng việc Đảng(?) bí ẩn chỉ có Hà biết. Với rất nhiều dư luận trong số ít bạn bè còn lại cho biết Diễm bị mất bình thường sau đó. Hoàng nghe và thấy lạnh cả người! Ý định nếu gặp Hà, Hoàng sẽ xin Hà giúp đỡ cho Nghiêm sớm được về, Hoàng bỏ ngay từ đó.

Khi đứa con đầu lòng của Diễm phải hy sinh thì chút tình bạn ngày trước có giá trị gì?

Tình cảm không còn là thiêng liêng thì con người như một cỗ máy.

Cứ để kỷ niệm cũ tồn tại. Cứ để một Hà ấp úng ngày xưa tồn tại. Tránh cho mình khỏi mặc cảm. Tránh cho Hà khỏi khó chịu. Hoàng khai bệnh lánh mặt.

Hoàng từ giã Sài Gòn và gia đình Nghiêm để lên Bồng Lai theo kế hoạch di tản dân ra khỏi thành phố. Chính sách kinh tế mới của chính phủ bắt mọi người dân trở về nông thôn, đặc biệt vợ con của những người đi cải tạo thì được nhà nước hứa hẹn sẽ sớm cho trở về sum họp. Cô sinh viên đang ngỡ ngàng trước những biến động to lớn của lịch sử, của xã hội và chưa bao giờ đối diện với thực tế ghê rợn như lúc nầy, lại đang được chính phủ hứa sẽ sớm cho chồng về sum họp tại kinh tế mới. Mục đích đời sống trước mắt của Hoàng là sum họp gia đình cùng lo nuôi dưỡng hai con còn thơ dại. Mọi chuyện đều vứt bỏ lại phía sau. Tương lai là cái gì còn trừu tượng, xa vời. Phải nắm bắt thực tế. Đảng đã khẳng định là đường lối chính sách trước sau như một, như vậy thì đi. Không cần biết tương lai. Phải đi. Đi để Nghiêm được trở về. Lời hứa của Đảng, của chế độ mới là một bảo đảm! Giá trị đạo đức của một cá nhân thì có thể nghi ngờ nhưng đạo đức của một đảng đang lãnh đạo, của một chế độ mới, một chính phủ mới phải chắc chắn! Phải thành tín!

Đi.

Bỏ tất cả lại đàng sau!

Những chuyến xe đầy ắp người đi kinh tế mới được cổ vũ. Tiễn đưa rầm rộ. TV, đài phát thanh thi nhau làm phóng sự. Và Hoàng phải đi.

Hoàng lặng lẽ cùng một số người trong gia đình Nghiêm sửa soạn rời Sài Gòn. Gia đình phải chia làm đôi, một nửa ở lại, một nửa ra đi. Bỏ lại những ồn ào, náo nhiệt phía sau. Bỏ lại những tháng ngày ngược xuôi, buôn bán chợ trời, kiếm sống phía sau. Hai đứa con còn thơ dại, đứa con gái lớn chưa đầy hai tuổi gửi lại cho bà nội, cho cô chú, còn đứa nhỏ đang bú sữa mẹ, Hoàng đem theo. Không có tiền để mua sữa cho con nên Hoàng cho con bú sữa mẹ. Thân xác mẹ thiếu dinh dưỡng vì phải ăn bo bo, khoai bắp, rau đậu nhưng Hoàng vẫn hy vọng sức trẻ của chính mình sẽ cung cấp đủ nguồn sữa cho con. Không thể tìm nguồn trợ cấp từ bên ngoài thì đem thân xác ra, rút sinh lực ra lo cho con!  

Từ bé cho đến lúc nầy Hoàng chưa bao giờ biết lao động tay chân cho dù có con nhưng Hoàng vẫn còn trên ghế nhà trường. Công khó của cha, công khó của mẹ là nuôi hy vọng cho con tốt nghiệp đại học, vì đây là bước căn bản để tiến thân trong xã hội ngày một đòi hỏi thêm kiến thức nhưng công khó đó đã bị gãy đổ bất ngờ theo vận mệnh miền Nam.

Mọi việc ra đi phải được sửa soạn, chuẩn bị trước. Đứa con gái chưa đầy hai tuổi, đang chập chững đi. Rờ rẫm. Phá phách. Nó cũng lăng xăng tới lui, thích thú trước các đống đồ đạc ngổn ngang đang được sắp xếp, nào dao, cuốc, rựa, liềm… dụng cụ nhà nông. Hoàng ứa nước mắt nhìn con. Tuổi thơ đâu biết rằng nó sắp phải xa mẹ! Đâu biết rằng từng bước chuẩn bị là từng bước cách xa! Xa mẹ chắc nó sẽ khóc vì nhớ một thời gian nhưng con nít sẽ chóng quên. Chỉ có Hoàng, ngay từ lúc quyết định rời xa thành phố là lúc đã bắt đầu đau đớn, xót xa. Giấc mơ sau khi tốt nghiệp đại học sẽ xây một mái ấm gia đình tại Đà Lạt, có căn nhà nhỏ nằm khiêm nhường trên một triền đồi với những ngọn thông cao không còn nữa. Tiếng thông vi vu trong gió là nhạc khúc êm đềm trong những giấc ngủ bình yên khi vợ chồng mới cưới nhau không còn nữa. Căn nhà nhỏ nằm giữa rừng thông ở đường Yersin không còn nữa. Những cây thông đẹp đã bị đốn đi để biến thành củi ngo đem bán và nấu bếp. Tiếng thông reo trong gió, bây giờ là những tiếng u uẩn, xót xa trong đêm dài của những con người không còn tương lai, không còn hy vọng.  

Suốt đêm Hoàng không thể ngủ. Mới 3 giờ sáng mọi người trong gia đình đã thức dậy. Không ai nói với nhau nhưng hình như trắng đêm không ai ngủ được. Riêng Hoàng trằn trọc nằm giữa hai con. Xoay qua bên nầy, nhìn con gái. Xoay qua phía bên kia, nhìn con trai. Nhìn giấc ngủ thiên thần của trẻ thơ mà tan nát lòng. Đứa con gái khi cựa mình để cái ti rơi xuống một bên má, bàn tay tí hon của nó lại quờ quạng lượm nhắt lại vô miệng. Nhìn đôi môi múm mím, chùn chụt từ nhịp nhanh rồi chậm dần, rồi ngưng hẳn chìm lại vào giấc ngủ. Cái ti lại tụt xuống..!  Bàn tay nhỏ nhắn của đứa con trai còn đang bú sữa mẹ lại mò mẫm, luồn trong áo tìm vú mẹ. Nó biết bầu vú sữa là của riêng nó nhưng khi mơ ngủ nó vẫn muốn kiếm tìm, gìn giữ. Từng dòng nước mắt lại lặng lẽ rơi trên gối. Cái gối đã ướt đẫm không biết bao nhiêu đêm dài. Nghiêm đang ở đâu? Bặt tin Nghiêm gần nửa năm rồi! Nghiêm ơi, Nghiêm có biết hoàn cảnh hiện tại của mẹ con em không? Em đang nằm đây giữa hơi ấm của hai con mà có cảm tưởng đã xa vời vợi, đã ngoài tầm tay với!  

5 giờ sáng phải lên đường, bà nội ẳm cháu trai ra cửa tiễn. Bà yêu cháu nhất nhà, bà hít hà mùi thơm da thịt trẻ thơ của cháu nhưng bà không thể giấu được nước mắt.  Bà khóc. Quay qua nói với Hoàng đang đứng bên cạnh như để an ủi chính mình và động viên Hoàng:

– Đi đi con. Còn má ở lại, không sao đâu. Con cố gắng sớm ổn định trên đó rồi má sẽ đem chúng lên với con.

Hoàng yên lặng quay trở vô nhà. Lại đến giường vén mùng nhìn con gái đang say ngủ. Hoàng sờ tấm tả đã ướt. Cô Tư đứng sau lưng lên tiếng:

– Chị đi đi, để em thay tả cho.

Hoàng không trả lời. Nước mắt rơi từng giọt. Hoàng muốn kéo dài thêm từng giây phút với con gái. Hoàng muốn tự tay thay tả cho con lần cuối. Tấm tả có mùi ngai ngái, Hoàng nói trong lòng:

– Mùi nước hoa hảo hạng của má đây mà!  Mùi Immortel số 5.

Vừa xa con trai, bầu vú sữa Hoàng căng cứng và chảy ướt đẫm áo, Hoàng đau xót nhớ con nên dứt khoát quay về ngay để đem con lên ở với mình. Năm sáu tháng trôi qua. Năm sáu tháng Hoàng cố gắng trong đời sống nhà nông, cuốc đất, làm cỏ, gieo giống… chăm sóc con, không có việc nào Hoàng không làm nhưng Hoàng chưa thể thích nghi. Đứa con trai ngày một lớn, nhu cầu dinh dưỡng ngày một nhiều hơn nhưng sức khỏe Hoàng ngày càng xuống dốc. Nguồn sữa khô cạn dần. Có trái cây gì, có quả trứng nào Hoàng chắt chiu, bù đắp cho con và quên hẳn nhu cầu bản thân. Mớ kiến thức học được ở trường không có nơi áp dụng và còn phải tự giấu nhẹm. Người ta đang kỳ thị trí thức! Thỉnh thoảng về đêm Hoàng lại phải ẳm con tham gia học tập. Những dè bỉu, ngụy quân, ngụy quyền cứ xoáy lấy trong từng chữ, từng ánh mắt của người dân trong vùng, một vùng thuộc loại “xôi đậu” trước kia. Mười mẫu đất vườn và cà phê đang độ cho sản lượng của ông bà Năm, ba má Hoàng, người đã bỏ công khai phá và gầy dựng bây giờ là một miếng mồi ngon mà nông dân trong vùng thèm muốn. Họ là những người vừa là hàng xóm, vừa được ông bà Năm thuê mướn trước kia đã trở thành những người đang quyết định số phận của gia đình ông bà Năm. Thôn xóm đã vào qui hoạch thành tập đoàn sản xuất! Ông tập đoàn trưởng, người quen biết với ông bà Năm trước kia là một cán bộ nằm vùng. Ông không đến nỗi là người quên dĩ vãng, nhưng trào lưu cách mạng (!) của nông dân rất mạnh. Họ không có chút kính nể ông tập đoàn trưởng thì có thể ông bà Năm đã bị ghép nhiều thứ tội! Điều họ ham muốn họ không nói đến. Họ chỉ nói là gia đình có con, rể là sĩ quan ngụy. Tình chòm xóm trước kia xa lạ rất nhanh. Sự nhờ vả, vay mượn nhau trong thời còn xôi đậu cũng là của dĩ vãng! Chiếc xe đò Minh Trung chạy tuyến đường Đà Lạt – Sài Gòn của ông bà Năm đã nhiều lần giúp đỡ việc đêm hôm tăm tối chở người bệnh đi cấp cứu, sinh đẻ cũng chỉ là sự “che đậy của bọn tư bản”! Bọn giả nhân nghĩa! Không, bây giờ không còn loại dĩ vãng đó. Bây giờ không còn loại tình nghĩa cũ đó.

Thời đại mới. Tình nghĩa mới. Quan hệ mới. Tiếng nói của những người có công với cách mạng đang lãnh đạo, đang định hướng cho xóm giềng! Đó là những tiếng nói có trọng lượng. Đó là đạo đức mới, con người mới của cách mạng!

Mười mẫu vườn là do bóc lột mà có! Chiếc xe đò là do bóc lột mà có! Tất cả tài sản là do lạm dụng quyền thế của con cái mà có! Mấy mươi năm lao động cần mẫn của ông bà Năm trong phút chốc là con số không. Lại mang thêm một cái tội lo gầy dựng gia đình, nuôi dạy mười ba người con có chút học thức, có chút địa vị trong chế độ “Mỹ-Ngụy”!

Những đêm bình công điểm lao động là những lúc Hoàng phải đối diện với thực tế phủ phàng:

– “Chị Hoàng làm không có năng suất nên không thể tính là công lao động chính mà chỉ như công phụ mà thôi.”

Hoàng ôm đứa con trai vào lòng ngồi yên lặng trong bóng tối của ánh đèn không đủ sáng, nghe họ nói về mình. Hơi ấm từ con là nghị lực giúp Hoàng vượt qua giá băng của hoàn cảnh. Hoàng buông xuôi. Sự khác biệt giữa công chính và công phụ là để được chia thêm chút khoai bắp cũng chẳng đủ vào đâu. Cả tương lai của Hoàng và gia đình người ta còn trù dập, cướp đi thì chút khoai bắp có giá trị gì? Đứa con trai nhoài người ra khỏi lòng mẹ, xòe tay bi bô và nở nụ cười thơ dại với người ngồi bên cạnh, những nông dân của Đảng đang hừng hực ganh tị và căm thù mẹ nó!

Không khí ngột ngạt. Căng thẳng.

Một buổi tối, ông tập đoàn trưởng đến nhà ông bà Năm. Sau khi nhấp tí nước trà cho thấm giọng, ông mở lời:

– Anh chị Năm biết rồi. Biết hết rồi. Người trong xóm đang tìm mọi cách để thưa lên xã hoặc lên huyện về tình trạng gia đình của anh chị. Như ông Điền, có đất liên ranh với anh chị, lại bè bạn với nhau từ hồi nảo hồi nào, bi chừ lại trở mặt vu oan anh chị giành lấn đất, cũng may anh chị còn giữ được mấy miếng giấy viết tay từ hồi mới khai phá rừng chứng minh, chớ không cũng mệt dữ lắm, chớ chẳng chơi đâu. Bi chừ họ áp lực ngầm lên tui. Mà lòng dạ tui đâu có khuất tất gì, cho nên anh chị suy nghĩ kỹ đi. Cái chính sách đất đai đều thuộc của nhà nước, thì sớm muộn gì đất đai anh chị cũng thuộc về nhà nước, chớ chẳng chơi đâu. Lúc đó thì liệu anh chị có còn giữ được nhà, được xe, hay lại bị gởi đi nơi khác?

Ông tập đoàn trưởng né tránh chữ cải tạo, nhưng ông bà Năm thấm ý.

Ông tập đoàn trưởng nói tiếp:

– Tui cũng bất nhẫn trong mấy cái chuyện như thế nầy lắm nhưng ở trên không ai nghe tui, mà không chừng mấy ổng sẽ thay thế tui bằng người khác thì dẫu sao anh chị cũng mất đi một tiếng nói đã giúp đỡ anh chị…

Tiễn ông tập đoàn trưởng ra cửa, ngọn gió đêm buốt lạnh tràn vào. Đêm bên ngoài đen như mực. Không còn loại đêm yên bình ngồi ngắm sao một thuở! Đêm bây giờ là bóng tối đang đè nặng lên tâm tư ông bà Năm. Là con quái vật sẵn sàng nuốt chửng chút hạnh phúc mong manh của tuổi xế chiều mà ông bà đã đắp xây hơn mấy chục năm qua. Ông bà Năm nhìn nhau. Lòng dạ ông tập đoàn trưởng không tệ! Ông ấy cũng không ham cái chức vụ nầy. Ít ra trong số bạn bè lối xóm cũ cũng còn lại một người: ông nằm vùng đang vỡ mộng!  

Tuần lễ sau, ông tập đoàn trưởng đưa ông bà Năm lên xã, nộp tờ đơn xin tình nguyện hiến điền (!) để về quê!  

Ông Đặng, Bí thư xã, tiếp khách:

– Hai bác biết chuyện, giác ngộ sớm như vậy là rất tốt. Đảng và nhà nước lúc nào cũng khoan hồng cho người biết ăn năn, hối cải và thay mặt Đảng, tôi chấp thuận thỉnh nguyện hiến điền của hai bác. Còn lúc nào hai bác về quê, chính quyền sẽ sẵn sàng cấp giấy tờ để hai bác di chuyển không gặp trở ngại.

Ra khỏi trụ sở xã Hiệp Thạnh gần ngả ba Phi Nôm, nắng buổi sáng chưa xuyên thủng được những mảng mù sương còn lãng đãng trên cây cỏ. Cây cổ thụ vẫn đứng đơn độc bên kia vệ đường, lối về Đơn Dương. Nhìn nắng hanh hao trên ngọn đồi trơ trọi phía bên kia cầu, bà Năm bật khóc. Bà Năm đã cố kiềm giữ không khóc trước mặt ông bí thư, nhưng cho đến giờ phút nầy sức chịu đựng của bà đã cạn. Bà như kiệt sức, không còn cầm giữ được nước mắt. Một tay bà cầm cái túi nylon, có mấy miếng cau trầu, tay còn lại bà nắm lấy bàn tay sần sùi của ông, là chỗ bám víu cuối cùng. Đây không phải là thói quen của bà từ thời còn trẻ cho tới nay:

– Mình rời Sài Gòn, từ lúc mới có hai đứa, con Hai với con Ba! Hơn ba mươi năm nay rồi, bây giờ biết quê ở đâu mà dìa?

Ông Năm cầm bàn tay khẳng khiu của bà. Giọng ông chẫm rãi và bình tĩnh. Ông biết tuổi già của ông bà rất rõ nhưng gắng an ủi bà:

– Thì lúc mình mới lên đây, hai vợ chồng cũng hai bàn tay trắng vậy. Nhân nha rồi cũng có chỗ để mình xin dìa quê mà!

Mẹ trông con qua cầu Ái Tử,

Vợ trông chồng đứng núi vọng phu,

Một mai bóng xế, trăng lu,

Con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu cho gặp chàng!

Lời câu ca dao tha thiết. Nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Từng chữ như ngấm vào trong máu, trong tim. Biết mấy thu cho gặp chàng! Nghiêm ơi!

Đoạn đường mịt mù đang ở trước mặt. Đương đầu với nghịch cảnh hay buông trôi? Hoàng phải đương đầu như thế nào để tồn tại, để mong ngày được gặp lại Nghiêm?  

Gia đình ba má Hoàng, ông bà Năm, phải bỏ của chạy lấy người! Gia sản mấy mươi năm cần cù lao động bây giờ phải xin tình nguyện dâng hiến cho chính phủ, chính phủ nhân danh người lao động!

Ông bà đã bán chiếc xe, gom góp tiền đi tìm quê mới để về! Hoàng và gia đình Nghiêm cũng phải tìm nơi mới. Đường trở về Sài Gòn đã cụt! Hộ khẩu đã bị cắt. Người không có hộ khẩu là thành phần cư trú bất hợp pháp, đồng nghĩa với bất lương, tội phạm, vì người bị ghép vào thành phần cư trú bất hợp pháp có thể bị bắt bất cứ lúc nào, dù chính mình đang sinh sống trong căn nhà mang tên mình là chủ đã mấy mươi năm! Đây là điều lạ lùng nhất về thủ tục hành chánh của chế độ, một chế độ tự xưng là đỉnh cao trí tuệ của loài người! Hộ khẩu là sợi dây thòng lọng. Sợi dây không còn lơ lửng trên đầu nhưng đã tròng vào tận cổ và nhà nước đang từ từ đẩy cái ghế dưới chân ra.

Đi về đâu?

Ông bà Năm tìm về Châu Phú tỉnh An Giang, một nơi hoàn toàn xa lạ. Thế nhưng là về quê! Hoàng và gia đình Nghiêm sẽ đi vùng kinh tế mới ở Lộc Ngãi. Một năm trước, Hoàng rời Sài Gòn với hy vọng Nghiêm được sớm trở về đoàn tụ. Và bây giờ Hoàng phải rời bỏ đây để đi kinh tế mới vùng khác vì không còn con đường nào để đi.

Nhà cửa, đồ đạc, tháo dở ngổn ngang. Mọi người đang lo thu dọn, sắp xếp, chợt thấy ông Chín Hổ, công an xã, cỡi chiếc Honda đàn bà màu xanh khá bóng láng, chạy đến. Mọi việc bỗng dưng khựng lại. Lòng dạ ông bà Năm bồn chồn, lo lắng. Chắc có chuyện rắc rối nữa đây! Ông Chín Hổ ngừng xe, vẫn ngồi trên yên. Hai chân ông bỏ thõng hai bên. Nhìn quang cảnh rồi ông đánh diêm hút thuốc. Ông ngậm điếu thuốc đầu lọc làm cặp môi thâm sì của ông hơi trễ xuống. Ông vẫy vẫy ông bà Năm lại gần:

– Cháu hẹn bác trai, trưa lên xã lấy giấy đi đường nhưng tiện thể qua ngã nầy nên cháu đem đến đây cho hai bác luôn.

Ngôn ngữ thật tử tế, lịch sự nhưng ông bà Năm không mảy may xúc động. Ông bà đang hồi hộp đợi chờ để biết cái gì ở đàng sau câu nói và hành động hiếm hoi nầy!

Vừa nói, ông Chín Hổ vừa móc xắc cốt lấy giấy tờ đi đường ra đưa cho ông bà Năm.

– Đồ đạc bác nhiều dữ rứa? Phải mà bác cho cháu bớt mấy miếng tôn. Cái chái chuồng heo nhà cháu cần hai miếng.

Bà Năm rối ruột, đưa hai tay nhận tờ giấy cho phép đi đường quên cả tiếng cám ơn. Hàng chữ in đậm nét:

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

đang nhảy múa trước mắt bà!

Những con người cần cù, lương thiện, bị cướp giật săn đuổi đến cùng đường!

_____

[1] Kiều.

Những chuyện chưa quên (phần 14)

Trại cải tạo – hình trên internet

 

Hồ Phú Bông

Phần 14: Ông trại trưởng

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10, phần 11, phần 12phần 13

Nhìn dáng của ông chín ngón đứng trên bờ hồ cá có thể thấy được phần nào những diễn biến trong trại trong những ngày sắp tới. Cái năng nổ, tự tin như đã mất trong ông tự bao giờ, ông không hay biết. Những bước đi vững chắc, giọng nói oang oang, gãy gọn và dứt khoát của ông đã thay đổi  Giọng ông bây giờ lại phân vân, lưỡng lự vì một câu hỏi lớn trong đầu ông chưa có câu giải đáp.

Bây giờ hàng ngày khi mở radio, ông nghe ra rả luận điệu kích động và lên án bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh bọn Sô vanh nước lớn

Những chuyện chưa quên (phần 13)

Hồ Phú Bông

ảnh: hoa trên đỉnh Hoàng Liên Sơn – nguồn: blogcamxuc.net

Phần 13: Tình mong manh

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10, phần 11phần 12

Trước khi bước ra khỏi nhà Tố Nga quay lại nói nhỏ với em:

– Chị biết nhà mình thiếu gạo tháng này rồi nhưng chắc cũng sẽ xoay được thôi. Trưa về chúng mình sẽ liệu.

Tố Uyên vỗ vai chị:

– Chị cẩn thận, bọn quản giáo Hương và mấy đồng chí của nó bám chị em mình không được, coi chừng chúng dở trò hoặc theo dõi chuyện khác đấy!

Những chuyện chưa quên (phần 12)

ảnh: Tù cải tạo
nguồn: vietlist.us

 

Hồ Phú Bông

Phần 12: Giá của tự do

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10phần 11

Nghi phân vân quá. Phải chọn lựa một con đường. Nên tiếp tục nín thở qua sông như tình trạng nầy hay lại phải sắp xếp một chuyến vượt thoát. Sự chia tay Chẩn trong đau đớn là một dấu ấn trong đời. Là một thúc đẩy phải tìm sự sống. Phải có quyết định dứt khoát trong những ngày tới, không thể lần lữa. Có nên gợi ý với Tố Nga hay không? Là một câu hỏi quan trọng. Phải tìm câu trả lời.

Buổi tối Nghi gặp Nghiêm ở ngoài sân như tình cờ, nhưng cả hai đã hẹn trước để tránh tình trạng theo dõi của ăng ten. Nghi, Nghiêm và Chẩn đã có ý định trốn trại từ lâu nhưng mọi việc chuẩn bị chưa kịp thì bị chuyển trại liên tục. Do đó khi về trại nầy Nghi và Nghiêm ít nói chuyện với nhau để đánh lạc hướng ăng ten. Cuộc tình của Nghi và Tố Nga, toán cưa xẻ đều biết nhưng chi tiết thì chỉ có Nghiêm.  

Những chuyện chưa quên (phần 11)

Hồ Phú Bông

ảnh: internet

Phần 11: Ông lái đò làng Cổ Phúc

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9 phần 10

Trời mùa đông, ngày ngắn đêm dài nên đêm ở rừng xuống khá mau. Tù không có đồng hồ (vì cái gì có thể gọi là tư trang, kể cả cái cắt móng tay, dao cạo râu… đều phải nộp cho trại cất giữ) nên đời tù sống theo tiếng kẻng. Kẻng báo thức. Kẻng lao động. Kẻng trưa. Kẻng chiều. Kẻng tối học tập, phê bình. Kẻng điểm danh trước khi đi ngủ. Khi nghe ba tiếng kẻng sau cùng trong ngày, vô chuồng, thì đêm như đã vào khuya.  

Những chuyện chưa quên (phần 10)

Hồ Phú Bông

Phần 10: Con vật thời tiền sử

Ảnh: ‘Tù cải tạo’. Nguồn: hientinhvn.files.wordpress.com

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8 phần 9

Huỳnh, tuổi chưa đầy bốn mươi, ngồi làm việc trong yên lặng. Tóc anh rụng gần hết. Hai trũng mắt sâu hoắm. Đôi gò má tóp lại làm hàm răng rụng lỗ chỗ nhô ra. Anh ngồi yên trên một khúc gỗ mục. Hai đầu gối gấp lại giống như hai ống dang dập, kẹp lấy thân người. Đôi tay xương xẩu, cục cựa trong hai ống tay áo rộng thùng thình. Hai bàn tay anh ôm lấy con dao cùn, cố bằm cho nhuyễn đống lá ráy đặt trên một khúc cây làm thớt mà anh hái về. Công việc của anh là lo nuôi con heo, tài sản của trại tù.

Những chuyện chưa quên (phần 9)

Hồ Phú Bông

Phần 9: Chẩn

Ảnh: Khóc Bạn. Nguồn: ykhoahuehaingoai.com

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7 phần 8

Tháng ba bà già chết rét. Còn tháng hai thì sao? Ca dao tục ngữ không nói đến nhưng tù trại Khe Tối đã nếm trải.  

Từng dãy lán làm bằng dang, nứa, màu nâu xám, xỉn lại, như co ro tê cứng trong cái lạnh tháng Hai. Sờ đâu cũng thấy lạnh. Đụng đâu cũng thấy lạnh. Bao nhiêu áo quần phải mặc hết lên người cũng không đủ ấm. Chỉ một số ít có áo len hoặc áo mặc ấm, còn đa số giống như những cái giá móc áo quần di động. Những cái khăn cũ, áo lót, thì dùng để trùm đầu. Da tím bầm và mốc thếch. Nước mắt, nước mũi chảy thành dòng không ngưng. Hai má tóp lại, răng nhô ra, đôi mắt trũng sâu hoắm. Tối tăm và đờ đẫn.  

Những chuyện chưa quên (phần 8)

Hồ Phú Bông

Phần 8: Diệu thủ Thư sinh

Trại ‘học tập cải tạo’ Tân Lập, Vĩnh Phú. Nguồn: caulacbotinhnghesi.net

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6 phần 7

Con gà mái vừa rời ổ, nhảy xuống nền đất mới làm cỏ, kêu cục cục. Cô nàng vừa chạy, vừa giang đội cánh, đập đập như muốn bay. Đấy là động tác làm giãn gân cốt của con gà mái đang ấp, cũng vô tình báo tin cho Lân biết, cô nàng đang có một ổ trứng. Lân liếc về phía ông vệ binh, rồi liếc nhanh về phía ổ gà nơi chái nhà. Mọi người đang cắm cúi làm việc. Tù làm cỏ. Tù be bờ, để nước mưa có lối thoát. Tù đang sửa lại các bậc tam cấp đã sụp lở, xói mòn. Đây là bộ chỉ huy của ông chín ngón.

Những chuyện chưa quên (phần 7)

Hồ Phú Bông

Ảnh: Trại ‘học tập cải tạo’ Katum, Tây Ninh. Nguồn: x-cafe.org

Phần 7: Phía sau lưng

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5phần 6

Nghiêm trong nhóm viết biểu ngữ và vẽ trang trí hội trường. Đây là công việc thuộc về mỹ thuật, tương đối nhẹ nhàng và làm việc ở trong nhà. Các ông cán bộ của tiểu đoàn không có việc, thường đến ngồi xem, thưởng thức và thăm hỏi. Tù khác đang đói thuốc, phải đi lượm dế về sao chế hút cho đỡ cơn ghiền nhưng nhóm Nghiêm thì đầy đủ thuốc điếu lẫn thuốc lào. Lại có cả nước trà!

Những chuyện chưa quên (phần 6)

Hồ Phú Bông

Phần 6: Cái chết của chiến sĩ

Ảnh: Trảng Lớn, Tây Ninh. Nguồn: autofun.net

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4phần 5

Cái chết của con vàng cứ ám ảnh Nghiêm. Nó không có liên quan gì cả. Thế nhưng nó là nỗi ám ảnh không rời. Từ sự kiện kiên trì hàng đêm của ông quản giáo, quyết tâm hạ cho bằng được con vàng, đến cái ngực con vàng mở ra toang hoác… bê bết máu. Đó là cái chết của một con vật. Vâng, một con chó. Không phải là một con người. Một con chó đói!

Những chuyện chưa quên (phần 5)

Hồ Phú Bông

Phần 5: Con vàng

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3phần 4

Con vàng bị trói gô bốn chân, đặt nằm gần cửa ra vào của bếp bộ chỉ huy trại. Tuần trước chủ nó đã bàn với đồng đội, để “chén” nó. “Chúng mình thiếu chất quá nên phải ‘chén’ nó thôi”.

Mấy lời ngắn ngủi của chủ nó đã quyết định sinh mạng nó. Nhưng con vàng không hay biết.

Những chuyện chưa quên (phần 4)

Hồ Phú Bông

Phần 4: Mơ miền Nam

Ảnh: Măng vầu ở Bắc Kạn. Nguồn: tuhaoviet.vn

Tiếp theo phần 1; phần 2phần 3

Ai ơi đừng lấy thợ cưa

Trên tàng dưới mạt dái đưa lòng thòng.

Sự khổ cực của người thợ cưa gỗ ngày xưa đã đi vào ca dao, bây giờ đám tù đói đang phải thực hiện. Đội mộc chọn 7 người vào toán cưa xẻ. Là những tù trẻ, thuộc loại to con, sức khỏe còn tương đối khá hơn hết. Nhóm được ăn theo tiêu chuẩn đặc biệt, 18 cân. Việc làm tự giác và có nhiều cơ hội cải thiện. Toán gồm Đương cốm, Dân lùn, Trí, Phước dù, Phương râu, Nghi và Tòng cháy. Đương cốm phụ trách toán.

Những chuyện chưa quên (phần 3)

Hồ Phú Bông

Phần 3: Trại Khe Tối

Ảnh: Dãy Hoàng Liên Sơn. Nguồn: travelvietnamtour.blogspot.com

Tiếp theo phần 1phần 2

Áp Tết. Trời se lạnh. Những cơn mưa phùn thoa mỡ trên các lối đi. Tù trợt té lạch bạch. Tù trẻ còn gượng đứng dậy, nhưng tù già phải có người đỡ. Tù dặn dò nhau trước: vác cây vầu như thế nào để khi trợt chân thì quăng nó ra xa dù lăn xuống suối bèn không thì cũng gãy cổ hoặc gãy chân, vì vầu vừa nặng, vừa dài đến bảy tám mét lại cong, nên rất khó giữ thăng bằng. Bùn đất không chỉ trên quần áo. Bùn trên mặt. Trên tóc. Trên khắp người.

Những chuyện chưa quên (phần 2)

Hồ Phú Bông

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Phần 2: Giết trâu ở trại Năm

Tiếp theo phần 1

Những ngày đầu ở trại mới nầy thật bận rộn. Một trại tù cũ bị bỏ hoang phế lâu ngày nằm nơi hang hốc hiểm trở, trong khu vực nông trường trà Trần Phú, tỉnh Hoàng Liên Sơn, nay số tù mới từ miền Nam ra, phải dọn dẹp, sửa soạn lại hang ổ. Dù phải trải qua cuộc hành trình dài, căng thẳng và mệt mỏi nhưng tù không được nghỉ xả hơi. Công việc gì cũng chẳng giống công việc gì nhưng cứ như con rối. Phải múa. Phải quay. Kinh nghiệm nầy tù đã học được ở các trại trong Nam rồi. Đây là thời gian họ muốn theo dõi phản ứng của tù. Ngày nào cũng có một số tù bị kêu đi làm việc. Đi làm việc hay làm việc với cán bộ là danh từ họ dùng khi kêu một người ra hỏi cung, để điều tra một việc gì, hơn là tìm hiểu thêm lý lịch. Vì đã được

Bản chất quyền sở hữu đất – nền tảng hoạch định chính sách

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

12-05-2017

Người dân Việt Nam không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được chính quyền cho phép sử dụng đất. Ảnh: internet

Trong nền “kinh tế thị trường“ đất đai cũng chỉ là hàng hoá có “giá trị“ và “giá trị sử dụng“, với đầy đủ 3 dấu hiệu về quyền sở hữu: – Quyền “chiếm hữu“(tức được pháp luật công nhận, bảo vệ), – “quyền định đoạt“ gắn liền với quyền chiếm hữu (như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế…), và “quyền sử dụng“ (như làm nơi kinh doanh, nhà ở, đường sá, công trình,…)  được “trao đổi“ (mua bán) theo quy luật ngang giá, tức người bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá của mình cho người mua và người mua trả một giá tiền tương ứng cho người bán để sở hữu nó. Để hiểu đúng các khái niệm trong ngoặc kép trên có thể nêu định đề “phản“: Nếu không có giá trị và giá trị sử dụng thì không phải hàng hoá;  nếu  không có quyền sở hữu để trao đổi tiền (giá trị) với hàng (quyền sở hữu) thì không thể mua bán và vì vậy không tồn tại khái niệm nền kinh tế thị trường.

Những chuyện chưa quên (phần 1)

Hồ Phú Bông

Ảnh bìa sách “Những Chuyện Chưa Quên” của tác giả gửi tới.

Tặng các bạn tù đã đặt chân đến An Thới, Phú Quốc, buổi sáng ngày 27 tháng Chạp năm Ất Mão (27-1-1976) trên Dương Vận Hạm HQ 503 của Hải Quân VNCH bỏ lại.

Phần 1: Chuyến tàu

Đi làm cỏ ở Trung Đoàn, Mẫn đem về một cây ổi con. Gốc nó được bó một nắm đất bằng ngón tay cái. Mẫn xem lá xem nhánh thế nào đó và kết luận đây là ổi xá lị.

– Vài hôm nữa về tôi sẽ trồng nó trước sân nhà!

Hợp có chút mỉa mai:

– Nhà nào?

ĐỊNH HƯỚNG MÃI SẼ CÓ NGÀY XUỐNG LỖ

Phạm Trần

10-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau 6 ngày họp được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là “khẩn trương, nghiêm túc”, Hội nghị Trung ương 5, Khóa đảng XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã kết thúc chiều Thứ Tư, 10-05-2017, sau khi rặn mãi mới đẻ ra được 3 Nghị quyết “đổi mới nhưng không đổi mầu”, gồm:

– Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

– Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

NGÀY 30 THÁNG TƯ

Phạm Đình Trọng

30-4-2017

Ngày 30-4-1975: là ngày có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn. Ảnh: internet

Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng tư được những người cộng sản gọi là ngày giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

Vậy thực sự ngày 30 tháng tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?

Martin Luther King: Tôi có một giấc mơ

Soha

27-11-2013

MS Martin Luther King đọc bài diễn văn. Nguồn: internet

Ngày 28/8/1963, mục sư Martin Luther King, một nhà hoạt động vì dân quyền, chống phân biệt chủng tộc, đã đọc bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” tại Đài tưởng niệm Lincoln (Washington D.C, Mỹ) trước hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành đến Washington vì việc làm và tự do

“Tôi có một giấc mơ” đứng đầu trong danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết.

Bài học Đồng Tâm

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-4-2017

Chủ tịch TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đi từ trụ sở UBND xã Đồng Tâm xuống nhà văn hoá thôn Hoành. Ảnh: internet

“Cách mạng không phải là một bữa tiệcRevolution is not a dinner party” (Mao Trạch Đông). 

Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?

Tài liệu mật: Tên gián điệp Nguyễn Công Khế nợ máu như thế nào với cách mạng và nhân dân Việt Nam?

Posted by adminbasam

Đôi lời: Đây là bài thứ 9 trong loạt bài liên quan đến vụ bê bối của ông Nguyễn Công Khế và Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Xin được nhắc lại, cá nhân ông Nguyễn Công Khế hoặc những người được nêu tên trong loạt bài này, nếu thấy những thông tin đưa ra không đúng sự thật, hãy viết bài phản bác. Trang Ba Sàm sẽ đăng tất cả những bài phản bác có liên quan đến vụ việc này.

_______

Nguyễn Công Khế

CLB Nhà Báo Trẻ

23-12-2015

Trong phóng sự trước, CLB Nhà báo trẻ đã đưa ra ánh sáng về quá  khứ khiếp nhược đầu hàng địch, phản bội cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội của Nguyễn Công Khế mà y đã ém nhẹm suốt gần nửa thế kỷ, tưởng chừng vĩnh viễn che mắt được người đời. Suốt hơn 40 năm qua, tên Khế đã vin vào ánh hào quang ảo tưởng của quá khứ, lừa gạt lãnh đạo để trục lợi trên xương máu đồng đội. Chưa hết, Nguyễn Công Khế đã cam tâm phản quốc khi chấp nhận làm gián điệp cho địch và đã được biên chế tại Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chế độ Việt Nam Cộng Hòa…

Trong khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị phối hợp cùng chính quyền cách mạng nổi dậy cướp chính quyền thì bị lộ kế hoạch. Ngày 15/5/1972, Nguyễn Công Khế (vừa được phân công Bí thư Chi đoàn trường Phan Chu Trinh được 03 ngày) cùng 32 đồng chí khác đồng loạt bị bắt. Khi sa vào tay địch, trái ngược với khí tiết của những đồng đội, Khế đã khiếp nhược tuôn tất tần tật những gì y biết về Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên Cách mạng. Sự hèn nhát, phản bội còn chưa dừng lại ở đó, Khế tiếp tục ngoan ngoãn nằm vùng trong tù theo lời chiêu dụ của địch. Đây chính là nguyên nhân Khế tỏ ra hoạt động năng nổ hơn rất nhiều so với thời gian còn tự do, được các đồng chí cấp trên là Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải,… (thời gian ở nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng) và sau này là Lê Đình Thụ (Võ Hồng Nguyên – Trưởng ban Công vận, Khu ủy viên Sài Gòn Gia Định), Trương Văn Khuê, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… (thời gian ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn) tín nhiệm, được tham gia hội họp, tiếp cận nhiều thông tin quan trọng. Các thông tin Khế thu thập được từ các đồng chí, đồng đội đều được chính quyền VNCH khai thác triệt để nhằm dằn mặt phong trào trong tù và trấn áp các hoạt động cách mạng bên ngoài.

H1Kẻ gây bao tội lỗi với cách mạng, với nhân dân, với đồng chí, đồng đội năm xưa nay đã chuyển nghề buôn chính trị và buôn gái

Sự khiếp nhược đầu hàng, làm tay trong cho địch của của Khế đã khiến nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, nhiều đồng chí bị địch bắt giữ, thủ tiêu. Trong đó phải kể đến trường hợp đồng chí Trần Phú Quý (bí danh Trần Đức, sinh năm 1953, học sinh trường Bồ Đề, Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng). Anh là người sáng lập và điều hành tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” hoạt động từ năm 1970, được đông đảo học sinh, sinh viên đón nhận, mỗi số ra cả nghìn tờ, là nỗi kinh hoàng của chính quyền chế độ cũ tại Đà Nẵng. Dù bị truy soát gắt gao nhưng tờ báo vẫn hoạt động an toàn suốt 3 năm cho đến khi bị tên Khế chỉ điểm. Một ngày cuối năm 1972, lực lượng Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng đã bố ráp cơ sở in báo tại nhà bà Trần Thị Nghệ (tại số 136, Hoàng Diệu, Đà Nẵng), toàn bộ đội ngũ in ấn, phát hành tờ báo đồng loạt bị bắt, riêng đồng chí Trần Phú Quý đã anh dũng hi sinh ngay hôm ấy.

H1Đồng chí Trần Phú Quý  đã anh dũng hi sinh để bảo vệ tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” khi bị tên Khế chỉ điểm

Với các “thành tích” ấy, sau khi chuyển vào nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn (1973), dù hồ sơ vẫn “được” ghi là Việt Cộng nhưng tên Khế đã thuộc biên chế của Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp, thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (Central Intelligence Office) của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Để qua mặt những người bạn tù, mỗi khi cần lấy thông tin, địch đều đưa tên Khế vào phòng “Điện ảnh” (trên danh nghĩa là phòng thẩm vấn cách ly), một số lần hiếm hoi Khế phải dùng “khổ nhục kế” bằng vài vết bầm để che mắt, lấy điểm với đồng đội.

Tháng 2/1975, Nguyễn Công Khế được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do tại Đà Nẵng. Suốt thời gian sau đó cho đến khi đất nước giải phóng, Khế tiếp tục hoạt động gián điệp, đều đặn cung cấp tin  tức từ vùng cách mạng về Phủ Đặc ủy. Tháng 3/1975, Khế được các đồng chí lãnh đạo Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy) và Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà) giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Lực lượng Thanh Niên Bảo vệ Thành phố Đà Nẵng, lực lượng này có nhiệm vụ tổ chức nổi dậy bên trong, phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy vào giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tin tình báo tối quan trọng của Khế về việc “Việt Cộng” chuẩn bị tấn công tổng lực vào thành phố Đà Nẵng lập tức được gửi về Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngay sau đó thông qua ông chú ruột Nguyễn Đoan, đang là Thiếu úy Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

H1Bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 1982, xác nhận thành phần gia đình tham gia cả hai bên Quốc – Cộng, trong đó có chú ruột Nguyễn Đoan mang hàm Thiếu úy Quân lực VNCH

Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” (Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác”.

H1Công văn đóng dấu “KÍN” (BÍ MẬT) của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa về việc nhận Nguyễn Công Khế về công tác

Tuy nhiên, tin tình báo của Khế lúc này không còn nhiều tác dụng vì tình hình quân đội VNCH đã bắt đầu rệu rã ngoài chiến trường, binh lính hoang mang, mất tinh thần, chính quyền Thiệu không thể trở tay trước sức tấn công như vũ bão của Quân Giải phóng. Và ngày 24/4/1975, tướng Lê Khắc Bình cùng phụ tá Lê Nguyên Tân đã lặng lẽ di tản không một lời bàn giao cho thuộc cấp.

H1Gia đình Tướng Lê Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo VNCH hiện đang định cư ở California, Hoa Kỳ

Cây “đinh” Nguyễn Công Khế của Phủ Đặc ủy cắm trong tim chính quyền cách mạng đã bị bỏ rơi từ đó. Khế quay trở lại làm “tròn vai” một chiến sĩ trung kiên. Nực cười và đáng xấu hổ là sau khi đất nước thống nhất, tên Khế lại được phong tặng “Huân chương Giải phóng” và “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” theo quy trình khen thưởng vô trách nhiệm của cơ chế “xin – cho”.

H1Chứng nhận được thưởng “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” của Nguyễn Công Khế

Như vậy, việc Nguyễn Công Khế khiếp nhược đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho địch tưởng chừng đã quên lãng theo dòng chảy thời gian, gần nửa thế kỷ sau đã được CLB Nhà báo trẻ làm sáng tỏ. Mọi việc vẫn chưa kết thúc khi một nghi án mới được mở ra, theo một thông tin chưa kiểm chứng từng lan truyền trên mạng: Vị “minh chủ” mà Khế đang theo “phò” trong thời gian làm du kích, bị địch bắt năm 1971 tại Đức Hòa, Long An và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, trong thời gian ở tù không chịu nổi tra tấn cũng đã quy hàng địch, nghi án này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vào thời điểm thích hợp.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, một quả đạn pháo 130mm của Quân giải phóng bắn trúng bốt điện Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, một tiếng nổ cực lớn và tiếp theo là cả khu vực mất điện. Ngay sau đó, Phòng Tình báo miền B2 (nay thuộc Tổng cục Tình báo Quân đội) đã nhanh chóng xuất hiện, bảo vệ nguyên trạng Phủ Đặc ủy. Trong các phòng giam lúc đó, phòng hỏi cung, dấu máu của các chiến sĩ tình báo, giao liên bị tra tấn đây đó vẫn chưa khô. Hệ thống máy móc mật mã của Phủ Đặc ủy rất hiện đại đã được giữ gìn nguyên vẹn… Đặc biệt, hệ thống con dấu, hồ sơ của Phủ Đặc ủy vẫn còn nguyên, địch tháo chạy đã không kịp hủy bỏ!

H1Những kẻ thủ ác năm xưa, đến nay vẫn tiếp tục dùng miệng lưỡi trơn tru để lừa gạt TW, giới trí thức và nhân dân
(Cựu Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành Sài Gòn Triệu Quốc Mạnh, tay buôn chính trị Nguyễn Công Khế và ông Lê Hiếu Đằng tại căn nhà rộng 51m2, số 60 Thạch Thị Thanh, Q1, TPHCM của vị “minh chủ”  vào tối mùng 5 tết Nhâm Thìn – 2012)

Đón xem kỳ tiếp:  Nguyễn Công Khế mở trụ sở TNCorp tại Mỹ, tẩu tán ngoại tệ ra nước ngoài để làm gì?

CLB Nhà báo trẻ

_________

Mời xem lại: Một số thông tin phản hồi về loạt bài Nguyễn Công Khế (ĐKX/ HVĐ/ NT/ BS). – Nguyễn Công Khế đã trung kiên với Cách mạng như thế nào khi bị địch bắt năm 1972?   –  Lá số tử vi của Đảng viên Nguyễn Công Khế  – Hồ Văn Đắc – Nguyễn Công Khế và “Giọt nước mắt hận thù”…  – Nguyễn Công Khế xử lý việc ra tòa vì trốn nợ như thế nào?   –  Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên  –  Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục! – Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào?  –  Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông (CLB NBT/ BS).  –  ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’ (BBC).  – CÓ “ĐẤU ĐÁ” Ở TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG THANH NIÊN VÀ BÁO THANH NIÊN? (BS).  – Phản hồi bài viết bịa đặt về nhà báo Nguyễn Công Khế (DL).