Việt Nam ‘xử nặng’ 3 người vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’

BBC

31-1-2018

Trần Hoàng Phúc là thành viên chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Ảnh: internet

Tòa án ở Hà Nội ngày 31/1 xử tù ba người về tội tuyên truyền chống Nhà nước, áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”.

Áp dụng Điều 88 Bộ luật Hình sự, tòa sơ thẩm tuyên ông Vũ Quang Thuận, sinh năm 1966, bị án tù 8 năm, Nguyễn Văn Điển, sinh năm 1983, bị 6 năm 6 tháng tù.

Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, bị tòa tuyên 6 năm tù.

Nếu!

FB Ngô Trường An

31-1-2018

Ảnh Hà Nội được người Pháp trao trả độc lập từng phần trong giai đoạn 1945 – 1954. Ảnh: internet

Các vị thường nói với tôi: “Không có bác và đảng thì VN làm gì có ngày hôm nay. Vậy, ông đừng có phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng….”.

Tôi hoàn toàn đồng ý với các vị ấy. Nghĩa là, tôi công nhận, nếu, không có bác hồ và đảng CSVN lãnh đạo thì đất nước chúng ta rõ ràng không có ngày NHƯ hôm nay.

Vậy, bây giờ chúng ta phải bình tâm nhìn nhận đất nước chúng ta ngày hôm nay nó như thế nào? So với các nước trong khu vực và trên thế giới VN hơn họ ở mặt nào? Mức lương hằng tháng chúng ta hơn họ chưa? Thu nhập đầu người hơn họ chưa? Các vấn đề khác như giáo dục, y tế, giao thông, chủ quyền quốc gia…. Đã bằng họ chưa?

Tố cáo âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền nhằm đàn áp tự do tôn giáo

Thục Quyên

31-1-2018

Trên Facebook xuất hiện lời tố cáo của Đạo tràng Út Trung về âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền hầu đàn áp tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tận gốc rễ, triệt mọi quyền tự do của gia đình ông Bùi Văn Trung được thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập theo tôn giáo của họ.

Ông Bùi Văn Trung, sanh năm 1964, là giáo viên, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), cư ngụ tại ấp Phước Bình, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam, rất tích cực sống theo giáo lý để mong đóng góp, xây dựng đạo đức trong xã hội. Là con trai út nên trong nhà có nhiều đám giỗ. Nhân dịp những lễ cúng giỗ này, ông Trung thường có chương trình thuyết giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cho những người đến tham dự. Từ đó Đạo tràng Út Trung thành hình kể từ năm 2005.

Gần nửa thế kỷ: Đi từ bưng biền lên… cống rãnh!

Lò Văn Củi

31-1-2018

Anh Bảy Thọt “thọt be sườn” ông Ba Hu đặng:

– Đi Phú Quốc chơi ông Ba. Bữa ông nói ở ngoải đẹp lắm, trong lành lắm, và hơn hết là có… “tắm tiên” đã lắm.

Ông Ba rụt cổ rùa:

– Giỡn Bảy, giỡn chơi hoài Bảy, tao nói hồi nào đâu.

Anh Năm Ba gác cười hư hư, hừ hừ chọc quê, rồi nói:

Bốn nguy cơ đảng chết ngay đơ

Phạm Trần

31- 1- 2018

Phát biểu của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày 14- 12- 2017, tại Hà Nội: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ “diễn biến hoà bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tệ nạn xã hội vẫn còn có những diễn biến phức tạp”.

Trò chuyện với Hội Sinh viên Nhân quyền: “Xã hội này đã đến lúc cần thay đổi”

Blog VOA

Tuấn Khanh

30-1-2018

Ngọc Kim và bức ảnh Trần Hoàng Phúc trong một lần vận động ở Anh Quốc

Đối thoại với những người trẻ là một điều thú vị, vì đó là hành trình để nhận biết xem tương lai của một quốc gia rồi sẽ như thế nào.

Thật may mắn khi có được một cuộc đối thoại như vậy với Ngọc Kim, thư ký phân ban hải ngoại của Hội Sinh viên Nhân quyền (Hội SVNQ). Kim sinh năm 1992 và đang sống ở Anh Quốc, nơi có rất nhiều người trẻ tuổi ở miền Bắc Việt Nam đến du học.

Cảm ơn đội bóng đá U23 Việt Nam

Kông Kông

31-1-2018

Đội bóng đá U23 Việt Nam, từ một đội được coi là chỉ “lót đường” cho giải U23 châu Á, bỗng vươn vai Phù Đổng, đoạt Huy chương Bạc, là bất ngờ lớn. Vì không ai có thể tưởng tượng được trước đó. Chưa nói đến thắng Iraq và Qatar để vào chung kết mà ngay trong trận chung kết.

U23 chỉ thua ở phút cuối cùng của trận đấu dài 120 phút, là trận 120 phút liên tục lần thứ ba của giải, đặc biệt trong thời tiết khắc nghiệt. Tuyết rơi dày đặc! Thể trạng của người sống ở xứ nóng đột ngột phải đối đầu với tuyết giá, về phản ứng sinh học thì cơ thể đã không chịu nỗi, huống gì phải ra sân đấu?

50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân: Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử (phần cuối)

Đỗ Kim Thêm

31-1-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.

Giải ảo ngụy sừ Việt Nam

Cho đến nay, chính biến Tết Mậu Thân còn để lại quá nhiều nghi vấn vì phe thắng cuộc tiếp tục tuyên truyền về thành quả chiến thắng và không công bố hết các tài liệu liên quan về tổn thất. Dù một số người trực tiếp tham chiến đã can đảm đưa ra một vài ánh sáng mới trong các bí ẩn củ, nhưng các tin tức đó không phải là tất cả sự thật.

50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân: Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử (phần 2)

Đỗ Kim Thêm

31-1-2018

Tiếp theo phần 1

31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.

Chiến cuộc Mậu Thân

Diễn tiến

Tuân thủ truyền thống cao đẹp của những ngày hưu chiến, nên hơn phân nửa các binh sĩ QLVNCH được nghĩ phép về thăm gia đinh, có đơn vị chỉ còn 30% quân số đồn trú. Do đó, QLVNCH không tập trung phòng thủ, nhất là các thành phố. Tổng thống Johnson, Tướng Westmoreland và Tổng Thống Thiệu đều tin mục tiêu chính của CSBV là Khe Sanh và không còn tấn công vào nơi nào khác trong dịp Tết. Theo ước lượng chung, sác xuất tấn công, nếu có, là từ 40-60% trong những ngày trước hoặc sau tết.

50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân: Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử (phần 1)

Đỗ Kim Thêm

31-1-2018

31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.

Tóm lược

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một đại bại quân sự của ĐCSVN, vì khả năng chiến đấu tinh nhuệ của QLVNCH chưa bị tiêu hao và toàn thể dân chúng miền Nam không một lòng ủng hộ, nhưng nó đã tạo ra các thắng lợi chính trị tại Hoa Kỳ và công luận thế giới thành một bước ngoặt chiến lược trong chiến tranh Việt Nam.

Phát Triển Năng Lượng tại Việt Nam: Nhiều Nỗi Lo về Điện Than

Hoàng Mai

31-1-2018

“Tôi không hiểu”, anh Thảo tuyên bố. Mặc dù giọng của anh nghe nghèn nghẹt qua điện thoại, nỗi thất vọng trong ấy không thể nhầm lẩn được. “Thế giới đang dần dần loại bỏ than đá. Việt Nam thì đang dần dần đầu tư thêm”.

Đây là lằn đỏ để đoạn tuyệt với nhiệt điện than tại Việt Nam

Viet Ecology

Phạm Phan Long, P.E.

31-1-2018

Petro Việt Nam thiếu vốn hoàn tất nhiệt điện than Long Phú 1

US Ex-Im Bank không nên tiếp sức cho Long Phú 1 vì dự án này tốn kém nhất, xả thải ô nhiễm cao, có hại nhất cho sức khoẻ và môi sinh của 20 triệu dân cư đồng bằng sông Cửu Long và còn làm suy giảm uy tín Hoa Kỳ trên thế giới.

Sự man rợ nhân danh pháp luật

FB Nguyễn Hà Luân

30-1-2018

Công an Phú Quốc bắt người mua bán dâm đứng giữa đường, bêu tên. Ảnh: internet

Khi các nhân viên công lực tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang lôi những công dân được coi là có hành vi “Mua, bán dâm” ra giữa phố đông, rồi dùng loa mô tả tỷ mỉ hành vi của họ cho bàn dân thiên hạ biết đã trở thành một bằng chứng rõ ràng cho những bóng ma man rợ đang quay trở lại. Mà lần này, sự man rợ từ dĩ vãng lại đang được nhân danh chính quyền để hành động…

Có quá rẻ – Cái giá của sự đánh đổi?

FB Trần Bích Hà

29-1-2018

Như một người Việt Nam có lương tri – tôi không bao giờ tán thành việc sử dụng các sự kiện có tính chất lịch sử hoặc có ý nghĩa tâm lý đối với xã hội, hoặc tên tuổi những người anh hùng, để quảng bá cho thương hiệu của cá nhân hoặc công ty nào đó. Chỉ riêng cái việc họ bỏ tiền giúp đỡ, tài trợ…, là đủ để xã hội và người được giúp đỡ ghi nhận rồi. Nhưng nếu cố dấn lên để bắt người nhận phải cầm bảng hiệu tên công ty toe toét chụp ảnh đưa lên báo chí – sẽ biến sự kiện tài trợ thành sự đánh đổi thô bạo, hoặc đúng hơn là sự cưỡng duyên một cách lố bịch.

Bạn trẻ và một phiên xử

FB Luân Lê

30-1-2018

Trần Hoàng Phúc. Ảnh: internet

Vào sáng ngày mai, 31/01/2017, sẽ diễn ra phiên xử sơ thẩm tại Trụ sở TAND thành phố Hà Nội đối với ba bị cáo là ông Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và bạn trẻ Trần Hoàng Phúc với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 BLHS 1999, sửa đổi 2009.

Riêng bạn trẻ Tần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, bị bắt khi đã học xong Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP HCM. Bạn sinh viên này có khoảng 500 chứng chỉ các loại về các khoá học, khoá đào tạo, từ trong nước đến quốc tế, trong đó có cả do Harvard cấp, với nhiều lĩnh vực hay chuyên ngành khác nhau. Bạn Phúc rất giỏi tiếng Anh, đã từng làm thư ngỏ trao đổi và kiến nghị gửi Tổng thống Obama đề nghị có quan điểm và cùng xử lý vấn đề thảm hoạ môi trường Biển do Formosa gây ra vào tháng 4/2016.

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

BBC

30-1-2018

Chuỗi các bức ảnh của Eddie Adams cho thấy hành động đưa đến quyết định nổ súng đột ngột của tướng Loan. Ảnh: AP

Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam – ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Bức ảnh này mang lại cho ông vinh quang và cả nỗi buồn, theo James Jeffrey.

BCA xác định: “Chính phủ Quốc gia VN lâm thời” là tổ chức khủng bố

RFA

30-1-2018

Ông Đào Minh Quân. Ảnh: internet

Ngày 30-01-2018, Website Cổng thông tin điện tử Bộ công an phát đi Thông báo xác định tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, đồng thời nêu rõ danh tính 7 người cầm đầu và 15 thành viên thuộc tổ chức này.

Thông báo nêu rõ “người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tổ chức; hoạt động theo chỉ đạo của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… là phạm tội “Khủng bố”, “Tài trợ khủng bố” và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quán cóc ông thầy cãi: Bây thưa tao đi…

30-1-2018

Nói về quán cà phê cóc thì ai ai cũng “rành sáu câu vọng cổ”, không cần giải thích chi cho mắc công nữa.

Các quán cóc thường không có tên. Nên hay kêu theo tên chủ quán, quán Ông Hai, Chú Ba, Cô Tư, Anh Năm, Chị Sáu, Cô Út… hoặc nhiều người tới uống quen thì tự đặt tên để dễ bề hú hí rủ nhau. Đặt tên theo một điều gì đó đặc biệt ở quán hoặc quang cảnh xung quanh, như: quán có nhiều gỗ thì gọi quán Gỗ, quán Cây; ở quán lâu lâu nghe tiếng còi hú dài, sau đó có tiếng rầm rập, A-B(bê)-C(xê)-K(ca)…A-B-C-K… A-B-C-K… nối tiếp thì sẽ có tên quán Cổng xe lửa, quán Đường rày; quán gần bồn nước thì dĩ nhiên có tên quán Bồn nước…

Những tấm ảnh nói lên ngàn lời

Thạch Đạt Lang

30-1-2018

Sáng sớm, pha ly cà phê Diamond, chưa kịp uống đã thấy miệng đắng ngắt. Hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội tươi cười, xoa đầu một tuyễn thủ U23 đang cúi người bắt tay bà vô cùng thành kính (chưa phân ưu).

Chủ tịch QH xoa đầu tiền vệ Quang Hải. Ảnh: VNN

Tấm ảnh cho thấy, không biết vì nguyên nhân nào sự phản cảm lộ rõ trên mặt nhiều tuyển thủ U23. Vài người cúi mặt, có người nhăn mặt, biểu lộ sự khó chịu, bực bội, có người quay đầu nhìn đi chỗ khác.

Thòng tay dài

Lò Văn Củi

30-1-2018

Anh Bảy Thọt búng tay cái chóc, hào hứng nói:

– Chị Tư, chị nên học hỏi, chị nên tổ chức một bữa cho mí em xinh đẹp, séc xỳ tươi mát, lạng qua lạng lại, uốn éo tới lui để tri ân khách hàng lâu năm cái coi. Ngồi uống ở quán chị cái mông chai như đít khỉ mà có thấy được là khách hàng thân thiết, đặc biệt chi đâu. Vả lại, chắc chắn quán sẽ nổi như cồn, khách khứa nườm nượp tới nữa, tha hồ chị “lượm” tiền.

Tại sao không thể có bước đột phá ngoại giao ở Biển Đông

Viet-studies

Tác giả: Gregory Poling (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

25-1-2018

Làm thế nào ứng phó với việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng xây dựng quân sự?

Hôm 30 tháng 12, truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu đoạn phim quay từ trên cao miêu tả những căn cứ mà nước này thiết lập trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở Biển Đông. Đoạn video là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên được trình chiếu cho thấy trạng thái hoàn chỉnh của một căn cứ không quân và hải quân vững chắc trên một bãi đá tranh chấp trong quần đảo Trường Sa (Spratly).

Lỗi hệ thống thì nên can đảm thay đổi hệ thống

Lê Minh Nguyên

29-1-2018

Trang An Ninh Online ngày thứ Hai 29/1/2018 ông TS Lê Kiên Thành, con trai TBT Lê Duẩn và là đảng viên Đảng CSVN, có trả lời bài phỏng vấn khá dài và khá lý thú, trong đó ông cho rằng sự sụp đổ của chế độ chính yếu là do sự rệu rã ở bên trong Đảng CSVN mà ra.

Tôi cứ nghĩ đến Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mà lo sợ. Vì chính họ chứ không phải các thế lực bên ngoài đã làm cho họ bị suy yếu rồi diệt vong”.

Thể thao dưới chế độ Cộng sản

“Có người ước ao, phải chi đám đông cuồng nhiệt kia xuống đường chống Formosa, chống Trung Cộng, đòi lại Hoàng Sa, giành lại Trường Sa thì may cho đất nước biết bao nhiêu. Không, đừng kỳ vọng gì nơi họ. Lịch sử được viết bằng những người yêu nước tỉnh táo, nhìn xa, trông rộng chứ không phải bằng đám đông bị đánh bùa mê”.

____

FB Trần Trung Đạo

29-1-2018

Hai mặt trong cùng một mục đích tuyên truyền của mọi chế độ CS gồm (1) củng cố tính chính danh và (2) che giấu bên trong một chế độ độc tài, lạc hậu, thối nát đang dần dần rã mục.

Phương tiện hữu hiệu để nhanh chóng đạt mục đích hai mặt đó là thể thao thể dục.

50 năm sau sự kiện Mậu Thân, bức ảnh của Eddie Adams lại được nhắc lại như một sự ăn năn

Blog RFA

Tuấn Khanh

29-1-2018

Bức ảnh nổi tiếng của Eddi Adam trong sự kiện Tết Mậu Thân. Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn tên VC Bảy Lốp trên đường phố. Bức ảnh đã làm tiêu tan sự nghiệp của ông và ám ảnh tác giả bức ảnh. Nguồn: AP

Hãng ABC không quên nhắc đến bức ảnh của phóng viên Eddie Adams, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc đột kích tàn khốc Mậu Thân của quân đội miền Bắc Việt Nam.

Hết 200.000 tỉ sẽ thêm bao nhiêu triệu ‘tha phương cầu thực’?

Blog VOA

Trân Văn

29-1-2018

Những người nông dân đang lên thành phố bán sức lao động tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Đình Hà

Tờ Tuổi Trẻ vừa đăng một bài viết của ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang. Trong bài “Để người dân đừng đi Bình Dương, hãy làm như Đồng Tháp!”, ông Nhị – một viên chức cao cấp, tuy đã nghỉ hưu song vẫn trăn trở về tương lai An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung – kể rằng, trong vài năm gần đây, “đi Bình Dương” trở thành chuyện cửa miệng của nhiều cư dân An Giang.

‘Thế nước mạnh, vận nước lên’, thế à?

Blog VOA

Bùi Tín

29-1-2018

Đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: AFC

Từ hồi bé tôi đã mê bóng đá. Nay sống ở xa quê hương, bóng đá vẫn là niềm đam mê của lão già hơn 9 bó này. Các cuộc thi bóng đá toàn thế giới, các châu lục, giải tòan quốc nước Anh, nước Pháp, nước Đức là môn giải trí tinh thần của tôi. Tất nhiên giải châu Á U23 năm nay cuốn hút tôi.

U23 VN gồm các chú thanh niên trung bình 21 tuổi, được huấn luyện viên Nam Hàn Pak Hang Seo dìu dắt có phương pháp, đã làm nên kỳ tích.

Tại sao đổi lịch Tết Mậu Thân?

Trần Gia Phụng

29-1-2018

Biến cố Mậu Thân 1968 xảy ra cách đây đúng 50 năm (1968-2018), bắt đầu từ quyết định rất khó hiểu vào lúc đó là việc sửa đổi âm lịch ở Bắc Việt Nam (BVN) nhân dịp Tết Mậu Thân.

1.-  SỬA ĐỔI ÂM LỊCH Ở BẮC VIỆT NAM

Ngày 8-8-1967, nhà cầm quyền BVN ra lệnh cho Nha Khí tượng Hà Nội đổi âm lịch, và lịch mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 1-1-1968.  Nha Khí tượng chỉ có khoảng 5 tháng để đổi lịch. 

Các quan chức nào đã quyết định chọn “Hãng hàng không Bikini Việt Nam” để chở đội tuyển U23 về nước

Hiếu Bá Linh

29-1-2018

Sự phẫn nộ của hàng triệu người hâm mộ bóng đá trong và ngoài nước là đúng và chính đáng, nhưng họ trút cơn giận dữ, ném đá vào các cô người mẫu và hãng hàng không Vietjet Air là không đúng chỗ.

Lời chia buồn gởi anh Đinh La Thăng

Nguyễn Khắc Mai

29-1-2018

Hôm qua, người học trò cũ nay là một GSTS, đến thăm, anh ấy nói, “tình người và tình đời bạc bẽo lắm thầy ạ”. Tôi hỏi thế nào, anh ấy nói, cụ thân sinh ra Đinh La Thăng vừa mất, mà họ không cho Thăng và Thắng về chịu tang. Cũng may có người tử tế trong công an bí mật đưa hai anh em về lạy bố lần cuối, rồi ngay trong đêm lại trả về trại giam.

Tôi có một giấc mơ

FB Mạnh Kim

29-1-2018

Ảnh: internet

Tôi mơ lòng tự ái dân tộc xen lẫn tự hào dân tộc được dồn hết vào việc phát kiến canh tân đất nước.

Tôi mơ Việt Nam có thể “trả thù lịch sử” bằng việc “dội bom” xuống khắp Trung Quốc bằng hàng hóa và dịch vụ từ những công ty có tên “Hai Bà Trưng”, “Trần Hưng Đạo”, “Lý Thường Kiệt”… (như cách Nhật từng “trả thù” Mỹ sau Thế chiến thứ hai bằng chiến dịch “oanh tạc” hàng hóa khiến báo chí Mỹ phải khóc lên rằng “Nước Mỹ đang bị xâm lược”!).

Tôi mơ Việt Nam có thể trả được mối hận Hoàng Sa bằng việc có một công ty khổng lồ mang tên “Hoàng Sa” đặt tại Bắc Kinh thuê mướn hàng ngàn công nhân Trung Quốc.