Trả lời Lưu Trọng Văn

Nguyễn Đình Cống

15-6-2020

Hôm nay, báo Tiếng Dân có đăng bài của Lưu Trọng Văn: Đối thoại – Thêm bạn bớt thù. Tại sao không?

Phe tài xế cần làm gì nếu lợi thế đang không thuộc về họ?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

5-12-2017

Các tài xế vui mừng khi nghe tin Thủ tướng quyết định dừng thu phí trạm BOT Cai Lậy trong 30 ngày. Ảnh: Tùng Tin./ Zing

Nếu quả thật lợi thế đang không thuộc về phe tài xế vì thời gian không đứng về phía họ, thì câu hỏi là họ có thể làm gì để đảo ngược tình hình?

Điều đầu tiên cần làm là thay đổi cách nhìn về chính đối thủ của họ: BOT Cai Lậy.

Nếu ví trạm BOT này như một cỗ máy thu tiền thì sẽ có ít nhất hai cách khiến nó ngưng hoạt động: Một là nhắm thẳng trực tiếp vào cỗ máy để quấy nhiễu, tức tấn công trực diện; hai là tìm hiểu xem cỗ máy này đang được vận hành dựa trên những nguồn hỗ trợ nào để cắt đứt những nguồn này tức là tấn công gián tiếp. Toàn bộ những hoạt động của phe tài xế đến giờ phút này tập trung vào cách thứ nhất, không có hoặc có rất ít hành động thuộc cách thứ hai.

Vì sao sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” không được cấp giấy phép tái bản

Nguyến Văn Phước

27-10-2019

Sự vô cảm đang thống trị, lũng đoạn, đẩy lùi tụt hậu văn hoá và thực sự đang làm lệch hướng tinh thần Việt Nam xuống dốc rất nhanh.

Từ một con số nói lên nhiều vấn đề

Đỗ Ngà

31-5-2022

Theo báo Vietnambiz, trong 3 tháng đầu năm 2022, hệ thống ngân hàng bơm thêm 526.000 tỷ đồng vào nền kinh tế, tương đương với 23 tỷ đô la. Riêng ngành bất động sản chiếm đến 30%, tức tương đương 6,9 tỷ đô la. Như vậy câu hỏi đặt ra là 6,9 tỷ đô la mà ngân hàng đã bơm thêm vào thị trường bất động sản ấy, nó được phân bố ra sao?

Nội tình đảng Cộng sản Tàu

Chu chi Nam Vũ văn Lâm

31-3-2019

Hiện nay nhiều người, nhất là giới truyền thông Tây phương, cho rằng, Tập cận Bình là người đầy quyền lực, nào là Chủ tịch nước, Chủ tịch đảng, Chủ tịch Quân Ủy hội, Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia và cả chục chức chủ tịch các tiểu ban khác.

Thông cáo của Hội Phụ nữ Nhân quyền VN về trường hợp blogger Mẹ Nấm

Hội Phụ Nữ Nhân Quyền VN

18-7-2018

Thông cáo

Bà Nguyễn Tuyết Lan (Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được biết đến với bút danh Mẹ Nấm) thông báo cho các nhà hoạt động, các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước biết chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tuyệt thực lần thứ 3 trong trại giam số 5, Thanh Hóa từ ngày 06 tháng 07 năm 2018.

25 lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải có ý nghĩa gì?

Luật Khoa

Bình dân Học vụ

18-6-2020

Về vụ án mạng bưu điện Cầu Voi và tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết Hồ Duy Hải có tới “25 lời khai nhận tội”, còn thẩm phán Nguyễn Trí Tuệ thì nói “có sai lầm (trong quá trình tố tụng), nhưng không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, nên không hủy án”.

Chỉ dùng tư duy logic, chưa cần dùng tới kiến thức luật, bạn có thể nhận định về vụ án này như thế nào?

1. Hồ Duy Hải có tội hay vô tội?

Chưa biết. Khả năng nào cũng có thể xảy ra.

2. Nếu Hồ Duy Hải có tội thì pháp luật phải nghiêm trị là đúng rồi, sao lại bênh vực Hải?

Vấn đề đang tranh cãi là Hồ Duy Hải có tội hay không, chứ không phải là cần phải trừng phạt Hải như thế nào.

Nếu Hải được chứng minh rõ ràng là có tội thì cần phải nghiêm trị. (Nhưng có nên sử dụng hình phạt tử hình không thì lại là một vấn đề khác, cũng gây tranh cãi.)

Nếu Hồ Duy Hải vô tội, mà vẫn bị tuyên có tội, thậm chí tuyên tử hình, thì nghĩa là pháp luật và những người phán xử đã hại chết người vô tội. Lúc đó, làm cách nào để đền mạng cho Hải?

Và đó là lý do tại sao trong các quyền của một con người, với tư cách bị can/ bị cáo, có quyền được hưởng “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Chừng nào còn chưa đủ cơ sở buộc tội hay là bằng chứng kết tội chưa đủ vững chắc, chừng đó còn phải hiểu bị can/ bị cáo đó là vô tội. Cần nhớ rằng, khi ra tòa, người ta chỉ nói chuyện bằng chứng cứ.

3. Hồ Duy Hải có tới tận 25 lời khai nhận tội. Như thế đã đủ là bằng chứng kết tội Hải chưa?

Nếu chỉ cần khai nhận tội là đủ thì bất kỳ ai cũng có thể bị kết tội mà không nhất thiết phải là thủ phạm thực sự.

Một người mẹ có thể nhận tội thay cho con.

Một đệ tử có thể nhận tội thay cho đại ca.

Một nhân viên có thể nhận tội thay cho giám đốc.

Thủ phạm có thể chạy tội bằng cách mua chuộc/ép buộc/thuyết phục ai đó nhận tội thay cho mình và hối lộ công an, viện kiểm sát, tòa án để họ chấp nhận người chịu tội thay này.

Chúng ta có không thiếu các trường hợp bị cáo nhận tội, bị kết án, nhưng sau cùng kêu oan và được minh oan (Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long).

Do đó, 25 lời nhận tội hay 25 nghìn lời nhận tội cũng không đủ để kết án một ai.

Ngay cả trong Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng có quy định thế này:

Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

4. Vậy phải thế nào mới đủ?

Phải có chứng cứ vật lý cho thấy rõ bị cáo phạm tội, không còn đường cãi nữa. Phương Tây hay nói là chỉ khi không còn “nghi ngờ hợp lý” (reasonable doubt) nào nữa thì mới kết tội được một người.

Quy trình điều tra của một vụ án thường là:

Cơ quan điều tra (công an) thu thập dữ liệu, bằng chứng. Đó là những dữ kiện có thật, tồn tại khách quan, không liên quan đến lời khai hay nhận tội của bị can/bị cáo. Nói cách khác, ngay cả một bị can/bị cáo nào đó nhận mình là kẻ giết người thì công an cũng vẫn phải tìm kiếm, thu thập dữ liệu, bằng chứng phản ánh khách quan vụ án.

Sau đó, cơ quan điều tra chuyển hồ sơ qua cơ quan công tố (viện kiểm sát). Viện kiểm sát tiếp nhận, đọc hồ sơ và quyết định:

  • Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu sót, sai lệch, không có cơ sở thì trả về cơ quan điều tra. Công an lại tiếp tục thu thập các dữ liệu, bằng chứng, bổ sung hoặc điều tra lại từ đầu.
  • Trường hợp 2: Nếu hồ sơ hợp lý, chặt chẽ, chính xác thì truy tố bị can/ bị cáo ra trước tòa án để tòa tiến hành xét xử.

Với trường hợp 2: Tại tòa, luật sư bào chữa và viện kiểm sát tranh luận. Viện kiểm sát có nghĩa vụ chứng minh bị cáo có tội. Luật sư bào chữa thì chứng minh những bằng chứng do viện kiểm sát (và cơ quan điều tra) đưa ra là không đủ để kết tội. Những bằng chứng này không tính đến số lời khai nhận tội của bị can/ bị cáo. Nghĩa là có ký nhận 25 hay… một tỷ bản nhận tội thì cũng vậy. Cái mà luật sư quan tâm ở đây là bằng chứng kết tội có thuyết phục hay không. Còn tòa sẽ căn cứ vào chứng cứ được trình bày trước tòa, lập luận của hai bên để đưa ra phán quyết của mình.

Ngược lại, nếu bị cáo có tội thật, và bằng chứng kết tội thuyết phục, thì không cần bị cáo ký nhận tội, tòa vẫn xử có tội.

Ở đây, xin một lần nữa nhấn mạnh với bạn: Luật sư bào chữa không cần biết thân chủ của mình có tội hay vô tội; cái luật sư quan tâm là bằng chứng kết tội có thuyết phục hay không, và luật sư, ở vai trò người bào chữa, phải tìm cách chứng minh rằng bằng chứng kết tội chưa đủ thuyết phục.

5. Bằng chứng thế nào thì mới đủ thuyết phục?

Bằng chứng phải được thu thập một cách hợp pháp, hay nói cách khác, việc thu thập bằng chứng phải tuân thủ quy trình, thủ tục tố tụng.

Diễn đạt theo ngôn ngữ luật thì như thế này:

“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội” (Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

“Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự” (Điều 87 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Khoản 2).

Vụ án bưu điện Cầu Voi, hẳn các bạn đều đã nghe, có đầy rẫy những sai sót về trình tự, thủ tục, chẳng hạn tình tiết điều tra viên mua con dao ở chợ về và bảo đó là hung khí của vụ án. Như vậy, đã đủ để khẳng định “bằng chứng kết tội không đủ thuyết phục” chưa?

6. Liệu có thể nói đó chỉ là một sai sót về thủ tục, hình thức, không làm thay đổi bản chất vụ án?

Trong luật pháp hình sự, hình thức quyết định nội dung. Bởi vì một vụ án đều xoay quanh chứng cứ, nên quy trình thu thập chứng cứ quyết định kết quả của vụ án. Chỉ một sai sót về thủ tục (tức là vi phạm chuẩn mực tố tụng – due process violation) là đủ để vô hiệu hóa chứng cứ dùng để buộc tội.

“… Nguyên tắc ‘thủ tục quyết định nội dung’ yêu cầu xác định có sai sót về tố tụng hay không chứ không đặt ra vấn đề có làm thay đổi bản chất vụ án hay không. Nếu có sai sót về tố tụng, thì chỉ cần yếu tố CÓ cũng đủ vô hiệu hóa về chứng cứ buộc tội nếu nó được thu thập không đúng quy định tố tụng. Nếu chứng cứ đó thuộc loại quyết định trong vụ án, thì xem như cả vụ án phải buộc đình chỉ” (LS. Đặng Đình Mạnh viết trên Facebook, ngày 16/6/2020).

7. Đòi hỏi công lý cho Hồ Duy Hải, vậy còn công lý cho hai cô gái đã bị sát hại trong vụ án mạng bưu điện Cầu Voi thì sao? Ai đem công lý tới cho vong linh họ?

Thực thi công lý cho người này không có nghĩa là đem đến bất công cho kẻ khác.

Chứng cứ không thuyết phục thì không kết tội ai đó giết người được. Không kết tội được thì phải trả tự do hoặc hủy án (oan) đó để điều tra lại. Việc điều tra lại cũng có thời hạn, hết thời hạn đó thì phải trả tự do cho bị can/ bị cáo, chứ không phải không chứng minh được ai đó giết người thì cứ giam họ mãi, chờ khi nào tìm được thủ phạm rồi mới tha họ.

Vụ án bưu điện Cầu Voi, nếu không thể tìm ra thủ phạm, thì xã hội cũng đành phải chấp nhận “không có công lý cho hai nạn nhân bị sát hại”. Không thể cố giết bằng được một người vô tội rồi coi đó là thực thi công lý cho nạn nhân. Giết oan một người, nghĩa là lại thêm một trường hợp không được hưởng công lý (coi như mất công lý cho vong linh người đó, trừ trường hợp hy hữu là thủ phạm ra đầu thú về sau). Bởi vậy người ta hay nói kết án oan cho một người là hai lần bất công.

Điều tra, truy tố, xét xử chuẩn xác, nghiêm minh chính là nuôi hy vọng thực thi công lý.

Xã Hội Bấn Loạn, Lòng Dân Không Yên

Viet-studies

Nguyễn Trọng Bình

9-12-2017

1. Từ Formosa, Đồng Tâm đến BOT Cai Lậy

Nếu chịu khó đọc hết những bài báo, video clip tường thuật và phản ảnh việc các bác tài thể hiện sự phản đối việc thu phí ở trạm BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang những ngày qua sẽ thấy xã hội và con người Việt Nam hôm này đang có sự phân hóa và chia rẽ rất sâu sắc. Chỉ mỗi chuyện thu phí trên một đoạn đường thôi nhưng mọi thứ lại lộn tùng phèo cả lên chẳng khác gì một trò hề. Và nếu xâu chuỗi thêm những vụ việc xảy ra gần đây nhất như Formosa hay Đồng Tâm sẽ thấy xã hội và đất nước hiện nay phải nói rằng, trên thực tế xã hội và con người Việt đang ở trong tình cảnh “bình yên giả tạo” vô cùng nguy hiểm. Nói cách khác, đây là những chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy sự khốn cùng và bấn loạn trong nhận thức lẫn hành xử của cả hai bên chính quyền và người dân hiện nay trước những mâu thuẫn, bất đồng và tranh chấp.

Không để xảy ra tình trạng “nước tới chân mới nhảy” ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

30-10-2019

Trở lại vấn đề Biển Đông, VN không thể cứ “chờ nước đến chân mới nhảy”. Lãnh đạo VN thường khoe khoang tài năng với câu nói “giữ nước từ xa”. Nhưng thực tế “nói vậy chớ không phải vậy”.

Cam – Tàu hợp tác và hành động của chúng ta

Dương Quốc Chính

11-6-2022

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên trong lễ khởi công dự án cải tạo căn cứ Ream ngày 8-6. Ảnh: KHMER TIMES

Khi cuộc chiến Nga-Ukraine xảy ra thì kẻ có lợi nhất chính là Trung Quốc. TQ sẽ có lợi khi nước láng giềng Nga, một kẻ thù quá khứ từng tranh chấp lãnh thổ, yếu đi. Tất nhiên nếu phương Tây cũng yếu đi, thì càng tốt đối với TQ.

Bê bối bên trong Bộ Công thương – Bộ cải cách của Thủ tướng Phúc

Phạm Tuyên

2-4-2019

Nát, tơi tả như bươm bướm rồi… Câu chuyện sặc mùi gay cấn dài kỳ của những phóng viên có nhiều năm theo dõi Bộ Công Thương ngày 2/4 cho thấy những tồn tại khó gỡ tại bộ luôn được kêu là “Bộ cải cách”.

Nhìn lại án tù Phan Sào Nam và nhà nước pháp quyền XHCN

Blog VOA

Trân Văn

22-4-2021

Kháng nghị của Viện Kiểm sát Cấp cao tại Hà Nội đối với Quyết định Giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án tỉnh Quảng Ninh, liên quan đến ông Phan Sào Nam chính là minh họa mới nhất về… nhà nước pháp quyền XHCN! Chắc chắn chỉ có… nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam mới có những chuyện như vừa được bạch hóa…

Vụ Tuổi Trẻ: Răn đe để… tăng khinh nhờn

Blog VOA

Trân Văn

20-7-2018

Quyết định của Bộ Thông tin – Truyền thông: Buộc tờ Tuổi Trẻ nộp phạt 220 triệu đồng và tạm đình bản “Tuổi Trẻ Online” – phiên bản của Tuổi Trẻ trên Internet – trong vòng ba tháng vì “thông tin sai sự thật” và “gây mất đoàn kết dân tộc” giống như một hành vi tự hủy hoại hệ thống công quyền.

Điều gì sắp xảy ra với ông Tất Thành Cang?

Blog VOA

Trân Văn

Ông Tất Thành Cang. Photo: VietnamNet

Hôm 21 tháng 6, tờ Tiền Phong công bố một thống kê, nhấn mạnh: Từ tháng 11 năm 2018 đến nay, ông Tất Thành Cang – Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM – không gặp gỡ cử tri.

Đằng sau sự thanh trừng tham nhũng ở Việt Nam là gì?

Reuters

Tác giả: Matthew Tostevin Mai Nguyễn

Dịch giả: Trúc Lam

11-12-2017

Cờ của PetroVietnam tung bay cạnh cờ nước và cờ đảng tại trụ sở PVN ngày 11/1/2016. Nguồn ảnh: Reuters/ Kham

HÀ NỘI (Reuters) – Việc Việt Nam thanh trừng [các quan chức] tham nhũng cấp cao đã dẫn tới việc bắt giữ hàng chục quan chức của công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam và ngành ngân hàng.

Cũng như việc làm sáng tỏ tình trạng đút lót, hối lộ, quản lý kém và chủ nghĩa gia đình trị, trong các công ty nhà nước ở thời điểm cổ phần hóa đang gia tăng, các vụ bắt giữ cho thấy, phe bảo thủ có uy thế hơn trong Đảng Cộng sản cầm quyền.

Cộng sản Việt Nam đã chọn ô nhục, rồi họ sẽ nhận chiến tranh

Trung Nguyễn

2-11-2019

Các “đại biểu quốc hội”, các “tướng quân” do giới lãnh đạo cộng sản “cơ cấu”, “quy hoạch” vẫn tiếp tục là đề tài đàm tiếu và phẫn nộ của người dân khi không dám nhắc tên kẻ xâm lược là Cộng sản Trung Quốc tại diễn đàn Quốc hội.

“Trí thức hoá nông dân” cách nào là nhanh nhất?

Nguyễn Ngọc Chu

27-6-2022

1. NHIỆM KỲ VÀ MỤC TIÊU

Nhiệm kỳ bộ trưởng ở nước ta là 5 năm. Năm năm là khoảng thời gian đủ để làm được một số việc lớn. Với hai nhiệm kỳ 10 năm là khoảng thời gian đủ để hoàn thành những việc rất lớn. Hai nhiệm kỳ là khoảng thời gian đủ để vét kiệt trí tuệ sáng tạo và sinh lực làm việc của một nhân vật lớn. Sau 10 năm chỉ theo lối mòn, bảo thủ và trì trệ.

Kinh tế thị trường có đuôi

FB Nguyễn Thông

4-4-2019

Biếm họa trên mạng

Nhiều năm qua, các nghị quyết của đại hội đảng, những chính sách của nhà nước, các văn bản của chính phủ, mồm của mấy ông bà lãnh đạo… đều lặp đi lặp lại chủ trương, đường lối, nguyên tắc của nền kinh tế xứ này là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Ký sự: Quân trường – Thao tập (Phần 2)

Trần Tỉnh Lê

26-4-2021

Tiếp theo phần 1

Những chặng quân hành

Đã là binh sĩ mà viết về chuyện hành quân, có lẽ độc giả nghe quá nhàm chán. Hơn nữa, chiến tranh Việt Nam đã lùi xa gần nửa thế kỷ rồi, viết về sự quân hành của các chiến binh có thể ít ai muốn đọc hay nghe lại bởi vô số hình ảnh trên phim ảnh và cũng vô số tự truyện, tiểu thuyết ngắn, dài khắp thế giới đã minh họa.

Đại nạn Trung Hoa: Bí mật Thành Đô

Trần Gia Phụng

23-7-2018

Tình hình các nước cộng sản (CS) trên thế giới xoay chuyển mạnh vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Các chế độ CS ở Đông Âu như Poland (Ba Lan), Hungary (Hung Gia Lợi), Bulgaria (Bảo Gia Lợi), Tchecoslovaquia (Tiệp Khắc), German Democratic Republic (Cộng Hòa Dân Chủ Đức) hay East Germany (Đông Đức), Yugoslavia (Nam Tư) lần lượt tan rã vào những năm 1989 và 1990. Sau đó, cộng sản Liên Xô, chế độ hậu thuẫn vững vàng cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), cũng sụp đổ năm 1991.

Bài học rất cấp thiết dành cho lãnh đạo đảng và công an hôm nay

Lưu Trọng Văn

25-6-2020

Nhà văn Nguyễn Chí Trung. Ảnh: Phùng Phương Quý

Đại tá Vương Trọng kể về tướng Nguyễn Chí Trung: “Dân tìm mọi cách tố cáo tội lỗi của cán bộ xã lên cấp trên, nhưng không được giải quyết, họ phản ứng lại bằng cách bất hợp tác với chính quyền cơ sở, tẩy chay bầu cử Hội đồng nhân dân, bắt giữ một số cán bộ cấp trên cử về làng xã… 

Tình hình mỗi ngày trở nên nghiêm trọng, một số người nhận định rằng có sự nhúng tay của các thế lực phản động. Khi đó nhà văn Nguyễn Chí Trung là Trợ lý của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cử ông về tìm hiểu thực chất tình hình.

Năm 2017: nhiều quan tham xộ khám và nhiều tù nhân lương tâm hơn

Blog RFA

Song Chi

14-12-2017

Ba quan tham xộ khám. Từ trái qua: Hà Văn Thắm, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: internet

Nhìn lại năm nay có khá nhiều người Việt thuộc “dạng đặc biệt” phải vào tù.

Thứ nhất là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Thật ra chuyện bị bắt vì bất đồng chính kiến, vì dám lên tiếng trước thực trạng xã hội chính trị ở VN hay vì những hoạt động dân sự không phải là chuyện lạ gì dưới chế độ cộng sản, ngay từ những ngày đầu tiên đảng cộng sản giành được chính quyền ở miền Bắc cho tới nay. Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet phát triển, người dân hiểu thêm được nhiều điều về lịch sử, về thực trạng đất nước và thế giới, số người lên tiếng ngày càng nhiều hơn. Nhưng trong năm nay số người bị bắt và bị ghép vào các tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, quy định tại điều 257, 258 của Bộ luật Hình sự; tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Luật Hình sự hay tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS, phải nói là nhiều hơn những năm trước.

Phiên tòa lén lút

Trương Châu Hữu Danh

5-11-2019

Trong năm 2019, anh em tôi đã bay hàng chục chuyến, để dự các phiên tòa xét xử các chiến binh chống BOT bẩn Hà Văn Nam, Nguyễn Tuy Quang…

Vì sao cột điện “dự ứng lực” ở Việt Nam đổ hàng loạt sau cơn bão nhẹ?

Trịnh Hải

14-7-2022

Mùa bão ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào khoảng giữa tháng 12. Từ giờ đến cuối năm, dự báo khu vực Biển Đông sẽ có khoảng 10 cho đến 12 cơn bão và trong đó sẽ có từ 4 cho đến 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Ngoài việc lũ lụt, người dân trong nước sẽ phải chứng kiến nhiều cột điện đổ hàng loạt, giống như những gì đã xảy từ vài năm nay.

Tâm sự với trí thức Việt tộc về tự do (Phần 8)

GS Lê Hữu Khóa

7-4-2019

Tự do nâng tự trọng, dâng tự chủ, đón tự tin

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7

Tự do cùng tự chủ nuôi đức

Tự do cùng tự chủ nuôi đức trong một không gian của đức, chung sống trong công bằngbác ái, trong đó tự do biết:

Bang giao Trung – Việt: Những màn nói dối hào nhoáng

RFA

Nguyễn Việt Trung

28-4-2021

Thời điểm này mà lại nói về “lòng tin chiến lược” giữa Trung Quốc và Việt Nam thì là gì, nếu không phải là những lời nói dối hào nhoáng? Lãnh đạo của hai quốc gia cộng sản “giả cầy” đang đua nhau diễn vở kịch rẻ tiền. Mâu thuẫn vào hồi cao trào nhưng lời thoại thì toàn âm hưởng ru ngủ và đầy chất ma mị…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà ở Hà Nội hôm 26/4/2021. Ảnh: Báo Nhân Dân

Viết dưới giá treo cổ

FB Võ Xuân Sơn

26-7-2018

Đây không phải tác phẩm của nhà văn Séc Fucik, mà là nói về cái thòng lọng mang tên Luật khám bệnh, chữa bệnh, được gắn vào cái giá treo cổ do cơ quan điều tra và Viện KSND Hòa Bình dựng lên, đang vòng quanh cổ BS Hoàng Công Lương, chờ cái sàn Tòa án dưới chân BS Lương sập xuống.

Cách đây vài ngày, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề của BS Hoàng Công Lương. Và, người bác sĩ có thể gọi là giỏi nhất của tỉnh Hòa Bình về chạy thận, được bà con, bệnh nhân, và cả các thân nhân bệnh nhân tử vong trong thảm họa chạy thận Hòa Bình yêu quí, đã phải bỏ bệnh nhân, bỏ trại bệnh, để chuyển qua làm cái công việc mang tên công nghệ thông tin.

“Biểu trưng”

Từ Thức

27-6-2020

“Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc”.

Việt Nam – Quốc gia mất nước — Kỳ 2: Những kẻ cướp nước âm thầm

FB Mai Quốc Ấn

17-12-2017

Tiếp theo kỳ 1: Việt Nam – Quốc gia mất nước

Nước là tài nguyên. Kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Điều này tạo ra một hệ sinh thái đa dạng. Thật đau đớn khi viết bài trước về vấn đề Việt Nam mất nước về chất và về lượng.

Hôm nay tôi lại viết tiếp về việc mất nước vị bị cướp nước! Cụ thể là cướp nước trong sản xuất công nghiệp.

Vụ 39 người tử nạn: Anh kính cẩn, Việt sượng sùng

Blog VOA

Nguyễn Hùng

7-11-2019

Tác giả ghi lời chia buồn trong sổ ở hội đồng địa phương vùng Thurrock thuộc hạt Essex. Hình: Nguyễn Hùng cung cấp

Đầu tuần này tôi đưa một người bạn tới hạt Essex ghi sổ chia buồn với các nạn nhân và gia đình. Tôi cũng ghi vào sổ lời cảm ơn những lời nói và cử chỉ tử tế của người Anh. Hàng trăm người, trong đó có cả thủ tướng và bộ trưởng nội vụ Anh, đã ghi lời chia buồn cũng như mang hoa tới tưởng niệm nạn nhân. Họ mang hoa ra cả vườn hoa gần trụ sở hội đồng địa phương Thurrock và cả tại khu công nghiệp mà tại đó người ta phát hiện ra thi thể 39 người.