Có những “bên thua cuộc” khác

Thế giới là cuộc cờ vĩ đại mà các cường quốc thường là những tay “chơi cờ độn nước”. Kẻ thức thời nên biết chọn loại cờ nào. “Ai cho kén chọn vàng thau tại mình”. Cờ Tàu, tốt muôn đời vẫn là con tốt, kể cả khi nó chiếu được tướng. Cờ Tây, chơi đến tận hàng cuối, tốt có thể về hậu. Nhưng cờ Tây thì phải đi với nhau đến tận cùng mới có kết quả. Phải biết gắn mình vào thế trận chung với các quân cờ khác, dù đó là vua hay hậu, tượng, xe, để đi đến thắng lợi.

Bí ẩn người tên Nghị

Báo Sạch

15-5-2020

Đến chiều nay, cái tên Nguyễn Văn Nghị lại làm xôn xao dư luận quan tâm đến kỳ án Hồ Duy Hải. Thông tin mới nhất, không có ai tên Nguyễn Văn Nghị ở Tiền Giang trong vụ án này.

Hết sức nguy hiểm

Nguyễn Đức

15-5-2020

Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ. Ảnh trên mạng

Trả lời họp báo, ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó chánh án TAND Tối cao, thành viên Hội đồng thẩm phán TC phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải nói:

Tại sao Hồ Duy Hải lại là “hình nhân thế mạng” trong vụ án Bưu điện Cầu Voi

Thảo Ngọc

15-5-2020

Sau khi tìm mọi cách để xóa sạch mọi dấu vết liên quan đến Nguyễn Văn Nghị là nghi phạm chính trong vụ án giết hai cô gái tại bưu điện Cầu Voi vào tối 13/1/2008, thì công việc cần thiết và cấp bách nhất đối với Cơ quan điều tra tỉnh Long An là phải bằng mọi giá tìm cho bằng được một thanh niên có thể dùng làm “hình nhân thế mạng”, chịu tội thay cho Nguyễn Văn Nghị.

Vụ án Bưu cục Cầu Voi: Tôi biết Nguyễn Văn Nghị đang ở đâu

Chu Mộng Long

15-5-2020

Dân mạng share thông tin mới nhất từ báo Dân Việt về “nghi can số 1” Nguyễn Văn Nghị trong vụ án Cầu Voi. Phóng viên báo Dân Việt cho biết đã phối hợp với chính quyền xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo thông tin báo chí trước đó, nhưng không hề thấy tung tích. Có nghĩa là Nguyễn Văn Nghị có tồn tại ngoài đời nhưng không tồn tại ở địa chỉ mà điều tra viên đã xác định.

Phiên xử Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải không thuyết phục

Hồ Quang Huy

15-5-2020

Từ thông tin trên các báo đài, mạng xã hội về vụ an Hồ Duy Hải, tôi có một số nhận định về vụ này như sau:

Thí nghiệm Asch: Quy phục và dũng cảm

Nguyễn Vi Yên

15-5-2020

Mới tuần trước, mười bảy vị thẩm phán còn “đồng thanh tương ứng” gieo lá bài tử trong một vụ án còn nhiều khuất tất, thì tuần này, một người từng là đảng viên làm việc tại Sở Giáo dục Hòa Bình đã tuyên bố trước tòa rằng “ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”.

Hình bóng nhà mồ: 11 điểm sai do “suy đoán có tội” của quyết định Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

Võ Tòng

15-5-2020

Dương Phong: Bài viết của tác giả Võ Tòng, Phó trưởng Khoa hình sự, Trường Đào tạo Bồi dưỡng Nghiệp vụ Kiểm sát; nguyên Phó Viện trưởng VKSND thành phố Tây Ninh.

Bưu cục Cầu Voi sau vụ án đến nay đóng cửa bỏ hoang. Ảnh: Hoàng Nam/ VNE

Nền giáo dục của chúng ta đang thối nát và bốc mùi

Võ Xuân Sơn

15-5-2020

Những diễn biến xung quanh vụ nâng điểm ở Tây Bắc vừa qua cho thấy sự trơ trẽn và vô liêm sỉ của những người liên quan, và sự đồi bại của ngành giáo dục Việt nam thể hiện ở các địa phương ấy, trong một kì thi.

Dân Mỹ sẽ chọn con đường nào?

Tác giả: Dan Rather

Dịch giả: Bùi Như Mai

14-5-2020

Nhà báo huyền thoại Dan Rather. Nguồn: KUOW

Về tác giả: Dan Rather là một trong những nhà báo huyền thoại nổi tiếng trong lịch sử báo chí Mỹ. Ông được mệnh danh là “Tam Đại” (Big Three), tức ba ông lớn về lĩnh vực tin tức ở Mỹ từ thập niên 1980 tới 2000. Hai người kia là Peter Jennings của chương trình ABC News và Tom Brokaw của NBC News.

Từ khẩu hiệu đến bịnh sùng bái lãnh tụ

Nhã Duy

15-5-2020

Khẩu hiệu và lời hiệu triệu đầu tiên khá nổi tiếng của chủ nghĩa cộng sản có thể kể đến là câu “Vô sản thế giới, hãy đoàn kết lại” (Workers of the world, unite!) của Marx và Angels xuất hiện trong Tuyên Ngôn Cộng Sản vào năm 1848.

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần cuối)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8phần 9

Phản ứng của truyền thông

Các cơ quan truyền thông và nhà báo tìm tin từ thực tế (Fact finding) nên phản ứng thế nào trước những nỗ lực kiên quyết của Trump trong việc phá hoại uy tín của họ với công chúng Mỹ?

Về vụ án Hồ Duy Hải

Ngô Thái Bình

14-5-2020

Kính thưa 15 vị Thẩm phán TAND Tối cao!

ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Chánh án Tối cao và Hội đồng đã không vô tư, khách quan

Nguyễn Đức

14-5-2020

Phó Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ QH kiến nghị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ QH giám sát tối cao các vụ án do Hội đồng thẩm phán Tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm trong đó có vụ Hồ Duy Hải.

Phụ mẫu tư pháp

Tâm Chánh

14-5-2020

Công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi toà án ở vào vị trí trung tâm của quyền tư pháp chứ không còn là một ngành làm công tác xét xử theo nhiệm vụ cách mạng.

Một Tây Nguyên và một Mekong Delta vẫn đang khát nước

Huy Nguyễn

14-5-2020

Đã 7 tháng không có mưa, có những nơi 8 tháng chưa có mưa. Một số nơi mưa rào cục bộ được vài cơn rồi tịt hẳn để lại nỗi trông chờ của người nông dân trong vô vọng.

Vì sao nạn nhân mặc đồ bộ?

Trương Châu Hữu Danh

14-5-2020

Khi đọc biên bản khám nghiệm hiện trường, tôi chú ý chi tiết trang phục nạn nhân và cho rằng, hung thủ phải là người thân quen.

Vụ án Hồ Duy Hải bây giờ như một đám cháy

Bạch Hoàn

14-5-2020

Vụ án Hồ Duy Hải bây giờ như một đám cháy với ngọn lửa ngày càng bén, ngày càng lan rộng. Đám cháy trên một vệt dầu loang. Vệt dầu ấy có thể là những tình tiết, những sự thật khách quan mà không một ai, không một thế lực nào có thể chôn vùi.

Lãnh chúa trả ơn

Lê Liêu Minh

14-5-2020

Ở Việt Nam hiện nay, tra trên Google từ khóa “lãnh chúa Lê Viết Chữ” thì thấy rất nhiều thông tin liên quan tới “nhóm lợi ích” của Lê Viết Chữ ở Quảng Ngãi. Bài viết này nói về công tác nhân sự của Lê Viết Chữ mà Ban kiểm tra Trung ương sẽ “không tiện” công bố để tránh đổ vỡ hệ thống – “vỡ bình”.

Bầu trực tiếp Bí thư Huyện ủy, bước tiến khích lệ

Nguyễn Ngọc Chu

14-5-2020

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: VOV

1. LẦN ĐẦU TIÊN BÍ THƯ HUYỆN ỦY ĐƯỢC BẦU TRỰC TIẾP TẠI ĐẠI HỘI

Đài truyền hình VTV, tối hôm 13/5/2020, đã đưa tin về lần đầu tiên trong cả nước, Bí thư huyện ủy Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh được bầu trực tiếp tại đại hội. Đây là bước tiến quan trọng của tiến tình mở rộng dân chủ trong Đảng.

Miền Nam có muốn thống nhất đất nước?

Dương Quốc Chính

13-5-2020

Có bạn tag mình vào xem stt của GS.TS Lịch sử Phạm Hồng Tung, ảnh đính kèm. Ý ông giáo sư muốn đề cao tinh thần dân tộc, mong muốn thống nhất của phe Cộng sản VN, đồng thời phỉ báng phía đối lập là VNCH và coi thường tính dân tộc của phe Cộng sản Đông Đức khi họ tỏ ra không muốn thống nhất.

Chứng cứ ngoại phạm mới của Hồ Duy Hải

Võ Thu Phương

14-5-2020

Chiều 13/5/2020, báo Thanh Niên có bài của tác giả Phan Thương: Gia đình tử tù Hồ Duy Hải cung cấp chứng cứ, được cho là ngoại phạm mới. Bài báo cho biết, sau phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, từ một số thông tin và hình ảnh vụ án mạng, luật sư Trần Hồng Phong đã rà soát lại hồ sơ vụ án và đã phát hiện thêm một tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải.

Kỳ án Bưu cục Cầu Voi: Ai là thủ phạm?

Chu Mộng Long

14-5-2020

Có nhiều điểm lạ trở thành kỳ bí trong vụ án Bưu cục Cầu Voi. Ngoài những điểm lạ gây tranh cãi, tôi quan tâm mấy điểm lạ sau:

Chiến tranh biên giới Tây Nam

Viet-studies

Nguyễn Minh Đào

13-5-2020

Lời tác giả: Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đẫm máu kết thúc hơn 40 năm (1979 – 2020). Theo yêu cầu bạn hữu tôi đăng lại bài hồi ký này viết tháng 1/2014, chỉnh sửa, bổ sung ngày 2/5/2020.

Thượng viện đảng Cộng Hoà không đồng ý với Trump về ‘Obamagate’

Politico

Tác giả: Andrew Desiderio Kyle Cheney

Dịch giả: Bùi Như Mai

11-5-2020

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Chủ tịch Tư pháp Thượng viện. Nguồn: Caroline Brehman / Pool Photo/ AP Photo

Trump cáo buộc cựu tổng thống Obama phạm “tội ác chính trị lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.

45 năm, Việt Nam vẫn chưa có hòa bình

Nguyễn Quang Duy

13-5-2020

Báo chí trong nước hôm 12/5/2020 đưa tin, Bộ Công an cho hay, dự luật biểu tình chưa thể được trình lên Quốc hội vì cần phải được nghiên cứu kỹ, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng”.

Về kết quả giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, luật sư Trần Văn Tạo: “Tôi lo phiên tòa đã kết thúc nhưng vụ án chưa chấm dứt”

Phụ nữ TPHCM

Nghi Anh, thực hiện

13-5-2020

PNO – Sáu năm trước, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc – Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM (giai đoạn 1992 – 1995), từng gọi điện xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải (tử tù trong kỳ án sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An).

Cuộc gọi điện thoại của ông Tư Tạo (tên thường gọi của luật sư Trần Văn Tạo) và lệnh hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải của Văn phòng Chủ tịch nước đã khiến biết bao người tin tưởng, mong chờ một trang mới mở ra cho vụ án ly kỳ trong lịch sử tư pháp nước nhà, rằng một phiên tòa mới đại diện cho tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ được mở ra, những sai sót về tố tụng của vụ án sẽ được khắc phục, chỉ ra đúng người, đúng tội…

Luật sư Trần Văn Tạo. Ảnh: PNTP

Thế nhưng hôm nay, sau gần một tuần phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, ông Tư Tạo mất ngủ… Một lần nữa ông tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án bởi trăm sự hãy còn ngổn ngang…

Những chứng cứ trực tiếp rất quan trọng đã bị bỏ qua

Phóng viên: Thưa ông, dưới góc nhìn một cựu thủ trưởng cơ quan điều tra, ông nhận định gì về vụ án Hồ Duy Hải?

Luật sư Trần Văn Tạo: Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ trên các chứng cứ gián tiếp để đi đến kết án tử hình Hồ Duy Hải. Đã vậy, những chứng cứ ấy lại sai, thiếu và yếu (như ý kiến của Ủy ban Tư pháp và của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Đây là sai sót nghiêm trọng về tố tụng.

Ở vụ án này, trên báo chí có nêu mà Hội đồng Thẩm phán cũng đã công khai hỏi và thể hiện trong nội dung bản án có những chứng cứ trực tiếp như cái thớt dính máu, con dao là hung khí gây án. Bây giờ con dao thể hiện trên lời khai là con dao có trên hiện trường nhưng đã bị tiêu hủy. Đây là chứng cứ trực tiếp, bởi giết người phải có hung khí hoặc hành động trực tiếp. Thứ hai, tấm thớt cũng chẳng còn.

Tòa trưng lời khai Hồ Duy Hải có tình tiết đập đầu nạn nhân bằng tấm thớt, điều đó được đinh ninh rằng vết máu đó là của người bị hại không cần giám định. Không giữ con dao, tấm thớt từ hiện trường. Vết máu nếu giám định đến nơi đến chốn sẽ ra được máu của ai, có phải chỉ là máu của bị hại, của Hồ Duy Hải hay còn ai nữa không?

Rõ ràng, cơ quan điều tra không thu thập được gì từ hiện trường, đây là một thiếu sót lớn, không tuân thủ nguyên tắc khám nghiệm hiện trường. Toàn bộ chứng cứ trực tiếp của vụ án đều không có. Chỉ thu thập được lời khai của Hồ Duy Hải, mà lời khai lúc nhận tội, lúc không.

* Những chứng cứ trực tiếp đã bị bỏ qua ấy theo ông có chứng minh Hồ Duy Hải vô tội không? 

– Tôi không biết Hồ Duy Hải có oan hay không, nhưng đã không có chứng cứ chứng minh tội phạm, tố tụng sai, mà mang một người đi tử hình, sau này nếu sai, chúng ta không sửa được bởi người đó đã chết rồi. Theo quan điểm của tôi, muốn định tội Hồ Duy Hải một cách thuyết phục, bắt buộc phải điều tra lại từ đầu. Phải khắc phục ngay từng sai sót trong tố tụng.

Tôi thấy thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trả lời báo chí: “Không phải sai phạm tố tụng nào cũng hủy án. Mà chỉ có những sai phạm tố tụng nghiêm trọng, thay đổi bản chất mới hủy án, điều tra lại” – đó là quan điểm Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và cả Chánh án Tòa án tối cao nữa đã thể hiện rõ ràng trước phiên tòa.

Sẽ có nhiều người chấp nhận, đồng tình quan điểm này. Nhưng với tôi, là người làm điều tra nên mọi thứ phải theo luật. Bộ luật Tố tụng hình sự là bộ luật hình thức, Bộ luật Hình sự là bộ luật nội dung. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ để không sai phạm trong quá trình thực hiện nội dung và buộc phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Cho nên nói như vậy có nghĩa tố tụng thì không được sai sót.

Hỏi cung cũng không được sai sót. Hỏi cung mà mình làm thay đổi tính khách quan của lời khai của bị can, bị cáo là không được. Từ đó mới quy định không được mớm cung, không được ép cung, không được nhục hình… Vì sao? Vì bằng những cái đó sẽ thay đổi tính khách quan lời khai của bị can, bị cáo. Về thủ tục tố tụng, việc thu thập chứng cứ, cũng buộc phải tuân thủ đúng quy định tố tụng hình sự.

Trong đó, chứng cứ phải là cái thật, là khách quan, là trực tiếp gây ra hành vi phạm tội thì mới gọi là chứng cứ trực tiếp, chứng cứ có giá trị thật sự trong vụ án hình sự. Chứng cứ gián tiếp cũng cần thu thập, nhưng đã nói là “gián tiếp” thì giá trị nó nhẹ, nó chưa phản ánh đầy đủ tính chất hành vi. Chứng cứ trực tiếp mới là cái phản ánh đầy đủ tính chất của hành vi. Cơ quan điều tra ban đầu đã bỏ hết chứng cứ trực tiếp mà vẫn đi đến kết luận và chỉ ra được bản chất vụ án cứ như là chuyện không tưởng!

Phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Hồ Duy Hải

* Ông nói trong tố tụng hình sự, đây là sai sót nghiêm trọng, nhưng Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nói rằng những sai sót này không thay đổi bản chất vụ án và hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải?

– Bởi vậy mới thật kỳ lạ. Sai sót của cơ quan điều tra đã được Tòa án tối cao “dung thứ”. Bản chất bao giờ cũng gắn liền chứng cứ. Nguyên tắc tố tụng hình sự từ chứng cứ đánh giá bản chất, soi ra bản chất. Không bao giờ từ bản chất sinh chứng cứ được. Tôi làm điều tra cũng soi tố tụng mà làm. Ở vụ án này, tất cả những chứng cứ không thu thập từ đầu mà lại nói về bản chất vụ án, cứ như trò đùa. Nhận định của tôi, đây là sự thất bại, khiến người dân không tin tưởng vào kết quả phiên tòa.

Theo luật, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm. Đã ra phán quyết rồi thì chỉ có 4 cơ quan gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền được yêu cầu Hội đồng Thẩm phán tối cao xem lại quyết định của mình. Còn xem như thế nào thì thuộc quyền của Hội đồng Thẩm phán chứ các cơ quan nhà nước không can thiệp được quyết định này.

Tuy nhiên thực tế ở vụ án này, Chánh án Tòa án tối cao nằm trong Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã là người kháng nghị. Nếu phiên tòa không chấp nhận kháng nghị thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thể bảo lưu quan điểm. Ông cũng không có quyền yêu cầu xét lại. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã kiểm tra và cũng có ý kiến đề nghị giám đốc thẩm rồi.

Như vậy, cả 3 đơn vị này đã tham gia trước, trong và khi mở phiên tòa. Chỉ còn một cơ quan “chưa làm gì hết” lần này, chính là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngoài quyền được yêu cầu xem xét lại còn có quyền giám sát lại phán quyết của Hội đồng Thẩm phán.

Phiên tòa không cho thấy sự tiến bộ của nền tư pháp 

* Cho đến hôm nay, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng trên báo chí, truyền thông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án…

– Bởi đã theo dõi vụ án, chắc chắn họ sẽ không thể không lên tiếng. Vụ án gì mà bày ra bao nhiêu thứ sai sót, xã hội thấy những sai sót này là không thể chấp nhận được, nhưng ông Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thản nhiên nói “sai sót này không thay đổi bản chất vụ án”. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa rồi có những chi tiết và lập luận không đủ sức thuyết phục.

Dân chúng chỉ còn chờ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thôi. Nhờ cải cách tư pháp, chúng ta mới có việc xem xét lại vụ án, giám đốc thẩm của Tòa án tối cao (việc này, trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chưa có). Tôi mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đừng bỏ qua vai trò của mình trong thời điểm này, trong vụ án này.

Kết quả điều tra và tố tụng có thể lại tiếp tục khẳng định Hồ Duy Hải là thủ phạm, hoặc có thể minh oan cho anh ta, nhưng điều tra và tố tụng lại sẽ thể hiện tính nghiêm minh và tính nhân văn của nền tư pháp trước một bản án tử hình có nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều từ các cơ quan cao cấp của nhà nước ta.

* Nếu có thể, ông có tiếp tục xin cho Hồ Duy Hải thêm lần nữa?

– Ngày trước, việc tôi gọi điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để xin hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải không phải để kêu oan giùm anh ấy mà là nhận ra những sai sót trong tố tụng ở vụ án này. Khi đó, tôi là người giữa đường thấy điều không phải rồi làm vậy thôi.

Nhưng hôm nay, sau nhiều năm suy nghĩ, phân tích thấu đáo về vụ án, dõi theo phán quyết của phiên giám đốc thẩm, thông qua bài báo này, tôi gửi lời xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện vai trò giám sát của mình với vụ án. Có thể, trong thời gian đó, hoãn thi hành án tử hình với Hồ Duy Hải thêm lần nữa. Mọi người đang hy vọng, tôi cũng đang hy vọng xem xét lại vụ án. Đừng vội tử hình anh này. Nếu người ta đã chết rồi thì xem xét làm gì.

Tôi lo là lo phiên tòa đã khép lại nhưng vụ án chưa kết thúc. Dư chấn của phiên tòa sẽ còn rất rộng, rất lâu. Nhiều người, dĩ nhiên trong đó có tôi chưa phục. Đây không phải câu chuyện một phiên tòa mà là câu chuyện tư pháp. Nhiều người nhận ra phán quyết của Hội đồng Thẩm phán hoàn toàn không thuyết phục. Tôi cũng không hiểu tại sao lại tuyên án một cách dứt dạt như vậy khi vụ án còn bao nhiêu thứ không giải đáp được. Hệ quả của việc tuyên án này sẽ dẫn ra bao nhiêu câu hỏi nữa, câu chuyện nữa cho toàn ngành tư pháp…

Riêng với Hồ Duy Hải, anh vẫn còn một con đường sống là gửi đơn xin lệnh và chờ đợi lệnh ân xá từ Chủ tịch nước.

* Chúng ta luôn tự hào về công tác cải cách tư pháp, nói theo lẽ nào đó, phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng là minh chứng cho cải cách tư pháp?  

– Phải nói ngành tư pháp đến hôm nay được cải cách nhiều. Chúng ta luôn nhận định luật chúng ta tiến bộ. Tuy nhiên, soi qua phiên tòa này thì người dân không hiểu nó tiến bộ chỗ nào mà nó làm người ta vấn vương, phân vân và còn mãi lo âu. Phiên tòa thu hút sự quan tâm của toàn dân, bởi mười mấy năm rồi mới có một phiên giám đốc thẩm như vậy.

Người ta trông chờ 17 vị ở hội đồng thảo luận như thế nào, phân vân ra sao, đặt vấn đề gì ra nhưng không thấy. Chỉ nghe Chánh tòa hỏi, Viện Kiểm sát trả lời rồi giơ tay phán quyết. Một phiên tòa được mong đợi, thế mà, chúng ta lại công khai một nền tư pháp lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, thậm chí làm mất lòng tin nơi nhân dân…

* Làm sao để thu phục lòng dân trong khi việc sai tố tụng, vi phạm tố tụng từ nho nhỏ như thời gian điều tra bị kéo dài, chứng cứ chứng minh chưa thuyết phục, khuất tất trong việc trưng cầu giám định pháp y… đã và đang xảy ra trong tố tụng của không ít vụ án?

– Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chặt chẽ như vậy mà anh em đi làm tố tụng hình sự chúng ta lại thường coi hơi nhẹ cái này. Cho nên sai phạm hết cái này đến cái kia, mình cũng bỏ qua. Nếu cứ bỏ qua như vậy nó sẽ gây ra tiền lệ về tư pháp của mình, rất nguy hiểm. Vì nó sẽ tạo ra những cán bộ điều tra, cán bộ làm công tác tố tụng thờ ơ, cẩu thả trong việc kết luận hành vi phạm tội của người khác. Từ đó sẽ dẫn đến oan sai. Quan điểm của tôi: điều tra, tố tụng không được sai sót, dù là nhỏ. Đừng tạo tiền lệ xấu, làm ảnh hưởng lòng tin của người dân đối với hoạt động tư pháp.

* Làm thế nào để chúng ta củng cố lòng tin đó?

– Muốn củng cố nó thì phải sửa hết cái này, sửa ngay từ vụ án Hồ Duy Hải. Bởi bất cứ sai sót về tố tụng nào cũng phải được đánh giá thật nghiêm khắc.

* Xin cảm ơn ông. 

Thẩm phán Tối cao: Cao mà tối nên… sụp!

Blog VOA

Trân Văn

13-5-2020

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong phiên giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, ngày 5/5/2020. Photo PLO

Phản ứng dữ dội trên diện rộng của nhiều giới, kể cả đại biểu của dân chúng Việt Nam tại Quốc hội, đối với phán quyết Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) Tòa án Tối cao (TATC) về vụ án Hồ Duy Hải chính là bằng chứng cho thấy, sự kính trọng và niềm tin vào cơ quan cao nhất của hệ thống xét xử tại Việt Nam đã sụp đổ.

Vụ án Bưu điện Cầu Voi: Nguyễn Văn Nghị là ai?

Thảo Ngọc

13-5-2020

Theo dõi vụ án tại bưu điện Cầu Voi xảy ra vào tối 13/1/2008 tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị giết, chúng ta thấy vụ án hình sự này với những tình tiết ban đầu cho thấy là khá đơn giản.

Mười bảy bàn tay Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao đồng phạm với cái ác

Phạm Đình Trọng

13-5-2020

Hơn mười hai năm đã qua từ đêm cái ác hiện hình 13.1.2008, hai cô gái Ánh Hồng và Thu Vân đang rực rỡ tuổi hai mươi, bị giết man rợ ngay tại nơi làm việc, bưu điện Cầu Voi, Thủ Thừa, Long An.