Nửa đêm mà nghĩ

Mai Quốc Ấn

26-6-2020

Nửa đêm thức giấc. Không vỗ gối, nước mắt đầm đìa như tiền nhân nhưng nỗi uất nghẹn vẫn sôi trong lòng.

Trung Quốc và Hoa kỳ sắp ly dị

New York Times

Tác giả: Thomas L. Friedman

Dịch giả: Bùi Như Mai

23-6-2020

Chủ tịch Tập Cận Bình của TQ gặp TT Trump ở Osaka, Nhật, năm 2019. Nguồn: Brendan Smialowski/AFP — Getty Images

Trong 40 năm, hai nước đã vô tình có một mối quan hệ kinh tế mật thiết.

Câu chuyện mà tôi thích nhất trong cuốn sách của John Bolton về chuyện ngôi Nhà Đùa Cợt Của Trump – xin lỗi, Nhà Trắng – là Tổng thống Trump đã thỉnh cầu nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy mua nhiều nông sản của Hoa Kỳ để ông lấy phiếu của nông dân, giúp ông tái đắc cử.

Anh Phương ở Quảng Ngãi

Nguyễn Thùy Dương

25-6-2020

Ông Hà Hoàng Việt Phương- Giám đốc BQL DA các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Yên Thường/ Báo Gia Lai

Anh Phương ở Quảng Ngãi tên cúng cơm đầy đủ là Hà Hoàng Việt Phương. Anh Phương là một nhân sự đặc biệt đặc sắc ở Quảng Ngãi. Cái đặc sắc đó không dễ mà tưởng tượng ra được.

Không xứng tầm là người đứng đầu cơ quan lập pháp quốc gia

Thảo Ngọc

25-6-2020

Sáng ngày 24/6/2020, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9 tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu Quốc hội, đơn vị thành phố Cần Thơ, đã tiếp xúc trên 300 cử tri, là cán bộ hưu trí thành phố Cần Thơ.

Giấc mơ Hoa Kỳ của dân da màu…

Phạm Thanh Giao

25-6-2020

Vào đầu thế kỷ 17, sau khi những người “di dân đến từ Âu châu”, sau này họ đổi thành một cái tên hoa mỹ hơn, những “người định cư”, nhưng thực tế đó chỉ là bọn giết người, cướp đất của người dân bản xứ, từ tay người “Mọi Da Đỏ” ở miền đất trù phú có cái tên là America này.

Nhiều quan chức đảng Cộng Hoà ủng hộ ứng viên Dân Chủ Joe Biden

Reuters

Tác giả: Tim Reid

Dịch giả: Minh Lý Phạm/ The Interpreter

23-6-2020

Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ và cựu PTT Joe Biden phát biểu tại một sự kiện dành cho chiến dịch mở cửa lại nền kinh tế Hoa Kỳ trong đại dịch bệnh coronavirus (COVID-19) tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 11/6/2020. Nguồn: REUTERS / Slabbers Bastiaan

Reuters — Hàng chục cựu quan chức an ninh quốc gia của đảng Cộng Hoà đã thành lập một nhóm nhằm ủng hộ ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ Joe Biden, những người quen thuộc với nỗ lực này cho biết, thêm một dấu hiệu nữa cho thấy tổng thống Donald Trump đã làm cho một số người trong chính đảng của mình phải xa lánh ông ta.

Nhà nghiên cứu Trần Khuê đã đột ngột ra đi!

Mạc Văn Trang

25-6-2020

Sáng nay, 25/6/2020, anh chị em CLB Lê Hiếu Đằng cà phê tại số 6 Huyền Trân Công Chúa. Hơn 8h Trần Khuê mới đến, anh xin lỗi đến trễ, vì đêm qua không ngủ được, sáng nay hơi mệt…

‘The interpreter’ – Nỗ lực tạo đối thoại của một nhóm trẻ gốc Việt

Nhã Duy

25-6-2020

Tin về một giới trẻ thuộc thế hệ Z yêu nhạc K-Pop và sử dụng mạng xã hội Tik-Tok ghi tên nhưng không tham dự cuộc vận động của tổng thống Donald Trump tại Tulsa, là đề tài được bàn luận khá nhiều kể từ đầu tuần qua.

Chẳng có ai tin tưởng vào tập đoàn vô lương của quí vị nữa hết

Trương Nhân Tuấn

25-6-2020

Báo chí thế giới những tuần qua có những bài nhận định cho thấy rằng nhà cầm quyền Bắc kinh đã lợi dụng dịch Covid-19 để thực hiện những mưu đồ củng cố thế lực của đảng CSTQ. Thứ nhứt xóa bỏ quyền “tự trị” của Hồng Kong. Thứ hai lên kế hoạch “thống nhứt” Đài loan bằng vũ lực cũng như dự án mở rộng không gian ảnh hưởng ở Biển Đông thông qua vùng Nhận diện phòng không (ADIZ).

Buổi sáng kinh hoàng!

Đỗ Thu

25-6-2020

Vào lúc gần 5 rưỡi sáng khi tôi, chồng và con tôi đang ngủ thì có một viên an ninh gọi cửa, chồng tôi khi ấy định ra mở cửa thì nhìn qua khe cửa thì thấy rất nhiều công an cả thường phục và sát phục đứng ngoài cửa.

Họ là ai?

Đoàn Bảo Châu

25-6-2020

Nguyễn Thị Tâm, còn gọi là Tâm Dương Nội là một nông dân lao động cần cù nhất tôi được biết. Tâm ra đồng từ 3, 4 giờ sáng để hái rau mang ra chợ bán, quay về lại ra làm đồng lúc 8, 9 giờ sáng.

Gửi bạn Đà Nẵng

Lê Thanh Trương

24-6-2020

Dear my friends!

Nghe lai căng quá hả? Xin lỗi! Tôi cảm thấy nói vậy dễ hơn là “các bạn thân mến của tôi ơi!”. Vì sao? Bây giờ không có thời gian để giải thích. Tôi sẽ nói chuyện đó sau.

Một vụ cưỡng chế kỳ lạ

Nguyễn Đức

25-6-2020

Sáng 5-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ án hành chính giữa người khởi kiện là bà Trần Thị Minh Trang, chủ Gia Trang quán – Tràm Chim resort, xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, TP.HCM và người bị kiện là chủ tịch UBND huyện Bình Chánh.

Đẳng cấp đại biểu

Trương Châu Hữu Danh

25-6-2020

Vụ án Hồ Duy Hải, có 2 báo cáo của 2 vị đại biểu quốc hội vênh nhau 180° về nội dung lẫn bản chất con người. Đó là báo cáo dài 15 trang của Bà Lê Thị Nga và báo cáo 3 trang của ông Đỗ Văn Đương.

Không trở lại mô hình “Tứ trụ”

Nguyễn Ngọc Chu

25-6-2020

1. Tổng bí thư đảng không phải là nguyên thủ quốc gia. TBT đảng đi thăm các nước, theo thông lệ, không được đón tiếp trong tư cách nguyên thủ. Bởi thế TBT ĐCS Liên Xô Brejơnev đã kiêm luôn chức Chủ tịch Xô viết Tối cao để thành nguyên thủ. Rồi Trung Quốc cũng theo mà nhập 2 chức vào 1, nên giờ mới có cách gọi “Chủ tịch Tập”.

Kịch bản tồi của công an

Hiếu Bá Linh

25-6-2020

Ngày 24-6-2020 Trịnh Bá Tư đã bị công an bắt giam với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống nhà nước Việt Nam”.

Xin cho mây che đủ phận người

Larry De King

25-6-2020

Lại thêm những người nông dân lâm cảnh tù tội. Hôm qua 23/6, gia đình chị nông dân Cấn thị Thêu, từng 3 lần tù, cùng 2 con trai, và chị Nguyễn Thị Tâm vừa bị bắt vì tội chống đối.

Bài học rất cấp thiết dành cho lãnh đạo đảng và công an hôm nay

Lưu Trọng Văn

25-6-2020

Nhà văn Nguyễn Chí Trung. Ảnh: Phùng Phương Quý

Đại tá Vương Trọng kể về tướng Nguyễn Chí Trung: “Dân tìm mọi cách tố cáo tội lỗi của cán bộ xã lên cấp trên, nhưng không được giải quyết, họ phản ứng lại bằng cách bất hợp tác với chính quyền cơ sở, tẩy chay bầu cử Hội đồng nhân dân, bắt giữ một số cán bộ cấp trên cử về làng xã… 

Tình hình mỗi ngày trở nên nghiêm trọng, một số người nhận định rằng có sự nhúng tay của các thế lực phản động. Khi đó nhà văn Nguyễn Chí Trung là Trợ lý của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cử ông về tìm hiểu thực chất tình hình.

Các nhà tài trợ chính trị liên kết với Trung Quốc đã giành được quyền tiếp cận với Trump và đảng Cộng hòa

Wall Street Journal

Tác giả: Brian Spegele

Dịch giả: Trúc Lam

23-6-2020

Trump và vợ ông ta cùng hai quan chức Trung Quốc. Ảnh: WSJ

Hàng trăm ngàn đô la quyên góp chính trị đã mở các cánh cửa ở Washington cho các công dân Trung Quốc có các mối quan hệ cấp cao

Vụ Hồ Duy Hải: Chứng cứ thuyết phục về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án

Võ Tòng

24-6-2020

Đã có chứng cứ chứng minh thuyết phục về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội

Giới hạn của sự chịu đựng

Từ Thức

24-6-2020

Những người như bà Tâm, gia đình bà Thêu, bắt họ rất dễ, dễ hơn mang quân ra Tư Chính, Hoàng Sa chống xâm lăng, hay vác đơn khiếu nại mất đất, mất biển đảo lên toà đại sứ Tàu.

Tòa án Việt Nam lạc điệu với tiến bộ xã hội?

Ngô Ngọc Trai

23-6-2020

Luật sư Ngô Ngọc Trai ở một phiên tòa. Ảnh: Ngô Ngọc Trai

Có thể nói quan điểm đường lối kết tội vụ Hồ Duy Hải là một lề lối giải quyết án có tính chất khung, có thể áp dụng trong nhiều vụ án khác.

Cho nên nếu nói Hồ Duy Hải bị oan thì chính cái lề lối nhận thức và lối làm án là cái gây oan cho Hồ Duy Hải.

Nhận thức cũ mòn

Ở đây cần thừa nhận một điều là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm những người có chuyên môn kinh nghiệm xét xử có thể đã thực sự tin rằng việc kết án Hồ Duy Hải có tội là đúng đắn công lý.

Các Thẩm phán đó đã hằn sâu nhận thức về một đường lối làm án, một lề lối nhận thức cũ mòn đã thành thói quen, họ không thấy có vấn đề gì với cung cách đánh giá chứng cứ và kết án như vậy.

Hồ sơ vụ án khi chuyển đến sẽ được thẩm phán nghiên cứu trong vài tháng, khi thấy rằng có nhiều lời khai nhận tội và mọi thứ phù hợp với nhau, thì khi đó đã tạo thành niềm tin nội tâm ở thẩm phán rằng bị cáo có tội.

Vậy giờ đây những người muốn cứu Hồ Duy Hải thì phải cứu bằng cách nào?

Làm sao để vượt qua được nhận thức đã thành nếp của các thẩm phán?

Chỉ có một cách, đó là nâng cao tiêu chuẩn xét xử.

Tức là đòi hỏi phải nâng cao điều kiện cơ sở kết tội, nhất là án tử hình, yêu cầu phải xác lập được những cơ sở vững chắc cho việc kết tội.

Bằng cách đó một mặt sẽ giữ được thể diện cho ngành Tòa án, động viên họ rằng việc kết tội như đã làm là không sai với những gì đã là truyền thống lâu nay, từ đó tạo khả năng chấp thuận về việc thảo luận và xây dựng một tiêu chuẩn cao hơn cho việc xét xử.

Khi không bị quy trách nhiệm người ta mới có lý do cho sự hợp tác thay đổi.

Rõ ràng là những tiêu chuẩn, quy chuẩn xét xử, lề lối làm án lâu nay, tương thích với một giai đoạn chính quyền chuyên chính, xã hội tương đối lạc hậu, thì cái quy trình tiêu chuẩn đó có môi trường không gian đề tồn tại.

Nhưng khi đời sống kinh tế xã hội đã phát triển, trình độ nhận thức của người dân đã tiến bộ, người dân có ý thức về an ninh an toàn cá nhân và nhu cầu về công lý xã hội, thì sẽ đặt ra đòi hỏi cao hơn ở phía quản lý nhà nước nói chung và công tác xét xử nói riêng.

Không nhận thức ra điều đó ngành Tòa án sẽ lưu giữ những lạc hậu và hành xử lạc điệu với tiến bộ xã hội.

Kết tội do khai nhận

Trong vụ Hồ Duy Hải đúng ra cần phải có chứng cứ vật chất, hay nói như ông Lê Minh Trí Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao là phải có chứng cứ trực tiếp mới đảm bảo cơ sở để kết tội.

Ví như đúng ra phải có chứng cứ về vết máu của nạn nhân tìm thấy trên người Hồ Duy Hải, tài sản bị cướp của nạn nhân tìm thấy ở nhà Hải, dấu vân tay của Hải có trên công cụ phương tiện gây án.

Hay như phát hiện mẫu máu của thủ Hồ Duy Hải ở hiện trường, hoặc có nhân chứng nhận ra Hồ Duy Hải hay các dữ liệu camera thu được cho thấy Hồ Duy Hải ở hiện trường hay rời khỏi hiện trường .v.v..

Nếu không có các chứng cứ đó thì không thể kết tội.

Thực tế trong vụ án này chỉ có các chứng cứ lời khai, gián tiếp.

Tòa án dựa vào những cơ sở căn cứ yếu đó để kết tội đã khiến dư luận hồ nghi.

Việc nâng cao chuẩn mực xét xử sẽ đòi hỏi nâng cao tri thức xét xử, và tri thức xét xử là một vấn đề của ngành tòa án lâu nay.

Phía Tòa án cho rằng Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội và những lời khai này phù hợp với các chứng cứ khác, nếu không phải là thủ phạm thì không thể biết được.

Nhưng thật ra đó chỉ là 25 biên bản ghi chép lời khai có chữ ký của Hồ Duy Hải mà thôi. Những bản ghi chép đó là những tài liệu xơ cứng khác hoàn toàn với lời khai báo tai nghe mắt thấy trực quan sinh động.

Các bản ghi chép lời khai đã qua sự sàng lọc và tác động bởi ý chí nhận thức của nhân viên điều tra nên thành ra sẽ rất khác với lời khai báo thực tế của bị cáo.

Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự mới đã quy định phải ghi âm ghi hình khi hỏi cung. Điều đó mới tạo ra chứng cứ đúng như nguyên nghĩa về lời khai nhận tội, đó là lời nói có âm thanh và hình ảnh nét mặt cử chỉ dáng điệu.

Cho nên cái gọi là lời khai nhận tội lâu nay, nếu là người nước ngoài thì họ sẽ tưởng là lời nói nhận tội, nhưng ở Việt Nam thực ra đó chỉ là các tờ giấy có chữ ký của bị can mà thôi.
Mặt khác, Bộ luật tố tụng hình sự quy định Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Và Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

Tức là pháp luật dựa trên kinh nghiệm tư pháp thế giới đã yêu cầu phải nghi ngờ dè chừng với những lời nhận tội của bị cáo.

Vậy 25 lời khai nhận tội kia cứ cho là phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án thì nó cũng chỉ là một chứng cứ buộc tội duy nhất mà thôi. Và theo luật thì không được sử dụng lời nhận tội là bằng chứng duy nhất để kết tội.

Vậy trong vụ án còn có chứng cứ buộc tội nào khác không? Tôi thấy là không.

Vì ngoài chứng cứ lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải thì thấy có một nhân chứng khi đến giao dịch buổi tối hôm đó có thấy một thanh niên ngồi ở hàng ghế chờ ngồi nghịch điện thoại, nhưng người đó không quen và không thể khẳng định đó đúng là Hồ Duy Hải.

Hoặc đống tro than đốt ở vườn nhà dì Hải cũng chỉ giám định ra có dấu vết của nhựa và vải, kết quả giám định không khẳng định đó đúng là các Card sim thẻ điện thoại bị lấy mất.
Tựu chung lại vụ án chỉ có lời khai nhận tội và nếu đánh giá chặt chẽ thì không đủ điều kiện để kết tội theo đúng tiêu chuẩn của Bộ luật hình sự hiện nay.

Cho nên việc nâng chuẩn xét xử giản dị cũng chỉ là đòi hỏi ngành Tòa án phải áp dụng chặt chẽ đúng quy định pháp luật đã có.

Nhiều lạc hậu

Để ý thì thấy ngành tòa án lâu nay có cung cách làm việc xáo mòn đơn điệu, các đánh giá phán quyết chỉ xung quanh các yếu tố về chứng cứ và điều luật.

Trong khi lại rất thiếu các lý lẽ biện giải có tính chất triết lý mà qua đó người dân mong muốn mình bị thuyết phục để rồi đặt để niềm tin công lý vào tầm cỡ của tòa án.

Vụ án Hồ Duy Hải liên quan tới cái chết của hai cô gái và một bản án tử hình, nỗi đau quá lớn đụng chạm tới lương tâm xã hội và chứa đựng trong đó các vấn đề triết lý nhân bản sâu xa.

Từ đó đặt ra đòi hỏi về sự xác quyết nhận thức chân lý và thiết lập lại hệ thống quy định pháp luật. Nhưng cách xử lý của Tòa án lại không đáp ứng được kỳ vọng cảm thức công lý của dân chúng.

Cũng không có gì cho thấy ngành Tòa án nhận ra vấn đề nội tại của mình và có kế hoạch cải thiện năng lực, khắc phục sự lạc điệu, đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Tới nay việc xử lý vụ Hồ Duy Hải tiếp theo thế nào sẽ cho thấy các cơ quan nhà nước muốn làm gì với nền tư pháp.

Nếu họ thấy mọi thứ vẫn ổn thì sẽ không có gì thay đổi đối với bản án của Hồ Duy Hải. Còn nếu vì xét đến cảm thức công lý của dân chúng, các cơ quan sẽ phải đánh giá lại vụ Hồ Duy Hải.

Chỉ có một con đường duy nhất để làm việc đó là đòi hỏi phải có bằng chứng vững chắc hơn trong việc kết tội. Nói cách khác là nâng cao tiêu chuẩn xét xử và đặt ra những cải cách sâu rộng đối với ngành tòa án.

Thăm lại Phố Wall Đen bị đốt cháy

New York Times

Tác giả: Brent Staples

Dịch giả: Trúc Lam

19-6-2020

Một số tàn tích từ vụ thảm sát chủng tộc ở Tulsa hồi tháng 6/1921, khi những kẻ “dân quân tự vệ” da trắng đốt cháy khu vực của người Mỹ gốc Phi ở TP Oklahoma. Nguồn: Bettmann / Getty Images

Gần một thế kỷ sau vụ thảm sát chủng tộc ở Tulsa, cuộc tìm kiếm người chết vẫn tiếp tục.

Hai xác chết trong bê tông và cuộc khai đạo bất thành

Đặng Đình Mạnh

24-6-2020

Một ngày vào trung tuần tháng 05/2019, công chúng xôn xao về thông tin phát hiện ra hai xác người bị giấu trong thùng nhựa đổ đầy bê tông trong một ngôi nhà ở Bình Dương. Rất nhanh, chỉ ba ngày sau, một nhóm gồm bốn phụ nữ được cho là nghi phạm bị bắt giữ khi vừa rời khách sạn trú ngụ.

Quyết tâm diệt dân oan trước thềm đại hội đảng?

Trịnh Kim Tiến

24-6-2020

Sau “chiến thắng” vang dội ở Đồng Tâm, sáng nay công an, cảnh phục lẫn thường phục đã dùng kìm phá cửa nhà anh Trịnh Bá Phương, bắt và đưa anh đi, chưa rõ có lệnh bắt hay không. Song song đó họ, cũng bắt mẹ anh là cô Cấn Thị Thêu, em trai anh là Trịnh Bá Tư và chị Tâm, một dân oan Dương Nội, cũng chưa rõ đưa đi đâu.

Chuyện chơi khăm ở Tulsa cho thấy điều gì?

Jachammer Nguyễn

24-6-2020

Chuyện gì đã xảy ra?

Cảnh bên trong sân vận động BOK, Tulsa, khi ông Trump nói chuyện hôm 20/6/2020. Nguồn: KTUL

Tổng thống Donald Trump thất bại nặng nề thứ Bảy 20/6/2020, trong việc tổ chức vận động tranh cử đầu tiên sau nhiều tháng cách ly vì COVID-19. Sân vận động của Ngân hàng Oklahoma (BOK) ở thành phố Tulsa có 19.000 chỗ, cuối cùng chỉ có 6.200 người đến nghe Tổng thống vận động tranh cử, theo số liệu của Sở Cứu hỏa Tulsa đưa ra.

Chú Tư Mạnh

Đỗ Duy Ngọc

23-6-2020

Những năm đầu của thập niên 80, sau năm năm lưu đày ở Củ Chi, tôi được về thành phố dạy một trường cấp ba ở gần nhà. Mỗi tuần chỉ có 12 tiết dạy của ba lớp cuối cấp, chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông. Rảnh rỗi dù thời gian này, cả nước đang đói.

Học sinh muốn uống sữa học đường phải có giấy chứng nhận nghèo

Đỗ Duy Ngọc

23-6-2020

Ngay từ hơn nửa thế kỷ trước, ở miền Nam, học sinh đến trường được uống sữa miễn phí là chuyện bình thường. Hồi đó, suy cho cùng xã hội cũng chưa giàu có và phong phú thực phẩm như bây giờ, nhưng chuyện cho trẻ con uống sữa không có sự phân biệt nào.

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 xuống Hoàng Sa

Đặng Sơn Duân

23-6-2020

Khoảng 15 giờ 15 ngày hôm nay 23.6, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi Shihao) của Trung Quốc đã đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa và tiếp tục di chuyển xuống phía nam với vận tốc khoảng 12 hải lý/giờ.

Hải Dương 4 phối hợp với Hướng Dương Hồng 14, thiết lập thông tin liên lạc tác chiến giữa Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập?

Phạm Thắng Nam

23-6-2020

Tàu Hải Dương Địa Chất 4 phối hợp với Hướng Dương Hồng 14 (Xiang Yang Hong 14) khảo sát, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ tác chiến giữa Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập?