Lễ Giáng sinh bị hủy bỏ ở chính quê hương của Jesus

Washington Post

Vương hậu Jordan Rania Al Abdullah

Cù Tuấn, dịch

23-12-2023

Bethlehem thường trở nên sống động vào dịp Giáng sinh. Năm nay không như vậy. Tại Thánh địa này, các lễ kỷ niệm đã bị hủy bỏ: không diễu hành, không chợ phiên, không thắp đèn cây nơi công cộng. Tại đất nước Jordan của tôi, nơi Jesus chịu phép rửa tội, cộng đồng Kitô giáo của chúng tôi cũng đã chọn làm điều tương tự.

Ôn cố tri tân không phải để nuôi dưỡng lòng thù hận

Dương Quốc Chính

17-2-2024

Hôm nay kỷ niệm 45 năm Trung Quốc tấn công Việt Nam, gây nên cuộc chiến 10 năm, mà nhiều người lầm tưởng chỉ trong vòng một tháng (17/2-18/3). Thời gian một tháng đó chỉ là tấn công tổng lực, nhưng cuộc chiến tiêu hao kéo dài kia mới thực sự khiến Việt Nam phải quay xe, khi đàn anh Liên Xô suy sụp, cùng với việc bị phương Tây cô lập.

Chiến tranh

Huy Đức

15-3-2024

Tại Nghĩa trang Tây Ninh, 2015, lễ tự làm đưa hài cốt Phạm Xuân Minh, em trai Phạm Xuân Nguyên về quê. Minh hy sinh năm 20 tuổi “Ngã vào lòng đất vẫn con trai”. Ảnh: Huy Đức

Ngày này, 15-3, của 45 năm trước, tôi nhập ngũ. Hôm 5-3-2024, ngồi uống rượu ở nhà bác sĩ Nguyễn Thái Long [tác giả cuốn sách nói về cuộc chiến của các anh, E 567, trong ngày 17-2-1979, Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa], giật mình nhớ, 5-3-1979 là ngày Chủ tịch Nước phát lệnh Tổng động viên; giật mình nhận ra, trong 7 người đàn ông có mặt hôm ấy có đến 6 người từng là lính.

Đại tá Reisner: “Thời điểm vỡ đập có thể sắp xảy ra”

NTV

Frauke Niemeyer phỏng vấn đại tá Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

24-4-2024

Với bước đột phá ngày hôm qua của Nga, “chiếc hộp Pandora đã được mở”, các blogger quân sự viết. Đại tá Reisner giải thích điều gì nguy hiểm đến thế và tại sao hiện nay lại thiếu đạn dược như vậy.

Chạm trán với Việt Nam

Tác giả: Odd Arne Westad

Dịch giả: Song Phan

10-10-2017

Bìa sách: “The Cold War: A World History” từ Amazon.

Đây là bản dịch của chương 12, trang 313-338, sách “Chiến tranh Lạnh: lịch sử thế giới, nhà xuất bản Basic Books, xuất bản ngày 5-9-2017.

Cuộc cách mạng Việt Nam (VN) bắt đầu là một cuộc nổi dậy chống lại sự áp bức của thực dân và kết thúc bằng một loạt các cuộc chiến tranh vướng víu sâu đậm với Chiến tranh Lạnh toàn cầu. Nó có nguồn gốc từ việc Pháp thuộc địa hoá Đông Dương vào thế kỷ XIX, hoặc thậm chí xa xưa hơn từ việc Trung Quốc thống trị VN cả ngàn năm. Nòng cốt của công cuộc này là một nhóm các nhà yêu nước cách mạng của VN ở tuổi thanh niên đã trở thành những người hết lòng theo chủ nghĩa Mác và ngưỡng mộ kinh nghiệm của Liên Xô. Đối với những thanh niên này, yêu nước và chủ nghĩa Mác là một. Họ tin rằng chỉ bằng cách phát triển phong trào, quốc gia và nhà nước của mình theo các quy luật phát triển của Marx thì VN mới có thể thực sự thành công trong thế giới hiện đại. Chương trình của họ là lâu dài, bao quát, và không tưởng, nhưng việc thực hiện chương trình đó phụ thuộc trước hết vào việc giành được độc lập và thống nhất đất nước. Và chính vì những mục tiêu này mà gần ba triệu người VN đã chiến đấu và bỏ mình trong thế kỷ hai mươi.

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (phần 2)

FB Dương Quốc Chính

4-2-2018

Tiếp theo phần 1

Theo sử gia Phạm Văn Sơn (VNCH):

Nhận định của phía CS

Khi quyết định mở một cuộc tổng tấn công trên lãnh thổ miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt đã có những nhận định sau đây:

Hà Nội tin tưởng người dân Miền Nam đã muốn ngã theo chính quyền Hà Nội cùng đường lối cách mạng của họ. Sự tin tưởng này được nhìn qua các phong trào “nhân dân cứu quốc,” phong trào tranh đấu của Phật Giáo tại miền Trung và ở thủ đô Saigon, và các sự phân tán của các đoàn thể tại Miền Nam Việt Nam. Họ cho rằng nhân dân miền Nam ghét Mỹ, chán chiến tranh. Và nếu có một động cơ nào đó thúc đẩy thì người dân Miền Nam sẽ nổi dậy chống Mỹ và lật đổ chính quyền hiện Quốc Gia.

Nhân kỷ niệm cuộc chiến 17 tháng 2

FB Lão Tạ

15-2-2018

Ảnh: internet

Tôi nhập ngũ khi cuộc chiến 1979 đã lùi lại được gần 6 năm, chỉ còn phần cuối của cuộc chiến 1984. Nơi tôi đóng quân là thị xã Lào Cai hoang tàn, đổ nát và dày đặc mìn. Do làm công tác quản lý quân lực, nên tôi có điều kiện la cà nói chuyện với những chỉ huy có mặt trong ngày Lào Cai thất thủ, kết hợp kiểm chứng qua lời kể của một số người dân còn bám trụ ở lại sau khi quân Trung Quốc rút đi và có thể đi đến khẳng định, bên Việt Nam hoàn toàn bất ngờ trước đòn tấn công ồ ạt của phía Trung Quốc. Bất ngờ một trăm phần trăm. Cả những quân nhân có mặt trong ngày 17-2-1979 lẫn người dân (những người tôi hỏi) đều kể lại giống nhau rằng, vào đêm hôm trước, do là ngày nghỉ, nên bộ đội ta và một số bộ đội, dân thường Trung Quốc vẫn cùng nhau xem phim ở thị xã Lào Cai, như mọi kỳ nghỉ cuối tuần khác. Chỉ mãi gần sáng, khi pháo binh Trung Quốc bắn vào sân bay Lào Cai, mọi người mới hốt hoảng hỏi nhau chuyện gì đang xảy ra.

Nhà văn Nhã Ca: Huế 1968 – thảm khốc và hy vọng

BBC

26-2-2018

Ảnh: Getty images

Sau trận Tết Mậu Thân, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa chiếm lại được một thành Huế tan hoang.

Bên cạnh việc dọn dẹp, tái thiết thành phố, những hố chôn người tập thể dần dần được phát hiện.

Trong số những tin tức, tường thuật, phóng sự, ghi chép được đăng tải ở miền Nam Việt Nam về ‘thảm sát ở Huế’ khi đó, bút k‎ý Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhã Ca đã gây choáng váng dư luận. Một phần của sách sau này được dựng thành phim “Đất Khổ”, với Trịnh Công Sơn vào vai chính, người con nhạc sĩ Huế.

Chiến tranh Việt Minh – Pháp?

Trần Gia Phụng

29-4-2018

Sau khi sách Chiến tranh 1946-1954, từ chiến tranh Việt Minh-Pháp đến chiến tranh ý thức hệ Quốc-Cộng được nhà xuất bản Tự Lực phát hành tại California vào tháng 3-2018 và quảng cáo trên internet, có độc giả ở xa e-mail hỏi người viết tại sao lại gọi chiến tranh 1946-1954 là chiến tranh Việt Minh-Pháp?

Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng chiến thắng thuộc về Trung Quốc

The Diplomat

Tác giả: Nayan Chanda

Dịch giả: Jenny Ly

1-12-2018

Nhớ lại sau bốn mươi năm ngày Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng rõ ràng Trung Quốc là người chiến thắng.  

Sáng ngày 7 tháng Giêng năm 1979, một đơn vị Quân đội Việt Nam lao thẳng vào Phnom Penh mà không tốn nhiều súng đạn, để lật đổ một triều đại tàn ác Khmer Đỏ. Quả thật, đây là một cú đánh trời giáng vào Trung Quốc. Việt Nam chiến thắng, nhưng đó chỉ là một chiến thắng rất hẻo, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược đã rất đẫm máu, suýt còn đẫm máu hơn!

FB Hồ Bất Khuất

16-2-2019

Kỷ niệm 10 năm cuộc chiến vệ quốc 1979, tôi được cử lên Lạng Sơn 1 tháng. Ở đó tôi nghe được những câu chuyện mà báo chí chưa bao giờ viết. Xin kể lại để chúng ta biết và suy ngẫm.

Tháng 12/1988, tôi được báo là chuẩn bị đi công tác Lạng Sơn. Trước ngày lên đường, lại được báo là cần gặp ông Đinh Nho Liêm – Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao.

Tôi đến nhà ông ấy ở số 3 Cao Bá Quát (Ba Đình, Hà Nội). Nhìn thấy tôi, ông Đinh Nho Liêm thất vọng (hay ít ra cũng không hài lòng) nhưng rồi ông vẫn mời tôi vào nhà. Khi đã ngồi xuống ghế, ông Đinh Nho Liêm hỏi tôi: “Cậu làm việc ở Tạp chí Cộng sản được bao lâu rồi?”/ “Dạ, 6 năm ạ.”/ “Học ở đâu ra?”/ “Ở Liên Xô về ạ”/ “Quê ở đâu?”/ “ Quỳnh Lưu, Nghệ An ạ”…

Sau khi “hỏi ngắn, đáp gọn” như vậy, ông Đinh Nho Liêm có vẻ vui tươi hơn một chút nhưng lại hỏi rất nghiêm trang: “Cậu biết rõ nhiệm vụ đi Lạng Sơn của mình lần này rồi chứ?”/ “Dạ, việc của nhà báo thì chỉ viết thôi chứ còn làm gì nữa ạ?!”/ “Đúng là viết nhưng không phải viết bình thường, mà cậu chắp bút cho Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn La Thăng (1922 -2014) một để bài kỷ niệm 10 năm chiến tranh biên giới với Trung Quốc để đăng vào số tháng 2/1989 của Tạp chí Cộng sản. Tinh thần là kỷ niệm 10 năm cuộc chiến đẫm máu nhưng không phải gây thù hận, mà là bắt tay giảng hòa. Chắc cậu hiểu rõ ý nghĩa của việc này rồi…”.

Sau đó, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Đinh Nho Liêm nói về sự cần thiết phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; sự lắt léo, khó khăn, phức tạp của việc này. Tôi ngồi nghe chăm chú nhưng chưa hình dung được mình sẽ viết ra sao, mặc dù việc chắp bút (viết cho người khác đứng tên) tôi cũng đã làm khá nhiều.

Đoàn công tác của Tạp chí Cộng sản do Vụ trưởng Vụ Quốc tế Nguyễn Trọng Thụ dẫn đầu được Tỉnh ủy Lạng Sơn tiếp đón rất trọng thị. Bí thư La Thăng tin tưởng là sắp tới, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có bước chuyển biến tích cực. Sau 5 ngày, đoàn trở về Hà Nội, riêng tôi ở lại. Nhiệm vụ của tôi là trong một tháng phải viết xong bài báo dài cỡ 3 – 4 ngàn chữ để kỷ niệm 10 năm cuộc chiến với Trung Quốc trên biên giới phía Bắc với tinh thần hòa giải.

Để nắm được tình hình cuộc chiến 10 năm về trước, tôi được tiếp cận với mọi tài liệu mật, được lên các đồn biên phòng, được hỏi Bí thư La Thăng. Tuy nhiên, người luôn luôn trò chuyện với tôi, cung cấp nhiều thông tin và nhiều nhận định có giá trị là ông Trần Rỹ – Trưởng Ban Tuyên huấn (ngày đó chưa gọi là Tuyên giáo) Tỉnh ủy Lạng Sơn. Ông Trần Rỹ người Hà Tây, trong chiến tranh biên giới 10 năm về trước, ông mang quân hàm đại tá và giữ chức Phó Tư lệnh mặt trận Lạng Sơn.

Sau khi bài báo đã được hình thành, chỉ chờ Ban thường vụ Tỉnh ủy có ý kiến, Bí thư chỉnh sửa nữa là xong; ông Trần Rỹ nói với tôi: “Tớ kể chuyện này cho cậu, nghe để biết thôi chứ không phải để viết báo đâu nhé!”. Tôi hứa với ông là sẽ không viết báo về chuyện này trong thời gian sắp tới. Nếu chúng ta có luật giải mật, chuyện ông Rỹ kể chắc cũng được giải mật rồi. Hơn nữa, đây không phải là viết báo, mà chỉ viết trên facebook – “nhà” của tôi.

Theo ông Trần Rỹ, khi chiến tranh xẩy ra, trên mặt trận Lạng Sơn, phía ta có khoảng 50.000 quân, kể cả bộ đội địa phương. Trung Quốc dồn vào hướng Lạng Sơn tới 180.000 quân. Vì vậy, dù chiến đấu rất dũng cảm nhưng quân ta vẫn phải vừa đánh, vừa rút lui và chịu tổn thất khá nặng. Trước tình thế khó khăn, ngày 24/2/1979, Quân khu I quyết định thành lập Mặt Trận Lạng Sơn do Thiếu tướng Hoàng Đan làm Tư lệnh. Ông từ Hà Nội lên nhận nhiệm vụ và ra chiến trường khảo sát ngay. Không may, chiếc xe bọc thép ông đi bị trúng đạn, nổ tung. Tất cả những người trong xe đều hi sinh, riêng ông Hoàng Đan không hề hấn gì. Tuy nhiên, ông biết rằng quân ta sẽ không thể giữ được thị xã Lạng Sơn. Đồng Bành (cách thị xã Lạng Sơn khoảng 18 km) được chọn làm “Đại bản doanh” của quân ta để củng cố lực lượng và chờ cơ hội phản công.

Đúng như nhận định của Thiếu tướng Hoàng Đan, ngày 3/3/1979, quân Trung Quốc chiếm được Lạng Sơn. Ngay trong đêm hôm đó, Tổng Bí thư Lê Duẩn có mặt ở Đồng Bành, ông tỏ ra rất tức giận vì mất Lạng Sơn, đến nỗi ông văng tục: “Các cậu đánh đấm như con c.., mất mẹ nó Lạng Sơn!”. Ông họp với Bộ Tư lệnh Mặt trận Lạng Sơn và đưa ra một quyết định ghê gớm: Phải san phẳng thành phố Bằng Tường để trả đũa việc Trung Quốc chiếm thị xã Lạng Sơn.

Lúc này, với sự trợ giúp về vận tải của Liên Xô, quân chính quy của chúng ta đã có mặt ở Bắc Giang với nhiều vũ khí, khí tài hiện đại. Thực hiện chỉ đạo của Tổng bí thư Lê Duẩn, dưới sự chỉ huy của Tướng Hoàng Đan, chỉ trong một thời gian ngắn (chủ yếu là đêm ngày 4/3/1979), ta đã đưa vào vị trí chiến đấu hàng chục dàn hỏa tiễn “Cachiusa”. Đây là loại vũ khí nhiều nòng có thể bắn hàng loạt đạn tới thành phố Bằng Tường của Trung Quốc; chỉ còn chờ lệnh khai hỏa là thành phố này bị xóa sổ. Tướng Hoàng Đan là người chủ trương “đánh cho Trung Quốc hiểu rằng, họ sẽ phải trả giá không chịu đựng nổi” nên chuyện ta phản công mạnh mẽ là điều không tránh khỏi. (Nghe đến đây, tôi dựng tóc gáy vì năm 1976, tôi qua lại thành phố Bằng Tường 3 lần và biết đây là thành phố xinh đẹp, đông dân, có đường sắt hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh chạy qua. Nếu ta trang bằng thành phố này, Trung Quốc sẽ không ngồi im. Và thế là cuộc chiến tranh càng đẫm máu thêm).

Nhưng sáng ngày 5/3/1979, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rút quân. Nhận được tin này, Bộ Tư lệnh Mặt trận Lạng Sơn hội ý và thảo luận là có phản công và “san phẳng” thành phố Bằng Tường nữa hay không? Tất cả nhất trí là phải hỏi ý kiến Tổng bí thư Lê Duẩn vì chính ông ra lệnh san phẳng Bằng Tường để trả đũa việc Trung Quốc chiếm và tàn phá thị xã Lạng Sơn. Dù là người chủ trương “san phẳng” Bằng Tường nhưng khi Trung Quốc tuyên bố rút quân, ông Lê Duẩn cũng nguôi giận và cho rằng, không cần phải đổ máu thêm nữa.

Tướng Hoàng Đan tuy tiếc công đã đưa được vũ khí, khí tài vào vị trí chiến đấu rồi nhưng vẫn đồng tình với chủ trương không phản công, không truy kích khi Trung Quốc rút quân.
Nếu Trung Quốc không tuyên bố rút quân vào ngày 5/3/1979 thì trên mặt trận Lạng Sơn chắc chắn hai bên sẽ còn mất nhiều sinh mạng hơn nữa, thù hận sẽ còn sâu sắc hơn nữa. Nay, kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đẫm máu với người láng giềng Trung Quốc, tôi kể lại chuyện được nghe để thấy chúng ta không hề sợ Trung Quốc, dù họ đông, họ mạnh hơn.

Chuyện những người lính – (6) Anh Ngọc và cô gái Gò Vấp

Nguyễn Thọ

9-4-2019

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2 và Phần 3 và Phần 4 và Phần 5

Ảnh: FB Nguyễn Thọ

Trích “Đừng kể tên tôi“ của Phan Thúy Hà:

…Nằm viện một tháng rồi đơn vị không biết. Sau này tôi mới biết đơn vị đã ghi tôi vào danh sách liệt sĩ. May là họ chưa gửi giấy báo tử về quê. Cuối ngày 29 tháng 4 y tá đại đội và ban chỉ huy đại đội nhìn sắc mặt và thể trạng tôi khi đưa lên xe người dân đi cấp cứu họ nghĩ rằng tôi không thể qua khỏi. Khi tôi về đơn vị thì quân trang tôi người ta mang đi. Cuốn sổ giấu trong đáy ba lô mang theo bên mình hơn bốn năm qua cũng bị lấy mất.

Chuyện chép giữa đình về “thằng phản động”

Lý Trần

9-5-2019

Cuộc chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam đã đi qua, người chết đã chết, … nhưng hậu quả của cuộc chiến này vẫn còn làm khổ người sống. Sự chia rẽ không chỉ nằm trong mối quan hệ giữ người chiến thắng – CSVN và bên chiến bại – VNCH, mà nó tồn tại và nhức nhối trong chính hàng ngũ những người chiến thắng. Vì trong hàng ngũ này vẫn có những người tỉnh táo và nhận ra cái mất mát của dân tộc do cuộc chiến huynh đệ tương tàn.

Thượng Toạ Thích Trí Quang và Cuộc Đấu tranh của Phật giáo năm 1963

Đỗ Kim Thêm

14-11-2019

Một tu sĩ che dù cho sư Thích Trí Quang. Ảnh chụp năm 1967. Nguồn Getty Images

Bài viết dưới đây là một trích đoạn trong bài “John F. Kennedy và Cuộc Chính Biến 1 Tháng 11 Năm 1963”, chỉ nêu lên phần có liên hệ đến Thượng Toạ Thích Trí Quang trong công cuộc đấu tranh của Phật giáo. Bài đang được tu chỉnh và phần tài liệu tham khảo sẽ bổ sung khi đuợc in thành sách.

***

Phật tử thành phố Huế hân hoan đón mừng Phật đản Phật lịch 2527 năm 1963 và hy vọng cờ Phật giáo cũng được kéo lên để làm lễ một cách trang trọng tương xứng. Trước đó, trong các lễ của Thiên Chúa giáo trên toàn quốc, cờ tôn giáo và quốc kỳ được chính phủ khuyến khích sử dụng. Gần nhất là để kỷ niệm Lễ Ngân Khánh, 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục thụ phong linh mục và nhậm chức Tổng Giám Mục Huế, cờ Toà thánh Vatican được kéo lên để chào mừng.

Dân ta phải biết sử ta

Đinh Kim Phúc

20-4-2020

Bộ sách ‘Lịch sử Việt Nam’ của Viện sử học. Ảnh: internet

Hàng năm, cứ độ tháng 4 về, tôi hay đọc lại những tài liệu về chiến tranh Việt Nam, đọc để biết, đọc để hiểu và đọc để nâng cao lòng căm thù giặc.

Năm nay, nhân bị cách ly xã hội vì con Chinese virus, tôi chọn bộ lịch sử chính thống của Viện Sử học để nâng cao trình độ.

Sau khi đọc xong một số chương thì tôi đã bị tẩu hỏa nhập ma, không đọc được nữa.

Trong quyển 12, Chương 2 dưới mục “Miền Nam dưới sự thống trị của Mỹ” đã cho thấy nhận định này manh tính “tuyên huấn” chứ không phải là khoa học. Mỹ chưa bao giờ “thống trị” miền Nam. Trước khi đưa quân vào miền Nam (1965), bên cạnh Đại Sứ quán, Mỹ chỉ có Phái bộ quân sự (MAAG) để hỗ trợ chính quyền Sài Gòn huấn luyện quân đội và đáp ứng nhu cầu viện trợ quân cụ. Chưa bao giờ Mỹ có một cơ quan chính thức dạng “Phủ Toàn quyền” ở miền Nam cả.

45 năm, Việt Nam vẫn chưa có hòa bình

Nguyễn Quang Duy

13-5-2020

Báo chí trong nước hôm 12/5/2020 đưa tin, Bộ Công an cho hay, dự luật biểu tình chưa thể được trình lên Quốc hội vì cần phải được nghiên cứu kỹ, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng”.

Địa ngục xanh Việt Nam – Phần 10: An ninh cho làng mạc – ai tin vào điều đó?

Tác giả: Helmut P. Müller

Dịch giả: Phan Ba

14-1-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7  Phần 8Phần 9

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 10)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

18-4-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7Phần 8Phần 9

“Có một căn bệnh”

Chuẩn tướng Lý Tòng Bá (Tư lệnh Sư đoàn 25 QĐVNCH)

Trung Quốc đã ‘tham chiến bất thường’ với Mỹ trong ‘vùng xám’

News

Tác giả: Jamie Seidel

Dịch giả: Dương Lệ Chi

3-5-2021

LGT: Bài báo này rất quan trọng, nói về các chiến thuật của Trung Cộng, cũng như thuyết Tam Chiến đã được Bắc Kinh sử dụng, là chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý, nhằm mục tiêu chiến lược là đánh bại Hoa Kỳ trong cuộc tranh giành ngôi bá chủ thế giới.

Người Việt tự do có nên tự nhận mình là “Bên thua cuộc”?

Trần Trung Đạo

3-11-2021

Lý luận cần thiết nếu không muốn nói là quyết định. Một người đi lạc trong rừng không có đầu óc lý luận để biết việc gì nên làm trước và việc gì nên làm sau có thể phải chết trong rừng già.

Những người Cô-dắc (Cossack)

Nguyễn Lương Hải Khôi

26-2-2022

Ảnh: Phim “Taras Bulba” năm 1962 của J. Lee Thompson (UK)

1) Các anh hùng Cô-dắc trong “Taras Bulba” (xưa rồi, 1835) của văn hào Nga Nikolai Gogol yêu hào sảng, chiến đấu ngẫu hứng, can trường và rất hài hước.

Vì sao người Ukraine đứng lên?

Đỗ Hùng

10-3-2022

Tôi mới sinh con gái cách đây năm tháng. Nếu đàn ông mà biết việc tạo ra sự sống khó khăn và đẹp đẽ nhường nào, họ sẽ chẳng bao giờ gây chiến tranh”.

“Cuộc chiến dựa trên sự mơ tưởng của Putin”

N-TV

Phan Ba, dịch

23-3-2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: AP

Cập nhật chiến tranh ở Ukraina lúc 8h sáng, ngày 22-4-2022

Cù Tuấn

22-4-2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ phong tỏa thay vì tấn công nhà máy Mariupol, nơi các lực lượng Ukraina đang trấn giữ, nhưng một người lính trong nhà máy cho biết các cuộc pháo kích vẫn tiếp tục. Tổng thống Mỹ Biden cho biết, Hoa Kỳ đang gửi thêm vũ khí để giúp Kyiv.

Giải phóng

Nguyễn Đắc Kiên

3-5-2022

Nỗi sợ hãi sâu thẳm trong Putin không phải biên giới của Nato mở rộng đến đâu, mà là biên giới của tự do đã đến sát nách nước Nga rồi.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 84 (18-5-2022)

Phan Châu Thành

19-5-2022

1. Cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraina, Rostislav Smirnov, thông báo rằng quân Ukraina vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công lớn trên mọi mặt trận, được dự đoán sẽ nổ ra vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7: “Chúng tôi có nhân lực, có vũ khí, có thời gian để huấn luyện – điều mà phía Nga không có – nên trong thời gian tới chúng tôi sẽ làm chủ chiến trường bởi liên tục được bổ sung lực lượng so với quân Nga”:

Ông Martin van Creveld, nhà phân tích chiến lược người Israel đã đưa ra 4 khả năng kết thúc chiến tranh:

a. Putin sẽ ký hòa ước với Ukraina nếu không thành công trong việc xâm lược Donbass, “bởi giá phải trả quá cao, thiệt hại quá lớn, nên Putin không có con đường nào khác, ngoài việc giảng hòa”.

b. Putin vẫn sẽ ngoan cố kéo dài cuộc chiến, bất chấp thất bại. Nhưng điều đó có thể xảy ra nội loạn bên trong Nga và những thế lực khác không muốn chiến tranh sẽ tìm cách lật đổ ông ta, thay vào đó bằng người khác “có thể chấp nhận giảng hòa”. Trường hợp này thậm chí có thể dẫn tới nội chiến ở Nga.

c. Putin tuyên bố chiến tranh tổng lực và dồn toàn bộ quân đội sang Ukraina, tăng số quân đang có trên chiến trường này lên 500.000 – 600.000 lính, tức là ít nhất gấp đôi số đang có. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến các khó khăn khác về hậu cần, vận chuyển, cần phải cắt đứt đường tiếp tế từ phương Tây sang Ukraina… mà với tình hình thực tế của các cấp chỉ huy của Nga, chiến tranh sẽ kéo dài thì cũng dễ dàng dẫn tới đảo chính.

d. Putin tấn công sang các nước hậu cần của Ukraina như Ba Lan và Rumania, dẫn đến một cuộc chiến trên diện rộng, khi đó bắt buộc Nga sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân, gây ra cái chết của nhiều triệu người. Nhưng khi đó thì Putin cũng chẳng còn gì để mà xâm chiếm ở Ukraina, và sự tồn tại của Moscow, St. Peterburg cũng sẽ là dấu hỏi. Ông cũng nhấn mạnh rằng khả năng này khó có thể xảy ra nhất, bởi hậu quả thực tế sẽ cực kỳ to lớn đối với chính Putin và cả nước Nga.

Một điểm chung là tất cả 4 khả năng kết thúc chiến tranh này đều không có hậu cho Putin.

2. Quân Ukraina đã thành công vượt qua sông Donets ở 2 điểm, khiến tất cả các con đường tiếp tế của Nga từ Belgorod cho Izium đều nằm trong tầm pháo của họ:

Quân Nga ngày càng bị đẩy lùi ở Kharkiv:

Làng Dementiivka được giải phóng:

https://twitter.com/WarAgainstPutin/status/1526955402138558466/photo/1?

Một máy bay ném bom đời mới nhất Su-34 của Nga vừa bị bắn rơi:

Xe bọc thép Nga bị phá hủy:

Pháo 2S3M Akatsiya cùng các phương tiện khác bị chiếm:

Xe phòng không Strela-10M3 của Nga bị chiếm và tái sử dụng:

Tăng T-72M1R và T-72M1 của Ba Lan và Tiệp tặng ra chiến trường:

Bên trong thành phố Kharkiv, người dân bắn đầu cùng nhau dọn dẹp đống đổ nát:

3. Toàn bộ Izium đã nằm trong tầm pháo của Ukraina:

Pháo 152 mm của Tiệp đã được sử dụng ở Izium và bắn cháy một xe bọc thép BTR-80 của Nga:

“Còn khoảng 12.000 – 14.000 dân thường đang bị kẹt ở Izium, vì các cuộc đụng độ với Nga nên không có cách nào có thể cung cấp thuốc men và thực phẩm cho họ” – thị trưởng thành phố Izium thông báo.

4. Quân Nga vẫn tìm cách tấn công vào Severodonetsk:

Chiến sự trong vùng:

Quân Nga:

Lính Ukraiana cài mìn và phá hủy các cây cầu dẫn đến Severodonetsk để làm chậm bước tiến của quân Nga:

Người dân vẫn đang sơ tán khỏi thành phố:

Quân Nga cũng tìm cách buộc lựu đạn vào các drone dân sự rồi cho tấn công phía Ukraina, nhưng cách làm có vẻ thủ công:

Phía Ukraina chuyên nghiệp hơn hẳn:

Xe tăng Nga T-80BVM bị bắn cháy ở Yehorivka:

Một phim của phía Nga quay cảnh pháo Nga dùng loại drone kamikaze mới “ZALA KYB” để tấn công vị trí pháo của Ukraina, nhưng không chính xác và sức công phá quá yếu, nên không gây được thiệt hại. Trước chiến tranh, đây cũng là thứ vũ khí được quảng cáo rầm rộ, nhưng không phát huy tác dụng trên chiến trường.

5. Khoảng 150 người lính Ukraina, chủ yếu là thương binh, đã rời khỏi nhà máy Azovstal và bị Nga đưa về trại tập trung của họ, chưa rõ tiến trình cuộc trao đổi tù binh sẽ ra sao, trong khi đó, phía Nga đưa con số lên tới 959 người, nhưng không cung cấp được bằng chứng nào đáng tin cậy. Các chỉ huy cao cấp của quân phòng thủ Ukraina vẫn ở lại trong nhà máy:

Tham mưu trưởng của trung đoàn Azov, Bohdan Krotevych, đăng bức ảnh và dòng chữ: “Cuộc chiến vẫn tiếp tục.”

Thêm nhiều hình ảnh các người lính Ukraina rời khỏi nhà máy, phía Nga đăng ầm ỹ lên là “Mariupol đầu hàng” – nhưng chúng ta có thể thấy là những người lính Ukraina không mang bất kỳ một lá cờ trắng nào, cũng không giơ tay hàng, bị trói hay áp giải như thường lệ đối xử của các tù binh chiến tranh. Một số còn mang theo cả chó, nhìn như đi du lịch hoặc hành quân, cho thấy đây là một sự thỏa thuận giữa hai bên:

Mariupol sau “giải phóng” của quân Nga:

6. Quân Nga đang tiến hành phòng thủ ở Kherson và khu vực lân cận:

Truyền hình Nga cho thấy nhiều tiếng nổ đang nghe thấy được ở Kherson:

Một số hình ảnh lính Ukraina xung quanh Kherson:

Dòng người vẫn xếp hàng để rời khỏ Kherson nhưng lính Nga không cho họ đi:

Một đoàn tàu quân sự của Nga đã bị du kích Ukraina làm nổ ở Melitopol:

Quân Nga tiến hành đốt sách lịch sử Ukraina và những sách vở liên quan tới độc lập dân tộc của Ukraina ở Melitopol.

7. Pháo M777 của Mỹ đang làm thay đổi cục diện chiến trường, với loại đạn thông thường, tầm sát thương của pháo này lên tới 25km, nếu sử dụng loại đạn có động cơ tên lửa – có thể lên tới 30km, còn loại đạn Excalibur (mang động cơ tên lửa và GPS dẫn đường, có thể tự thay đổi hướng bay) – lên tới 40 km. Quân Ukraina được trang bị cả 3 loại đạn. Trong khi đó, tầm sát thương của pháo Nga là gần 19km, nên M777 đang tàn phá các trận địa pháo của Nga mà lại vẫn giữ được khoảng cách an toàn. 79/80 khẩu pháo M777 được viện trợ đã có mặt ở Ukraina, có mặt ở Kharkiv, Izium và Kherson.

Trong khi đó, phó thủ tướng Nga khoe rằng quân Nga đang sử dụng vũ khí laser trong “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraina, dùng để “bắn cháy drone của địch”.

8. Các nghị sỹ Quốc hội Phần Lan (188/200) và Thụy Điển (304/349) đã thông qua việc nộp đơn xin vào NATO, chấm dứt đường lối trung lập 80 và 200 qua. Trước chiến tranh, tỷ lệ ủng hộ gia nhập NATO của người dân là 20%, thì nay lên mức kỷ lục, tới 80%. Hôm nay, cả hai nước đều đã chính thức nạp đơn xin gia nhập.

Không chỉ có vậy, Thụy Sỹ cũng tuyên bố cân nhắc có thể ra nhập NATO hoặc ít nhất, ký hiệp ước cùng hành động với tổ chức này – theo tuyên bố của người phụ trách An ninh quốc gia Thụy Sỹ, Paelvi Pulli:

9. Thêm một tình nguyện viên chở hàng cứu trợ cho dân thường đã bị lính bắn tỉa Nga bắn vào đầu ở gần Kharkiv. Antoni Kushnir mất ở tuổi 47, để lại 4 con nhỏ. Anh là người Nga, vẫn mang quốc tịch Nga nhưng sống ở Kharkiv.

10. Phát biểu tại liên hoan phim quốc tế ở Cannes, tổng thống Zelensky cho biết khoảng 500.000 người dân Ukraina đã bị Nga bắt đưa về và cho vào các trại tập trung ở trên toàn nước Nga.

11. 42 điều tra viên của Tòa án Hình sự Quốc tế đã đến Ukraina để điều tra các tội ác chiến tranh ở đây.

Tất cả mọi thứ đang cho thấy những phân tích trước đây của tình báo phương Tây về chiến tranh Ukraina là hoàn toàn chính xác, hai bên đang bước vào một cuộc chiến kéo dài, dai dẳng, sẽ làm hao mòn sinh lực của cả hai bên, cho tới khi một bên không chịu nổi, phải đầu hàng.

Ukraina đã, đang và sẽ còn làm những điều kỳ diệu, trong cuộc chiến bảo vệ độc lập, tự do của mình.

Viva Ukraina.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 111 (14-6-2022)

Phan Châu Thành

15-6-2022

1. Tổng thống Ukraina Zelensky đưa ra thông điệp: “Đề nghị tất cả những ai có thể nói chuyện với những người ở phía Đông, ở Donbas, Kharkiv, hãy nói với họ về Ukraina. Hãy nói sự thật. Hãy nói rằng sự giải phóng sẽ đến”. Ông còn tuyên bố: “Ukraina sẽ chiến đấu để dành lại tất cả các vùng lãnh thổ đã mất.”

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 141 (15-7-2022)

Phan Châu Thành

15-7-2022

1. Nga một lần nữa thực hiện tội ác chiến tranh vượt qua sức tưởng tưởng của thế giới văn minh, khi bắn ba quả tên lửa vào bãi đậu xe và một tòa nhà ở trung tâm thành phố Vinnytsia, phía tây Ukraina, làm ít nhất 23 người chết, trong đó có 3 trẻ em nhỏ, 90 người bị thương, 20 xe con bị phá hủy.

Tình hình Ukraine ngày 22-08-2022

Phan Châu Thành

23-8-2022

1. Liên tục có các cuộc tấn công của phía Ukraina vào các vị trí đóng quân Nga trong thời gian qua tại bán đảo Crimea mà Nga đang chiếm đóng, một phần những cuộc tấn công đó được hỗ trợ bởi chính dân du lịch tới từ Nga, khi họ luôn luôn sẵn sàng chụp ảnh bên cạnh các phương tiện quân sự mà họ gặp rồi đưa lên khoe trên mạng xã hội. Trong ảnh là một người đàn ông đang đứng cạnh hệ thống phòng không được đặt gần Yevpatoria, Crimea.

Putin hiện có những lựa chọn nào?

NTV

Tác giả: Judith Görs

Việt Hùng phỏng dịch

13-9-2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn AP