Tình yêu đất nước thì ai cũng có trong người, chỉ là cách thể hiện như thế nào thôi

Lê Nguyễn Duy Hậu

8-2-2023

Bà Nguyễn Thị Thanh (giữa) – nguyên đơn kiện Chính phủ Hàn Quốc về vụ thảm sát thường dân làng Phong Nhị. Nguồn: Yonhap News

Một tòa án ở Hàn Quốc vừa ra phán quyết buộc chính phủ nước này phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thanh, 63 tuổi, là nạn nhân còn sống sót của vụ thảm sát Phong Nhị do Lữ đoàn 2 Thủy quân lục chiến Hàn Quốc thực hiện vào năm 1968. Con số nạn nhân của vụ thảm sát tại hai làng Phong Nhị và Phong Nhất thời điểm đó là từ 69-79 người.

Nga và Trung Quốc đang thách thức trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo

Wall Street Journal

Cù Tuấn, dịch

23-2-2023

Tổng thống Mỹ Biden vẫy tay khi rời sân khấu tại khu phức hợp Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw, nơi ông nói, ‘Không thể xoa dịu sự thèm ăn của kẻ chuyên quyền’. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Chuyến thăm Kyiv của Biden và bài phát biểu của Putin cho thấy hai bên đang lao vào cuộc chiến lâu dài ở Ukraine. Trong khi đó Trung Quốc cũng bắt đầu tăng cường uy thế.

Nga nắm thóp hệ thống năng lượng hạt nhân của châu Âu như thế nào

New York Times

Cù Tuấn, dịch

11-3-2023

Một nhà máy điện hạt nhân ở Wattenbacherau, Đức, năm ngoái. Hai lò phản ứng cuối cùng của đất nước sẽ ngừng hoạt động vào tháng tới. Ảnh: Laetitia Vancon/NYT

Tóm tắt: Các nguồn năng lượng mới để thay thế dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dễ dàng có thể tìm thấy hơn là loại bỏ sự phụ thuộc vào Rosatom, siêu công ty hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước Nga.

Tình hình Ukraine ngày thứ 444

Phan Châu Thành

14-5-2023

1. Mọi nguồn tin từ cả hai phía đều công nhận là trong 3 ngày qua, quân Ukraina đã dành được thắng lợi ở cả phía bắc lẫn phía nam Bakhmut, không chỉ giải phóng thêm được nhiều vùng đất, họ còn đẩy lùi được quân Nga ra xa khỏi 2 con đường tiếp tế quan trọng T-0504 và T-0505.

Hình ảnh về Bucha hôm nay

Kim Văn Chính

11-6-2023

1. Bucha là thành phố (thị trấn) có 37.000 dân, diện tích khá lớn, mỗi chiều khoảng 3km, cách Kiev khoảng 30km về phía bắc. Khi tiến đánh Kiev, bắt buộc hướng tấn công phải qua Bucha. Nó án ngữ cửa phía Bắc và Tây Bắc để vào Kiev.

Ở xứ sở văn minh, Putin sẽ phải từ chức hoặc bị đảo chính

Nguyễn Thọ

25-6-2023

Xe quân sự của Wagner trên đường cao tốc M4, cách Moskva khoảng 250km. Ảnh trên mạng

Cách đây mấy tháng, tôi có kể về ông Spiridon Putin, người đầu bếp của Lenin và Stalin, ông nội của Vladimir Putin hôm nay, về mối tình giữa Putin và PrigPrigozhin, kẻ vốn được mệnh danh là “đầu bếp của Putin”:

Putin đã gặp gỡ thủ lĩnh lính đánh thuê mà ông coi là những kẻ phản bội trong cuộc binh biến

New York Times

Tác giả:

Cù Tuấn, dịch

11-7-2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin duyệt đoàn quân danh dự tại Kremlin sau cuộc binh biến. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Việc Điện Kremlin tiết lộ cuộc gặp với Yevgeny V. Prigozhin và các chỉ huy khác của nhóm Wagner ám chỉ quyền lực mà nhóm này nắm giữ, nhưng vẫn để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời.

Tình hình Ukraine ngày thứ 561

Phan Châu Thành

8-9-2023

1. Bộ binh Ukraina vừa chiếm được một đoạn chiến hào ở chiến tuyến số 2 của phòng tuyến Surovikin tại khu vực ngoại ô làng Verbove và biến đó thành cứ điểm cố thủ của họ, khiến chiến hào của Nga lại trở thành nơi chống lại chính quân Nga. Đây là lỗ thủng đầu tiên ở chiến tuyến số 2 được chính thức ghi nhận:

Phóng sự chiến trường: Lực lượng quân y đang chiến đấu trên ‘tiền tuyến thứ hai’ của Ukraine

Financial Times

Cù Tuấn, biên dịch

29-10-2023

Tóm tắt: Các bác sĩ tình nguyện cho biết, dây ga-rô kém chất lượng và việc thiếu đào tạo y tế đang khiến nhiều binh sĩ Ukraine thiệt mạng.

Phát biểu của Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 17/12

Nataliya Zhynkina, dịch

19-12-2023

Điều quan trọng là về mặt lịch sử, chúng ta đã đi đến quyết định: Ukraine sẽ luôn là một phần của ngôi nhà chung châu Âu – phát biểu của Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 17/12:

Tôi chúc các bạn sức khỏe, đồng bào Ukraine!

Chúng ta sắp kết thúc tuần làm việc hiệu quả cao này, một tuần lịch sử.

Chúng ta đã đạt được quyết định của Hội đồng châu Âu, cơ quan mà chúng ta đã làm việc cả năm, về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập. Trong những ngày tới, chúng ta sẽ chính thức bắt đầu với Ủy ban châu Âu quá trình đánh giá luật pháp Ukraine về việc tuân thủ các thỏa thuận của EU – quá trình sàng lọc.

Chúng ta cũng đang chuẩn bị xây dựng khuôn khổ đàm phán cho Ukraine – chúng tôi mong đợi điều đó xảy ra vào mùa xuân. Quá trình đàm phán sẽ không dễ dàng, nhưng điều quan trọng là về mặt lịch sử, chúng ta đã đi đến quyết định: Ukraine sẽ luôn là một phần của ngôi nhà chung châu Âu của chúng ta!

Và tôi cảm ơn tất cả những người góp phần thúc đẩy các quyết định cần thiết của châu Âu – tất cả những người đã tham gia: Các chính trị gia, các nhà lãnh đạo quần chúng và người dân của nhiều quốc gia khác nhau, những người đều tin tưởng vào chúng ta, ở Ukraine và ở châu Âu.

Chúng tôi tiếp tục công việc tích cực của mình, để bảo đảm rằng năm tới cũng sẽ có đủ các chương trình hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Điều này bao gồm các chương trình song phương với các nước đối tác, các chương trình ở cấp EU, cũng như quá trình sử dụng và tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa ở nhiều khu vực pháp lý khác nhau.

Và vấn đề này – vấn đề tài sản bị phong tỏa – là một trong những quyết định rất quan trọng được thảo luận trong các cuộc đàm phán tuần này. Đặc biệt, ở Hoa Kỳ. Cụ thể, các nước G7 có thể thể hiện sự lãnh đạo của mình – tài sản của nhà nước khủng bố và tổ chức liên quan nên được sử dụng để hỗ trợ Ukraine, bảo vệ tính mạng và người dân khỏi sự khủng bố của Nga. Điều này sẽ là công bằng. Chúng tôi đã chuẩn bị những phác thảo cần thiết cho những quyết định này.

Chúng ta duy trì mối quan hệ hoàn toàn tích cực và có ý nghĩa với các nước Bắc Âu – chuyến thăm Na Uy và Hội nghị thượng đỉnh Bắc Âu – Ukraine đã một lần nữa chứng minh điều này. Tôi cảm ơn vì mong muốn kiên định đưa chiến thắng của Ukraine, người dân và các giá trị của chúng ta đến gần nhau hơn. Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland – mỗi quốc gia đều giúp đỡ chúng ta, mỗi quốc gia đối xử với chúng ta bằng sự chân thành tuyệt đối. Xin cảm ơn!

Tôi cũng muốn cảm ơn tất cả các nhà lãnh đạo đã cống hiến trong tuần này cũng như hỗ trợ lực lượng phòng không, các chiến binh và triển vọng quốc phòng của chúng ta.

Tuần này cũng đã khôi phục sự chú ý đến Ukraine ở châu Mỹ Latin. Chuyến thăm Argentina vào Chủ Nhật tuần trước thực sự rất thân mật và tích cực. Nói chuyện với tân Tổng thống Argentina – chúng tôi chúc tân tổng thống, đất nước của ông và toàn thể người dân Argentina thành công.

Gặp gỡ lãnh đạo các nước trong khu vực – Paraguay, Uruguay, Ecuador… Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ukraine, một mục tiêu chiến lược – mở rộng chính sách đối ngoại của chúng ta ra ngoài các định hướng truyền thống.

Nhà nước của chúng ta, lợi ích của chúng ta, văn hóa Ukraine và việc bảo vệ luật pháp quốc tế của chúng ta phải được trình bày và hiểu rõ ở mọi nơi trên thế giới, và đây là nhiệm vụ của tất cả những người làm việc thay mặt cho [đất nước] Ukraine và người [dân] Ukraine.

Và một điều nữa.

Hôm nay tôi muốn vinh danh các chiến binh Vệ binh Quốc gia của chúng ta, những người cùng với mọi người đang chiến đấu, cùng với mọi người đang giúp cứu sống sau các cuộc tấn công của Nga, cùng với mọi người đang mang lại cho Ukraine an ninh hơn.

Lữ đoàn tác chiến 3 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia – Binh sĩ Maksym Osipov và Hạ sĩ Vladyslav Moroz. Tôi cảm ơn các bạn vì màn trình diễn của các bạn!

Lữ đoàn tác chiến 14 – Hạ sĩ Serhiy Tykhenko và Đại úy Hryhoriy Tokar. Xin cảm ơn!

Trung đoàn Sloviansk 15 của Lực lượng Vệ binh quốc gia – Thiếu úy Oleksandr Rohovskyi và Trung úy Bohdan Shulika. Làm tốt lắm, các chiến binh!

Thế giới giúp ích khi thấy rằng chính nhà nước và người dân đang làm mọi cách để tự vệ, khi họ thấy rằng đất nước thực sự có tiềm năng để tự vệ.

Và tôi cảm ơn tất cả mọi người ở Ukraine, tất cả người dân chúng ta, những người hàng tuần đã chứng minh cho thế giới thấy, bằng chính sức mạnh của mình – Ukraine sẽ trường tồn, duy trì nền độc lập và chiến thắng.

Và đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Tổng cục Tình báo, Cơ quan An ninh Ukraine, Không quân và Cơ quan Tình báo đối ngoại. Đây là trường hợp không có thông tin cụ thể nào được đưa ra. Tóm lại, rất mạnh mẽ.

Vinh quang cho nhân dân ta! Vinh quang cho Ukraine!

45 năm – Vẫn đất nước này, ôi nước Việt yêu thương!

Lê Đức Dục

17-2-2024

Tôi đã thức chờ đến 0h ngày 17 tháng Hai

Để nhớ về 45 năm trước

Lúc biên ải năm ấy vừa qua ngày khác

Chắc không một ai tin vài giờ sau họ sẽ chết bởi đạn giặc Tàu!

Kiếp trước, kiếp sau

Dương Quốc Chính

9-3-2024

Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 1947 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn 10 ngày xưa!

Quân Nga bị cáo buộc bắt cóc người đàn ông Mỹ ủng hộ Putin

BTV Tiếng Dân

17-4-2024

LGT: Russell Bentley, còn được gọi là “Texas”, hay “Donbass Cowboy”. Ông ta sinh năm 1960, là người Mỹ lớn lên ở Texas. Nhưng ông ta là người cuồng Putin, ủng hộ Nga. Năm 2014, Bentley rời Mỹ, sang Nga để tham gia chiến đấu trong quân đội Nga, giúp Nga chiến đấu cho cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, “phi phát xít hóa” Ukraine. Năm 2020, Bentley nhập quốc tịch Nga.

Theo cảnh sát địa phương ở khu vực do Nga kiểm soát cho biết, ngày 8-4-2024 Bentley mất tích. Ngày 16-4-2024, báo Newsweek của Mỹ đưa tin: “Bí ẩn về vụ mất tích của người đàn ông Texas ở khu vực Ukraine bị Nga chiếm đóng, sau khi ông ta gia nhập quân đội của Putin”. Cũng hôm qua, vợ ông, bà Lyudmila Bentley lên Telegram kêu gọi mọi người làm tất cả những gì có thể làm được, để cứu chồng bà.

Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả Allison Quinn, về vụ mất tích của Russell Bentley mà báo Daily Beast đăng tải hôm nay, do Trúc Lam, một cộng tác viên của Tiếng Dân, chuyển ngữ:

***

Người đàn ông Texas yêu Putin bị bắt cóc ở miền Đông Ukraine – Bị cáo buộc bởi quân Nga

Ông Russell Bentley, hay Teax. Nguồn: Daily Beast/ VK

Vợ của Russell Bentley cho biết, ông ta đã bị lính Nga bắt cóc và hiện tại bạn bè của ông đang cố gắng vạch trần tin đồn về những hoạt động “đáng ngờ” của ông ta.

Câu chuyện bi thảm về một người Texas kém may mắn, người tự biến mình thành người phản bội và là một anh hùng chiến tranh ở một nước cộng hòa tự xưng của Nga, đã có một bước ngoặt bất ngờ trong tuần này khi anh ta được cho là bị quân đội Nga bắt cóc — sau khi bị cáo buộc là điệp viên của CIA.

Russell Bentley, còn có tên gọi khác là “Texas”, có lẽ là người cuối cùng lẽ ra phải thực hiện được kế hoạch gián điệp xảo quyệt trong gần 10 năm sống giữa các chiến binh Nga ở vùng Donetsk bị Ukraine chiếm đóng. Là người gốc Dallas, bị kết án về tội ma túy ở quê nhà, Bentley đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của quốc tế hồi năm 2014 khi người ta phát hiện anh ta đội chiếc mũ cao bồi cùng với các chiến binh Nga và đưa ra lời tuyên truyền của Điện Kremlin về “Đức Quốc xã” ở Ukraine. Anh ta có quốc tịch Nga hồi năm 2020 sau khi chuyển sang làm “nhà báo” cựu chiến binh trở về từ chiến trận, cho các phương tiện truyền thông do Điện Kremlin kiểm soát.

Tin tức về sự mất tích của ông ta hồi đầu tháng này hầu như không được chú ý cho đến khi vợ ông, bà Lyudmila Bentley, lên tiếng công khai hôm thứ Ba rằng, ông đã bị quân đội Nga bắt cóc và bị bắt làm con tin.

Lyudmila Bentley viết trong một tuyên bố trên Telegram: “Russell đã bị giam giữ một cách tàn bạo vào ngày 8 tháng 4. Tôi KÊU GỌI MỌI NGƯỜI làm MỌI THỨ CÓ THỂ để cứu chồng tôi, ‘Texas’ của chúng tôi”, bà nói và mô tả ông ta là “người bạn của Donbass và của Nga”.

Có lẽ, không còn nhiều thời gian nữa”, bà nói.

Các nhà tuyên truyền Nga nói rằng, ông Bentley đã biến mất sau khi tiếp cận địa điểm xảy ra các vụ pháo kích hoặc tấn công bằng súng cối gần đây, và một trang tin độc lập của Nga cho biết, ông đã chụp ảnh các tòa nhà bị hư hại. Chi tiết đó đã dẫn đến một loạt các thuyết âm mưu về việc Bentley có khả năng là một điệp viên trong một thời gian dài.

Hôm thứ Tư, bạn bè của Bentley đã tìm cách dập tắt những tin đồn đó, những người tự xưng là “anh em đồng đội” của ông ta, chỉ được xác định là Vasily, đăng tải một video để bác bỏ các tuyên bố rằng Bentley đã “quay phim gì đó trên điện thoại của ông ấy”.

Sau khi phát hiện điện thoại của Bentley bị đập nát, Vasily viết rằng, anh ta có thể kiểm tra nó sau đó và nói: “Tôi không tìm thấy BẤT KỲ HÌNH ẢNH hay VIDEO NÀO”.

Graham Phillips, một người phương Tây khác có liên hệ với lực lượng Nga ở miền đông Ukraine và biết Bentley, đã đưa ra tuyên bố của mình hôm thứ Tư rằng, “một bộ phận nhỏ nhưng tích cực trong cộng đồng Nga đã viết thư chống lại Texas, chẳng hạn như anh ta là ‘điệp viên Mỹ’ v.v…”

Kỳ lạ thay, sau khi viết rằng, những tuyên bố như vậy là “vô lý” và không công bằng vì Bentley không có mặt để phản biện, chính Phillips đã tiếp tục bôi nhọ một cách tinh vi việc ông Texas quay phim hoạt động quân sự, gọi việc làm như vậy là “bất hợp pháp và đáng ngờ”.

Tuy nhiên, anh ta nói: “Tôi mong điều tốt nhất, rằng Texas của chúng ta vẫn sống và khỏe mạnh”.

Gần nửa thế kỷ mẹ mới biết con là liệt sĩ

LTS: Bà Lê Thị Yến có con trai là Nguyễn Văn Hùng, tử trận ở chiến trường Quảng Trị ngày 20-7-1969, mãi đến gần 50 năm sau, ngày 23-8-2017, bà mới tìm được giấy báo tử của con mình vì nó đã “bị bỏ quên trong tủ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 đến nay“.

Còn bao nhiêu người lính như ông Nguyễn Văn Hùng, chết trong cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam”, nhưng đến bây giờ người thân của họ vẫn chưa nhận được tin báo tử? Hơn 58.000 lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến này, sau khi cuộc chiến kết thúc 7 năm, tên của họ đã được khắc trên bức tường tưởng niệm ở Washington DC năm 1982. Nhưng còn rất nhiều người lính Việt Nam, sau 42 năm chiến tranh kết thúc, họ đang ở đâu? Những người lính đó đã ra đi, nhưng đằng sau họ còn có mẹ, cha, anh chị em, những thân nhân của họ đã và đang sống ra sao suốt 42 năm qua, mòn mỏi chờ tin của họ?

Tướng Giáp: Vụ Mậu Thân ‘thiếu cân nhắc’ và ‘đánh ẩu’

Blog VOA

Bùi Tín

2-2-2018

Hình ảnh về Tết Mậu Thân trong Bảo tàng Tổng thống Lyndon Johnson ở Austin, Texas. Ảnh: Bùi Văn Phú

Tết Mậu Tuất – 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nước, Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đều bàn luận về trận chiến này.

Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm Nhà nước, long trọng với sự tham dự của « tứ trụ », Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, đáng chú ý là có cả nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã về nghỉ hưu để được là « người tử tế ». Nhiều cuộc biểu diễn văn nghệ được tổ chức.

Vì oan hồn không thể đòi công lý

Ngô Thanh Tú

15-2-2018

Khi nói về sự kiện thảm sát Mậu Thân năm 1968 ở Huế, điều cần thiết không phải là cái tình như một số thân hữu của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đang làm; cũng không cần những lời đùn đẩy trách nhiệm, nhìn nhận và xin lỗi theo kiểu “mèo khóc chuột” như cách mà ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm. Điều cần thiết cho sự kiện thảm sát Mậu Thân ở Huế chính là sự thật lịch sử và công lý cho những người đã bị chết oan.

39 năm vẫn chưa biết nhục

Phạm Trần

22-2-2018

58 năm sau ngày ông Hồ Chí Minh, cha đẻ của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nói câu tuyên truyền“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” thì số cán bộ, đảng viên “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và “quan liêu, tham nhũng, lãng phí” tăng cao hơn bao giờ hết.

Quả bóng đang nằm trên chân của kẻ lầm lạc

FB Huỳnh Ngọc Chênh

29-4-2018

Ảnh: internet

Cả thế giới đang hướng về bán đảo Triều Tiên và cầu mong một kết thúc có hậu đến với người dân của đất nước vốn trải qua nhiều khổ đau này mà nhất là đối với hàng chục triệu người dân Bắc Triều Tiên đã và đang bị chính nhà cầm quyền của mình bắt làm con tin và đày ải từ mấy chục năm qua.

Khổ nỗi quả bóng đang nằm trên chân nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên, cụ thể là trên chân cu Ủn. Cả loài người có lương tri đang hồi hộp, nín thở chờ cú sút cuối cùng của anh ta để đưa đến cái happy end.

Có ai là đồng đội của bố tôi?

FB Nguyễn Văn Trường

10-12-2018

Tôi là con liệt sĩ, đã bao lần đi tìm mộ bố nhưng vẫn chưa có kết quả. Với bài viết này tôi hy vọng có ai đó trong các bác, các chú là đồng đội của bố tôi bỗng chợt nhận ra người đồng đội của mình năm xưa là liệt sĩ Nguyễn Văn Thành, quê ở thôn Thư Trai, xã Phúc Hoà, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Hòm thư quân bưu: 86.555.YK.C4, hoặc 86.555.YK.C3.B15.

40 năm nhìn lại Chiến Tranh Biên Giới tháng hai: Nguyên nhân chiến tranh (Kỳ 2)

FB Trương Nhân Tuấn

15-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Phía TQ đưa nhiều lý do để biện hộ cho cuộc chiến biên giới tháng Hai năm 1979.

Trang BBC ngày 17 tháng Hai 2006 dẫn hồi ký của Zhou Deli (Châu Đức Lễ), vốn tham mưu trưởng của Quân khu Quảng Châu. Ông này cho biết từ tháng Chín năm 1978 văn phòng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc đã có những cuộc họp mục đích tìm phương pháp “giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng”:

Thắng / bại tháng Tư (Phần 2)

Kông Kông

7-3-2019

Tiếp theo Phần 1

Cộng sản đi tới đâu, người dân bỏ chạy tới đó. Nguồn: Hiroji Kubota

Lịch sử chưa có nghèo giải phóng giàu, lạc hậu giải phóng văn minh mà chỉ có cướp. “Giải phóng miền Nam” đang nói lên như thế. Khi kẻ cướp điều hành xã hội tất phải hỗn loạn!

Nà Sản và Điện Biên Phủ, trách nhiệm của người làm tướng với máu đồng đội

Nguyễn Lương Hải Khôi

8-5-2019

Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ quốc phòng) tham quan khoa Kĩ thuật hàng không trường Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự Cáp Nhĩ Tân (Trường này trực thuộc Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc), hiệu trưởng của trường này lúc đó là đại tướng Trần Canh. Đứng sau hai người là Vi Quốc Thanh. Ảnh: FB Huzi

1) Điện Biên phủ – Vi Quốc Thanh hay Võ Nguyên Giáp

Giới sử học Việt Nam – China từng có hội thảo để “làm rõ trắng đen” chiến thuật – chiến lược quyết định thắng thua trong trận Điện Biên Phủ là của ai, Võ Nguyên Giáp hay Vi Quốc Thanh. Theo Dương Trung Quốc kể lại, phía China thừa nhận là của Võ Nguyên Giáp.

Theo phía Việt Nam, tài liệu do China công bố “thêm mắm thêm muối” khá nhiều, thậm chí có nguỵ tạo, để “chứng minh” cho vai trò quyết định của cố vấn China.

2) Thảm bại Nà Sản

Điểm sách: On Earth We’re Briefly Gorgeous, của Ocean Vương

Đỗ Kim Thêm

4-11-2019

Tác phẩm

Không giống như các tác giả trong phong trào đấu tranh năm 1968 luôn quan tâm đến các sai lầm của chính quyền và lo khai sáng cho xã hội, tại Mỹ, trong những năm gần đây đã xuất hiện một hình thức mới của nền văn học dấn thân mà các đề tài thiên trình bày về bản sắc của người trong cuộc, dựa trên cuộc sống của người nhập cư, kinh nghiệm bất thường về phân biệt chủng tộc và căn bịnh tâm thần do quá khứ còn đọng lại.

Hết chiến tranh sao phải dạy “đả đảo”, “căm thù”?

Võ Ngọc Ánh

18-4-2020

Trước chiến tranh cha thoát ly đi làm du kích. Con về vùng tản cư tìm sự an toàn, được học hành.

Từng đêm con tránh đạn cha pháo kích từ trên núi xuống, trong căn cứ ra. Cũng lại qua màn đêm cha mò về bắn giết trong vùng tản cư. Nơi những người dân đang ngày đêm bảo vệ, dạy dỗ con. Nơi con cùng gia đình đang tìm sự an toàn.

Ngày 8 tháng 5 là ngày giải phóng

Der Spiegel

Tác giả: Richard von Weizsäcker

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

8-5-2020

Lời người dịch: Ngày 8 tháng 5 năm 2020 là ngày kỷ niệm 75 năm ngày 8 tháng 5 năm 1945, Đức Quốc Xã đầu hàng Đồng Minh, Thế chiến Thứ hai chấm dứt và châu Âu lật qua trang sử mới để tái thiết hậu chiến.

Địa ngục xanh Việt Nam: Người Việt nghĩ gì? (Phần 8)

Tác giả: Helmut P. Müller

Dịch giả: Phan Ba

21-12-2020

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5Phần 6 Phần 7

Tranh cử ở Sài Gòn trong lần bầu cử chọn tổng thống và Quốc Hội năm 1967 (Đệ nhị Cộng hòa). Ảnh: internet

Ý tưởng này xuất phát – từ người Mỹ. Giữa năm 1966, Robert Chandler, trong một cuộc họp thường kỳ của công ty truyền thông và truyền hình Mỹ CBS, đề nghị: “Chúng ta nên tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến độc lập ở Việt Nam để có được một cái nhìn bao quát về việc người Việt thật sự nghĩ gì về cuộc chiến này.”

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 7)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

13-4-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4Phần 5Phần 6

“Hầu hết đã hy sinh”

Phóng sự: Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Kỳ 1)

Saigon Nhỏ

Tuấn Khanh

1-5-2021

Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

Bệnh viện Vì Dân

Huỳnh Wynn Trần

19-10-2021

Ảnh: FB tác giả

Trong lịch sử kiến trúc và y khoa Việt Nam, một trong những bệnh viện mà tôi ấn tượng nhất là bệnh viện Vì Dân (BV Thống Nhất).

Độc tài và chiến tranh

Đào Tăng Dực

26-2-2022

Trong lịch sử đương đại, hầu như có một tương quan không thể chối cãi giữa các cá nhân hoặc chế độ độc tài và những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của nhân loại.