Nga và Trung Quốc đang thách thức trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo

Wall Street Journal

Cù Tuấn, dịch

23-2-2023

Tổng thống Mỹ Biden vẫy tay khi rời sân khấu tại khu phức hợp Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw, nơi ông nói, ‘Không thể xoa dịu sự thèm ăn của kẻ chuyên quyền’. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Chuyến thăm Kyiv của Biden và bài phát biểu của Putin cho thấy hai bên đang lao vào cuộc chiến lâu dài ở Ukraine. Trong khi đó Trung Quốc cũng bắt đầu tăng cường uy thế.

Thông điệp của Tổng thống Joe Biden tại Ba Lan

Dialog

Kim Văn Chính, lược dịch

22-2-2023

Kyiv đứng vững, Kyiv tự do và sẽ không bao giờ là một chiến thắng đối với Nga“: đó là thông điệp chính từ bài phát biểu tại Warsaw của Biden.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Nga Putin về Ukraine (Phần 3)

Cù Tuấn, dịch

21-2-2023

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Những sinh viên hiện đang học có thể tiếp tục học trong các chương trình hiện có. Tôi yêu cầu ONF kiểm soát mọi thay đổi trong giáo dục đại học.

Vệ quốc, chống Trung Quốc vẫn là đắc tội với… “muôn năm”

RFA

Đồng Phụng Việt

21-2-2023

17 tháng 2 năm nay tiếp tục trôi qua trong lặng lẽ, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục câm lặng, không đả động gì đến chuyện này. Vào đúng ngày này năm 1979, Trung Quốc xua đại quân tràn vào các tỉnh cực Bắc Việt Nam, giết sạch, đốt sạch, phá sạch mọi thứ để “dạy cho Việt Nam một bài học” và cũng không có bất kỳ hành động nào để bày tỏ sự tri ân, thương tiếc.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Nga Putin về Ukraine (Phần 2)

Cù Tuấn, dịch

21-2-2023

Tiếp theo Phần 1

Nga đã đạt đến một cấp độ phát triển kinh tế mới – sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Năm nay, một nhu cầu vững chắc cho các nhà sản xuất trong nước đã được dự báo. Các công ty của chúng ta đã sẵn sàng chiếm lĩnh các ngóc ngách bị bỏ trống sau khi các công ty phương Tây rút lui.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Nga Putin về Ukraine (Phần 1)

Cù Tuấn, dịch

21-2-2023

Tôi đang phát biểu vào một thời điểm khó khăn, mang tính bước ngoặt đối với đất nước Nga, vào thời điểm có những thay đổi lớn không thể đảo ngược trên thế giới.

Tình hình Ukraine ngày thứ 362

Phan Châu Thành

21-2-2023

1. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm không báo trước tới Ukraina hôm nay, đây là lần đầu tiên ông Biden tới Kyiv từ đầu cuộc chiến:

Mật vụ Mỹ phản đối chuyến đi của Biden tới Ukraine. Đây là lý do tại sao Biden vẫn đi

Time

Tác giả: Armani Syed

Cù Tuấn, dịch

21-2-2023

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một chuyến dừng chân bất ngờ ở Kiev hôm thứ Hai, trước chuyến đi dự kiến tới Ba Lan bốn ngày trước lễ kỷ niệm một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.

Giã từ bảng đen cầm súng ra trận: Cô giáo Ukraine tình nguyện nhập ngũ

New York Times

Cù Tuấn, dịch

20-2-2023

Một huấn luyện viên quân sự hướng dẫn Bondarenko cách sử dụng vũ khí của mình. Ảnh trên mạng

Chỉ hơn một năm trước, những ngày của Yulia Bondarenko chỉ loanh quanh trong việc soạn giáo án, chấm bài và những trò nghịch ngợm của lũ học sinh lớp bảy của cô.

Biden thực hiện chuyến đi bất ngờ tới Ukraine, trước kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga

Washington Post

Tác giả: Missy Ryan, Matt Viser, Cleve R. Wootson Jr.Alice Martins

Cù Tuấn, dịch

20-2-2023

Tổng thống Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, Ukraine, hôm thứ Hai. Ảnh: Evan Vucci/AP

KYIV, Ukraine — Tổng thống Mỹ Biden đã thực hiện một chuyến thăm ấn tượng, không báo trước tới Kyiv vào thứ Hai 20/2, nhằm thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Ukraine chỉ bốn ngày trước kỷ niệm một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

Việc bội ước của Cộng sản Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

19-2-2023

Chiến tranh với Campuchia cuối năm 1978, cũng như chiến tranh với Trung Quốc tháng 2 năm 1979, nguyên nhân đến từ việc bội ước của CSVN.

Vấn đề Campuchia: Rắc rối về “đường biên giới hiện trạng”

Những giọt nước mắt

Nguyễn Hưng Quốc

19-2-2023

Nghề dạy học, ở đâu cũng vậy, không mang lại giàu có. Nhưng nó có thể mang lại rất nhiều niềm vui.

***

Tình hình Ukraine ngày thứ 360

Phan Châu Thành

19-2-2023

1. Càng ngày càng có nhiều dấu hỏi về thực lực của quân đội Nga, khi 2 tuần vừa qua, mặc dù đang dồn toàn lực vào chiến trường Ukraina, hiệu quả của các cuộc tấn công ào ạt vẫn chưa có gì rõ ràng, khi các đợt tấn công trên chiến trường Svatove-Kreminna không đem lại hiệu quả gì đáng kể.

Chuyện bây giờ mới kể

Hoàng Hà

17-2-2023

Ảnh: FB tác giả

Đã mười năm nay, theo thường lệ, hàng năm cứ đến ngày 17/2 là anh chị em chúng tôi lại hẹn nhau đến nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hà Nội (Nghĩa trang liệt sĩ Nhổn) để dâng hoa và thắp hương tưởng niệm liệt sĩ hy sinh bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới chống giặc Tàu.

Những đài hương dân lập [17-2-2023]

Huy Đức

17-2-2023

Hai cựu binh Trần Anh Đức và Hồ Tuấn trong nghĩa trang liệt sĩ E 567. Ảnh: FB tác giả

Cảm xúc thật khó tả khi lại lang thang Biên giới vào đúng “những ngày 17-2”, nhất là khi trong xe có hai cựu binh, Hồ Tuấn và Trần Anh Đức (Trưởng ban liên lạc cựu binh Trung đoàn 567 tại Cao Bằng).

Năm nay cũng có đôi nét khiến lòng tôi được an ủi

Nguyễn Nguyên Bình

17-2-2023

Ảnh: FB tác giả

Đã thành truyền thống, mỗi năm đến ngày kỉ niệm cuộc chiến tranh chống Trung Cộng xâm lược 17-2, chúng tôi đều đi thắp hương dâng hoa các liệt sĩ ở Nghĩa trang Tây Tựu – Hà Nội. Anh em chúng tôi năm nay thưa vắng hơn mọi năm vì đã có thêm nhiều người trở thành “tù nhân lương tâm” (buồn quá)…

Người kể chuyện Pò Hèn

Tuổi Trẻ

Tác giả: Lê Đức Dục – Đức Bình

17-2-2023

Trong mỗi mặt trận, mỗi cuộc chiến, hay chỉ là một trận đánh, hầu như sẽ có vài người lính được trở về để sống và kể lại. Ông Hoàng Như Lý, cựu trinh sát đồn biên phòng Pò Hèn, là một người như thế.

Ông Hoàng Như Lý (giữa) cùng gia đình và bạn bè soạn mâm lễ cúng các liệt sĩ đồng đội tại Đài tưởng niệm Pò Hèn ngày Rằm tháng Giêng vừa qua. Ảnh: Ngọc Quang

Ông Lý chính là nhân chứng 10 năm trước đã kể với chúng tôi về cuộc chiến sáng 17-2-1979 chống quân Trung Quốc, với 45 cán bộ chiến sĩ của đồn hy sinh, qua sự kết nối của thượng tá Bùi Văn Điểm – chính trị viên đồn biên phòng Pò Hèn.

Loạt bài đầu tiên về câu chuyện Pò Hèn bi tráng đăng trên Tuổi Trẻ có được nhờ ông “bắc cầu” với những nhân chứng khác.

Người được chọn

Sau loạt bài về Pò Hèn đúng 10 năm trước, chương trình “Tháng 3 biên giới” ra đời với sự phối hợp của báo Tuổi Trẻ cùng Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Câu chuyện về trận chiến Pò Hèn với những buồn vui, bi tráng được thức dậy, những đồng đội được kết nối, những kiếm tìm được thắp lên từ tấm lòng người cựu binh là trinh sát của đồn biên phòng Pò Hèn từ cuối năm 1974 đến tháng 2-1979.

Những ngày mưa rát biên ải đầu năm 2013 đó, chúng tôi không thể quên hình ảnh người cựu binh tuổi ngoài 60 trên chiếc xe Kia Morning, mà ông đùa là “con cóc”, ngược xuôi trên con đường hẹp nham nhở ổ gà ổ voi từ Móng Cái lên Pò Hèn.

Rồi từ Pò Hèn, ông đưa chúng tôi đi thăm ngôi nhà tình nghĩa của liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm, ra ngôi trường đã từng mang tên chị bên pho tượng đứng ở sân trường…

Gặp lại Hoàng Như Lý trong lần trở lại Pò Hèn này, chứng kiến những gì ông đã làm vì đồng đội suốt 10 năm qua, chúng tôi càng tin ông chính là “người được chọn”.

Những người đến với Khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn chỉ dâng hương, tưởng niệm và tham quan tại đài tưởng niệm, nhưng với Hoàng Như Lý, hình ảnh những đồng đội hy sinh ở chốt đồi Quế, chốt trạm kiểm soát cửa khẩu hay ở đài quan sát đồi Tây luôn ám ảnh ông.

Đã bao năm ông cứ lặn lội tìm lên những điểm chốt xưa, lần theo ký ức để xác định đúng nơi đồng đội hy sinh và đánh dấu lại.

Vậy rồi dịp 27-7-2017, nhân 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ, ông tập hợp các đồng đội cũ, vác ba tấm bia đá ghi tên tuổi những anh em hy sinh ở mỗi địa danh rồi vượt núi leo dốc lên dựng bia đúng ngay nơi anh em ngã xuống.

Cắm lên đỉnh đồi một ngọn cờ đỏ sao vàng để anh linh anh em quần tụ. Cứ vài tháng, dịp 17-2 và 27-7, ông lại trèo lên đó làm lễ thay cờ.

Sau 44 năm vẫn còn liệt sĩ Nguyễn Văn Hiện (quê Đông Triều, Quảng Ninh) chưa tìm được hài cốt. Trong ảnh: ông Hoàng Như Lý và dòng tên liệt sĩ Hiện mang số thứ tự 22 trên bia tưởng niệm. Ảnh: Ngọc Quang

Không có một tấm lòng thiết tha trĩu nặng với đồng đội, chắc chắn khó để làm được những việc như ông Lý đã làm.

Lo cho người ngã xuống ở Pò Hèn, ông còn ngược xuôi về tận Hưng Yên để coi sóc ban thờ của anh hùng liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, kết nối với gia đình Vũ Trọng Hùng (con trai liệt sĩ Vũ Trọng Hiên).

Hùng chào đời sau khi bố anh hy sinh sáu tháng. Ngày bố anh hy sinh trong trận Pò Hèn sáng 17-2-1979, anh còn là giọt máu hoài thai từ yêu thương của người lính biên phòng Vũ Trọng Hiên và cô thanh niên xung phong của lâm trường Nguyễn Thị Thê chứ chưa cưới xin gì.

Sau khi Hùng chào đời, những người lính của Pò Hèn, đồng đội của bố anh, đã tìm mọi cách để chị Thê và con được công nhận là vợ và con liệt sĩ. Giờ đây, cùng với ông Lý, Vũ Trọng Hùng cũng là một thành viên tích cực trong các công việc của nhóm mấy anh em đồn Pò Hèn còn lại.

“Ông mai” tổ chức đám cưới cho hai liệt sĩ

Nhưng điều ấn tượng nhất với mọi người là đám cưới của hai liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm mà ông Lý là người chủ xướng. Lần trở lại Pò Hèn này cùng ông Lý vào sáng 5-2-2023, đúng ngày rằm tháng giêng âm lịch.

Thật tình cờ làm sao, cũng đúng ngày này 44 năm trước, ngày 5-2-1979 ông Lý đã cùng đưa cả hai người lên gặp thủ trưởng để chuẩn bị về quê tổ chức lễ cưới, nhưng rồi chiến tranh ập đến và đám cưới ấy mãi mãi không thành hiện thực.

Ông Lý ngậm ngùi nhớ lại: “Ngày 5-2-1979 là ngày mùng 9 tháng giêng năm Kỷ Mùi, Chiêm và Lượng có nhờ tôi đi cùng lên gặp đồn trưởng Vũ Ngọc Mai xin phép để về quê lo chuyện cưới xin, thủ trưởng đồng ý và ủng hộ.

Nhưng sau đó tình hình biên giới căng thẳng, cả hai đều không thể thu xếp được công việc để về quê thưa chuyện với hai bên gia đình cha mẹ, mọi việc riêng tư lúc đó phải dừng lại.

Thế rồi trong trận đánh sáng 17-2-1979 ở Pò Hèn, cả Lượng và Chiêm cùng hy sinh bên nhau.

Mỗi khi nghĩ về hai người đồng đội, ông Lý cứ cảm thấy như mình vẫn còn nợ cả hai một lễ cưới mà lẽ ra nếu không có chiến tranh, rất có thể giờ đây họ cũng đã như ông, hôm sớm vui vầy bên những đứa con và đàn cháu.

Sao lại không thể tổ chức một đám cưới cho hai liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm và Bùi Văn Lượng nhỉ?

Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7-2017, ông Lý và các anh em đồng đội cựu binh quyết định kết nối giữa hai gia đình liệt sĩ Bùi Văn Lượng và gia đình liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Bố mẹ của anh Lượng và chị Chiêm cũng đã qua đời, chỉ còn anh chị em ruột của hai bên. Để kết nối đầy đủ thành viên hai gia đình, thống nhất được câu chuyện về “đám cưới liệt sĩ” là việc chưa từng có, nhưng anh em vẫn cố gắng đi đi về về giữa Hạ Long và Móng Cái để thuyết phục và lên kế hoạch tổ chức lễ cưới.

Bàn thờ vợ chồng liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm. Ảnh: Ngọc Quang

Sáng ngày 6-8-2017, từ Hạ Long, chiếc xe chở các đại diện nhà trai của “chú rể liệt sĩ” Bùi Văn Lượng xuất phát đi Móng Cái. Anh trai của anh Lượng là ông Bùi Văn Huy làm trưởng đoàn.

Ông Lý nhớ lại: “Khi chúng tôi vào đến nhà gái, theo sự chỉ dẫn của em trai và em dâu của liệt sĩ Chiêm, sau khi hoàn tất việc sắp đặt sinh lễ theo nghi thức, tôi được cử đại diện cho hai họ phát biểu.

Mọi người xếp hàng nghiêm trang đứng trước bàn thờ và ảnh chân dung của hai liệt sĩ. Tôi mới nói được câu “Kính thưa vong linh hai liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm” thì mọi người ai cũng khóc, có người khóc thành tiếng to làm tôi nghẹn ngào khó nói lên lời.

Làm thủ tục cưới xin xong, hai bên gia đình và bạn bè của chị Chiêm anh Lượng cùng nhau dự bữa cơm thân mật mừng lễ vu quy và thành hôn của hai liệt sĩ. Qua giờ ngọ, sắp đến giờ đẹp đã được tính trước, họ nhà trai xin phép được “rước dâu” về Hạ Long.

Tấm di ảnh “cô dâu liệt sĩ” được đem lên xe hoa cùng di ảnh anh Lượng như một đôi tân lang tân nương cùng bên nhau về nhà chồng. Trước lúc tiễn đưa “cô dâu liệt sĩ” lên xe về nhà chồng tận Hạ Long, mọi người lại nước mắt đầm đìa thay cho lời tạm biệt.

Vậy là cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được nguyện vọng của cô chú Chiêm và Lượng, trong lòng cảm thấy cũng được thanh thản hơn, giờ đây cũng chỉ cầu mong vong hồn cô chú dưới suối vàng được siêu thoát”.

Chiến tranh Trung-Việt đã bị lãng quên có mục đích như thế nào

Diplomat

Tác giả: Christelle Nguyen

Cù Tuấn, chuyển ngữ

17-2-2023

Những người Phụ nữ Việt Nam cầm biểu ngữ có nội dung: “Nhân dân sẽ không bao giờ quên ngày 17 tháng 2 năm 1979” trong một cuộc biểu tình tại Hà Nội, Việt Nam, thứ Tư, 17-2-2016. Ảnh: AP/Tran Van Minh

Tóm tắt: Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, các chính phủ đã cố tình chôn vùi những ký ức về cuộc chiến năm 1979 của họ.

“Liên Hiệp Quốc ở đâu khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979”?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

17-2-2023

Một quân nhân Việt Nam canh gác một tù nhân Trung Quốc. Ảnh: Bettmann/GettyImage

Một trong những câu hỏi mà bạn đọc có thể thấy đâu đó khi đang tranh cãi về vấn đề chiến tranh Nga – Ukraine là, “Liên Hiệp Quốc ở đâu khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam 1979?”.

Đặng Tiểu Bình “sai lầm” khi đánh Việt Nam?

Trương Nhân Tuấn

17-2-2023

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu xét lại cho kỹ, nguyên nhân đưa tới việc Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam là các chính sách sai lầm của CSVN (chớ không phải của Đặng Tiểu Bình).

Tình hình Ukraine ngày thứ 358

Phan Châu Thành

17-2-2023

1. Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW cho rằng bất chấp những tổn thất rất lớn về người, vũ khí, dù vị trí chiến lược thấp, quân đội Ukraina vẫn sẽ cố gắng bảo vệ và trụ vững ở Bakhmut vì một lý do quan trọng: thu hút càng nhiều càng tốt các lực lượng lính tinh nhuệ của Nga, nhất là lực lượng lính dù tấn công và hầu như toàn bộ lực lượng Wagner vào chiến trường này, cầm chân và gây thiệt hại cho địch càng nhiều càng tốt, càng lâu càng tốt, bởi nếu quân Nga chiếm được Bakhmut dễ dàng, nghĩ tới việc mở rộng ra các chiến trường khác, khiến cho quân Ukraina sẽ phải vội vàng tổ chức lại hệ thống phòng ngự ở khắp nơi. Bởi vậy việc trụ vững tại Bakhmut rất quan trọng và sẽ tạo điều kiện rất lớn để chủ lực quân Ukraina tiến hành phản công trong thời gian tới.

Nhân dân không bao giờ quên

Mạc Văn Trang

16-2-2023

Ngày 17-2-1979, Trung cộng đã đưa hơn 60 vạn quân, hơn 400 xe tăng và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác, bất ngờ tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Chúng gây nên tội ác tày trời “giết sạch, phá sạch”. Mấy vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược.

Phẩm cách quốc dân

Thái Hạo

16-2-2023

Cách đây 2 ngày (14/2) 35 công dân Hàn Quốc, gồm thường dân, luật sư, nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam, nhiếp ảnh gia, đã tham dự một lễ tưởng niệm đặc biệt trên đất Quảng Nam. Họ đến để làm gì vậy?

Những người chống Trung Quốc bằng máu của mình (II)

Huy Đức

16-2-2023

Tiếp theo phần I

Ban chỉ huy trung đoàn 567 tại Cao Bằng trước 2-1979. Ảnh tư liệu

“Điều gì các viện sử quốc doanh không làm, người lính sẽ tự làm lấy. Đó là ý nghĩ bất chợt của tôi khi đọc đến trang cuối cùng tập bản thảo của một người lính có mặt tại Cao Bằng tháng 2-1979. Hơn 180 trang viết ngồn ngộn tư liệu, đang rất thô mộc. Vì thô mộc như những người lính nên nó quá sống động và vô cùng chân thực”.

Tình hình Ukraine ngày thứ 357

Phan Châu Thành

16-2-2023

1. Tổng thống Moldova Maia Sandu vừa ra thông báo về một âm mưu đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự mà người dân Moldavia bầu lên, thay thế bằng một chính quyền thân Putin mà phía Nga định tổ chức, bắt đầu bằng vụ bạo loạn sẽ được nổ ra giữa các cổ động viên đội bóng Partizan Belgrad của Serbia và Sheriff Tyraspol của Moldavia. Các biệt kích Nga được cho là sẽ trà trộn vào giữa các cổ động viên, gây ra những vụ xung đột cố ý khiến bạo lực bùng phát, lợi dụng việc các cổ động viên Partizan Belgrad vốn có xu hướng ủng hộ Nga để tạo ra những rối loạn cần thiết, rồi cướp chính quyền.

Tình hình Ukraine ngày thứ 354

Phan Châu Thành

13-2-2023

1. Bất chấp tình trạng chiến tranh đang căng thẳng, tổng thống Zelensky ra thống báo: “sẽ tiếp tục làm trong sạch bộ máy hành chính và tiến hành các cải cách nhằm hạn chế nạn tham nhũng, cửa quyền tại Ukraina, đưa quốc gia tiến tới gần các tiêu chuẩn châu Âu”, đồng thời cách chức Phó chỉ huy trưởng Lực lượng Cảnh vệ Quốc gia, tuy không tuyên bố lý do chính thức, nhưng được cho là đã “không hoàn thành nhiệm vụ” – đồng thời tiến hành hàng loạt các cuộc thanh tra liên quan tới các cơ quan thuế vụ, hải quan và cả cơ quan điều tra sau. Trước đó, ông Zelensky đã ra sắc lệnh “cấm tất cả các quan chức nhà nước, bao gồm cả phụ nữ, ra nước ngoài nghỉ ngơi hay du lịch”, cho tới khi chấm dứt chiến tranh.

Họ là những người Nga chiến đấu chống lại Tổ quốc của họ. Tại sao vậy?

New York Times

Cù Tuấn, dịch

13-2-2023

Tóm tắt: Trong Quân đoàn Nước Nga Tự do, những người lính phản đối cuộc xâm lược của Vladimir Putin đã cầm vũ khí chống lại quê hương của họ, và họ đã tham gia vào một số trận giao tranh ác liệt nhất trong cuộc chiến.

Gần nửa thế kỷ, “cây cầu Hiền Lương” vẫn chưa được nối liền

Song Chi

12-2-2023

Đọc thấy trên trang facebook của một bạn viết như thế này: “Một bạn chia sẻ, ‘Cứ mỗi lần ra Bắc là thấy ấm ức thay cho người miền Tây, dù mình không phải là người dân nơi đây. Một vùng trọng điểm xuất khẩu nông thủy sản lớn nhất nước mà đường xá không bằng phân nửa của một tỉnh phía Bắc. Mình đi ra Bắc thấy đường xá ngon lành, rộng dư thừa, trong khi miền Nam thì quá tệ, trong khi kinh tế Miền Nam lao động sản xuất khó nhọc đóng thuế nuôi bộ máy công chức công quyền bộ ngành miền Bắc ăn trắng mặc trơn. Thật bất công! Vì sự bất công này mà ĐBSCL trở nên tụt hậu lam lũ và bị chê là có trình độ văn hóa thấp nhất, trở thành vùng trũng về kinh tế giáo dục y tế. Miền Tây đã bị lãng quên hơn một thập kỷ nay. Thương người miền Tây!

Tình hình Ukraine ngày thứ 351

Phan Châu Thành

10-2-2023

1. Theo thông báo từ Viện nghiên cứu chiến tranh ISW, quân Nga đã chính thức bắt đầu phản công hàng loạt trên toàn bộ chiến trường Ukraina để hy vọng giành lại lợi thế trong cuộc chiến này. Mục tiêu của họ là chiếm toàn bộ 2 tỉnh Donetsk và Lugansk, đồng thời cầm chân quân Ukarina ở Kharkiv và Zaporizhzhia. Theo thông tin tình báo từ phía Ukraina được ISW công nhận, tổng thống Nga Putin đã hạ lệnh phải chiếm được toàn bộ Donbas trong vòng 21 ngày, tới ngày 01-03-2023, bởi được các thuộc hạ của ông ta đảm bảo rằng, chiến sự đang diễn ra đúng theo kịch bản của Nga, còn những thất bại chẳng qua chỉ là “hậu quả của các chính sách chính trị phương Tây”, trang bị nhiều vũ khí cho Ukraina. Nhưng ISW cũng cho rằng, mệnh lệnh đó là không thực tế, bởi quân Nga không có đủ sức mạnh chiến đấu để làm điều này.

Đại tá Bùi Văn Tùng [1930-2023]

Huy Đức

9-2-2023

Nhà báo Borries Gallasch (người Tây Đức), phóng viên của báo Der Spiegel chụp hình chung với ông Tùng trước thềm Dinh Độc Lập. Nguồn: BBC

Vào lúc 3:10 phút sáng nay, Đại tá Bùi Văn Tùng đã thanh thản ra đi, hưởng thọ 94 tuổi.