Giã từ bảng đen cầm súng ra trận: Cô giáo Ukraine tình nguyện nhập ngũ

New York Times

Cù Tuấn, dịch

20-2-2023

Một huấn luyện viên quân sự hướng dẫn Bondarenko cách sử dụng vũ khí của mình. Ảnh trên mạng

Chỉ hơn một năm trước, những ngày của Yulia Bondarenko chỉ loanh quanh trong việc soạn giáo án, chấm bài và những trò nghịch ngợm của lũ học sinh lớp bảy của cô.

Các cuộc tấn công tên lửa của Nga đã phá vỡ các thói quen đó và khi quân đội Nga đe dọa tấn công vào quê nhà Kiev của cô, thủ đô của Ukraine, cô giáo Bondarenko, 30 tuổi, đã tình nguyện nhập ngũ, bất chấp sự thiếu kinh nghiệm, nguy cơ nghiêm trọng đến tính mạng của cô và khả năng thất bại khó tránh khỏi của Ukraine.

Cô Bondarenko nói: “Tôi chưa bao giờ cầm súng trường trên tay và thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy nó ở phạm vi gần. Trong hai tuần đầu tiên, tôi cảm thấy như mình đang ở trong sương mù. Đó là một cơn ác mộng triền miên”.

Trong nhiều tuần, cô đã theo dõi tin tức đáng ngại về việc quân đội Nga tập trung đông đảo ở biên giới Ukraine và quyết định nhập ngũ vào ngày 23 tháng 2 với tư cách là quân nhân dự bị. Ngày hôm sau, cuộc chiến trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II bắt đầu.

Tại thời điểm các vụ pháo kích làm rung chuyển Kyiv, cô Bondarenko đã đi tàu điện ngầm để tới nơi tuyển quân. Cô không chắc văn phòng tuyển quân sẽ nhận cô, khi cô chưa hoàn thành thủ tục giấy tờ và chưa qua bài kiểm tra thể lực.

Nhưng đứng trước đám đông hỗn loạn của các tình nguyện viên, các sĩ quan đã không đặt ra câu hỏi nào. Họ trao cho cô một khẩu súng trường và 120 viên đạn, đồng thời đưa cô vào một đơn vị dự kiến sẽ chiến đấu trong đô thị nếu quân Nga đột nhập vào thủ đô. Bondarenko chỉ là một người được tuyển dụng trong một lượng lớn quân tình nguyện, những người đã làm tăng quy mô của lực lượng Ukraine – từ khoảng 260.000 binh sĩ lên khoảng một triệu người hiện nay – và cuộc sống của các tân binh này đã thay đổi nhiều kể từ chiến tranh.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, cô Bondarenko nhớ lại sự căng thẳng tột độ của những ngày đầu tiên. Không quen với âm thanh của pháo binh, cô nghĩ rằng mình sẽ bị trúng đạn sau mỗi vụ nổ. Cô nghĩ mình sẽ chết mất.

Từng bước một, cô học cách trở thành một người lính. Những người lính tình nguyện chỉ cho cô cách nạp đạn, nhắm và bắn với khẩu súng trường Kalashnikov. Cô và các tân binh thực hành chiến đấu trong chiến hào và các chiến thuật khác.

Trong trận chiến kéo dài nhiều tuần ở Kyiv, Bondarenko và khoảng 150 tình nguyện viên khác, hầu hết là nam giới, sống trong một trung tâm mua sắm, luân phiên đổi ca tại các trạm kiểm soát trong thành phố. Cô và hai phụ nữ khác thay đồ trong phòng tắm cách xa những người đàn ông.

Trời lạnh đến nỗi vào ban đêm, cô phải ôm một nữ quân nhân khác mới có thể ngủ. Dần dần túi ngủ, chiếu và đồng phục ấm được mang đến — và đơn vị cuối cùng đã dựng lên cả một doanh trại.

Không phải tất cả các tân binh đều cần phải đào tạo. Tám năm chiến đấu chống lại lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine đã rèn luyện một thế hệ binh sĩ Ukraine – khoảng 500.000 người – trong chiến tranh tại các chiến hào trên đồng bằng, loại hình chiến đấu chiếm ưu thế trong chiến tranh ngày nay. Nhiều cựu chiến binh đã quay trở lại tái ngũ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu.

Trong những tuần sau khi Ukraine đánh lui Nga khỏi thủ đô, và khi quân đội Nga rút lui vào mùa xuân, cuộc giao tranh chuyển sang phía đông. Cô Bondarenko đã được đề nghị có cơ hội xuất ngũ hoặc đảm nhận một công việc bàn giấy hoặc đầu bếp.

Cô đã vượt qua nỗi sợ hãi của mình và chọn tại ngũ trong binh chủng bộ binh, sống trong doanh trại và tham gia huấn luyện cho các chiến dịch sắp tới.

Giống như những tân binh chưa có kinh nghiệm khác, Bondarenko đã học theo kiểu cầm tay chỉ việc: cách tìm dây điện và mìn bẫy, cách chui xuống hào để tránh đạn pháo, cách sơ cứu trên chiến trường.

Lúc đầu, cô lo lắng về khả năng của mình. Vốn là mọt sách và tính tình nhút nhát, cô không bao giờ quan tâm đến quân đội, và không biết gì về vũ khí hay chiến tranh. Nhưng sau các cuộc tuần tra và luyện tập ở trường bắn, xử lý quân nhu và học chiến thuật, sự tự tin của cô ấy tăng lên.

Bondarenko nói: “Thật dễ chịu khi những người đàn ông nói với tôi, ‘Bạn đã học mọi thứ ổn thỏa’. Và tôi nói, ‘Tôi sẽ ra trận với các anh’.”

Lữ đoàn của cô đóng quân tại một ngôi làng phía nam Kyiv, nơi những người lính hình thành mối quan hệ với cư dân: Họ thường lui tới một cửa hàng để ăn vặt, và cô Bondarenko nảy sinh tình cảm với một giáo viên dạy toán địa phương.

Nhưng vào cuối mùa xuân, họ phải nói lời tạm biệt. Đơn vị của cô đang hướng về vùng đông bắc Kharkiv, về phía mặt trận.

Ở phía đông bắc, đơn vị gần như phải hứng chịu các đợt pháo kích liên tục của Nga trong suốt mùa hè. Bondarenko đã giúp xử lý hậu cần và vật tư để duy trì lực lượng chiến đấu của Ukraine.

Cô cho biết, lòng yêu nước và tìm hiểu lịch sử đàn áp người Ukraine của Matxcơva đã thúc đẩy cô nhập ngũ ngay từ đầu.

Cô đã chuyển đến Kyiv từ một ngôi làng ở miền trung Ukraine để học đại học, đến ngay trước khi các cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố đã lật đổ một tổng thống thân Nga vào năm 2014. Trong quá trình thức tỉnh chính trị sau đó, cô đã đánh giá lại lịch sử gia đình mình và nhận thấy những bất công từ lâu đời của Nga khi cai trị Ukraine.

Cô kể, vào thời Xô-viết, một đập thủy điện đã làm ngập làng Khudyaki của cô, nhưng chính quyền đã không làm gì để di dời cư dân. Dân làng phải trục vớt những gì họ có thể lấy được trong nhà của họ và xây dựng lại trên vùng đất cao hơn.

Khi tôi lớn hơn, tôi hiểu lịch sử đã bị dạy sai ở trường như thế nào”, cô nói.

Ngay cả khi những tân binh được bổ sung với số lượng lớn, Ukraine cũng nhập về hàng tá vũ khí mới do phương Tây tài trợ. Đến mùa thu, quân đội Ukraine đã có được sức tấn công. Ukraine đã phản công và đảo ngược những ý tưởng lâu nay về sự cân bằng lực lượng quân sự ở châu Âu, đánh bại quân đội Nga trên chiến trường trong hai cuộc tấn công thành công, ở các vùng Kharkiv và Kherson.

Trong kỳ nghỉ năm mới, Bondarenko được nghỉ phép. Cô trở lại Kyiv, nơi cô đắm chìm trong những niềm vui từ trước chiến tranh: một lô sách mới được gửi đến căn hộ của cô; cà phê với bạn bè; thời gian với chị gái và cháu gái 4 tuổi.

Cô cũng tận dụng thời gian nghỉ phép để thăm người mẹ 67 tuổi của mình, Hanna Bondarenko, tại ngôi làng của bà ở miền trung Ukraine, nơi bà lớn lên với tiếng Ukraine, trái ngược với tiếng Nga được nói trong các quán cà phê ở Kiev. Nhưng sự tức giận của bà đối với Nga đã âm ỉ khi Matxcơva kích động giao tranh trong 8 năm qua, và từ lâu bà đã chuyển sang nói tiếng Ukraina trước công chúng.

Khi Nga xâm lược, mẹ cô nói, ít nhất bà cũng cảm thấy nhẹ nhõm vì con gái mình sẽ không bị gọi nhập ngũ. “Tôi rất vui vì không có con trai vì tôi không phải lo lắng về việc nó sẽ ra trận”, bà nói. “Tôi chưa bao giờ tưởng tượng con gái mình sẽ tình nguyện tòng quân”.

Con gái của bà cho biết, cô đã cố gắng kìm nén một số cảm xúc trong khi đơn vị của cô được đưa ra trận. Cô cảm thấy tội lỗi về nỗi sợ hãi của mẹ dành cho cô, đồng thời rất nhớ việc dạy học và bạn trai mình. Cô ấy giữ một hộp thư của các học sinh cũ ở nhà.

Bondarenko nói: “Khi tôi sống ở căn cứ hoặc ra ngoài làm nhiệm vụ, tôi cố gắng kìm nén cảm xúc của mình“.

Chiếc ba lô cô mang theo chứa đựng một phần nhỏ trong cuộc đời làm giáo viên của cô: những cuốn sách. Một số là sách dành cho trẻ em mà đôi khi cô ấy đọc để cổ vũ những người lính cùng đơn vị.

Nhưng Bondarenko nói rằng cô cần phải phục vụ đất nước của mình, nghĩa là, chẳng bao lâu nữa, cô sẽ lại phải tạm biệt mọi người. Khi chia tay bạn trai ở Kiev, cô đã nghĩ về nỗi sợ hãi hàng ngày của anh và hy vọng của họ về tương lai.

Cô nói, mối quan hệ “cho tôi thấy rằng ngay cả trong bóng tối, vẫn có thể có ánh sáng cuối đường hầm”.

Trong số nhiều lính tình nguyện mà cô đã gặp trong năm qua, nhiều người đã được triển khai tới miền đông Ukraine, nơi giao tranh đang diễn ra ác liệt, và cô Bondarenko biết một số người đã thiệt mạng.

Cô chưa từng bắn súng trường trong thực chiến, nhưng nếu trung đội của cô được gửi ra mặt trận, Bondarenko nói cô cảm thấy đã sẵn sàng để chiến đấu.

Cô nói: “Bây giờ tôi là một người lính bộ binh“.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Putin tấn công Ukraine, chết đến nay mấy chục ngàn người.
    Trước đó chính quyền Kiev chỉ giết chết có vài vạn người Nga ở Donbass.
    Trước đó nữa Nga chiếm Crimea, bọn dân ở đó chả thèm phản đối.
    Trước đó nữa phe Tây Ukraine đảo chính Yannukovich và đe dọa Nga với việc gia nhập NATO. Phương Tây gọi Yannukovich là thân Nga. Trên thực tế ông này cân bằng, muốn thân mật với phương Tây để phát triển kinh tế nhưng không muốn đi các bước quá xa như gia nhập NATO để xung đột với Nga (giống lãnh đạo Đông Lào hiện nay. Về tham những thì Yannukovich cũng không hơn không thua Yuschenko trước đó hay Poroshenko sau đó.)
    Trước đó nữa từ 2002 Ukraine đã xin gia nhập NATO (và nịnh Hoa Kỳ bằng cách gởi quân sang đánh ké Iraq dù Iraq chả hận thù gì Ukraine) và Nga đã liên tục phản đối, coi đây là việc đe dọa an ninh, tương tự như Mỹ đã phản ứng khi Liên Xô muốn đưa tên lửa vào Cuba. Đối với người Nga, đây là sự phản bội. Nga và Ukraine vốn như hai anh em. Năm 1954 Nga cắt Crimea cho Ukraine. Năm 1994 Ukraine từ bỏ vũ khí hát nhân và Nga bảo đảm an toàn. Thân thiết và tin nhau như vậy mà bây giờ anh em trong nhà lại muốn đi nối giáo cho thằng kình địch NATO từ mấy chục năm nay chĩa dao vào cổ mình !?
    À, người Ukraine vốn linh động lắm, tuy phản đối Nga chiếm lãnh thổ mà Liên Hơp Quốc công nhận của mình nhưng là một trong số ít ỏi ủng hộ Israel chiếm lãnh thổ mà Liên Hợp Quốc công nhận của Palestine.
    Đạo diễn của tất cả diễn biến trên là Hoa Kỳ. Chỉ cần một lời hứa cho bọn Ukraine gia nhập NATO, và quẳng cho Zelensky vài tàu vũ khí cũ tồn kho phế thải, thế là 2 thằng Nga và Ukraine đánh nhau vỡ đầu, đất nước tan hoang, bọn Tây Âu như Đức-Pháp-Ý định ti toe độc lập khỏi Hoa Kỳ, thậm chí dùng năng lượng rẻ của Nga để cạnh tranh kinh tế với Hoa Kỳ, nay đều phải xếp càng nghe lời cái một. Không được phụ thuộc vào năng lượng rẻ của thằng Nga nữa, phải phụ thuộc năng lượng đắt của Hoa Kỳ !

  2. Phải chi trí thức U Cà học tập trí thức nhà mềnh, xếp bút nghiên đi theo tiếng gọi của Đảng, đứng lên nổi dậy cướp hay lật đổ chính quyền bù nhìn tay sai Mỹ của Hề Lenxki, như trí thức nhà mềnh đã cướp chính quyền do phát xít dựng lên của Trần Trọng Kim, rùi sau đó đứng lên lật đổ chính quyền Ngụy bù nhìn tay sai Mỹ .

    Câu nói của bà tham biện U Cà rằng thìa là mà Việt Nam là quê hương thứ 2 của bả, nhưng cách U Cà làm thì lại nghe đâu đây câu nói của ông cố Tổng thống Ngụy . Đừng nghe những gì bà tham biện U Cà nói, mà hãy nhìn những gì U Cà làm

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây