Chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa bất thành của không lực VNCH (Phần 1)

Lê Đức Dục

19-1-2021

Không thể đặt vào lịch sử những chữ “Nếu”. Người Pháp có câu “Với những chữ “nếu” có thể bỏ cả Paris vào trong chiếc lọ”.

Cũng như thế, bây giờ không thể nói “Nếu” vào tháng 1-1974, cuộc không kích của 5 phi đoàn tiêm kích F.5 của không lực VNCH với hơn 100 máy bay nhằm tái chiếm Hoàng Sa thành công thì cục diện biển Đông bây giờ đã khác! Tất nhiên là không có “nếu”! Nhưng cũng không vì chữ “nếu” ấy mà không nhắc lại những câu chuyện bi tráng mà vì nhiều lý do, đã bị chìm lấp giữa chồng chất tháng năm.

Ngày 19-1-1974, Hoàng Sa thất thủ, rơi vào tay Trung Quốc. (toàn bộ cuộc hải chiến đó các bạn có thể Google với từ khóa “Hải chiến Hoàng Sa” để đọc).

Ngày 19-1-1974 nhằm vào ngày 27 tháng Chạp năm Quý Sửu, còn ba ngày nữa là Tết Giáp Dần. Đất nước buổi loạn ly với những gương mặt buồn nhưng ngày Tết không thể thiếu tiếng pháo.

Tiếng pháo đì đùng mừng xuân với muôn mảnh xác hồng trước sân nhà lẫn trong tiếng pháo chiến tranh cũng ì ầm vọng về từ phía núi. Đã là ngày 27 Tết. Tin thất thủ Hoàng Sa dội về đã khiến Nam Việt Nam như sốc hơn.

Tiếng súng của Quân Giải phóng lúc này đã áp sát vào nhiều khu vực suốt từ sông Mỹ Chánh đến núi rừng cao nguyên và dội về tận Bình Long, Phước Long, đến tít tắp Cà Mau. Nay lại thêm Hoàng Sa thất thủ!

Nhiều chiến hạm của VNCH nhận lệnh huy động tổng lực tái chiếm Hoàng Sa. Từ các quân cảng, tàu nào cũng sẵn sàng trực chỉ Hoàng Sa, bất chấp tiếng pháo cúng tất niên đang vọng về làm nao lòng người lính. Nao lòng hơn khi trên radio vẫn vang lên giọng ca của Duy Khánh “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con/Khi thấy mai đào nở tràn trên nương…

Tin tình báo đưa về: Nếu tung hết chiến hạm sống mái với hải quân Trung Quốc trận này chưa chắc đã thắng được. Hàng trăm chiến hạm của Trung Quốc cũng phục sẵn, với lực lượng đông gấp bội sẵn sàng nghênh chiến, và không chừng chúng sẽ kéo về chiếm luôn Trường Sa. Hải chiến xảy ra sẽ là một trận gió tanh mưa máu nhưng kết quả chưa thể nói trước.

Chỉ còn phương án sử dụng lực lượng không quân tái chiếm. Không quân VNCH khi đó có số lượng máy bay chiến đấu đông vào bậc nhất châu Á.

Chỉ riêng phi cơ tiêm kích F.5 đã có 6 phi đoàn, mỗi phi đoàn từ 20-25 chiếc. Máy bay cường kích A.37 có hơn 300 chiếc. Chưa kể các máy bay trinh sát và trực thăng lên đến hàng ngàn chiếc. Kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng các phi đoàn khu trục F.5 là phương án khả thi và gần như chắc thắng vì không quân Trung Quốc lúc đó chưa mạnh, nếu không nói là còn yếu.

Ngày 21-1-1974 chỉ huy các phi đoàn F5 được lệnh tập kết về Đà Nẵng.

Bầu trời Đà Nẵng cả ngày 29 Tết náo động bởi tiếng gầm rú hạ cánh của các máy bay thuộc Không đoàn chiến thuật 63 (thuộc sư đoàn 3 không quân VNCH) dưới sự chỉ huy của đại tá Vũ Văn Sĩ, không đoàn trưởng.

Bộ đàm vang lên những tiếng chào nhau rộn rã: “Thần Ưng” gọi “Thiên Ưng”, “Hắc Ưng” gọi “Hải Ưng”…

Chỉ có Kim Ưng (phi đoàn khu trục 542) được cử lại ở nhà giữ Sài Gòn, và phi đoàn F.5 Hồng Tiễn (538) vốn túc trực sẵn tại Đà Nẵng, còn các phi đoàn F5 Thần Ưng (522) F5 Thiên Ưng (536) F5 Hắc Ưng (540) và F5 Hải Ưng (544)… đều tập kết đông đủ dù Tết Giáp Dần đang ở ngay trước mặt…

(Còn tiếp)

Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 có một người Ông Tạ: Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư

Cù Mai Công

17-1-2021

HQ-4 Trần Khánh Dư. Ảnh: internet

0g đêm 16 rạng 17-1-1974, 25 tháng Chạp, còn vài ngày nữa là Tết. Khu Ông Tạ đang tràn ngập không khí đón Tết Giáp Dần 1974 thì một người Ông Tạ lặng lẽ cùng chiến hữu mình lướt sóng Biển Đông tiến ra Hoàng Sa: Hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư, Vũ Hữu San.

Hội nghị San Francisco 1951 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa

Dương Quốc Chính

16-1-2021

Hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh: internet

Mình thấy thông tin về hội nghị này trên web tiếng Việt nói chung là không đầy đủ, kể cả Wikipedia cũng chỉ viết dưới dạng sơ khai, có thể làm cho nhiều người hiểu chưa rõ. Vừa rồi có chuyện Myanmar phủ nhận phán quyết của PCA, có thể cũng có nguyên nhân sâu xa từ hội nghị này.

Vì sao Trung Quốc chọn ngày 19-1 để đánh cướp Hoàng Sa?

Lê Đức Dục

16-1-2021

Bạn hãy “gúc” đi, ngày 18-1-1950 là ngày thiết lập Quan hệ ngoại giao của TQ và VN. Chọn ngày để xâm lược, “nó” cũng tính mở champagne để ta vừa cụng ly vừa bầm tím ruột nên nó luôn lấy cớ này để tổ chức hát hò liên hoan trên xứ chúng ta vào đúng dịp này!

Nước Mỹ và Biển Đông

Phạm Đình Trọng

30-12-2020

Phản hồi một bài viết gay gắt phê phán tư cách con người Tổng thống thứ 45 nước Mỹ, Donald Trump, đăng trên nhiều trang mạng, người phản hồi lí giải tình cảm quí trọng, biết ơn mà ông dành cho Trump như sau:

Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông

Đặng Sơn Duân

29-12-2020

1. Trung Quốc tập trận xuyên năm ở Biển Đông

Ngày 28.12, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam liên tiếp công bố 4 cảnh báo hàng hải cho biết nước này sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại 4 khu vực ở Biển Đông trong thời gian từ ngày 29.12 đến ngày 7.1.2021.

Trong thời gian diễn ra huấn luyện tàu bè bị cấm đi vào 4 khu vực nằm ở xung quanh đảo Hải Nam này.

Khu vực tập trận của TQ (màu đỏ). Ảnh: FB tác giả

Các cuộc tập trận được tiến hành sau khi tàu sân bay Sơn Đông đến căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam vào hạ tuần tháng 12.

Trong ngày hôm qua 28.12, ít nhất 7 tàu chiến các loại được nhìn thấy di chuyển xuống khu vực huấn luyện ở phía nam Hải Nam, theo ảnh vệ tinh. Các tàu này bao gồm tàu khu trục Type 055, Type 052D; tàu hộ vệ Type 054A và tàu tiếp tế Type 903.

Chưa rõ tàu sân bay Sơn Đông có tham gia cuộc huấn luyện trong thời gian tới hay không, nhưng cùng thời điểm, tàu này vẫn neo tại cảng cùng với tàu đổ bộ tấn công Type 075 đã đến Tam Á trong thời gian trước đó.

Tại căn cứ Tam Á hiện có mặt đầy đủ những chiến hạm mới và hiện đại nhất của Trung Quốc như tàu sân bay nội địa Sơn Đông, tàu đổ bộ tấn công Type 075 và tàu khu trục Type 055.

2. Oanh tạc cơ B-1B tiếp tục áp sát Hoàng Sa, Tam Á

Ngày 28.12, hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ đã bay đến Biển Đông từ căn cứ Andersen ở đảo Guam.

Đây là lần thứ hai B-1B bay đến Biển Đông trong 5 ngày. Đường bay mới nhất của chúng cũng gần giống như đường bay ngày 23.12, tức từ eo Ba Sỹ xuống Bãi Macclesfield trước khi vòng lên quần đảo Hoàng Sa và lượn xuống quần đảo Trường Sa.

Thông tin từ nguồn này cũng khớp với hình ảnh vệ tinh của Planet Labs ngày 28.12, cho thấy hai chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện trên bãi đỗ của sân bay ở đảo Phú Lâm, sẵn sàng cất cánh thực hiện nhiệm vụ.

Cũng trong hôm qua, một máy bay không người lái MQ-4C Triton của Mỹ cũng tiến hành chuyến bay trinh sát tại gần căn cứ Tam Á.

3. Nước đi mới của Trung Quốc

Trong vài ngày qua, Trung Quốc dường như có dấu hiệu bành trướng phạm vi quản lý của cái gọi là “Trung tâm điều phối cứu nạn (RCC) Tam Sa” trên danh nghĩa cứu hộ cứu nạn và cảnh báo hàng hải ở Biển Đông.

Cụ thể, trong vụ tàu hàng Dong Yang gặp nạn ở phía nam Biển Đông vào ngày 21.12, các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã nỗ lực điều phối tàu ứng cứu và rốt cuộc tàu hàng JPO PISCES đã cứu thành công 10 thuyền viên của tàu Dong Yang.

Không rõ tình huống cứu nạn của tàu JPO PISCES diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, Trung Quốc sau đó đã ra sức quảng bá việc cứu nạn này như là một thành công riêng của công tác cứu hộ cứu nạn ở Biển Đông của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã phát biểu về vụ cứu nạn này trong cuộc họp báo ngày 23.12 và không quên nhấn mạnh vụ tai nạn xảy ra ở gần bãi Tư Chính một cách có ý đồ. Truyền thông Trung Quốc sau đó cũng đưa tin dày đặc về vụ giải cứu này.

Không những thế, ngày 26.12, Cục Hải sự Hải Nam đưa ra thông báo về tàu trôi dạt tại hai vị trí 6-32.0N/110-51.0E và 7-20.0N/110-37.0E.

Điều nực cười là hai vị trí này ở phía nam quần đảo Trường Sa này không liên quan gì đến Cục Hải sự tỉnh Hải Nam hoặc cái gọi là “Trung tâm điều phối cứu nạn Tam Sa” cả.

Theo những gì tôi quan sát lâu nay, đây dường như là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra các cảnh báo về những sự vụ xảy ra ở khu vực phía nam Biển Đông. Điều này gợi ý Bắc Kinh có thể đang muốn bành trướng phạm vi hoạt động của Cục Hải sự Hải Nam và trung tâm điều phối cứu nạn xuống phía nam.

Động thái này không nằm ngoài mục đích nhập nhèm vấn đề chủ quyền biển ở khu vực này, thể hiện mức độ “quản lý” nhất định ở Biển Đông.

Vuốt mặt không nể mũi

Vũ Kim Hạnh

10-12-2020

Du khách TQ đang đổ bộ lên đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: internet

Hôm 1/12, Sở giao thông tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thông báo sẽ lập lại các tour du lịch đến Hoàng Sa, vì đã hết dịch.

Trung Quốc tập trận đổ bộ ở đảo Tri Tôn

Đặng Sơn Duân

27-11-2020

Ngày 24.11, tài khoản weibo chính thức của hải quân Trung Quốc đăng hình ảnh một cuộc tập trận đổ bộ diễn ra vài ngày trước đó.

Tàu Thực Nghiệm 1, tàu Ronald Reagan, “đừng trách là không báo trước”

Đặng Sơn Duân

16-10-2020

Tàu Thực Nghiệm 1 (Shi Yan 1). Ảnh: internet

1. Tàu Thực Nghiệm 1 (Shi Yan 1) xuống Trường Sa

Tàu khảo sát Thực Nghiệm 1 xuất phát từ cảng Hải Khẩu xuống Biển Đông từ ngày 13.10 và nay chiếc tàu này đang neo ở Đá Chữ Thập.

Hoàn Cầu thời báo phát hoảng vì MQ-9, diễn biến đáng lo ngại ở Trường Sa

Đặng Sơn Duân

29-9-2020

1. Hoàn Cầu thời báo lo sợ máy bay không người lái MQ-9 Reaper

Tòa Đại sứ Mỹ và tấm bản đồ Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

19-9-2020

Bản đồ Việt Nam mà Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đăng tải trên trang Facebook chính thức có hình ảnh các đảo của Hoàng Sa và Trường Sa. Nguồn: FB US Embassy in Hanoi

Vụ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội hôm 9 tháng chín đăng bài báo kỷ niệm 25 năm ngày quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt trong đó đính kèm bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa đến tuần lễ sau thì bài viết và bản đồ vẫn còn nhưng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị gỡ xuống. Báo chí Việt Nam bàn luận sôi nổi chung quanh sự việc này.

Về công hàm của ba nước Anh, Đức, Pháp gửi Liên Hiệp quốc

Trương Nhân Tuấn

18-9-2020

Mục đích của ba nước Anh, Đức, Pháp qua công hàm 16 tháng 9 năm 2020 gởi Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp quốc là nhằm “cắt cỏ dưới chân” Trung Quốc, thứ nhứt phản bác ý định thành lập vùng “nhận diện phòng không – ADIZ” ở biển Đông. Thứ hai khẳng định quyền “tự do hàng hải và hàng không” và quyền qua lại vô hại theo qui định của UNCLOS áp dụng cho Biển Đông và Biển Đông không phải là “nội hải” của Trung Quốc. Thứ ba, UNCLOS là bộ luật nền tảng cho mọi yêu sách của tất cả các quốc gia ven biển về các quyền trên biển.

Những đòn trừng phạt của Mỹ không thể tạo nên một sự đồng thuận chống Trung Quốc

Asia Times

Tác giả: Richard Javad Heydarian

Dịch giả: Dương Lệ Chi

2-9-2020

Một tàu hải quân Mỹ ở Biển Đông. Ảnh: Facebook

Hoa Kỳ một mình thực hiện việc trừng phạt các công ty và quan chức Trung Quốc, liên quan đến quân sự hóa ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp.

Một chuyện tế nhị

Đặng Sơn Duân

1-9-2020

Đồ họa của báo Tuổi Trẻ mô phỏng vụ bắn tên lửa đạn đạo diệt hạm của Trung Quốc ngày 26/8 dựa trên thông tin từ dự án Missile Threat của CSIS.

Trong vụ Trung Quốc phóng tên lửa ra Biển Đông vào tuần trước, báo Tuổi Trẻ có vẽ một đồ họa cho bài viết “Biển Đông dậy sóng: tên lửa và trừng phạt” vào ngày 28.8.

Chiếm biển, đoạt sông, nhân tai và thiên tai

Vũ Kim Hạnh

19-8-2020

Tin tức khắp các trang tin quốc tế sáng nay: Nước sông Dương Tử của Trung Quốc và các phụ lưu dâng lên mức nguy hiểm sau nhiều ngày mưa lớn đã dẫn tới kích hoạt cảnh báo động ứng phó khẩn cấp chưa từng có.

Thái độ về chủ quyền biển đảo của đất nước

Võ Xuân Sơn

5-8-2020

Hôm nay, facebook xôn xao về tấm hình dưới đây, được cho là hình chụp lại một comment của Duy Mạnh, nói về vấn đề chủ quyền biển đảo của chúng ta.

Đẩy lùi ngư thuyền của Trung Quốc?

Nguyễn Ngọc Chu

4-8-2020

Đối mặt với Trung Quốc trên biển, khó khăn nhất không phải hải quân. Vì hải quân chỉ có tính răn đe để khỏi xẩy ra chiến tranh.

Đảo nhân tạo của Trung Cộng trong cuộc chiến Thái Bình Dương

Trần Trung Đạo

26-7-2020

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa.”

Nỗi nhục nhã, nhức nhối đến muôn đời

Dương Tự Lập

25-7-2020

Khi thế hệ tôi ra đời, cũng là lúc ông cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vừa dâng Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng.

Về công hàm của Australia gởi Tổng Thư ký LHQ ngày 23/7/2020

Song Phan

25-7-2020

Tiếp theo, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/7/2020, là công hàm của Australia gởi Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc ngày 23/7/2020, cũng là tiếp tục cuộc chiến công hàm liên quan đến việc hồ sơ của Malaysia HA 59/19 ngày 12 tháng 12 năm 2019 gửi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) LHQ.

Trung Quốc bắn đạn thật quy mô lớn trong 9 ngày ở vịnh Bắc Bộ

Đặng Sơn Duân

14-7-2020

Giới chức Trung Quốc thông báo quân đội nước này sẽ tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật lớn kéo dài 9 ngày ở vịnh Bắc Bộ, phía tây bán đảo Lôi Châu.

Cụ thể, trong hai ngày 23 và 24.7, Cục Hải sự Quảng Tây liên tiếp phát 3 cảnh báo hàng hải về việc phong tỏa các khu vực biển ở vịnh Bắc Bộ để tiến hành tập trận.

Cụ thể, thông báo số GX0039 cho biết tập trận sẽ diễn ra tại khu vực nối liền bởi 6 điểm có tọa độ:

21 29.38N/109 32.53E

21 24.10N/109 45.13E

20 40.87N/109 33.02E

20 16.77N 109 21.28E

20 27.75N/108 55.02E

20 52.07N/109 06.12E

Thời gian diễn ra tập trận là từ 23 giờ ngày 24.7 đến 23 giờ ngày 26.7 (giờ Việt Nam – 25 đến 27.7, giờ Trung Quốc).

Thông báo số GX0040 cho biết khu vực tập trận diễn ra tại khu vực nối liền 4 điểm có tọa độ:

21 04.75N/108-47.85E

21 12.20N/109 09.55E

21 02.03N/109 13.48E

20 54.58N/108 51.80E

Thời gian tập trận là từ 23 giờ ngày 25.7 đến 23 giờ ngày 27.7 (giờ Việt Nam, 26 đến 28.7, giờ Trung Quốc).

Thông báo GX0041 cho biết khu vực tập trận diễn ra tại khu vực nối liền 4 điểm có tọa độ:

21 00.83N/109 02.25E

20 59.25N/109 03.67E

21 01.00N/109 05.10E

21 04.25N/109 05.70E

Thời gian tập trận là từ 6 giờ đến 15 giờ ngày 28.7 (giờ Việt Nam).

Trong thời gian các cuộc tập trận này diễn ra, mọi tàu bè bị cấm đi vào khu vực.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc ngày 23.7 cũng đưa tin Đơn vị 95180 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phát đi thông báo cho biết sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ trong 9 ngày từ ngày 25.7 đến 2.8.

Các cuộc tập trận này diễn ra ở hai khu vực. Trong đó, có một khu vực trùng với thông báo số GX0039 của Cục Hải sự Quảng Tây. Theo thông báo này, cuộc tập trận diễn ra từ 25 đến 27.7 (giờ Trung Quốc).

Cuộc tập trận thứ hai có phạm vi nhỏ hơn, ở khu vực có bán kính 8 km tính từ vị trí có tọa độ 21 14 14N/109 32 48E, nhưng lại kéo dài từ ngày 28.7 đến 2.8.

Đặc biệt, thông báo nhấn mạnh khu vực tập bắn có phạm vi lớn, đạn dược uy lực lớn, nên có nguy cơ cao bị trúng đạn nếu tự tiện đi vào khu vực này.

Hiện chưa rõ các lực lượng nào của Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận quy mô lớn này.

Cũng không rõ các cuộc tập trận này có liên hệ gì với việc Trung Quốc thiết lập vùng cấm bay trong vùng biển Việt Nam vào ngày 25.7 như tin tôi đã đưa trước đó hay không.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của tôi cho thấy cuộc tập trận với phạm vi lớn ở vịnh Bắc Bộ như thế là khá bất thường.

Làm gì để bảo vệ ngư dân Việt Nam trên biển?

Nguyễn Ngọc Chu

23-7-2020

I. BƯỚC ĐI KHÍCH LỆ

1. Ngày 22/7/2020, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ tăng cường năng lực thực thi pháp luật thuỷ sản và quản lý nghề cá. Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý và thực thi pháp luật thủy sản và sẵn sàng chia sẻ. Chúng tôi mong muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.

2. Đây là một bước đi đúng hướng đầy khích lệ.

Với sự hợp tác này, Hoa Kỳ sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn, cũng như thực hiện các dự án và chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp giúp cho Tổng cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư Việt Nam. Hơn thế nữa, sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam, Mỹ và các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế nhằm đảm bảo duy trì bền vững nguồn lợi sinh vật biển và đấu tranh phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định.

Một trong những bước đi cụ thể của chương trình hợp tác này là vào tháng 2 năm 2021, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế của Hoa Kỳ sẽ bàn giao cho Cục Kiểm ngư Việt Nam một trung tâm huấn luyện tại Chi cục Kiểm ngư vùng 5, Phú Quốc – giúp nâng cao năng lực cho Cục Kiểm ngư và lực lượng kiểm ngư địa phương của 28 tỉnh duyên hải Việt Nam.

Nhưng lợi ích lớn nhất của sự hợp tác này, như ngài Đại sứ Hoa Kỳ đã cho biết, là “hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.

3. Chủ quyền biển phải đi đôi với sở hữu thực địa. Hải quân, Hải cảnh, ngư dân là những lực lượng quan trọng thực thi chủ quyền biển. Sở hữu ngư trường chính là sở hữu biển. Mất ngư trường chính là mất biển. Cho nên phải bảo vệ bằng được ngư trường. Nghĩa là phải bảo vệ bằng được ngư dân. Thế nhưng, dù đã rất cố gắng, nhưng ngư dân Việt Nam trên thực địa chưa được bảo vệ tương ứng với chủ quyền pháp lý.

Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá trong ngư trường Việt Nam. Hàng vạn tàu đánh cá của Trung Quốc tràn ngập ngư trường Việt Nam. Trung Quốc hỗ trợ tiền bạc, phương tiện, thưởng, và cưỡng ép ngư dân Trung Quốc đến đánh bắt cá ở ngư trường Việt Nam – Cách xa Hải Nam Trung Quốc hơn cả 1000 hải lý. Hàng vạn tàu đánh cá của Trung Quốc tràn ngập ngư trường Việt Nam, có khi chỉ cách bờ biển Việt Nam chỉ vài chục km.

Không chỉ bị xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống, thậm tệ và nguy hiểm hơn cho tính mạng, ngư dân Việt Nam bị lực lượng Hải cảnh và dân quân trá hình của Trung Quốc đâm chìm thuyền, đánh đập, cướp bóc phương tiện và thu giữ thuỷ sản. Tình cảnh của ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ thường trực mối nguy hiểm về tính mạng và mối đe doạ mất mát tài sản.

Cho nên, “Hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển” là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỖ TRỢ TỐI ĐA CHO NGƯ DÂN VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG ĐE DOẠ PHI PHÁP TRÊN BIỂN?

1. HẢI QUÂN MẠNH LÀ ƯU TIÊN SỐ 1 TRONG HIỆN ĐẠI HOÁ QUÂN ĐỘI

Không khó để nhìn thấy, mặt trận quân sự chính của Việt Nam hiện nay là ở Biển Đông Nam Á.

Đó là điều cần tâm niệm để có sách lược thích nghi, gấp rút xây dựng bằng được một lực lượng Hải quân Việt Nam hùng mạnh. Muốn bảo vệ được chủ quyền biển, bảo vệ được ngư dân thì Hải quân phải hùng mạnh.

Hải quân Việt Nam hiện nay ở Biển Đông Nam Á, theo mức độ trang bị vũ khí, chỉ đứng sau Trung Quốc. Nhân tố cho Hải Quân Việt Nam vị thế đó, có đóng góp của 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mua của Nga – được đánh giá thuộc nhóm tiên tiến hiện nay.

Tiếc thay, Trung Quốc cũng có tất thảy 12 tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga – trong số hạm đội gồm 70 tàu ngầm, có số lượng đếm chiếc chỉ sau Mỹ.

Trang bị tàu ngầm rất tốn kém, lại cần thời gian. Điều trước mắt, là Việt Nam tìm cách sở hữu công nghệ săn ngầm mà Trung Quốc không thể có. Việt Nam cần có các vũ khí tìm diệt chính xác khác với công nghệ mà Trung Quốc sở hữu. Chỉ như vậy mới tăng thêm an toàn và tăng thêm ưu thế trước các tàu Kilo với số đông đến từ Trung Quốc. Làm sao có được các vũ khí này? Đường đi không quá khó.

Song hành khẩn trương là trang bị thêm lực lượng mới. Có điều, trong cơ chế hiện nay, với những tham nhũng đã bị phát giác, không ai an tâm rằng các vũ khí và trang thiết bị mới mua sắm – được đảm bảo 100 % về chất lượng. Đòi hỏi hoa hồng trong mua sắm vũ khí là tai hoạ to lớn cho nền quốc phòng của Tổ Quốc.

2. LỰC LƯỢNG HẢI CẢNH MẠNH

Lực lượng Hải cảnh mạnh mới là nhân tố thực tế để bảo vệ ngư dân và ngư trường. Hải quân mạnh là để ngăn chặn chiến tranh. Hải cảnh mạnh là để cản ngăn tranh chấp thực địa.

Việt Nam trong vài năm gần đây đã rất gấp rút trong bước đi này. Trong đó, ngoài đóng tàu mới, quan trọng là hợp tác với Mỹ và Nhật Bản để có thêm các tàu tuần duyên có sức răn đe mới. Đây là hướng đi đúng. Điều cần là phải tham vọng và mạnh mẽ hơn. Vì tình hình bị xâm phạm chủ quyền biển mỗi ngày một leo thang nóng bỏng.

Có lực lượng Hải cảnh mạnh, không chỉ thay đổi chiến lược mà còn phải thay đổi cả cơ chế quản lý. Tránh tình trạng lên lịch tuần tra để nhận chi phí, mà không triển khai trên thực tế như đã xẩy ra nhiều lần trước đây.

3. NGƯ THUYỀN MẠNH

Ngư thuyền là lực lượng tranh dành thực địa chính. Tài chính yếu làm cho ngư dân Việt Nam không có thuyền lớn cùng các phương tiện hiện đại, nên bị Trung Quốc chèn ép xua đuổi khắp mọi nơi.

Cách đây vài năm, Chính Phủ đã có chính sách hỗ trợ đóng thuyền sắt lớn cho ngư dân, nhưng chương trình đã thất bại vì bớt xén. Chính Phủ nhất thiết phải có chính sách mới để hỗ trợ tối đa cho ngư dân bám biển. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bảo vệ chủ quyền biển.

4. LỰC LƯỢNG QUỐC TẾ

Biết rằng, dựa vào sức mình là chính. Nhưng hợp tác với hải quân và hải cảnh quốc tế là một nhân tố quan trọng để hỗ trợ ngư dân tránh bớt sự đe doạ phi pháp trên biển. Đây là điều không tranh cãi.

Quan trọng hơn nữa, để đảm bảo cho hoà bình ở Biển Đông Nam Á, thì sự hiển diện của lực lượng hải quân, hải cảnh quốc tế, là nhân tố vô cùng cần thiết. Sự hiển diện của Hải quân Hoa Kỳ ở ngoài khơi Biển Đông Nam Á là nhân tố góp phần ngăn cản xung đột ở Biển Đông Nam Á.

Muốn ngăn cản chiến tranh thì phải đủ mạnh để bắt ai muốn gây chiến phải sợ. Đó là chân lý giản đơn. Mọi kẻ cho rằng sự hiển diện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông Nam Á gây căng thẳng cho khu vực, dẫn đến nguy cơ chiến tranh – đều là phục vụ lợi ích của Trung Quốc.

Không phải ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông Nam Á là theo Mỹ chống lại Trung Quốc. Sự hiển điện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông Nam Á là tự do hàng hải. Việt Nam không theo nước nào cả. Không ai có thể bảo vệ lãnh thổ Việt Nam ngoài người Việt Nam. Ngàn đời nay người Việt Nam đã làm điều đó mà không ngọi chờ vào ai. Nhưng sự ủng hộ quốc tế làm cho kẻ thù của Việt Nam phải sợ sức mạnh nhân ba của Việt Nam.

Bởi thế, nhiệt liệt hoan nghênh hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong “Hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.

Trung Quốc lập vùng cấm bay trong vùng biển Việt Nam

Đặng Sơn Duân

22-7-2020

Ảnh: Đặng Sơn Duân

Ngày 22.7, Trung tâm kiểm soát đường dài Tam Á (Sanya ACC – ICAO: ZJSA) phát đi một Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) về việc thiết lập khu vực hạn chế bay tạm thời ở Biển Đông.Theo thông báo có số hiệu A2831/20 NOTAMN, khu vực tạm thời hạn chế bay được nối liền bởi 3 điểm có tọa độ:

Việt Nam có “xoay trục” sang Mỹ không?

Dương Quốc Chính

22-7-2020

Mấy hôm rồi nhân chuyện Mỹ tuyên bố nọ kia ở Biển Đông khiến một số người Việt bị ảo tưởng là VN đang “xoay trục” sang Mỹ! Với lý do là Mỹ cũng từng chơi với CS Liên Xô trong Thế chiến 2 và TQ hồi chiến tranh lạnh.

Tuyên bố 13/7/2020 của BNG Mỹ đi ngược lập trường trung lập về vấn đề chủ quyền?

Song Phan

19-7-2020

Trong tuyên bố của Bộ Ngoai giao Mỹ có một điểm khá tế nhị, dễ bị hiểu lầm là Mỹ đã đi ngược với lập trường trước nay của họ về giữ trung lập trong mọi tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Đó là viêc họ tuyên bố không chấp nhận yêu sách chủ quyền của Tàu Cộng đối với bãi ngầm James (Tàu Cộng gọi là ‘Tăng Mẫu than’ mà thật ra Tăng Mẫu/ Zhānmǔ chỉ là phiên âm theo tiếng Tàu của James thui!), bãi Tư Chính, bãi Luconia…, đăc biệt là đá Vành Khăn và bãi Cỏ Rong mà Mỹ còn nói rõ là hai thể địa lý này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines nữa. Quá rõ là thiên lệch chớ còn gì nữa.

Chiến đấu cơ Trung Quốc dày đặc ở Hoàng Sa

Đặng Sơn Duân

18-7-2020

Ảnh: RFA

Hiện có nhiều thông tin, hình ảnh liên quan đến việc Trung Quốc triển khai số lượng lớn chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan với Noble: ‘Cũng vì sức ép Trung Quốc’

BBC

Mỹ Hằng

17-7-2020

BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc.

Noble Corporation và công ty điều hành dầu khí Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan đã ký giữa 2 bên.

Rosneft Việt Nam là liên doanh giữa tập đoàn Rosneft của Nga (35%), ONGC (45%) của Ấn Độ, và PetroVietnam – PVN (20%) của phía chủ nhà Việt Nam. Trong liên doanh này, Rosneft làm nhà điều hành và đây là công ty có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Việt Nam – Noble Clyde Boudre: Hợp đồng trước đó đã bị hủy.” Đó là dòng thông báo vỏn vẹn trên webiste riêng của Noble hôm 9/7. Không có thông tin về nguyên nhân cũng như số tiền Việt Nam phải đền bù.

Noble Clyde Boudreaux là giàn khoan treo cờ Liberia, thuộc sở hữu của công ty Noble Corporation, một công ty đăng ký ở Anh, hoạt động ở Cayman Islands. Dàn khoan này tới Vũng Tàu vào tháng 4/2020. Đến tháng Năm, Chính phủ Việt Nam họp cân nhắc triển khai Noble Clyde Boudreaux tại Lô 06-01, nơi tập đoàn Rosneft của Nga đã hoạt động được vài năm.

Nhưng mới nhất, Tập đoàn Noble thông tin rằng hợp đồng giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã bị hủy bỏ.

Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, tuy nhiên cũng nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra.

‘Sức ép từ Trung Quốc’

Nguồn tin thân cận với các lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ với BBC rằng vụ hủy hợp đồng khoan của Tập đoàn Noble là ‘do sức ép từ Trung Quốc’.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ:

“Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép.”

“Đây là giếng khoan thẩm lượng (appraisal well) phía ngoài mỏ Phong Lan Dại, nên nếu để căng thẳng leo thang sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác của mỏ này và các mỏ lân cận trong lô 06.1 như Lan Tây và Lan Đỏ.

“Chưa kể, còn ảnh hưởng đến tình hình khu vực bể Nam Côn Sơn, nơi có tàu cá và tàu bè quốc tế qua lại.

“Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ, Chính phủ thông qua PetroVietnam đã thông báo nhà điều hành Rosneft Việt Nam cho dừng chiến dịch khoan (của Noble Corporation), và dời sang năm sau.”

Về chi phí bồi thường, ông Lê Minh nói ước tính chỉ khoảng ‘mấy triệu đô la’.

“Về mặt kinh tế, tôi muốn đề cập đến 2 ý. Thứ nhất, về chi phí thuê giàn khoan, đương nhiên, phía chủ nhà và Rosneft Việt Nam có ảnh hưởng song không nhiều vì chỉ phải trả cho Noble Corporation chi phí hủy hợp đồng mà thôi, ước tính khoảng mấy triệu USD.

“Thứ hai, về sản lượng khai thác như kế hoạch năm nay, việc dừng giếng khoan thẩm lượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng khí của lô 06.1 khi các mỏ hiện hữu như Lan Tây, Lan Đỏ đang khai thác ổn định. Cần biết, khí từ Lô 06.1 cung cấp 9% điện năng của Việt Nam và việc bảo đảm các hoạt động xuyên suốt là ưu tiên hàng đầu.

“Về dài hạn, quyền lợi của các đối tác trong liên doanh Rosneft Việt Nam sẽ không ảnh hưởng gì vì hàng năm, có tính đến trượt giá 2%, điều chỉnh tăng trong thời hạn hợp đồng dầu khí còn gần 10 năm nữa.”

Cũng theo ông Nguyễn Lê Minh, về mặt chính trị, ngoại giao và an ninh lãnh hải, Việt Nam “hoàn toàn chủ động”.

“Tôi muốn nhấn mạnh từ chủ động này là vì ngoài Viện hàn lâm khoa học xã hội chuyên tư vấn về chính sách, đường lối đối ngoại cho Chính phủ thì còn Ủy ban biên giới (Bộ ngoại giao), Tổng cục 2 (Bộ quốc phòng) và Cục tình báo Bộ công an, cập nhật tình hình, đánh giá rủi ro rất sát sao để tư vấn cho Chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp với tình hình. Vì vậy, các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, hải quân, chưa cần phải huy động khi tình hình đang trong tầm kiểm soát.

“Việc gây sức ép lên chiến dịch khoan ở Lô dầu khí 06.1, diễn ra trước thềm đại hội Trung ương Đảng XII, cũng đã được nhận diện và tính đến. Nghĩa là, họ muốn gây sức ép để làm một phép thử về bản lĩnh của các lãnh đạo Việt Nam. Theo đó, họ muốn kéo Việt Nam vào tranh chấp để đi đến đàm phán song phương về các quyền lợi trên biển, mà nếu sa vào, Việt Nam sẽ bất lợi và sa lầy về mặt chính trị.

“Cụ thể là nếu căng thẳng leo thang, hai bên sẽ có các cuộc gặp cấp cao và trước Đại hội Đảng, sẽ ảnh hưởng đến công tác cán bộ và đường lối đối ngoại.

“Trong khi, khu vực Nam Côn Sơn nói riêng và thềm lục địa Việt Nam nói chung, thông qua các hợp đồng dầu khí, không chỉ có quyền lợi của phía chủ nhà mà còn có quyền lợi của các đối tác quốc tế.

“Ngoài ra, ở Biển Đông, ngoài các hoạt động dầu khí, còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản của các nước trong các vùng đặc quyền kinh tế kinh tế EEZ của mình. Nhìn rộng hơn, nơi đây có nhiều tuyến giao thương, lưu thông hàng hải quan trọng kết nối Châu Âu, Châu Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.”

Hậu quả nghiêm trọng?

Áp lực từ Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải xuống nước ít nhất là ba lần, Bill Hayton, nhà báo của BBC News, đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với BBC News Tiếng Việt.

Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, số tiền 1 tỷ đô la, theo nguồn tin của Bill Hayton.

Và bây giờ cho tập đoàn Noble.

Bill Hayton nói với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ chẳng có công ty dầu khí nào ngờ rằng Việt Nam sẽ lại không tiếp tục xuống nước như vậy trước Trung Quốc.

Ngoài mất tiền, hành động này còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác về quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông và niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã tạo ra “một tiền lệ tồi tệ” từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã “đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam”, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu Đông Nam Á kỳ cựu nói với BBBC News Tiếng Việt từ Úc.

GS Carl Thayer lo ngại rằng ngành dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực tài chính để tự mình phát triển tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng không cảm thấy được khuyến khích bởi các hành động của Việt Nam. “Họ không được đảm bảo sẽ gặt hái được gì nếu đầu tư dài hạn ở Việt Nam”.

“Việt Nam cũng tổn thất vì để mất cơ hội tìm kiếm và phát triển các mỏ khí carbon,” GS Carl Thayer nói.

Nhà báo Bill Hayton thì cho rằng tập đoàn Noble là ‘đòn nghiêm trọng’ giáng vào không chỉ ngành dầu khí Việt Nam mà cả nền kinh tế và cả hệ thống chính phủ Việt Nam.

“Khí đốt từ các hợp đồng khai thác với Repsol và Rosneft sẽ được sử dụng để tạo ra điện cho đất nước. Doanh thu thuế từ các dự án này đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhưng giờ thì Việt Nam sẽ phải tìm nguồn năng lượng mới, phải trả tiền để mua chúng, và chính phủ sẽ mất nguồn thu ngân sách,” Bill Hayton nói.

“Với những diễn biến gần đây, rất khó để các công ty năng lượng khí sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các khu vực ngoài khơi nơi Trung Quốc có thể phản đối.

Bóng dáng TQ trong mọi quyết định dầu khí của VN ở Biển Đông

GS Carl Thayer cung cấp cho BBC News Tiếng Việt lịch sử can thiệp của Trung Quốc vào các dự án dầu khí của Việt Nam như sau:

– 2012: Việt Nam ban hành Luật Biển. Đáp trả, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho thăm dò dầu khí trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), trong đó có vùng biển gần Bãi Tư Chính, và kêu gọi các công ty nước ngoài đấu thầu hợp đồng thăm dò.

– 2017: Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động thăm dò khai tác dầu của Repsol (Tây Ban Nha) tại vùng biển gần Bãi Tư Chính sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa.

– 2018: Việt Nam chính thức chấm dứt hợp đồng với Repsol.

– 2019: Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 8 tới khảo sát bên trong EEZ của Việt Nam, đồng thời quấy rối giàn khoan dầu Hakuryu-5 (Nhật Bản) và quấy rối các tàu đang tiến hành thăm dò Lô 06- 01 theo hợp đồng của Việt Nam với Rosneft (Nga).

– 2020: Tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc quay lại EEZ của Việt Nam vào tháng Sáu. Tiếp đó vào tháng Bảy, tàu 5402 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã vào khu vực mỏ khí Lan Đỏ thuộc Lô 06-01 để theo dõi hoạt động của nhà giàn tại mỏ khí Lan Tây. Bốn ngày sau, có thông báo rằng hợp đồng của Noble Clyde Boudreaux với Việt Nam đã bị hủy bỏ.

Những hành động này của Trung Quốc là nhằm củng cố quan điểm: Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động của các công ty nước ngoài tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho hay.

Trong Văn bản Đàm phán Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ASEAN-Trung Quốc tháng 8/2018, Trung Quốc nêu rõ, việc thăm dò và phát triển dầu khí tại vùng biển tranh chấp phải được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, và sẽ không được chấp nhận nếu hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.

“Nguy cơ cao là Trung Quốc sẽ không buông tha cho Việt Nam và Việt Nam sẽ bị tước nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau COVID-19,” GS Carl Thayer nhận định.

Nhà báo Bill Hayton cũng cho rằng khu vực mà Việt Nam hợp đồng với Noble để khoan thăm dò là khu vực rất rộng lớn, nằm gần các đường ống dẫn khí đã khai thác từ lâu và là vị trí thuận lợi để kéo nguồn đầu tư thương mại. Việt Nam cần nguồn khí ở đây để cung cấp cho nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của đất nước.

“Do đó, hẳn phải có lý do nào ghê gớm lắm chính phủ Việt Nam mới bỏ dự án ở đây. Trung Quốc hẳn đã gây ‘áp lực nghiêm trọng’ lên các lãnh đạo Việt Nam, theo Bill Hayton.

Giải pháp nào?

Mỹ mới đây lần đầu tiên chính thức bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, và sát cánh cùng các quốc gia có quyền lợi ở khu vực này, như Việt Nam.

Nhưng liệu Mỹ có giúp gì được cụ thể cho Việt Nam không, ví dụ như giúp trong các vụ việc dầu khí với Noble hay Repsol, vẫn còn là câu hỏi lớn.

GS Carl Thayer nhận định rằng cả Mỹ và Việt Nam đều có cùng quan điểm rằng Việt Nam có quyền chủ quyền đối với tài nguyên biển, bao gồm các mỏ khí ở vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc EEZ của Việt Nam. Cả Việt Nam và Mỹ đều phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính.

Thế nhưng, “bài phát biểu ủng hộ Việt Nam của ông Pompeo lại đến quá muộn vì Việt Nam đã đưa ra quyết định của mình rồi,” GS từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt.

Thay vì trông chờ Mỹ, GS Carl Thayer chỉ ra rằng Việt Nam cần bắt đầu các cuộc thảo luận ở hai cấp độ.

Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận với các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông về một quan điểm chung trước Trung Quốc. Liên minh này sẽ hỗ trợ quan điểm mới của Mỹ.

Việt Nam cũng cần lên tiếng xem Hoa Kỳ đã chuẩn bị đưa ra hành động cụ thể nào, đơn phương, hay hợp tác với Việt Nam, hay trong một liên minh các cường quốc hàng hải có cùng chí hướng.

Thứ hai, Việt Nam cần thảo luận với Nga để xác định xem Rosneft Việt Nam có sẵn sàng tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không và nếu có thì Nga có gây áp lực ngoại giao lên Trung Quốc để ngăn chặn hành vi quấy rối của họ trong Lô 06-01 hay không?

Nhưng nhà báo Bill Hayton thì nhận định rằng “Trung Quốc đã thắng và Việt Nam đã thua”. Ông nói:

“Bắc Kinh hiện có quyền phủ quyết đối với sự phát triển dầu khí bên trong Đường Chữ U (Đường Chín Đoạn). Nếu Việt Nam muốn sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài khơi này, họ cần có khả năng ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng lực lượng quân sự.”

“Nói cách khác, Việt Nam cần xây dựng khả năng quân sự và thuyết phục Trung Quốc rằng họ sẵn sàng chiến đấu và có thể giành chiến thắng nếu đối đầu trên biển. Nếu không, trò chơi này đã kết thúc rồi.”

Ảnh: BBC

Còn ông Nguyễn Lê Minh nêu quan điểm:

“Về lý thuyết là giống nhưng bản chất khác nhau. Điểm giống nhau là họ luôn gây sức ép bằng việc gửi công hàm ngoại giao đến các nhà điều hành là các tập đoàn, công ty mẹ trước (Repsol và Rosneft). Sau đó, mới leo thang, hạ đặt giàn khoan hoặc gây hấn ở Biển Đông để gây sức ép lên phía Việt Nam.

“Điểm khác nhau là, Repsol là công ty đại chúng và không có vốn của Chính phủ Tây Ban Nha, trong khi Rosneft (công ty có 35% vốn góp ở Rosneft Việt Nam), cũng đã lên sàn giao dịch chứng khoán nhưng có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Vì vậy, đối với lô dầu khí 07/03 (mỏ Cá Rồng Đỏ), sau khi nhận được công hàm phía Trung Quốc, Repsol đã có sự chuẩn bị và ngay khi họ nhận được đề nghị tạm dừng dự án của phía Việt Nam, họ chìa ra các yêu cầu quá khó (Bảo lãnh Chính phủ về bảo đảm khai thác, bảo toàn vốn đầu tư), và rủi ro về trữ lượng trong kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đã phê duyệt, trong quá trình phát triển mỏ đã nhận diện nên dẫn đến các đàm phán kéo dài, và chuyển nhượng lại cho PVN.

“Còn đối với lô 06.1, như đã diễn giải ở trên, Rosneft là nhà điều hành và các hoạt động khai thác vẫn diễn ra bình thường. Lô 06.1 đóng vai trò quan trọng, cung cấp hàng năm khoảng 35% sản lượng khí cho Việt Nam. Rosneft Việt Nam đang là một trong những nhà điều hành dầu khí hiệu quả nhất ở Việt Nam, nên trong trường hợp Trung Quốc gây căng thẳng leo thang, Chính phủ Nga sẽ can thiệp vì họ có quyền lợi trực tiếp ở lô này.”

Về chiến lược của Việt Nam, ông Lê Minh phân tích:

“Đương nhiên, về phía chủ nhà, Việt Nam vẫn luôn chủ động và làm hết mình trên tinh thần hòa bình và ổn định để phát triển dầu khí và kinh tế biển. Có thể thấy, ngày 11/6/2020 trước khi chính thức dừng chiến dịch khoan lô 06.1, các lãnh đạo Việt Nam đã điện đàm với ExxonMobil và Nga. Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm Tổng thống Nga và theo được hiểu, trong nghị trình chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga đến Việt Nam, ngoài việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược về an ninh, quốc phòng, sẽ đi sâu về hợp tác dầu khí ở bể Nam Côn Sơn và khu vực lân cận.

“Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã điện đàm với chủ tịch toàn cầu của ExxonMobil, để tái khẳng định “hợp tác với ExxonMobil là rất quan trọng, đóng góp vào hợp tác chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Hiện ExxonMobil vẫn đang tiếp tục đàm phán với PetroVietnam để thúc đẩy dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi tỉnh Quảng Nam đi vào triển khai vào năm sau. Ngoài dự án trên, ExxonMobil đang có kế hoạch đầu tư vào các dự án LNG, lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG.

“Từ những diễn giải và trích dẫn trên đây, nói lên rằng, hợp tác dầu khí và hoạt động thăm dò khai thác ngoài khơi vẫn được Đảng và Chính phủ quan tâm kịp thời, đúng mức và tạo điều kiện để kiến tạo một môi trường đầu tư bền vững và hiệu quả.”

VN phải đợi sau đại hội đảng mới biết sẽ cứng hay mềm trên Biển Đông

Lê Hồng Giang

17-7-2020

Dù vẫn là anti-Trump nhiệt thành tôi phải công nhận Trump/Trump administration trong mấy ngày qua đã làm được 3 việc tốt/đáng khen.

Về tuyên bố lập trường của Mỹ ở Biển Đông hôm 14/7

Trương Nhân Tuấn

17-7-2020

Tuyên bố lập trường của Mỹ về Biển Đông hôm đầu tuần này thực chất là việc tái khẳng định sự ủng hộ của quốc gia này đối với phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa PCA. Điều này tôi có nói hôm kia.

Bị mắc kẹt trong “Vòng xoáy tư tưởng”, Mỹ và Trung Quốc trôi dạt về chiến tranh lạnh

New York Times

Tác giả: Steven Lee Myers Paul Mozur

Dịch giả: Christine Nguyễn

14-7-2020

Các mối quan hệ đang rơi tự do. Những lằn ranh đang được vẽ. Khi hai siêu cường đụng độ về công nghệ, lãnh thổ và quyền lực, một kỷ nguyên địa chính trị mới đang khởi đầu.