Diễn ngôn về Biển Đông: Và điểm dừng nào cho các cuộc tẩy chay?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

6-7-2023

– Bức ảnh bên dưới là bản đồ dùng cho mục “Hỗ trợ” (Support) của Công ty điện thoại thông minh Oppo – Trung Quốc.

Biển Đông sau bảy năm

East Asia Forum

Tác giả: Michael McDevitt, CNA

Dịch giả: Song Phan

19-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tháng này, 7 năm trước, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton đã thực hiện một sự can thiệp vào biển Đông công khai và gây ngạc nhiên cho Trung Quốc. Hành động này ngầm cho thấy, Washington theo cách có lẽ không lường trước được ở Washington và trong khu vực vào lúc đó.

Trong khi mục tiêu của tuyên bố của bà Clinton là để chỉ ra rằng, hòa bình và ổn định ở biển Đông là lợi ích của Hoa Kỳ, khi nhìn lại, qua việc chọn cách can dự thật công khai — luôn kêu gọi Trung Quốc hành xử theo luật lệ; ngừng xây dựng và quân sự hoá các đảo; và tuân theo các phán quyết của Tòa Trọng tài — Washington tự tìm cách định hình hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không dùng đòn bẫy thực tiễn nào (thiếu việc sử dụng vũ lực hoặc áp dụng các hình phạt về thương mại hoặc kinh tế – những hành động mà Washington không muốn có).

Tàu Trung Quốc số hiệu 46106 tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam

LTS: Cuối cùng thì cũng có một bài báo “lề phải” đã gọi đúng tên con tàu ôn dịch 46106 là “tàu Trung Quốc”, không còn gọi là “tàu lạ” như các tờ báo khác nữa. Tàu 46106 chính là con tàu Trung Quốc đã liên tục tấn công nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam, mà trang Tiếng Dân đã nhiều lần nhắc tới trong các bản tin hàng ngày.

Thế nhưng, vẫn chưa nghe một “cơ quan chức năng” nào lên tiếng phản đối hành động cướp bóc của con tàu này. Những người đứng đầu các cơ quan của đảng và nhà nước: im lặng. Bộ Ngoại giao: im lặng. Các cơ quan ban ngành đoàn thể của đảng và nhà nước: im lặng

Không một ai đứng về phía ngư dân, lên tiếng phản đối hành động cướp bóc, khủng bố của tàu Trung Quốc, mà chỉ có Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam lên tiếng: “Đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có tiếng nói phản đối và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam“.

____

Người Lao Động

Văn Duẩn

23-8-2017

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án hành động của những người trên tàu Trung Quốc số hiệu 46106 đã liên tiếp tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá với hàng chục ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa.

Một tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, phá tài sản – Ảnh: Tử Trực

Ngày 23-8, tin từ Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho biết Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam Trần Văn Quý vừa ký văn bản kịch liệt phản đối và lên án các hành động của những người trên tàu Trung Quốc đã tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá Việt Nam.

Trung Quốc Bắt Cóc Ngư Dân Việt Nam ở Biển Đông: Một Phân Tích từ Tư Liệu Gốc

Theo một nguồn tin thì Cảnh sát biển Việt Nam có ghi chép những vụ việc như vậy trên biển nhưng không công bố. Khi được liên lạc để yêu cầu bình luận về vấn đề này thì Bộ ngoại giao và Cảnh sát biển Việt Nam đều không phản hồi.

____

AMTI/ Đại Sự Ký BĐ

Tác giả: Elena Bernini

Biên dịch: Nguyễn Trịnh Đôn

14-9-2017

Một đoạn trích từ luận văn thạc sĩ của tác giả tại Đại học Oxford:

Tôi bị giữ 3 ngày, còn gia đình tôi phải đem tiền, 140 triệu đồng [khoảng 6.200 USD], tới Đà Nẵng để nhờ người ở đó giúp. Tụi tôi không biết người ta lấy tiền đó để làm gì… Họ giữ 3 tàu và giam tụi tôi trong cùng một nhà kho. Họ cho tụi tôi ăn như cho heo ăn vậy, một cục cơm trắng to… Đi vệ sinh hả? Họ đưa cho tôi một cái xô. Rồi tôi tự làm… Tụi tôi phải cúi mặt xuống. Họ không cho tụi tôi nhìn vô mặt họ nếu không họ đánh nhừ tử… Tàu của họ chạy nhanh tới 30–40 km/giờ, nhanh hơn nhiều so với tốc độ 7 km/giờ của tàu tôi… Tụi tôi bị bắt ở giữa biển. Rồi tụi tôi bị đem qua một tàu khác để đưa tới đảo. Tụi tôi bị bịt mắt nên không biết đảo nhìn ra sao… 15 người bị bắt rồi giam trong cái nhà giống nhà kho. Rồi họ thả cho 12 ngư dân cùng tàu của mình về nhà, giữ lại 3 người với tàu. Tại vì đông quá, họ không có đủ đồ ăn… Họ đòi tụi tôi phải gửi tiền bằng chuyển khoản mà tụi tôi cũng không biết ai sẽ nhận tiền.

– Lời ngư dân Việt Nam bị bắt cóc (phỏng vấn năm 2016)

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm

LTS: Thiếu tướng Lê Mã Lương nói: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Nhưng đòi lại bằng cách nào khi Hoàng Sa đã được đem ra đổi chát để lấy súng đạn, mang đi bắn vào người anh em đã ra sức giữ nó?

Tướng Lê Mã Lương nói: “Không chỉ chính quyền VNCH mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó cũng có những sơ suất. Sơ suất đó là chúng ta vì hoàn cảnh khách quan, vì quá mải mê cho công cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam và thêm vào đó cũng có lúc chúng ta quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè mà không thấy được đằng sau là “ông bạn lớn” đã có một ý đồ rất lớn và thâm hiểm như thế“.

Bài học từ Hải chiến Trường Sa: Việt Nam đã chiến đấu và phải sẵn sàng chiến đầu một lần nữa

VNTB

Tác giả: Koh Swee Lean Collin

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

30-3-2018

Người Việt Nam tập hợp gần ĐSQ Trung Quốc tại Seoul, Nam Hàn, hôm 24/7/2016, trong một cuộc mít tinh phản đối chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Ảnh: AP/ Ahn Young-joon

Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1975, đây là cảng đầu tiên của Việt Nam được hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm. Ngoài ra, Đà Nẵng, còn là địa điểm đổ bộ đầu tiên của Lính thủy đánh bộ Mỹ, ngày 8 tháng 3 năm 1965 Cuối cùng, như một số nhà bình luận đã chỉ ra, động thái này tượng trưng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên mặt trận quốc phòng và an ninh, đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra sau quyết định của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội.

Bản tin Biển Đông ngày 11/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Các phóng viên báo CNN đã có dịp quan sát các căn cứ quân sự và công trình của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa khi đi trên một chiếc máy bay trinh sát của Hải quân Hoa Kỳ. Cất cánh từ đảo Okinawa – Nhật Bản, chiếc P-8A Poisedon chở các phóng viên đã bay qua 4 đảo nhân tạo trên 4 thực thể Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma và Vành Khăn.

Hành trình vượt lãnh Đại Dữu, liên quan đến lịch sử Việt Nam (Phần 1)

Hồ Bạch Thảo

10-9-2018

Lãnh tức là vùng núi, cao nguyên; có 5 lãnh nằm giữa đường biên giới nhà Hán và nước Nam Việt thời Triệu Đà, nên sử gọi là Ngũ Lãnh. Đại Dữu là một trong 5 lãnh đó, vị trí tại biên giới 2 tỉnh Giang Tây và Quảng Đông ngày nay.

Việt Nam trong thương chiến Mỹ – Trung

FB Trương Nhân Tuấn

5-12-2018

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sau Hội nghị G20 ở Á Căng Đình bế mạc hôm kia. Hai bên đối thủ có thỏa thuận “hưu chiến trong vòng 3 tháng”. Ta có thể xem như hết “hiệp một”. Cuộc chiến có thể còn kéo dài.

Hải cảnh 35111 xuất hiện phía tây bãi Tư Chính, Trung Quốc hăm he lô dầu khí 06.01 của Nga – Việt?

Đặng Duân

16-7-2019

Hình: FB tác giả

Tôi tin chắc mọi hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đều được các cơ quan chức năng Việt Nam giám sát chặt chẽ và có biện pháp ứng phó.

Ở đây chỉ xin được suy đoán về diễn biến mới được tiết lộ là sự xuất hiện của tàu hải cảnh 35111 ở phía tây bãi Tư Chính, dựa vào các thông tin hoàn toàn công khai.

Tàu chiến Trung Quốc ồ ạt băng qua eo biển Miyako xuống Biển Philippines

Đặng Sơn Duân

29-7-2019

Bộ Quốc phòng Nhật ngày 29.7 thông báo 2 tàu chiến Trung Quốc là tàu hộ vệ Kinh Châu (532, Jingzhou – Type 054A) và tàu khu trục Thái Nguyên (131, Taiyuan – Type 052D) đã băng qua eo biển Miyako hướng xuống phía nam vào sáng 27.7.

Tin Biển Đông: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN mở miệng sau 3 ngày

BTV Tiếng Dân

17-8-2019

Cuối cùng thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã lên tiếng sau khi tàu Hải Dương trở lại Bãi Tư Chính ba ngày. Như tin đã đưa, sau gần một tuần tạm nghỉ và tiếp nhiên liệu ở Đá Chữ Thập, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã quay lại Bãi Tư Chính vào ngày 13/8.

Mỹ rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh?

Jackhammer Nguyễn

Gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco

9-9-2019

Một nguồn tin thân cận với giới ngoại giao Việt Nam cho tôi biết hồi thứ sáu tuần rồi, ngày 6/9/2019, rằng công ty Mỹ Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh ngoài khơi Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Cho đến hôm nay các hãng tin lớn quốc tế không có tin gì về vụ này. Trang web của Exxon Mobil vẫn ghi những con số hứa hẹn cho dự án hợp tác khai thác khí đốt này với Việt Nam.

Các viên chức dầu khí Việt Nam rất lo ngại về dự án Cá Voi xanh và phía Exxon Mobil cũng đã dời dự án nhiều lần.

Ngoài ra còn có tin, hôm 28/8 Exxon tìm người để nhượng lại cổ phần của họ trong dự án Cá Voi xanh.

Hôm nay 9/9, một số nhà báo thạo tin tại Việt Nam, trong đó có ông Huy Đức, loan báo, Exxon Mobil rút lui.

Còn nhớ, chính ông Huy Đức là người đưa ra các tin tức về ngành dầu khí Việt Nam, và sau đó ông cựu Tổng giám đốc là Đinh La Thăng bị xử tù.

Mà tin đồn này (tôi vẫn cho nó là tin đồn khi gõ bài này) nổ ra chỉ vài ngày sau cuộc tập trận giữa hải quân Mỹ và các quốc gia ASEAN ở khu vực biển Cà Mau tới vịnh Thái Lan.

Chuyện gì đang xảy ra? Hải Dương 8, tàu khảo sát dầu khí của Bắc Kinh đang trên đường trở lại thềm lục địa Việt Nam.

Sợi dây đu của Hà Nội trở nên chông chênh hơn lúc nào hết?

Nguồn tin ngoại giao mà tôi có được còn nói rằng, chính Hà Nội yêu cầu Exxon rút lui. Nếu tin này đúng, thì có hai chuyện đang xảy ra:

1/ Áp lực của Bắc Kinh quá lớn, về chính trị lẫn quân sự. Tin đồn cho biết, hạm trưởng Quang Trung, chiến hạm tối tân nhất Việt Nam, bị kỷ luật vì “manh động”, tức là chưa có lệnh mà lao ra tấn công tàu khảo sát và các tàu vũ trang của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính.

2/ Lòng tin của Hà Nội vào sự giúp đỡ của người Mỹ hoàn toàn là zero. Điều này làm cho phát biểu của ông Collin Koh, một nhà quan sát người Singapore là hoàn toàn sai. Ông Koh nói với BBC Việt ngữ rằng, Mỹ sẽ không đứng yên nếu Bắc Kinh làm tới với Hà Nội, khi ông trả lời về cuộc tập trận Cà Mau.

Con tốt thí của Donald Trump?

Exxon là một công ty tư bản phương Tây. Nó không tuân lệnh của bất cứ chính phủ nào, kể cả chính phủ Mỹ, nếu không làm gì phương hại đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Nhưng trên đời không có chuyện gì mà không liên quan với nhau, nhất là với tầm mức đại công ty như Exxon, thì những quốc sách ngoại giao có ảnh hưởng rất lớn đối với nó.

Có thể Exxon có quá nhiều nguồn lợi bên Tàu nên bị sức ép phải bỏ cuộc?

Hay Donald Trump làm áp lực với Exxon?

Ta nên biết rằng Trump đang rất cần một sự nhượng bộ lớn từ Tập Cận Bình trong vụ chiến tranh thương mại, để lấy điểm trước bầu cử, để giải quyết chuyện bán đậu nành và bắp của nông dân Mỹ, những người đã bầu cho ông ta vào năm 2016.

Trump và cựu Tổng giám đốc Exxon, ông Rex Tillerson vốn cũng không ưa nhau, Rex từng làm Bộ trưởng Ngoại giao cho Trump, nhưng phải ra đi trong một không khí cãi vã đầy nghi kỵ lẫn nhau.

Mà Exxon vốn có nhiều công ăn việc làm bên Nga, một mối quan hệ Trump – Nga – Rex – Exxon, đáng được người ta cân nhắc khi nghĩ đến.

Một mỏ khí đốt phải bỏ lại cho người Tàu (còn ai vào đây nữa?) so với số phiếu của cử tri, thì Trump sẽ thấy bên nào nặng hơn?

Còn Tập Cận Bình? Đừng nghĩ rằng ông ta bị rối trí với các chiêu trò của Donald Trump. Tập biết rõ mình đang làm gì và biết rõ Trump là một tay tháu cáy kiểu cò bất động sản. Trước sau gì thì Tập cũng có duy nhất một mục đích: Khẳng định Trung Hoa là siêu cường! Mà trước mắt là mũi đột phá Biển Đông, chiến cầu đầu tiên cho tham vọng “Một vành đai, một con đường” của ông ta.

Với Trump còn trong Nhà Trắng: Đây là cơ hội ngàn năm của Tập Cận Bình.

ASEAN là một mớ tạp nham

Việc Mỹ tập trận hải quân với ASEAN ngoài khơi Cà Mau làm cho nhiều người Việt phấn chấn, trong đó có người viết bài này. Nhưng hãy xét lại cái tập hợp ASEAN: Đó là một tập hợp tạp nham với những văn hóa chính trị rất dị biệt, khó kết gắn với nhau theo kiểu Cộng đồng châu Âu, và trên hết các quốc gia này đều có những lợi ích ngắn và dài hạn gắn chặt với Bắc Kinh.

Mỹ tập trận với ASEAN cũng giống như danh sách mà Ngũ Giác Đài liệt kê ra trong báo cáo hồi 1/6 năm nay, giống như một tờ sớ, cái gì cũng có, mà không có cái gì ra cái gì cả.

Trong những quốc gia ASEAN này người ta hay thấy những con số và sự kiện liên quan đến Cambodia, là kẻ nhận nhiều bổng lộc của Bắc Kinh để làm con ngựa thành Troy, nhưng quốc gia gắn kết nhiều nhất, lệ thuộc nhiều nhất chính là Việt Nam, bị thâm thủng thương mại với Trung Quốc vô cùng lớn.

Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn biết rằng, họ sẽ mất tính chính danh với dân chúng nếu đầu hàng Bắc Kinh. Nhưng có lẽ họ đang tuyệt vọng, bởi không có sự giúp đỡ thực sự nào từ phương Tây.

Các người bạn Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản thì đang rối với những chuyện của họ.

Người Ấn Độ thì ở quá xa.

Còn ASEAN là những kẻ yếu ớt và không đáng tin.

Nếu các tin đồn về Cá Voi xanh là có thật (tôi vẫn hy vọng là nó không xác thực), thì Hà Nội đang lâm vào một chuyện đu dây sinh tử: Đu dây giữa Bắc Kinh và 90 triệu người Việt Nam.

Vài ý kiến với học giả VN về vùng biển Tư Chính…

Trương Nhân Tuấn

7-10-2019

Xưa nay ý kiến của tôi về các vấn đề biên giới lịch sử, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo… luôn “ngược dòng chảy” với ý kiến “chính thống”, thậm chí trái ngược với ý kiến của phần lớn học giả, nhà nghiên cứu trong nước. Có lẽ là vì tôi “biết cái gì thì viết cái nấy” và “biết tới đâu thì viết tới đó”. Vừa phi chính thống vừa phản hàn lâm. Tôi viết không nhằm “câu like”, không nhằm thỏa mãn thị hiếu độc giả hay để làm “vừa lòng” lãnh đạo nhà nước…

Tin Biển Đông: Bản đồ lưỡi bò liên tục xuất hiện trong các ấn phẩm của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

19-10-2019

Hải Dương 8 đang ở đâu?

Lúc 6h29′, ông Phạm Thắng Nam cho biết, lúc 18h44′ tối 18/10/2019, tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 18 và bắt đầu đường khảo sát thứ 19. Lúc 6h07′ sáng 19/10/2019, Hải Dương 8 đã hoàn thành 2/3 đường khảo sát thứ 19. Đường khảo sát này nằm sát vĩ tuyến N 14° 18′ và ở vị trí ngang với vịnh Vũng Mới, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Việt Nam có thể trở thành đồng minh mới của Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc?

National Interest

Tác giả: Anders Corr

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

7-11-2019

Kể từ tháng Bảy, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một tàu tuần dương hộ tống của Trung Quốc đã có mặt tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông trong một thời gian dài. Khu vực tranh chấp, xung quanh 3 hòn đảo nhỏ mà Việt Nam chiếm đóng ở bãi Tư Chính, gần Việt Nam hơn bất cứ quốc gia nào khác và Việt Nam tuyên bố là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trung Quốc tuyên bố khu vực này là lãnh thổ lịch sử, dựa vào cái gọi là đường chín đoạn mà Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague năm 2016 đã phán quyết là không có cơ sở pháp lý.

Tại sao BBC Việt ngữ lại dùng cách định danh Trung Quốc mà không dùng cách định danh Việt Nam?

Đỗ Hùng

9-4-2020

Ảnh: Digital Globe

1. Cái này hôm trước mình nói rồi (xem link phía dưới*) mà hôm nay BBC Việt ngữ lại dùng tiếp nên càng khó hiểu. Đảo Song Tử Tây ở Trường Sa thì BBC lại dùng một cái tên theo cách gọi của Trung Quốc, là Nam Tử. Độc giả chính của BBC Việt ngữ là người Việt, nhẽ rất ít biết Nam Tử (Nam Tử Tiêu hay Nam Tử Đảo 南子礁/岛) là đảo nào.

Các “thực thể địa lý” Trung Quốc mới đặt tên

Song Phan

29-4-2020

Ngày 19/4/2020 Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên của Trung Quốc ra thông báo về việc đặt tên “chuẩn” cho các 25 đảo, rạn đá và 55 thể địa lý dưới đáy biển ở biển Đông.

Hải cảnh TQ 5402 vẫn hoạt động tại vùng biển phía dưới bãi Tư Chính

Phạm Thắng Nam

12-7-2020

Sáng và chiều hôm nay (12-7-2020) Tàu “Zhongguohijing 5402” vẫn hoạt động tại vùng biển phía dưới bãi Tư Chính. Tàu di chuyển rất ít, gần như đứng yên, hiện tàu cách đảo Côn Sơn 177.8 NM, vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông

Đặng Sơn Duân

29-12-2020

1. Trung Quốc tập trận xuyên năm ở Biển Đông

Ngày 28.12, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam liên tiếp công bố 4 cảnh báo hàng hải cho biết nước này sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại 4 khu vực ở Biển Đông trong thời gian từ ngày 29.12 đến ngày 7.1.2021.

Trong thời gian diễn ra huấn luyện tàu bè bị cấm đi vào 4 khu vực nằm ở xung quanh đảo Hải Nam này.

Khu vực tập trận của TQ (màu đỏ). Ảnh: FB tác giả

Các cuộc tập trận được tiến hành sau khi tàu sân bay Sơn Đông đến căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam vào hạ tuần tháng 12.

Trong ngày hôm qua 28.12, ít nhất 7 tàu chiến các loại được nhìn thấy di chuyển xuống khu vực huấn luyện ở phía nam Hải Nam, theo ảnh vệ tinh. Các tàu này bao gồm tàu khu trục Type 055, Type 052D; tàu hộ vệ Type 054A và tàu tiếp tế Type 903.

Chưa rõ tàu sân bay Sơn Đông có tham gia cuộc huấn luyện trong thời gian tới hay không, nhưng cùng thời điểm, tàu này vẫn neo tại cảng cùng với tàu đổ bộ tấn công Type 075 đã đến Tam Á trong thời gian trước đó.

Tại căn cứ Tam Á hiện có mặt đầy đủ những chiến hạm mới và hiện đại nhất của Trung Quốc như tàu sân bay nội địa Sơn Đông, tàu đổ bộ tấn công Type 075 và tàu khu trục Type 055.

2. Oanh tạc cơ B-1B tiếp tục áp sát Hoàng Sa, Tam Á

Ngày 28.12, hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ đã bay đến Biển Đông từ căn cứ Andersen ở đảo Guam.

Đây là lần thứ hai B-1B bay đến Biển Đông trong 5 ngày. Đường bay mới nhất của chúng cũng gần giống như đường bay ngày 23.12, tức từ eo Ba Sỹ xuống Bãi Macclesfield trước khi vòng lên quần đảo Hoàng Sa và lượn xuống quần đảo Trường Sa.

Thông tin từ nguồn này cũng khớp với hình ảnh vệ tinh của Planet Labs ngày 28.12, cho thấy hai chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện trên bãi đỗ của sân bay ở đảo Phú Lâm, sẵn sàng cất cánh thực hiện nhiệm vụ.

Cũng trong hôm qua, một máy bay không người lái MQ-4C Triton của Mỹ cũng tiến hành chuyến bay trinh sát tại gần căn cứ Tam Á.

3. Nước đi mới của Trung Quốc

Trong vài ngày qua, Trung Quốc dường như có dấu hiệu bành trướng phạm vi quản lý của cái gọi là “Trung tâm điều phối cứu nạn (RCC) Tam Sa” trên danh nghĩa cứu hộ cứu nạn và cảnh báo hàng hải ở Biển Đông.

Cụ thể, trong vụ tàu hàng Dong Yang gặp nạn ở phía nam Biển Đông vào ngày 21.12, các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã nỗ lực điều phối tàu ứng cứu và rốt cuộc tàu hàng JPO PISCES đã cứu thành công 10 thuyền viên của tàu Dong Yang.

Không rõ tình huống cứu nạn của tàu JPO PISCES diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, Trung Quốc sau đó đã ra sức quảng bá việc cứu nạn này như là một thành công riêng của công tác cứu hộ cứu nạn ở Biển Đông của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã phát biểu về vụ cứu nạn này trong cuộc họp báo ngày 23.12 và không quên nhấn mạnh vụ tai nạn xảy ra ở gần bãi Tư Chính một cách có ý đồ. Truyền thông Trung Quốc sau đó cũng đưa tin dày đặc về vụ giải cứu này.

Không những thế, ngày 26.12, Cục Hải sự Hải Nam đưa ra thông báo về tàu trôi dạt tại hai vị trí 6-32.0N/110-51.0E và 7-20.0N/110-37.0E.

Điều nực cười là hai vị trí này ở phía nam quần đảo Trường Sa này không liên quan gì đến Cục Hải sự tỉnh Hải Nam hoặc cái gọi là “Trung tâm điều phối cứu nạn Tam Sa” cả.

Theo những gì tôi quan sát lâu nay, đây dường như là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra các cảnh báo về những sự vụ xảy ra ở khu vực phía nam Biển Đông. Điều này gợi ý Bắc Kinh có thể đang muốn bành trướng phạm vi hoạt động của Cục Hải sự Hải Nam và trung tâm điều phối cứu nạn xuống phía nam.

Động thái này không nằm ngoài mục đích nhập nhèm vấn đề chủ quyền biển ở khu vực này, thể hiện mức độ “quản lý” nhất định ở Biển Đông.

Sự kiện Gạc Ma 14-3-1988: Nhìn từ thế giới bên ngoài

Tuấn Khanh

14-3-2021

Một số nhà hoạt động tại Hà Nội thắp hương, dâng hoa tưởng niệm tròn 33 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh vì giữ đảo Gạc Ma 14/3/1988- 14/3/2021. Ảnh: FB Lê Hoàng/Nguyễn Thúy Hạnh

Kể từ cuộc chiến tranh Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.

Tin Biển Đông ngày 23-4-2021

BTV Tiếng Dân

RFA đưa tin: Tàu cá Trung Quốc vào sát bờ đánh bắt khiến ngư dân Việt kêu cứu. Tin cho biết, ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cung cấp 2 đoạn video được quay vào ngày 10/4 cho thấy, hai tàu cá vỏ sắt của TQ đã vào sát bờ biển VN, cách đảo Cát Bà, Hải Phòng chỉ 35 hải lý về phía Nam, để đánh bắt hải sản. Ngư dân ở hiện trường khẳng định, không thấy cảnh sát biển Việt Nam ra bảo vệ bờ biển.

Lịch sử thường hay dẫm vào chính vết chân mình

Tạ Duy Anh

1-11-2021

(Phát biểu online của tôi tại Lễ ra mắt sách “Sống với Trung Quốc”, sáng 31-10-2021 tại Đài Loan)

Tóm tắt Hải chiến Gạc Ma ngày 14-3-1988

Cù Tuấn

13-3-2023

Bản đồ chi tiết quần đảo Trường Sa. Việt Nam là quốc gia chiếm nhiều thực thể tại đây nhất, sau đến Trung Quốc. Đài Loan chiếm được đảo lớn nhất. Đá Gạc Ma có tên tiếng Anh là Johnson South Reef như trong hình. Ảnh trên mạng

Hải chiến Gạc Ma, Hải chiến Trường Sa hoặc Xung đột Trường Sa là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này.

Trung Quốc “âm mưu” gì khi xây đường băng ở đảo Tri Tôn?

Trương Nhân Tuấn

19-8-2023

Báo chí VN loan tải tin tức TQ đã xây đường băng trên đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Có học giả thì nói đường băng quá ngắn và quá hẹp để gọi đó là phi đạo. Nhưng lại có học giả khác quả quyết đó là đường băng, các phi cơ nhỏ hay các drones có thể sử dụng.

Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017

Ông Pedro Argüelles Salaverria, Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chịu trách nhiệm về QP, gặp Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh năm 2013. Nguồn: internet

Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

Mỹ thách thức Trung Quốc bằng nhiều cuộc tuần tra hơn trong các vùng biển tranh chấp

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon LuboldJeremy Page

Dịch giả: Trung Nguyễn

1-9-2017

Lịch trình các chiến dịch hải quân đã được thiết lập lần đầu tiên trong nỗ lực nhằm gây áp lực với Bắc Kinh về những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.

Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson, trong một cuộc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 3/2017. Ảnh: Erik De Castro/ Reuters.

Tâm lý chuộng bề ngoài cũng đưa đến mất nước…

FB Trương Nhân Tuấn

5-11-2017

Tôi thấy tâm lý người VN hay chuộng cái “bề ngoài”, cái “tiêu biểu”, cái “hoa hòe cành lá”… của “vấn đề” chớ ít khi chú trọng tới cái “thực chất” của vấn đề chi đó.

Thử xét về phương diện nhà cửa. Các xứ tây phương, Nhật, Đài loan, Hàn…, nói chung là các nước giàu, người ta có thói quen quan tâm “bề trong” hơn là “bề ngoài” của căn nhà.

Các xứ Châu Âu, nhà cửa ở đây phần lớn là cũ kỹ, lâu đời. Những nhà tỉ phú, những chính trị gia, minh tinh tài tử… nổi tiếng phần lớn đều ở trong những ngôi nhà cổ, những lâu đài “cũ kỹ”, xây cất từ vài trăm năm. Nhưng điều này không quan trọng đối với họ. Họ sống sung sướng hay không là cái “tiện nghi” của căn nhà đó chớ đâu phải ở cái “hùng vĩ” của cổng ra vào, hay cái “lấp lánh” do sơn son mạ vàng từ trong ra ngoài? Ở các xứ này, chỉ dân nghèo mới ở trong những “nhà hộp cao tầng”.

Hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu cập bến Việt Nam

FB Trương Nhân Tuấn

4-3-2018

Tàu san bay USS Carl Vinson của Mỹ lần đầu tiên ghé thăm Việt Nam sau năm 1975. Ảnh: internet

Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu – tang thương – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.

Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”.

Đại cục bán nước

Phạm Đình Trọng

20-5-2018

Dân gian ta có câu: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa để chỉ hạng người ăn chơi thì giỏi, nói năng bẻm mép thì hay nhưng làm thì dở. Quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam không phải chỉ làm dở, làm đâu hỏng đấy mà đến lời nói cũng ngô ngọng, ngớ ngẩn. Mở mồm ra nói là bộc lộ một nền tảng văn hóa thấp kém, một nhân cách hèn mọn, một tư cách công dân thiếu vắng.