1. Ngày 24.2.2022 Nga nổ súng xâm lược Ukraine. Cùng với toàn dân Ukraine cầm súng đứng trong chiến hào chống quân Nga xâm lược và chỉ hai ngày sau, ngày 26.2.2022, từ chiến hào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kí đơn khẩn gửi Toà án Công lý Quốc tế, ICJ ở The Hague, Hà Lan, kiện Nga gây chiến xâm lược phi pháp đất nước Ukraine (*). Toà ICJ đã nhận đơn.
Trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục thảo luận sôi nổi về khả năng cũng như hậu quả đối với Trung Quốc nói riêng, châu Á và cộng đồng quốc tế nói chung nếu Trung Quốc tấn công – cưỡng chiếm Đài Loan, một giáo sư chuyên về chính sách quốc tế tại Nhật nhận định, tình huống được phỏng đoán như vừa kể là phi logic. Ít nhất năm nay, Trung Quốc chưa đụng tới Đài Loan, biển Đông mới là khu vực Trung Quốc có thể khuấy động, tạo thêm bất ổn.
Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.
Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”
(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)
Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 và hạm trưởng Ngụy Văn Thà, cả con tàu và chiến binh hạm trưởng đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh tư liệu
Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!
Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.
Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…
Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.
***
Hoàng Sa
Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người (*) Trái tim tôi đập về trong nớ Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi
Hoàng Sa, Hoàng Sa Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ Ðối với tôi đã là da thịt Dầu chỉ là một mảng san hô
Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ
Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người, Thành viên gạch hồng tươi Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự Giữ không rơi một giọt mật nào Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống
Em trai ơi! Trên đảo mù sương hôm đó có em tay cầm súng Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững
Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao Xin cho thơ tôi góp phát súng chào Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta
Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương
Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa! Tên người ngân buồn như bản thánh ca…
(1974- Khuyết danh)
(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.
Lần đầu tiên, tàu chiến Đức băng qua Biển Đông sau gần hai thập niên, kể từ năm 2002. Ngày 15-12-2021, khinh hạm Bayern đã đi theo lộ trình thương mại thông thường vào Biển Đông, một hành động được cho là Berlin muốn tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này cùng các nước phương Tây.
Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa”.
Việt Nam đón nhận các thay đổi trong môi trường quốc tế và quốc nội đầy biến động hiện nay như thế nào? Nếu đơn thương độc mã, Việt Nam chẳng có trọng lượng đáng nể nào trong Thượng đỉnh Trung – Mỹ cuối năm. Nhưng nếu đặt vào thế trận AUKUS vừa ra đời và một FOIP cần nhiều động lực (không gian Indo-Pacific tự do và rộng mở), Cấp cao Mỹ – Trung có một số ý nghĩa đối với Việt Nam.
Kỷ niệm 110 năm ngày “Song thập” (10 tháng Mười năm 1911), tức ngày “Quốc khánh” của nước “Trung hoa dân quốc” năm nay có thể sẽ khác mọi năm. Hàng trăm phi cơ chiến đấu từ lục địa xâm phạm vùng “nhận dạng phòng không-ADIZ” của Đài Loan đe dọa đảo quốc này từ mấy ngày qua. Trên RFI có bài viết nói rằng “Ngoại trưởng Đài Loan cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang “cận kề”, kêu gọi Úc chia sẻ thông tin tình báo và nhấn mạnh Đài Loan sẽ “tự vệ đến cùng” trong trường hợp bị tấn công”.
Chuyển động của tàu sân bay Anh và Mỹ gợi ý một cuộc tập trận giữa ba nhóm tác chiến tàu sân bay có thể sẽ diễn ra ở Biển Philippines trong những ngày tới.
Cả Mỹ, Anh, Nhật, Nga và TQ đều là những cường quốc sớm kiểm soát được dịch Covid. Hiện tại các nước này không còn bị quá tải y tế và chỉ còn các đợt bùng phát ở mức vừa và nhẹ. Chủ yếu là do khả năng miễn dịch cộng đồng đến từ việc tiêm vaccine đại trà.
Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 của Trung Quốc. Ảnh: Sina
Ngay trong ngày 21.9 Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Diễn đàn LHQ tuyên bố nhằm vào Trung Quốc: “Những nỗ lực thay đổi lãnh thổ bằng vũ lực, cưỡng bức kinh tế và thông tin sai lệch là các hành vi xấu mà Mỹ sẽ phản đối.”
Ngày này tháng này năm 1958 (14-9-1958) thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm “công nhận và ủng hộ” tuyên bố ngày 4 tháng 9 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ. Tiến trình sự việc được học giả TQ mô tả như sau:
Trung Quốc dường như đang tập hợp lực lượng hải cảnh ở quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hoặc một chiến dịch nào đó ở phía nam Biển Đông.
Dự báo của các chiến lược gia trong nước dường như đã diễn ra sớm hơn. Sau chuyến thăm Hà Nội của Phó Tổng thống Mỹ và trước Quốc khánh 2/9 năm nay của Việt Nam, Bắc Kinh đã yêu cầu tàu nước ngoài bắt buộc phải khai báo trước khi đi vào cái gọi là “lãnh hải” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc. Có thể thấy rõ, Việt Nam càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới.
Tàu Hải Dương Địa Chất 10 đang di chuyển trong vùng biển Việt Nam trong khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 nhiều khả năng đang tiến hành khảo sát trong vùng biển Philippines.
1. Tàu Hải Dương Địa Chất 10
Tín hiệu AIS trên trang Vessel Finder cho thấy tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) của Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam từ sáng 29.8, sau khi rời Quảng Châu từ ngày 27.8.
Vị trí của tàu Hải Dương Địa Chất 10 ngày 29.8. Ảnh: Twitter Dặng Duân
Khi đi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam, con tàu di chuyển với tốc độ 12,4 hải lý/giờ. Đây là tốc độ hành trình bình thường của con tàu và việc di chuyển như thế chưa có nghĩa là nó xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Vào 15 giờ, giờ Việt Nam, tàu này ở cách bờ biển Phú Yên khoảng 135 hải lý. Vị trí đích đến được báo báo trên trang Vessel Finder chỉ ghi là Nanhai (tức Biển Đông), với thời gian ước tính là 8 giờ ngày 31.8 (giờ UTC).
Di chuyển của Hải Dương Địa Chất 10 theo ghi nhận trên trang Vessel Finder
Dựa vào tốc độ hiện nay, con tàu có thể đến vùng biển Natuna của Indonesia vào thời điểm ước tính. Hướng di chuyển của con tàu cũng gợi ý nó nhiều khả năng sẽ không ghé vào quần đảo Trường Sa.
Tàu Hải Dương Địa Chất 10 là tàu khảo sát địa chất tổng hợp, được biên chế cho Cục Khảo sát Địa Chất Quảng Châu vào cuối năm 2017. Nó dài 75,8 mét, có lượng giãn nước 3.400 tấn, có thể hoạt động liên tục 8.000 hải lý, chở theo 58 thủy thủ.
Tàu Hải Dương Địa Chất 10. Ảnh trên mạng
Cùng với Hải Dương Địa Chất 8 và Hải Dương Địa Chất 9, Hải Dương Địa Chất 10 là một trong ba con tàu khảo sát địa chất thế hệ mới của Cục Khảo sát Địa Chất Quảng Châu.
Trong khi đó, tàu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) vẫn tiếp tục hoạt động trong EEZ Việt Nam nhiều ngày qua.
2. Tàu Hải Dương Địa Chất 8
Tín hiệu AIS cho thấy tàu Hải Dương Địa Chất 8 bắt đầu di chuyển vào EEZ 200 hải lý mà Philippines yêu sách ở Biển Đông từ ngày 28.8.
Đến chiều ngày 29.8, con tàu này vẫn tiếp tục di chuyển sâu vào EEZ Philippines theo hướng đông nam. Hộ tống tàu này chỉ có một tàu cá Yuemaoyugang92777, theo tín hiệu AIS.
Vị trí của tàu Hải Dương Địa Chất 8 ngày 29.8. Ảnh: Twitter Dặng Duân
Tốc độ di chuyển của tàu Hải Dương Địa Chất 8 là 4 hải lý/giờ. Đây là tốc độ di chuyển thường thấy của tàu này mỗi khi nó tiến hành hoạt động khảo sát, như thường thấy trong các đợt xâm nhập vùng biển Việt Nam vào năm 2019. Hiện Philippines vẫn chưa có phản ứng với động thái mới này.
Di chuyển của Hải Dương Địa Chất 8 theo ghi nhận trên trang Vessel Finder
Tôi sẽ tiếp tục cập nhật những di chuyển của hai con tàu này trong những ngày tới!
Không lực số 2 của Mỹ chở bà Kamala Harris đêm qua đã lăn bánh đáp xuống sân bân bay quốc tế Nội Bài lúc 22h35’. Cho đến trưa nay 25/8 (giờ Hà Nội), có biết bao chuyện “lạ mà quen” xung quanh chuyến công du đầu tiên của Phó Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Có lẽ khi về đến Washington, bà Kalama Harris và người Mỹ vẫn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, mà không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “Văn hoá” của sự không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?
Trong ngày đầu tiên gặp gỡ với các cấp lãnh đạo Việt Nam, Phó Tổng Thống Mỹ Kamala Harris đã tiếp tục công kích Trung Cộng và kêu gọi Việt Nam hãy cùng Hoa Kỳ chống lại sự sách nhiễu của Trung Cộng tại biển Đông.
Sáng thứ Ba ngày 24 tháng 8 theo giờ địa phương, trong phát biểu trước khi kết thúc chuyến thăm Singapore để sang Việt Nam, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã thẳng thừng lên án đích danh Bắc Kinh tiếp tục áp chế, hăm dọa và vơ nhận chủ quyền trái pháp luật tại khu vực biển Đông. Bà Harris bảo rằng, Trung Cộng đã xem thường trật tự dựa trên luật lệ quốc tế và đe dọa đến chủ quyền các quốc gia khác.
Qua màn đấu khẩu của hai Ngoại trưởng Trung Quốc và Hoa Kỳ, việc Trung Quốc gây xung đột trên Biển Đông để giảm bớt các mâu thuẫn về nội trị là chuyện có thể xảy ra. Chỉ những ai quên bài học lịch sử cũng như chưa giải mã thấu đáo các thông điệp của Bắc Kinh lâu nay mới mơ hồ về việc Trung Quốc sẽ “ra tay” ở Biển Đông.
Địa chính trị của Việt Nam là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp Việt Nam nhanh chóng hùng cường, nhưng nó cũng có thể cắt Việt Nam một cách thảm thương. Kết quả tốt hay xấu đều tùy thuộc vào sự quyết định của người Việt Nam.
Trung Quốc đã nói rõ là họ phải sở hữu 80% diện tích biển Đông. Ngoài những lời tuyên bố được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đường lưỡi bò là một sự xác quyết rõ ràng và bá quyền nhất cho tham vọng này. Điều đó có nghĩa, toàn bộ những gì Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, trước sau cũng sẽ bị họ đánh chiếm (có chiếm được không lại là chuyện khác).
Cuốn sách sắp ra mắt của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, về ‘hậu trường’ ngoại giao giữa hai cựu thù tiết lộ nhiều điều chưa được biết đến, trong đó có việc Mỹ đã làm gì để Việt Nam đồng ý cho chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Đảo Phú Lâm (Woody Island), thủ phủ thành phố Tam Sa mà Trung Quốc lập ra trên Biển Đông, tháng 12/2020. Ảnh: Planet Labs, Inc/ RFA
Tóm tắt:
– Ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã chính thức lập thành phố Tam Sa. Thành phố này có tổng diện tích vùng đất và vùng nước lên đến 2 triệu km2, nhưng dân số chỉ khoảng 2.000 người, chủ yếu tập trung trên đảo Phú Lâm.
– Sau 9 năm xây dựng, chính quyền Bắc Kinh đã nâng cấp tiện ích trên rất nhiều hòn đảo thuộc thành phố, cả quân sự lẫn dân sự, đầu tư thu mua các công nghệ nước ngoài và thực hiện việc kiểm soát và giám sát hành chính từ tiền đồn của họ trên đảo Phú Lâm.
– Chính quyền Trung Quốc đang dùng các phương tiện dân sự của thành phố Tam Sa để làm vỏ bọc cho tham vọng kiểm soát các vùng biển mà nước này có yêu sách trên Biển Đông.
Ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã tổ chức một buổi lễ khánh thành trên đảo Phú Lâm (Woody Island) để tuyên bố với các bên tranh chấp trên Biển Đông về việc thành lập một đơn vị hành chính có tên là thành phố Tam Sa (Sansha). Tam Sa là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Nam (Hainan), và có thủ phủ đặt tại đảo Phú Lâm. [1]
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, thành phố này được thành lập để quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Zhongsha Islands – cách gọi của Trung Quốc để chỉ bãi cạn Scarborough và bãi Macclesfield). [2] Thẩm quyền pháp lý của chính quyền thành phố Tam Sa trải rộng trên hơn 280 hòn đảo, bãi cạn, rạn san hô, các thực thể khác và vùng nước xung quanh chúng. Tổng diện tích vùng đất và vùng nước là hơn 2 triệu km2. Tam Sa có dân số thường trú là 1.800 người, không tính lực lượng quân đội đóng trên các căn cứ của thành phố. [3]
Lễ khánh thành thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm ở tỉnh Hải Nam, cực Nam của Trung Quốc, ngày 24/7/2012. Ảnh: Xinhua
Một bản đồ của Trung Quốc ghi rõ “đường lưỡi bò” và thành phố Tam Sa. Ảnh: SMCP
Đến tháng 4/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc lại ra quyết định thành lập thêm hai đơn vị hành chính cấp quận cho thành phố Tam Sa (quận Tây Sa và quận Nam Sa). [4]
Cho đến nay, thành phố Tam Sa đã phát triển nhanh chóng, không chỉ về khả năng kiểm soát hành chính, khả năng quân sự mà thậm chí còn cả về kinh tế, du lịch và an sinh xã hội cho người dân trên đảo. [5] Sự phát triển nhanh chóng của đơn vị hành chính này đang gây trở ngại khá lớn cho các bên tham gia tranh chấp trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Vậy, 9 năm sau khi thành lập, Tam Sa hiện giờ ra sao?
Phát triển các tiện ích dân sự
Sau 9 năm phát triển, đảo Phú Lâm, thủ phủ của thành phố Tam Sa, hiện đã trở nên nhộn nhịp hơn nhờ có bến cảng được mở rộng, kho đông lạnh thủy sản, máy phát điện dự phòng, nơi sửa chữa tàu, nơi tiếp nhiên liệu cùng hàng loạt công trình tiện ích khác. [6]
Trong Báo cáo Hàng hải Trung Quốc số 12 của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (China Maritime Studies Institute) thuộc trường Đại học Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval War College – NWC), tác giả Zachary Haver (ông là chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc và Biển Đông, hiện đang là nhà phân tích tình báo của một công ty an ninh mạng Hoa Kỳ tên là Recorded Future) tường thuật rằng các tiện ích dân sự trên đảo cũng được đầu tư kỹ lưỡng, như nhà ở công cộng, trường học, các cơ quan tư pháp, phủ sóng mạng 5G, dịch vụ hàng không (phục vụ cho dân sự và giới học giả ngành hàng hải của Trung Quốc). [7]
Trước đây, đảo Phú Lâm là nơi khan hiếm nước ngọt vì mạch nước ngầm trên đảo thường bị nhiễm mặn và nếu sử dụng lâu dài sẽ phá hủy hệ sinh thái trên đảo. Tuy nhiên, từ năm 2016, chính quyền thành phố Tam Sa đã khắc phục được vấn đề nước bằng các hệ thống lọc nước mặn và xử lý nước thải. [8]
Trên Đảo Cây (Tree Island), vào năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách xây dựng các khu nhà ở và phát triển các khu trồng trọt, nông trại để biến nó thành một nơi thích hợp cho con người cư trú. Trong khi đó, ở Cồn cát Tây (West Sand) – một hòn đảo rộng khoảng 10 dặm vuông với một tòa nhà và một công trình trông giống máy bơm khử muối, Trung Quốc đang tích cực trồng cây để ngăn không cho hòn đảo này bị xâm thực và xói mòn đất. [9]
Cũng theo Zachary Haver trong cùng báo cáo, [10] chính quyền thành phố Tam Sa còn thiết lập hoàn thiện hệ thống tổ chức đảng và chính quyền trên những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng và thiết kế các tour du lịch đến thành phố, cũng như khuyến khích các công ty hoạt động và phát triển nghề cá tại đây. [11]
Thu mua công nghệ
Theo RFA, thông qua thành phố Tam Sa, chính phủ Trung Quốc đã mua hoặc lên kế hoạch mua các phần cứng, phần mềm, thiết bị giám sát hàng hải, giám sát đất liền, an ninh thông tin và các thiết bị khác từ 25 công ty có trụ sở tại Mỹ, Nhật Bản, Italy, Australia, Đài Loan và các quốc gia khác. [12]
RFA khai thác được 13 hợp đồng của chính phủ và các tài liệu liên quan cho thấy rằng từ năm 2016 đến 2020, 10 thực thể thuộc hệ thống đảng – nhà nước Trung Quốc có liên kết với thành phố Tam Sa đã mua hoặc lên kế hoạch mua tổng cộng 66 mặt hàng với tổng giá trị lên đến 930.000 USD. [13] Hầu hết các hợp đồng đều được ký kết trong năm 2020.
Chi phí công nghệ nước ngoài mà thành phố Tam Sa mua lại (tính theo nhân dân tệ). Ảnh: RFA
Theo RFA, rất có thể những tài liệu mà họ tìm thấy chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm. Trong năm 2020, chính quyền thành phố đã phát hơn 700 thông báo đấu thầu, hợp đồng và các tài liệu có chứa bằng chứng chuyển giao công nghệ.
Khoảng ¼ các công nghệ được thành phố Tam Sa thu mua là để trang bị cho các tàu của lực lượng chấp pháp hàng hải,bao gồm tàu tuần tra, tàu đổ bộ, tàu tấn công và thiết bị dưới nước không người lái. [14] Tất cả các vật phẩm được thành phố thu mua đều nhằm mục đích sử dụng trên Biển Đông.
Kiểm soát hành chính
Chính quyền trung ương cũng ra sức phát triển năng lực quân sự và bán quân sự ở Tam Sa. Chính quyền thành phố đã thiết lập một cơ chế phòng thủ chung giữa quân đội và cảnh sát dân sự, phát triển lực lượng chấp pháp và dân quân biển, [15] và thành lập một trung tâm chỉ huy chung cho các lực lượng quân sự, cảnh sát biển dân sự và dân quân hàng hải. [16]
Sự phát triển nhanh chóng của thành phố Tam Sa là để đáp ứng được nhu cầu cấp bách phải kiểm soát các thực thể đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. [17] Chính quyền Trung Quốc đã dùng các phương tiện dân sự của thành phố Tam Sa để làm vỏ bọc cho tham vọng kiểm soát các vùng biển mà Trung Quốc có yêu sách trên Biển Đông. Các nguồn lực để “chi viện” cho Tam Sa hầu hết đều được lấy từ đất liền.
Việc kiểm soát Biển Đông thông qua thành phố Tam Sa là một phần trong chiến lược củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và ngăn chặn các quốc gia khác củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ. [18] Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược này từ những năm 2000, sau một thời gian trì hoãn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
6. 王子谦 [Wang Ziqian] and 王晓斌 [Wang Xiaobin], 三沙市永兴综合码头一期交付使用 [“Sansha City Yongxing Integrated Wharf First Phase Delivered for Use”], 中国新闻网 [China News Net], July 18, 2013, https://perma.cc/TJ3U-E8RW.
7. Haver, Zachary, “China Maritime Report No. 12: Sansha City in China’s South China Sea Strategy: Building a System of Administrative Control” (2021). CMSI China Maritime Reports. 12. https://digital-commons.usnwc.edu/cmsi-maritime-reports/12
Trong cuộc họp báo ngày 21.7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết ông trông đợi “đưa ra những phát biểu quan trọng tại Singapore về cách chúng ta củng cố một trong những tài sản chiến lược vô song trong khu vực, đó là mạng lưới đồng minh và đối tác hùng mạnh của chúng ta”.