Tin Biển Đông ngày 26-4-2021

BTV Tiếng Dân

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng 24/4, tàu hải cảnh TQ CCG 5304 đã thực hiện lần xâm nhập thứ 22 vào khu vực lô khai thác dầu khí 05.03 và các lô kế cận của VN. Còn tại cụm đảo Sinh Tồn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, hai tàu cảnh sát biển (CSB) 8001 và 8002 của VN vẫn duy trì sự hiện diện ở đây. 

Tin Biển Đông ngày 23-4-2021

BTV Tiếng Dân

RFA đưa tin: Tàu cá Trung Quốc vào sát bờ đánh bắt khiến ngư dân Việt kêu cứu. Tin cho biết, ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cung cấp 2 đoạn video được quay vào ngày 10/4 cho thấy, hai tàu cá vỏ sắt của TQ đã vào sát bờ biển VN, cách đảo Cát Bà, Hải Phòng chỉ 35 hải lý về phía Nam, để đánh bắt hải sản. Ngư dân ở hiện trường khẳng định, không thấy cảnh sát biển Việt Nam ra bảo vệ bờ biển.

Tin Biển Đông ngày 22-4-2021

BTV Tiếng Dân

Bài thứ nhất trong loạt bài phóng sự của báo Thanh Niên ở quần đảo Trường Sa – Tuyến đầu Tổ quốc: Ghi ở bãi Ba Đầu. Bài báo ghi lại một số trải nghiệm của PV báo Thanh Niên khi đến tìm hiểu thực địa ở khu vực Đá Ba Đầu, giữa tháng 4/2021. Một cựu chiến binh cho biết: “Từ giữa năm 1988, khi tôi ra Trường Sa làm nhiệm vụ đặc biệt, bãi Ba Đầu đã là điểm nóng và tàu thuyền Trung Quốc luôn thường trực, nhăm nhăm đặt phao nổi trên đó”.

Tin Biển Đông ngày 20-4-2021

BTV Tiếng Dân

Zing đưa tin: Trung Quốc tập trận ném bom trên không sau tuyên bố của Mỹ – Nhật. South China Morning Post dẫn tin từ Đài Truyền hình TƯ TQ (CCTV) tiết lộ, Chiến khu Đông bộ của Quân đội TQ (PLA) vừa triển khai hàng chục máy bay ném bom H-6K trong cuộc diễn tập bắn đạn thật, diễn ra ngay sau khi Mỹ – Nhật ra tuyên bố chung về Biển Hoa Đông và Biển Đông. 

Tin Biển Đông ngày 19-4-2021

BTV Tiếng Dân

Trang An Ninh Thủ Đô có bài: Động thái mới gây lo ngại của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự kiện nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của TQ lần đầu tiên xuất hiện ở phía Nam Biển Đông, có thời điểm chỉ cách bờ biển Quy Nhơn khoảng 300km, đang được công luận quan tâm, trong bối cảnh tình hình Biển Đông gần đây “nóng” lên bởi một loạt hành động quân sự mới của Bắc Kinh.

Thấy gì qua sự kiện chính quyền Biden cùng với Philippines đối đầu với Trung Quốc ở đá Ba Đầu?

Khoa Lê

19-4-2021

Tháng 3 vừa qua Trung Quốc đưa hơn 200 tàu “đánh cá” nguỵ trang dàn ra khắp các đảo tranh chấp trên biển Đông. Ngay sau đó Mỹ và Philippines đáp trả với việc đưa hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và chiến hạm thuỷ bộ Makin Island phối hợp với 4 chiến hạm của Philippines tới rặng san hô đá Ba Đầu (Whitsun Reef). Khả năng sử dụng vũ lực đáp trả nếu tàu Trung Quốc tấn công, đã được đặt ra.

Điểm nóng lệch từ Biển Đông lên Đài Loan và Đông Bắc Á?

Jackhammer Nguyễn

17-4-2021

Nguyên thủ nước ngoài đầu tiên mà tổng thống Mỹ Joseph Biden đón tiếp tại tòa Bạch Ốc là thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, ngày 16/4/2021. Quốc gia đầu tiên mà thủ tướng Suga công du sau khi lên cầm quyền là Việt Nam, ngày 18/10/2020.

Bản tin ngày 17-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Một tuần sau khi kết thúc cuộc tập trận gần Đài Loan, tàu sân bay Trung Quốc tiến xuống Biển Đông, VnExpress đưa tin. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố ảnh vệ tinh chụp hôm qua 16/4, cho thấy, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của TQ di chuyển trên Biển Đông, cách căn cứ Du Lâm của đảo Hải Nam gần 500 km về phía đông nam. Nhóm này gồm tàu sân bay Liêu Ninh và ít nhất 3 tàu đi kèm, khả năng là tàu khu trục phòng không Type-052D, tàu hộ vệ tên lửa Type-054A và tàu hậu cần Type-901.

Có phải đảng CSVN đang chuẩn bị quà sinh nhật 100 năm ngày thành lập đảng CSTQ?

Trương Nhân Tuấn

15-4-2021

Tập Cận Bình muốn làm một cái gì đó trong năm nay để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập đảng (ngày 23 tháng 7 năm 1921).

Tin Biển Đông ngày 14-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tổng Thư ký NATO lên án Trung Quốc bắt nạt láng giềng ở Biển Đông, VTC đưa tin. Phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Đối thoại Raisina của Ấn Độ hôm qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo, sự trỗi dậy của TQ được xem là vấn đề mang tính toàn cầu, tất cả các nước cần phải quan tâm đến vấn đề này.

Luật Hải Cảnh của Trung Quốc đã thay đổi cấu trúc an ninh khu vực như thế nào

AMTI

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Dịch giả: Trúc Lam

12-4-2021

Nhìn bề ngoài, tình hình Biển Đông không có nhiều thay đổi so với trước khi Luật Hải Cảnh của Trung Quốc được thông qua, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2021. Trung Quốc vẫn đang sử dụng chiến thuật vùng xám để xua đuổi ngư dân và quấy rối các dự án thăm dò tài nguyên từ các nước tranh chấp lãnh thổ khác ở Biển Đông. Tuy nhiên, bức tranh về Biển Đông trở nên ảm đạm hơn nhiều.

Gác chân nhìn đối thủ!

Lương Hải

13-4-2021

Hình ảnh “gác chân nhìn đối thủ” của Hạm trưởng Khu trục hạm USS Mustin (DDG – 89) của Mỹ … đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới!

Tin Biển Đông ngày 13-4-2021

BTV Tiếng Dân

Diễn biến mới vụ đá Ba Đầu: Bộ Ngoại giao Philippines triệu hồi Đại sứ TQ, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Hôm nay, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập Hoàng Khê Liên (Huang Xilian), đại sứ TQ tại Philippines, trong bối cảnh các tàu dân binh TQ vẫn tiếp tục hiện diện phi pháp tại khu vực Đá Ba Đầu, thuộc cụm đảo Sinh Tồn, nằm trong quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên đại sứ TQ bị Bộ Ngoại giao Philippines triệu tập kể từ khi đảm nhận cương vị đặc phái viên của TQ tại Manila.

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc có thể bị ông Biden làm cho phá sản

Trương Nhân Tuấn

13-4-2021

Trung Quốc đã sử dụng một phương cách cổ điển, họ sử dụng lui tới nhiều lần và lần nào cũng thành công. Đó là phương cách sử dụng lực lượng “dân quân biển” và chiến thuật “vùng xám”.

Trở ngại của Mỹ ở Đông Nam Á: Từ Việt Nam và Philippines

Jackhammer Nguyễn

12-4-2021

Hai quốc gia đối đầu nhiều nhất với Bắc Kinh ở Đông Nam Á lại là trở ngại lớn của Mỹ trong khu vực này, qua nỗ lực chống Trung Quốc: Đó là Việt Nam và Philippines. Trở ngại ở đây không phải là họ chống Mỹ, mà là họ không hợp tác hoàn toàn với Mỹ trong việc chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh.

Tin Biển Đông ngày 12-4-2021

BTV Tiếng Dân

VnExpress đưa tin: Tàu sân bay Trung Quốc vào Biển Đông. Cơ quan Vũ trụ châu Âu công bố hình ảnh vệ tinh, chụp ngày 10/4, cho thấy, sau khi vào Thái Bình Dương tập trận, qua eo biển Miyako của Nhật Bản, nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của TQ đã trở về Biển Đông qua eo biển Luzon, ngoài khơi quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines.

Tin Biển Đông ngày 9-4-2021

BTV Tiếng Dân

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về sự kiện leo thang căng thẳng mới: Tàu tên lửa Trung Quốc rượt đuổi tàu chở phóng viên Philippines ở Biển Đông? PV Chiara Zambrano của đài ABS-CBN cho biết, hôm qua, khi đội của cô đi thuyền máy đến một số thực thể ở Biển Đông, trong đó có Bãi Cỏ Mây, để đưa tin về những hành động mới nhất của TQ ở khu vực, thuyền của họ đã bị tàu hải cảnh và tàu tên lửa Type 022 của TQ truy đuổi.

Tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc tung hoành ở Trường Sa

Đặng Sơn Duân

9-4-2021

1. Tàu tên lửa Type 022

Ngày 8.4, Trung Quốc đã sử dụng 2 tàu tên lửa Type 022 để ngăn chặn và truy đuổi một chiếc thuyền máy được các phóng viên Philippines thuê để tiếp cận bãi Cỏ Mây trong một sự kiện được đánh giá là bước ngoặt trong hoạt động triển khai của Trung Quốc ở khu vực.

Tin Biển Đông ngày 8-4-2021

BTV Tiếng Dân

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời về tình hình căng thẳng ở Biển Đông. VTC dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Việt Nam theo dõi sát diễn biến ở đá Ba Đầu. Khi được hỏi về vụ hàng trăm tàu dân binh TQ đang hiện diện ở khu vực cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời: 

Tin Biển Đông ngày 7-4-2021

BTV Tiếng Dân

Vụ căng thẳng ở khu vực Đá Ba Đầu, Trung Quốc lại bao biện về đội tàu trên Biển Đông, VnExpress đưa tin. Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ phản bác cáo buộc nhắm vào “dân quân biển”: “Tôi không hiểu tại sao một số bên liên quan lại gọi các ngư dân Trung Quốc là dân quân biển”. Họ Triệu cho rằng “ngư dân” TQ có quyền “đánh bắt và trú ẩn trong khu vực suốt hàng nghìn năm”.

Mỹ: Lục quân điều chỉnh để thích ứng với xung đột ở Thái Bình Dương

Blog VOA

Trân Văn

7-4-2021

Một số sĩ quan cao cấp nhất của Lục quân Mỹ vừa khẳng định: Những thay đổi gần đây cả về cấu trúc, chiến thuật lẫn trang bị đều nhằm giúp lục quân có thể thích ứng với những đặc điểm của khu vực Thái Bình Dương chứ không phải để thay thế vai trò của Thủy quân lục chiến Mỹ tại khu vực này (*).

Tin Biển Đông ngày 6-4-2021

BTV Tiếng Dân

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng hôm qua, tàu hải cảnh TQ CCG 5304 đã thực hiện lần xâm nhập thứ 15 vào khu vực lô khai thác dầu khí 05.03, đi qua cả lô khai thác 06.01 và 05-1B, đều là các lô khai thác nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Đến khoảng 9h13’ sáng qua, tàu CCG 5304 đổi hướng di chuyển, chạy xuống theo hướng Đông Nam và dừng lại ở chỗ chỉ cách Côn Đảo khoảng 165 hải lý. 

Samsung cũng xài bản đồ đường lưỡi bò…

Một trang web như Baidu dù xâm phạm chủ quyền biển đảo vẫn có thể dễ dàng truy cập tại Việt Nam trong khi những trang liên quan đến nhân quyền, tin tức đối ngược thì bị chặn.

Mỹ kéo Âu Châu vào cuộc

Lê Minh Nguyên

5-4-2021

Năm 2018, Mỹ đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất của Mỹ tham gia dự án tàu ngầm do Đài Loan tự đóng.

Nên nhường hay nên chiến!?

Lê Minh Nguyên

3-4-2021

Hôm Thứ Sáu 2/4 bộ trưởng ngoại giao Phi, ông Teodore Locsin, gặp người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị ở Bắc Kinh, để thuyết phục Bắc Kinh rút hơn 200 tàu ra khỏi khu vực Đá Ba Đầu.

Việt Nam có thể… “chơi dao hai lưỡi”

Trương Nhân Tuấn

2-4-2021

Tình hình Đá Ba Đầu những ngày đầu tháng Tư có vẻ “giảm nhiệt”, nếu ta tin tưởng rằng các tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc tụ tập khu vực này đã “tản ra ở một khu vực rộng lớn hơn”, như báo chí Phi đăng tin.

Trung Quốc toan tính gì ở đá Ba đầu?

Trương Nhân Tuấn

1-4-2021

Đội tàu Trung Quốc tại đá Ba đầu. Ảnh chụp ngày 7/3/2021. Nguồn: Reuters

Báo chí nước ngoài từ ngày 7 tháng 3 năm 2021 đăng tin, lực lượng hải cảnh của Phi ra bố cáo cho biết, có khoảng 200 tàu đánh cá của Trung Quốc đã neo đậu ở bãi đá Whitsun, tên Việt Nam là đá Ba đầu, bãi đá này cách bờ biển của Phi, đảo Palawan, là 175 hải lý.

Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?

Trương Nhân Tuấn

24-3-2021

Ảnh: Google

Đây là một thực thể địa lý “lúc chìm lúc nổi”, thuộc nhóm đảo Sinh tồn, thuộc quần đảo Trường Sa.

Đá Ba Đầu: Mỹ chống lưng Phi

Lê Minh Nguyên

23-3-2021

Đây là cách Mỹ lấy lại niềm tin từ những đồng minh của mình và tạo thế chính danh cho sức mạnh vũ lực.

Đối thoại Bộ tứ đã vạch ra một đường phân thuỷ

Tầm Nhìn

Phạm Sơn

18-3-2021

Lãnh đạo Bộ Tứ Nhật, Mỹ, Úc, Ấn (Từ trái qua)