Sau 1945 Đài Loan trả lại cho ai?

Trương Nhân Tuấn

7-8-2022

Nhiều sử gia, học giả quốc tế, những người thường hay vịn vào Hòa ước San Francisco 1951 để nói rằng, Đài Loan được trả về cho Trung Hoa nhưng không biết là giao cho phe nào, cộng sản ở Bắc Kinh hay Quốc Dân Đảng ở Đài Bắc. Họ cho rằng, tình trạng mù mờ về chủ quyền của Đài Loan (Bành Hồ và một số các đảo khác) đến từ sự thiếu minh bạch này của Hòa ước. Thật vậy, điều 2 Hòa ước không nói rõ là Đài Loan sẽ trả cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch hay là trả cho chính phủ cộng sản của Mao ở Bắc Kinh.

Khủng hoảng eo biển Đài Loan

Đặng Sơn Duân

5-8-2022

Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay xung quanh Đài Loan, với các vụ phóng tên lửa liên tiếp trong ngày 4.8.

Cơ hội quan sát năng lực thực tiễn của PLA

Mick Ryan

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt, dịch

4-8-2022

Hành vi gây hấn của Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Chiến khu Đông bộ, như thể hiện trong hình ảnh này, sẽ cung cấp những hiểu biết có giá trị về tư duy và năng lực quân sự của Trung Quốc trong những ngày tới.

Chính sách “một Trung Quốc” đã lỗi thời

Trần Trung Đạo

4-8-2022

Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen). Ảnh trên mạng

Chính Sách “Một Trung Quốc” (One China Policy) bắt nguồn từ chiến lược hòa hoãn với Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger.

Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi thực chất là khẳng định cam kết của Mỹ đối với các đồng minh của họ

Trương Nhân Tuấn

3-8-2022

Ảnh trên mạng

Trong các đồng minh “cật ruột” của Mỹ, duy nhất có Đài Loan bị Mỹ cho vào “vùng xám”.

Trung Quốc leo thang chiến tranh?

Lâm Bình Duy Nhiên

3-8-2022

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã tới Đài Loan hôm 2/8, bất chấp phản đối của Bắc Kinh. Ảnh trên mạng

Một bà cụ 82 tuổi. Một ông già 80 tuổi. Họ là Chủ tịch Hạ viện và Tổng thống Hoa Kỳ. Cả hai đều thuộc loại “cáo già” trong quan hệ ngoại giao và trong lĩnh vực địa chính trị.

Bắc Kinh sẽ làm gì nếu bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan?

Trương Nhân Tuấn

1-8-2022

Theo tôi, như ý kiến đã nói hôm qua, ông Tập Cận Bình đã khẳng định lại cái “nguyên trạng – statu quo” hai bờ eo biển Đài Loan, cũng là nguyên tắc nền tảng mà quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc đặt lên từ nhiều năm nay: “Hai bờ eo biển Formosa thuộc về một nước TQ”.

Ủng hộ dân chủ, khuyến khích dân chủ hóa… là những phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề Đài Loan

Trương Nhân Tuấn

31-7-2022

Cuộc điện đàm giữa Biden và Tập hôm kia được Bộ Ngoại giao Trung Quốc ghi lại hôm qua. Theo bản tin, điều cần nhấn mạnh, theo tôi, là ý nghĩa của “statu quo” giữa hai bờ eo biển Formosa.

Nguy cơ khủng hoảng eo biển Đài Loan vào tháng 8

Đặng Sơn Duân

22-7-2022

Một cuộc khủng hoảng Mỹ – Trung đang dần ló dạng xung quanh chuyến thăm Đài Loan được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

Trung Quốc tập trận lớn ở Biển Đông

Đặng Sơn Duân

16-7-2022

Theo nguồn tin của tôi, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan sẽ không ghé vào Đà Nẵng vào ngày 18.7 như kế hoạch trước đó, mặc dù nhóm tác chiến tàu này đã tiến vào Biển Đông.

Nhu cầu một Khối Liên Phòng Ấn Độ – Thái Bình Dương

Đào Tăng Dực

16-7-2022

Khi duyệt lại lịch sử chiến tranh thế giới, chúng ta ý thức rằng Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc vào năm 1945 đã đưa đến sự bại trận của phe Trục bao gồm các cường quốc quân sự chính như Đức Quốc Xã, Phát Xít Ý, Phát Xít Nhật và sự chiến thắng của phe Đồng Minh bao gồm các cường quốc chính như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Hoa và Liên Xô.

Tôn trọng chính kiến và thước đo giá trị

Nguyễn Ngọc Chu

8-4-2022

Những điều chúng ta bàn luận về chiến tranh Nga – Ukraine – ủng hộ, phản đối, chê bai hay ngưỡng mộ – chẳng mảy may tác động lên số phận của Ukraine và Nga, mà tác động trực tiếp lên chính số phận của chúng ta.

Gạc Ma và Chiến tranh

Huy Đức

14-3-2022

Người dân thả hoa đăng, tưởng niệm những chiến sĩ ngã xuống ở Gạc Ma. Nguồn: Huy Đức

Tối qua, 13-3-2022, tại Cửa Nhượng, biển Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, 27 cựu binh sống sót trong cuộc thảm sát Gạc Ma đã làm lễ thả đèn hoa đăng tưởng nhớ 64 đồng đội của mình hy sinh 34 năm trước. Thân nhân của 12 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng có mặt. Sáng nay, 14-3-2022, lễ dâng hương tưởng niệm đã diễn ra trang trọng bên biển Thiên Cầm.

34 năm Gạc Ma, 48 năm Hoàng Sa

Phạm Đình Trọng

13-3-2022

1. Ngày 24.2.2022 Nga nổ súng xâm lược Ukraine. Cùng với toàn dân Ukraine cầm súng đứng trong chiến hào chống quân Nga xâm lược và chỉ hai ngày sau, ngày 26.2.2022, từ chiến hào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kí đơn khẩn gửi Toà án Công lý Quốc tế, ICJ ở The Hague, Hà Lan, kiện Nga gây chiến xâm lược phi pháp đất nước Ukraine (*). Toà ICJ đã nhận đơn.

Vụ tai nạn Y-8, Hải cảnh 5901 áp sát Tư Chính

Đặng Sơn Duân

12-3-2022

Tàu Hải cảnh 5901 và 5305 của Trung Quốc đã có những di chuyển khá khiêu khích ở Bãi Tư Chính vào đêm 11.3 trước khi tiến xuống vùng biển Indonesia.

2022 – Không phải Đài Loan, biển Đông mới là khu vực cần cảnh giác với Trung Quốc

VOA

Trân Văn

19-1-2022

Trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục thảo luận sôi nổi về khả năng cũng như hậu quả đối với Trung Quốc nói riêng, châu Á và cộng đồng quốc tế nói chung nếu Trung Quốc tấn công – cưỡng chiếm Đài Loan, một giáo sư chuyên về chính sách quốc tế tại Nhật nhận định, tình huống được phỏng đoán như vừa kể là phi logic. Ít nhất năm nay, Trung Quốc chưa đụng tới Đài Loan, biển Đông mới là khu vực Trung Quốc có thể khuấy động, tạo thêm bất ổn.

Khi bài thơ Hoàng Sa vượt vĩ tuyến 17 vô Nam

Lê Đức Dục

17-1-2022

Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.

Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”

(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 và hạm trưởng Ngụy Văn Thà, cả con tàu và chiến binh hạm trưởng đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh tư liệu

Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!

Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.

Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…

Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.

***

Hoàng Sa

Xin kể thêm tôi
thành mười chín triệu một người (*)
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi

Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ
Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ
Ðối với tôi đã là da thịt
Dầu chỉ là một mảng san hô

Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ
Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ
Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ

Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người,
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ
Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự
Giữ không rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào
Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống

Em trai ơi!
Trên đảo mù sương
hôm đó có em tay cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững

Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi góp phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng
Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta

Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga
Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm
Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng
Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương

Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ
Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca…

(1974- Khuyết danh)

(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.

Sau Singapore, tàu chiến Đức sẽ cập cảng Sài Gòn

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

21-12-2021

Lần đầu tiên, tàu chiến Đức băng qua Biển Đông sau gần hai thập niên, kể từ năm 2002. Ngày 15-12-2021, khinh hạm Bayern đã đi theo lộ trình thương mại thông thường vào Biển Đông, một hành động được cho là Berlin muốn tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này cùng các nước phương Tây.

Lịch sử thường hay dẫm vào chính vết chân mình

Tạ Duy Anh

1-11-2021

(Phát biểu online của tôi tại Lễ ra mắt sách “Sống với Trung Quốc”, sáng 31-10-2021 tại Đài Loan)

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nghiên cứu Quốc tế

Trần Hùng, biên dịch từ WSJ

29-10-2021

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Bảy đảo nhân tạo của Trung Quốc và lý do Tập phải xây nhanh

Trần Trung Đạo

28-10-2021

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa”.

Cần cảnh giác về chức năng quân – dân sự của thiết bị định vị Bắc Đẩu Trung Quốc tại Biển Đông

Nghiên cứu Biển Đông

27-10-2021

Tên lửa Trường Chinh-3B đưa vệ tinh định vị của Trung Quốc lên quỹ đạo. Ảnh: Global times

Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ Định vị Bắc Đẩu, hỗ trợ các lực lượng chấp pháp của nước này tại Biển Đông.

Cấp cao Trung – Mỹ: Việt Nam nên làm gì?

Blog VOA

Hoàng Trường

12-10-2021

Việt Nam đón nhận các thay đổi trong môi trường quốc tế và quốc nội đầy biến động hiện nay như thế nào? Nếu đơn thương độc mã, Việt Nam chẳng có trọng lượng đáng nể nào trong Thượng đỉnh Trung – Mỹ cuối năm. Nhưng nếu đặt vào thế trận AUKUS vừa ra đời và một FOIP cần nhiều động lực (không gian Indo-Pacific tự do và rộng mở), Cấp cao Mỹ – Trung có một số ý nghĩa đối với Việt Nam.

Nếu Tập Cận Bình quyết định giải phóng Đài Loan…

Trương Nhân Tuấn

5-10-2021

Kỷ niệm 110 năm ngày “Song thập” (10 tháng Mười năm 1911), tức ngày “Quốc khánh” của nước “Trung hoa dân quốc” năm nay có thể sẽ khác mọi năm. Hàng trăm phi cơ chiến đấu từ lục địa xâm phạm vùng “nhận dạng phòng không-ADIZ” của Đài Loan đe dọa đảo quốc này từ mấy ngày qua. Trên RFI có bài viết nói rằng “Ngoại trưởng Đài Loan cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang “cận kề”, kêu gọi Úc chia sẻ thông tin tình báo và nhấn mạnh Đài Loan sẽ “tự vệ đến cùng” trong trường hợp bị tấn công”.

AUKUS là Hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Vũ Văn Lê, dịch từ WSJ

30-9-2021

Hãy tưởng tượng nếu Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và khối này hoán đổi công nghệ và phối hợp quốc phòng.

Chuyển động tàu sân bay, tàu Đại Dương, tàu Hải Dương 10

Đặng Sơn Duân

27-9-2021

Chuyển động của tàu sân bay Anh và Mỹ gợi ý một cuộc tập trận giữa ba nhóm tác chiến tàu sân bay có thể sẽ diễn ra ở Biển Philippines trong những ngày tới.

Ngoại giao vaccine và chính sách Biển Đông

Dương Quốc Chính

25-9-2021

Cả Mỹ, Anh, Nhật, Nga và TQ đều là những cường quốc sớm kiểm soát được dịch Covid. Hiện tại các nước này không còn bị quá tải y tế và chỉ còn các đợt bùng phát ở mức vừa và nhẹ. Chủ yếu là do khả năng miễn dịch cộng đồng đến từ việc tiêm vaccine đại trà.

Việt Nam chẳng việc gì phải sợ hãi!

Lưu Trọng Văn

24-9-2021

Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Ngay trong ngày 21.9 Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Diễn đàn LHQ tuyên bố nhằm vào Trung Quốc: “Những nỗ lực thay đổi lãnh thổ bằng vũ lực, cưỡng bức kinh tế và thông tin sai lệch là các hành vi xấu mà Mỹ sẽ phản đối.

Lập luận cho rằng VNCH và VNDCCH từng là hai quốc gia, đã đưa VN vô “ngõ hẹp” về pháp lý

Trương Nhân Tuấn

14-9-2021

Ngày này tháng này năm 1958 (14-9-1958) thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm “công nhận và ủng hộ” tuyên bố ngày 4 tháng 9 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ. Tiến trình sự việc được học giả TQ mô tả như sau:

Hải cảnh Trung Quốc hội quân ở Trường Sa

Đặng Sơn Duân

10-9-2021

Trung Quốc dường như đang tập hợp lực lượng hải cảnh ở quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hoặc một chiến dịch nào đó ở phía nam Biển Đông.