Mỹ rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh?

Jackhammer Nguyễn

Gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco

9-9-2019

Một nguồn tin thân cận với giới ngoại giao Việt Nam cho tôi biết hồi thứ sáu tuần rồi, ngày 6/9/2019, rằng công ty Mỹ Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh ngoài khơi Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Cho đến hôm nay các hãng tin lớn quốc tế không có tin gì về vụ này. Trang web của Exxon Mobil vẫn ghi những con số hứa hẹn cho dự án hợp tác khai thác khí đốt này với Việt Nam.

Các viên chức dầu khí Việt Nam rất lo ngại về dự án Cá Voi xanh và phía Exxon Mobil cũng đã dời dự án nhiều lần.

Ngoài ra còn có tin, hôm 28/8 Exxon tìm người để nhượng lại cổ phần của họ trong dự án Cá Voi xanh.

Hôm nay 9/9, một số nhà báo thạo tin tại Việt Nam, trong đó có ông Huy Đức, loan báo, Exxon Mobil rút lui.

Còn nhớ, chính ông Huy Đức là người đưa ra các tin tức về ngành dầu khí Việt Nam, và sau đó ông cựu Tổng giám đốc là Đinh La Thăng bị xử tù.

Mà tin đồn này (tôi vẫn cho nó là tin đồn khi gõ bài này) nổ ra chỉ vài ngày sau cuộc tập trận giữa hải quân Mỹ và các quốc gia ASEAN ở khu vực biển Cà Mau tới vịnh Thái Lan.

Chuyện gì đang xảy ra? Hải Dương 8, tàu khảo sát dầu khí của Bắc Kinh đang trên đường trở lại thềm lục địa Việt Nam.

Sợi dây đu của Hà Nội trở nên chông chênh hơn lúc nào hết?

Nguồn tin ngoại giao mà tôi có được còn nói rằng, chính Hà Nội yêu cầu Exxon rút lui. Nếu tin này đúng, thì có hai chuyện đang xảy ra:

1/ Áp lực của Bắc Kinh quá lớn, về chính trị lẫn quân sự. Tin đồn cho biết, hạm trưởng Quang Trung, chiến hạm tối tân nhất Việt Nam, bị kỷ luật vì “manh động”, tức là chưa có lệnh mà lao ra tấn công tàu khảo sát và các tàu vũ trang của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính.

2/ Lòng tin của Hà Nội vào sự giúp đỡ của người Mỹ hoàn toàn là zero. Điều này làm cho phát biểu của ông Collin Koh, một nhà quan sát người Singapore là hoàn toàn sai. Ông Koh nói với BBC Việt ngữ rằng, Mỹ sẽ không đứng yên nếu Bắc Kinh làm tới với Hà Nội, khi ông trả lời về cuộc tập trận Cà Mau.

Con tốt thí của Donald Trump?

Exxon là một công ty tư bản phương Tây. Nó không tuân lệnh của bất cứ chính phủ nào, kể cả chính phủ Mỹ, nếu không làm gì phương hại đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Nhưng trên đời không có chuyện gì mà không liên quan với nhau, nhất là với tầm mức đại công ty như Exxon, thì những quốc sách ngoại giao có ảnh hưởng rất lớn đối với nó.

Có thể Exxon có quá nhiều nguồn lợi bên Tàu nên bị sức ép phải bỏ cuộc?

Hay Donald Trump làm áp lực với Exxon?

Ta nên biết rằng Trump đang rất cần một sự nhượng bộ lớn từ Tập Cận Bình trong vụ chiến tranh thương mại, để lấy điểm trước bầu cử, để giải quyết chuyện bán đậu nành và bắp của nông dân Mỹ, những người đã bầu cho ông ta vào năm 2016.

Trump và cựu Tổng giám đốc Exxon, ông Rex Tillerson vốn cũng không ưa nhau, Rex từng làm Bộ trưởng Ngoại giao cho Trump, nhưng phải ra đi trong một không khí cãi vã đầy nghi kỵ lẫn nhau.

Mà Exxon vốn có nhiều công ăn việc làm bên Nga, một mối quan hệ Trump – Nga – Rex – Exxon, đáng được người ta cân nhắc khi nghĩ đến.

Một mỏ khí đốt phải bỏ lại cho người Tàu (còn ai vào đây nữa?) so với số phiếu của cử tri, thì Trump sẽ thấy bên nào nặng hơn?

Còn Tập Cận Bình? Đừng nghĩ rằng ông ta bị rối trí với các chiêu trò của Donald Trump. Tập biết rõ mình đang làm gì và biết rõ Trump là một tay tháu cáy kiểu cò bất động sản. Trước sau gì thì Tập cũng có duy nhất một mục đích: Khẳng định Trung Hoa là siêu cường! Mà trước mắt là mũi đột phá Biển Đông, chiến cầu đầu tiên cho tham vọng “Một vành đai, một con đường” của ông ta.

Với Trump còn trong Nhà Trắng: Đây là cơ hội ngàn năm của Tập Cận Bình.

ASEAN là một mớ tạp nham

Việc Mỹ tập trận hải quân với ASEAN ngoài khơi Cà Mau làm cho nhiều người Việt phấn chấn, trong đó có người viết bài này. Nhưng hãy xét lại cái tập hợp ASEAN: Đó là một tập hợp tạp nham với những văn hóa chính trị rất dị biệt, khó kết gắn với nhau theo kiểu Cộng đồng châu Âu, và trên hết các quốc gia này đều có những lợi ích ngắn và dài hạn gắn chặt với Bắc Kinh.

Mỹ tập trận với ASEAN cũng giống như danh sách mà Ngũ Giác Đài liệt kê ra trong báo cáo hồi 1/6 năm nay, giống như một tờ sớ, cái gì cũng có, mà không có cái gì ra cái gì cả.

Trong những quốc gia ASEAN này người ta hay thấy những con số và sự kiện liên quan đến Cambodia, là kẻ nhận nhiều bổng lộc của Bắc Kinh để làm con ngựa thành Troy, nhưng quốc gia gắn kết nhiều nhất, lệ thuộc nhiều nhất chính là Việt Nam, bị thâm thủng thương mại với Trung Quốc vô cùng lớn.

Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn biết rằng, họ sẽ mất tính chính danh với dân chúng nếu đầu hàng Bắc Kinh. Nhưng có lẽ họ đang tuyệt vọng, bởi không có sự giúp đỡ thực sự nào từ phương Tây.

Các người bạn Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản thì đang rối với những chuyện của họ.

Người Ấn Độ thì ở quá xa.

Còn ASEAN là những kẻ yếu ớt và không đáng tin.

Nếu các tin đồn về Cá Voi xanh là có thật (tôi vẫn hy vọng là nó không xác thực), thì Hà Nội đang lâm vào một chuyện đu dây sinh tử: Đu dây giữa Bắc Kinh và 90 triệu người Việt Nam.

Tin Biển Đông ngày 27-4-2021

BTV Tiếng Dân

VnExpress đưa tin: Tàu sân bay Liêu Ninh rời Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs chụp và công bố ngày 26/4 cho thấy, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của TQ di chuyển trên vùng biển phía đông Philippines, khu vực ngăn cách với Biển Đông bằng eo Luzon và eo Ba Sĩ.

Mỹ thách thức Trung Quốc bằng nhiều cuộc tuần tra hơn trong các vùng biển tranh chấp

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon LuboldJeremy Page

Dịch giả: Trung Nguyễn

1-9-2017

Lịch trình các chiến dịch hải quân đã được thiết lập lần đầu tiên trong nỗ lực nhằm gây áp lực với Bắc Kinh về những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.

Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson, trong một cuộc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 3/2017. Ảnh: Erik De Castro/ Reuters.

Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam – Hoa Kỳ – Trung Cộng

Trần Gia Phụng

12-9-2019

1.- BÃI TƯ CHÍNH Ở ĐÂU?

Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) có 4 điểm đáng chú ý:

1) Bãi Tư Chính là một bãi san hô chìm dưới mặt nước biển, không phải là một hải đảo, nằm trong thềm lục địa (continental shelf). (BBC NEWS Tiếng Việt, 29-7-2019), và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT: Exclusive Economic Zone) 200 hải lý (370 Km) của Việt Nam, ở nam Côn Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do một tiểu đoàn Hải quân CSVN quản lý và khảo sát khí tượng.

Phản biện một số ý kiến của tác giả Marwin S. Samuels trong tập “Tranh chấp Biển Đông” (Phần 1)

Trương Nhân Tuấn

7-4-2019

Qua tập sách Samuels có nhận xét rằng, yêu sách của TQ về chủ quyền HS và TS đặt nền tảng trên “di sản của Thế chiến thứ hai” và “sự trao quyền của đế quốc Nhật”.

Việt Nam mất định hướng ở Biển Đông

Phạm Trần

31-5-2018

Rõ ràng là Quốc hội Việt Nam, cơ quan đại diện dân và đảng Cộng sản cầm quyền đã cúi đầu khuất phục trước sức mạnh quân sự của Trung Hoa ở Biển Đông và để mặc cho lính Tầu tự do đàn áp ngư dân Việt Nam.

Tàu hải cảnh vào phía nam Tư Chính, nhận diện ý đồ của Trung Quốc

Đặng Sơn Duân

10-1-2020

Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên lượn lờ qua lại ranh giới thềm lục địa giữ Việt Nam và Indonesia trong 3 ngày qua. Ảnh: internet

Những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020, vùng biển phía nam Biển Đông dậy sóng với những phản ứng quyết liệt của Indonesia trước việc nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu cá đi vào vùng biển đông bắc quần đảo Natuna của Indonesia.

Không chỉ triệu tập đại sứ Trung Quốc, Jakarta còn triển khai 8 tàu chiến và 4 chiến đấu cơ đến khu vực. Tổng thống Joko Widodo còn thân chinh đến Natuna để tỏ thái độ.

Đến ngày 8.1, nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc bắt đầu hướng lên phía bắc, cách bãi Tư Chính của Việt Nam khoảng 30 – 50 hải lý về phía nam, theo dữ liệu tàu biển của trang Marine Traffic.

Tuy không có tín hiệu thể hiện trên trang này, nhưng nhiều khả năng tàu cá Trung Quốc cũng hiện diện cùng nhóm tàu hải cảnh, mà tính đến ngày 10.1 bao gồm ít nhất 3 chiếc Zhongguohaijing, Zhongguohaijing 5403 và Haijing 35111.

Trong ba ngày qua, nhóm tàu hải cảnh (và có thể cả tàu cá Trung Quốc) lượn lờ ở một khu vực khá nhạy cảm. Đó là khu vực tiếp giáp giữa thềm lục địa Việt Nam và Indonesia theo Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa 2007.

Đây là khu vực biển được xem là chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia và thường xuyên diễn ra các vụ Indonesia bắt giữ tàu cá Việt Nam cũng như đối đầu giữa tàu chấp pháp và tàu chiến hai nước, xuất phát từ các vụ bắt giữ này.

Việc Trung Quốc đưa tàu hải cảnh và tàu cá vào khu vực này gợi ý Bắc Kinh muốn tranh chấp trong khu vực tranh chấp chỉ riêng giữa Việt Nam và Indonesia.

Ý đồ của họ có thể bao gồm:

1. Thừa nước đục thả câu, mưu đồ biến Trung Quốc thành một bên tranh chấp ở khu vực biển này.

2. Thực thi chiến lược tằm ăn dâu và cải bắp mở rộng khu vực xâm lấn. Tàu cá đi trước, tàu hải cảnh, tàu chiến theo sau.

3. Khuấy nước đục, khoét sâu mâu thuẫn giữa Indonesia và Việt Nam ở khu vực biển chồng lấn giữa lúc hai quốc gia Đông Nam Á này đang là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nếu quả đúng ý đồ của Trung Quốc như thế thì Việt Nam và Indonesia lúc này cần phải sát cánh, tạm gác tranh chấp giữa hai bên, nhấn mạnh rõ đây là khu vực chồng lấn riêng của Việt Nam và Indonesia và không liên can gì đến Trung Quốc, sự xuất hiện của tàu cá Trung Quốc và tàu hải cảnh Trung Quốc trong khu vực này là phi pháp và nhóm tàu Trung Quốc phải rút lui.

Tận dụng cương vị ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của cả hai để lên án Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế.

Có vẻ như hai nước đã nhận diện ý đồ chia rẽ của Trung Quốc và cam kết phối hợp với nhau, thể hiện qua việc Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi vừa điện đàm với người đồng cấp Việt Nam ngày 9.1.

Ngoài ra, trong lúc chờ đợi một giải pháp phân định biển triệt để, hai quốc gia có tiếng nói trong ASEAN cũng có thể đề ra các kế hoạch phối hợp tuần tra chung ở khu vực biển này, một mặt giảm thiểu các sự cố phát sinh giữa hai nước, mặt khác xử lý tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp.

Đó cũng có thể là tiền đề cho việc tiến tới thành lập một liên minh tuần duyên của ASEAN sau này.

Hai sự kiện – hai lời bình về ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng và Biển Đông

FB Lưu Trọng Văn

10-11-2018

1. Sự kiện thứ nhất

Liên quan đến cuộc đấu tố ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng về chất vấn bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm tại QH khi ông Nhưỡng cho rằng công tác điều tra của công an sai phạm… khủng khiếp.

Hôm nay đại biểu Lưu Bình Nhưỡng sau thư ngỏ gửi cộng đồng mạng đã có tuyên bố báo chí chính thống. Ông khẳng định ông phải nghiêm túc chấp hành quy định của Đảng:

“Chúng tôi nhận thức được việc chấp hành quy định của Đảng là rất cần thiết, là trách nhiệm của tất cả đảng viên. Kể từ giờ phút này, đề nghị báo chí không phỏng vấn và đưa tin tất cả vấn đề liên quan đến sự kiện này, liên quan đến tôi.

Những câu chuyện tôi có thể tâm sự, nói chuyện với ai đó ở ngoài lề, không coi đó là phỏng vấn. Đề nghị các bạn không đăng tải những vấn đề này nữa, để chờ ý kiến, quyết định của Đảng đoàn Quốc hội.

Ban Dân nguyện cũng không có chỉ thị hoặc cho phép tôi trả lời phỏng vấn báo chí. Có nghĩa là, tôi phải chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng đoàn Quốc hội.

Tôi chấp hành mọi quyết định của cấp có thẩm quyền. Đến lúc đó, tôi sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn báo chí”.

Lời bình của gã: Gã tán đồng ông Nhưỡng với tư cách đảng viên phải tuân thủ kỷ cương và nguyên tắc của đảng của mình. Nhưng nếu chỉ tuân theo nguyên tắc đảng thì với tư cách ĐBQH đại diện cho dân của ông ở đâu?

Vì lợi ích của đảng, đảng bảo im. Ok!

Vì lợi ích của dân, dân bảo nói. Ok hay không OK?

Gã đã làm khó cho ông quá rồi. Lựa chọn nào đây? Gã mà là ông, gã sẽ theo lời khuyên rất chi là đúng của bác cả tổng tại Hội nghị Trung ương đảng của ông vừa qua: là người đảng viên phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng.

Xong. Chọn lựa đi thưa ông ĐBQH có cùng họ Lưu với gã.

2. Sự kiện thứ hai

Ngày 9.11 diễn ra cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Trong cuộc gặp bàn về an ninh này, Ngoại trưởng Pompeo đã yêu cầu Trung Quốc ngưng quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông.

“Chúng tôi quan ngại vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các cam kết đối với khu vực này” – Pompeo nhấn mạnh.

Lời bình của gã: Một tin tức vô cùng quan trọng đối với đất nước gã, gã ngạc nhiên thấy rất ít báo chính thống hàng đầu đưa tin hoặc giật tít trang nhất.

Lẽ ra, các cơ quan truyền thông chính thống phải vồ ngay phát biểu này của ngoại trưởng Mỹ về chủ quyền Biển Đông – vấn đề sống còn của nước gã để làm tin quan trọng hàng đầu chứ!

Đừng để ngư dân đơn độc

FB Bạch Hoàn

14-11-2017

Từ trái sang: thuyền trưởng Hứa Minh Trung, Cao Văn Hoàng, Lê Thanh Thừa, Lê Thanh Thiện, Lưu Văn Lý tại trại tạm giam ở đảo Natuna – Ảnh: Lê Nam/ báo TT

Suốt nhiều năm qua, biển Đông của Việt Nam vẫn chưa một ngày nào ngưng bão tố. Sau những mất mát của quá nhiều ngư dân Việt Nam, hết lần này đến lần khác, chúng ta vẫn luôn khuyến khích, động viên ngư dân mình tiếp tục hành trình bám biển – vùng biển chủ quyền đã được xác lập bằng cả máu thịt người Việt qua nhiều thế hệ.

Ngư dân ra khơi, có thể với họ là câu chuyện miếng cơm manh áo. Nhưng ở cấp độ quốc gia, đó là sự xác lập chủ quyền lãnh hải.

Nỗi đau Masan

Nhà nước cộng sản Việt Nam không phải là nhà nước của đất nước Việt Nam đã được dân gian ghi nhận bằng câu thành ngữ mới: Quân đội bám bờ, dân chài bám biển! Dân nuôi quân đội để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng nhưng quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam kiên trì bám bờ, lì lợm bám đất vàng sân bay, mê mải giành giật những mảnh đất vàng của những công trình phát triển đất nước để tướng tá mang những mảnh đất vàng đó ra kinh doanh kiếm lời riêng, bỏ mặc biển Đông của lịch sử Việt Nam cho Tàu Cộng làm chủ.

Phạm Đình Trọng

22-3-2019

Theo dõi cuộc chiến trên truyền thông giữa nước mắm Việt và nước chấm hóa học Masan, tôi thấy các bài viết đã chỉ ra sự mờ ám, gian dối, bất lương của Dự thảo TCVN12607.2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do cục Chế biến và phát triển thị trường nông nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngạo ngược trình ra và nhăm nhe thực hiện.

Lùi về đâu?

Lê Học Lãnh Vân

24-10-2019

Họp, Họp nữa, Họp mãi
Quốc Hội ơi, có Lùi, Lùi nữa, Lùi mãi không?
Ai có nghe chăng bộ trưởng Quốc Phòng Tàu hất mặt
Tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông?
Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam ngồi đó, ngẩng đầu hay cúi mặt?
Nở nụ cầu tài hay bừng bừng phẫn uất?

Mỹ ở Đông Nam Á: Đi thì dở, ở không xong

Jackhammer Nguyễn

7-11-2019

Giữa tháng 10/2019, ông William J Burns, cựu viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ trong hơn 30 năm, viết một bài trên báo Foreign Affairs, rằng chính quyền của ông Donald Trump hiện nay đang tàn phá nền ngoại giao của Hoa Kỳ.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì?

Trần Trung Đạo

20-7-2019

Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) trong tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ảnh: FB Tác giả

Tháng 7, 2016, từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm.

Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.

Ủng hộ Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines đòi hỏi mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng bá quyền bành trướng.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) không có nghĩa sẽ làm ngưng tranh chấp và phần thắng chỉ thuộc về Philippines vì rất nhiều quốc gia trong vùng có quyền lợi trực tiếp nhưng chưa chọn cách giải quyết tranh chấp qua phương pháp trọng tài.

Ý nghĩa quan trọng trong phán quyết là quốc tế hóa được cuộc tranh chấp, tạo khả năng mặc cả đa phương giữa các bên liên hệ trước một hội nghị hay trước tổ chức trọng tài quốc tế, giới hạn chiếc bẫy “thảo luận song phương” chỉ nhằm “câu giờ” của Trung Cộng.

Với những quốc gia chủ trương quốc tế hóa Biển Đông, chiến thắng của Philippines mở ra cánh cửa đàm phán xa hơn về quyền lợi và trách nhiệm một cách bình đẳng giữa các nước trong vùng.

Với các cường quốc Mỹ, Nhật, chiến thắng của Philippines giúp cho họ thêm lý do quốc tế để can thiệp cụ thể và tích cực hơn trong tranh chấp.

Một cái tát của PCA chỉ nhắm vào mặt Trung Cộng thôi, đó là việc phủ nhận quan điểm “quyền lịch sử”, lý luận cốt tủy mà Trung Cộng dùng để biện hộ cho “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.

Như chúng ta đều biết, trong hầu hết các văn bản, tuyên bố, phát biểu, các lãnh đạo Trung Cộng luôn nhắc tới nhắc lui câu “quyền lịch sử của Trung Quốc” để cho rằng 90% của Biển Đông vốn thuộc về Trung Quốc không phải hôm nay mà từ hai ngàn năm trước.

Nhưng tòa phán: Toà nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển, ngư dân từ Trung Quốc và các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.

Vì vậy, toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn.”

Đặng Tiểu Bình và “quyền lịch sử”

Vào thập niên 1960, Đặng Tiểu Bình là trưởng phái đoàn đại diện Trung Cộng trong đàm phán với Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri.

Khi có phiên họp, phái đoàn họ Đặng không chỉ mang theo giấy tờ tài liệu mà còn chở theo nhiều toa xe lửa chứa đầy sách vở và đồ vật để chứng minh “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên các đảo này.

Trung Quốc vốn là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến, từng đi đánh cá, từng đặt chân một đôi ngày, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên.

Những tài liệu phía Đặng Tiểu Bình đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục Liên Xô hay chứng minh những đảo đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Dĩ nhiên hai đàn anh CS không đưa tranh chấp ra PCA như ngày nay.

Sau hơn 20 năm vừa đánh vừa đàm, một hiệp ước biên giới Liên Xô – Trung Cộng đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1991, lần nữa vào tháng 10 năm 2004 với Nga và lần cuối cùng vào tháng 7, 2008 cũng với Nga.

Cả Trung Cộng lẫn Nga đều biết, lý do chính của xung đột trước đây không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế.

Khi Liên Xô sắp sụp đổ, chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào không còn là yếu tố quan trọng để giằng co, tranh chấp nữa. Cái gọi là “quyền lịch sử” không đóng vai trò gì trong hiệp ước biên giới giữa Liên Xô và sau đó là Nga với Trung Cộng.

Tân Hoa Xã giải thích “quyền lịch sử”

Theo báo Time, hôm 12 tháng 7, 2015 các đài truyền hình Trung Cộng cho chiếu một số tranh hoạt họa của Tân Hoa Xã như là cách để giải thích cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông.

Một trong số tranh hoạt họa là mẩu đối thoại ngắn giữa ba con thú đại diện cho ba thành phần trong vụ kiện.

Một con cáo đại diện cho PCA, một con khỉ tí hon đại diện cho Philippines và con Panda dễ thương đại diện cho Trung Cộng.

Con Panda trả lời câu hỏi tại sao Trung Cộng có “quyền lịch sử”, bởi vì “chúng tôi đã giong buồm và đánh cá trên Biển Đông ngay cả trước khi Chúa Jesus ra đời.”

Việc cho rằng người dân Trung Hoa đã từng “giong buồm và đánh cá” nên Biển Đông thuộc Trung Cộng nghe phi lý đến mức buồn cười; tuy nhiên, đây lại là lý luận chiến lược mà Trung Cộng áp dụng trong đàm phán biên giới từ ngày lập quốc CS năm 1949 tới nay.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng đúng như PCA phán quyết không có giá trị gì nhưng với không ít dân Trung Cộng bị tuyên truyền tẩy não, đó lại là quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm.”

Quan điểm cực đoan Đại Hán này là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình và nâng lên thành “Giấc Mơ Trung Quốc” dưới thời Tập Cận Bình.

Họ Đặng và nay họ Tập cho rằng Trung Cộng không chủ trương xâm lược quốc gia nào hay dân tộc nào mà chỉ thu hồi lãnh thổ và lãnh hải vốn thuộc Trung Quốc.

Lý luận ngụy biện và điên cuồng này là bản sao quan điểm của Hitler đã dùng để khai mào cho Thế Chiến thứ Hai khi y cho rằng Đức chỉ nhằm “phục hồi những lãnh thổ vốn thuộc về Đức nhiều thế kỷ.”

Tương tự, khẩu hiệu “100 năm sỉ nhục” được các lãnh đạo Trung Cộng dùng làm củi để đun lò lửa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng cũng không khác gì lời lẽ Hitler đã viết về hiệp ước Versailles trong Mein Kampf: “Mỗi điểm của hiệp ước đã ghi sâu vào ý thức và con tim của dân tộc Đức và đốt cháy họ cho đến khi tâm hồn của sáu chục triệu dân bùng lên ngọn lửa công phẫn và nhục nhã.”

Như vừa viết ở trên, ngay cả việc người dân Trung Hoa hai ngàn năm trước đã thật sự có giong buồm trên Biển Đông, có ghé Hoàng Sa, Trường Sa vài hôm để bắt yến, tức cảnh sinh tình hạ bút vài câu thơ và được đời sau ghi chép lại cũng không thể cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc quyền lịch sử của Trung Cộng.

Lịch sử thế giới để lại vô số tài liệu của các nhà thám hiểm, thăm dò, kể cả dấu tích của đoàn viễn chinh lừng danh Viking do Leif Erikson chỉ huy từng khám phá ra Bắc Mỹ vào thế kỷ 11 trước Christopher Columbus vào thế kỷ 15, nhưng không tổ chức quốc tế nào căn cứ vào các tài liệu lưu trữ để cho rằng chủ quyền biển đảo của một quốc gia phát xuất từ người đã thăm dò, thám hiểm hay khám phá ra vùng đất đó.

Một lãnh thổ, đất hay đảo, của một quốc gia phải là lãnh thổ được phát hiện, chiếm hữu, điều hành trong hòa bình, có tính pháp lý, đơn vị hành chánh chính thức, được ghi lại trong bản đồ của quốc gia đó và được quốc tế công nhận chứ không phải cưỡng chiếm bằng võ lực như Trung Cộng đã làm đối với Philippines và Việt Nam.

Tập Cận Bình, kẻ nuôi cọp đang lo cọp sẽ ăn thịt mình, do đó, không lạ gì trong thời gian ngắn tới đây, y vẫn sẽ tuyên bố hung hăng kể cả những hành động gây hấn với các nước láng giềng để xoa dịu lò lửa cực đoan Đại Hán tại lục địa nhưng chính y cũng biết gió đã đổi chiều.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng về chủ quyền trên Biển Đông thực chất chỉ là quyền ăn cướp.

Khi nào tàu Hải Dương Địa Chất 8 mới thực sự rút khỏi vùng biển Việt Nam?

Đặng Sơn Duân

7-9-2019

Nhiều khả năng nội trong hôm nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 sẽ lần thứ ba xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, sau hai đoạn nghỉ giữa chừng vì thời tiết xấu.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần VII)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần III; phần IV; phần Vphần VI

VII. Đời Thanh

1. Trong Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên [我國南海諸島史料滙编] (1) Hàn Chấn Hoa trưng tư liệu từ quyển 4 Quảng Đông Thông Chí [廣東通志], tại mục Hình Thắng phủ Quỳnh Châu ; để cho rằng Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Ðường được nhập vào lãnh thổ châu Vạn:

Châu Vạn có 3 đoạn nước bao bọc bởi biển, 6 chỗ liên tiếp với núi;tại châu trị trong chốn yên ba ẩn hiện Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Ðường”.

Bản tin Biển Đông ngày 7/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Ngày 2/8 vừa rồi, Đài truyền hình FNN của Nhật Bản công bố một thước phim quay toàn cảnh các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở đá Subi. Đây là những hình ảnh mới nhất về tình trạng thực tế ở đá Subi, một thực thể nửa chìm nửa nổi mà diễn giải từ Phán quyết của Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc đang đóng quân bất hợp pháp. 

Lithuania công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nghiên cứu Biển Đông

16-7-2023

Ngày 5/7, một tuần trước khi chủ trì thượng đỉnh NATO 2023, Lithuania công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của riêng mình, trở thành nước Châu Âu thứ 6 có văn bản này (sau Pháp, Đức, Hà Lan, Anh và Cộng hòa Séc, nếu không tính bản của khối EU).

Bản tin Biển Đông ngày 23/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Theo The Japan Times, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 21 tháng 8 thông báo sẽ điều 3 tàu khu trục đến Biển Đông và Ấn Độ Dương từ ngày 26 tháng 8 đến hết tháng 10. Các tàu khu trục sẽ ghé qua các cảng ở Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines.

Giải pháp nào cho Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

14-5-2023

Thấy học giả Việt Nam lên truyền thông quốc tế “chém gió” thiệt tình sốt ruột. Tình hình nóng bỏng ở Biển Đông, Việt Nam cần các học giả, các giáo sư tiến sĩ… cho một “giải pháp” chớ không cần các lời “gió bay” hay các lời phân tích cao siêu.

Diễn ngôn về Biển Đông: Và điểm dừng nào cho các cuộc tẩy chay?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

6-7-2023

– Bức ảnh bên dưới là bản đồ dùng cho mục “Hỗ trợ” (Support) của Công ty điện thoại thông minh Oppo – Trung Quốc.

Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

15-8-2019

Các mỏ dầu của Việt Nam (cột 144) và TQ (cột J22) đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nguồn: Naval Institute

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”, vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).

Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại “khảo sát” trong EZZ của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

30-9-2019

Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, sáng 28/9, tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bắt đầu đợt quấy phá thứ 4.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

9-9-2019

Khoảng 9h sáng ngày 07/09/2019, ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, đưa tin về tàu Hải Dương 8 như sau: “Sau khi dừng ở Đá Chữ Thập vài ngày, tàu Hải Dương Địa Chất 8 có vẻ như sẵn sàng trở lại các hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo: Tổ quốc đang bị thách thức nghiêm trọng!

Viet-Studies

Nguyễn Trung

3-9-2019

Từ ngày 03-07-2019 đến nay (30-08-2019) tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc với sự hộ tống của các tầu chiến cỡ lớn của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hải quân Trung Quốc ngang nhiên vào hoạt động phi pháp vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa tại vùng Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển, ước khoảng 370 km). Có lúc Trung Quốc đã huy động cả máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho hoạt động của tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và những tầu chiến khác của họ[1], và đồng thời uy hiếp những hoạt động ngăn cản tại chỗ của lực lượng hải cảnh và lực lượng hải quân Việt Nam. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Việt Nam bằng con đường ngoại giao cũng như bằng những hoạt động ngăn cản, xua đuổi tại chỗ của các tầu chiến thuộc lực lượng hải cảnh và lực lược hải quân Việt Nam, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt những hoạt động phi pháp này của mình. Thậm chí đã có lúc tầu Hải Dương 8 còn tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là chỉ cách đảo Phú Quý 102 km và cách Phan Thiết 182 km[2].

Lý giải sóng ngầm tại bãi Tư Chính

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

14-7-2019

Ảnh: FB Song Phan

Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Những gì đang diễn ra tại bãi Tư Chính là dư chấn như sóng ngầm tiếp theo khủng hoảng lần trước (7/2017 và 3/2018). Vì vậy, tuy không bất ngờ nhưng cũng đừng chủ quan. Theo báo SCMP (12/7/2019), Trung Quốc đã điều tầu HD-8 đến vùng biển gần bãi Tư Chính (Vanguard Bank) để thăm dò dầu khí (từ 3/7/2019). Tàu HD-8 được hộ tống bởi 2 tàu hải cảnh số 3901 (12.000 tấn) và số 37111 (2.200 tấn), được trang bị trực thăng và pháo.

Sau Singapore, tàu chiến Đức sẽ cập cảng Sài Gòn

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

21-12-2021

Lần đầu tiên, tàu chiến Đức băng qua Biển Đông sau gần hai thập niên, kể từ năm 2002. Ngày 15-12-2021, khinh hạm Bayern đã đi theo lộ trình thương mại thông thường vào Biển Đông, một hành động được cho là Berlin muốn tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này cùng các nước phương Tây.

Bài báo đã bị gỡ: Kiến nghị mở đường bay thẳng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền

LTS: Bài báo này được đăng ở trang Dân Trí, nhưng chưa đầy 6 tiếng sau thì bị gỡ bỏ. Hiện chỉ còn tìm thấy trong bộ nhớ cache của Google. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả.

____

Dân Trí

Châu Như Quỳnh

16-8-2017

Đảo Trường Sa lớn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Báo Dân Trí

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) kiến nghị Chính phủ cho phép triển khai mở đường bay hàng không dân dụng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Kiến nghị này được đưa ra trong báo cáo thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam gửi tới Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng 16/8.

Bản tin ngày 17-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Một tuần sau khi kết thúc cuộc tập trận gần Đài Loan, tàu sân bay Trung Quốc tiến xuống Biển Đông, VnExpress đưa tin. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố ảnh vệ tinh chụp hôm qua 16/4, cho thấy, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của TQ di chuyển trên Biển Đông, cách căn cứ Du Lâm của đảo Hải Nam gần 500 km về phía đông nam. Nhóm này gồm tàu sân bay Liêu Ninh và ít nhất 3 tàu đi kèm, khả năng là tàu khu trục phòng không Type-052D, tàu hộ vệ tên lửa Type-054A và tàu hậu cần Type-901.

Chính quyền Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

LS. TS Hoàng Ngọc Giao

2-9-2017

Lược đồ vị trí tập trận của Trung Quốc từ 29.8 – 4.9. Ảnh: Báo Thanh Niên

Quốc khánh 2/9/2017 – Trung Quốc đưa quân vào tập trận bắn đạn thật trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách Đà Nẵng 75 hải lý.

Năm 2014 – Dàn khoan 981

Ngày 1/5/2014 TQ đưa dàn khoan 981 vào vùng Đặc quyền kinh tế/ thềm lục địa của Việt Nam.

Nhân dân phẫn nộ. Nhiều người dân xuống đường phản đối. Nhiều cuộc xuống đường đã bị ngăn chặn, Một số người đã bị hành hung. Nhiều người đã bị bắt lên xe bus đưa về đồn công an.

Hải quan VN làm mất dịp may…

Trương Nhân Tuấn

6-11-2019

Theo tôi thấy TQ đã “đưa” cho VN nhiều “đường banh” tuyệt đẹp. VN có nhiều cơ hội “làm bàn” để gỡ huề trong cuộc chiến bất đối xứng về tranh chấp biển đảo với TQ. Từ đầu đến cuối trận, sắp hết giờ, VN bị TQ áp đảo, banh vô cả thúng rồi.