Bãi Tư Chính: Chuyện gì là tư, chuyện gì là chính

Trung Bảo

14-7-2019

Bãi Tư Chính có tên tiếng Anh là Vanguard Bank. Ảnh: Wikimapia.org

Không tìm được thông tin trên các báo “nhà nước”, người đọc ở Việt Nam cố tìm coi chuyện gì đang diễn ra ngoài bãi Tư Chính (Biển Đông) trên các báo nước ngoài, và trên Facebook.

Không có chuyện những người lính trên nhà dàn DK1 bị uy hiếp, nhà báo Bùi Thanh cho biết như vậy trên trang cá nhân của mình. Ông dẫn lại lời từ những người lính đang đóng trên nhà dàn này sau khi gọi điện cho họ.

Fake News, Bãi Tư Chính và thời đại báo chí của chúng ta

Khải Đơn

14-7-2019

Từ khi tổng thống Donald Trump chỉ vào mặt cánh nhà báo Mỹ và gọi họ là “fake news!”- thì những người mang quyền lực trong tay đã hiểu rằng chỉ cần chỉ mặt ai đó và chửi họ là “fake news”, thì họ có thể hạ bệ uy tín của thông tin đến mức nào.

VN sẽ trả đũa vụ Tư Chính bằng cách gì?

Trương Nhân Tuấn

13-7-2019

Khu vực HYDZ 8 đi qua nằm trong các lô của PetroVN như thấy trong bản đồ, phía bắc của lô WAB-21 (Vạn An Bắc 21) mà Tàu cho sang nhượng từ 1994, cũng là khu vực có chứa lô 136-03 mà VN hợp tác với Repsol bị Tàu gàn trở mới đây. Ảnh: FB Song Phan

Báo chí nước ngoài đăng tin cho biết các tàu khảo sát địa chấn của TQ hơn một tuần nay mở cuộc thăm dò thềm lục địa của VN, khu vực bãi Tư Chính (TQ gọi là Vạn An Bắc). Khu vực này trong quá khứ TQ đã từng ký giấy phép (1992) cho phép hãng khai thác dầu khí Mỹ hoạt động. Vụ này tạm ngưng, vì phía VN đưa công ty khai thác của Mỹ ra tòa.

Vụ giàn khoan HY981 hồi năm 2014, phía TQ đưa vào khảo sát địa chấn khu vực chung quanh thềm lục địa đảo Tri Tôn (của VN), cách bờ biển VN 120 cây số.

Chỉ hai điều thôi

Ngô Trường An

13-7-2019

Trong 3 năm liền (2017, 2018, 2019) TQ liên tục gây hấn, gia tăng sức ép trong vùng biển thuộc chủ quyền VN.

Năm 2017 VN hợp đồng với tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, khai thác lô 136/3 (ngoài khơi Vũng Tàu). Tập đoàn Repsol đã chi 27 triệu USD thi công các công đoạn cho giếng khoan này thì VN yêu cầu dừng lại vì bị TQ đe doạ.

Hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển: Khẩn cấp nhất trong các khẩn cấp của Hải quân Việt Nam

Nguyễn Ngọc Chu

13-7-2019

Bà Ngân có đi cả chục chuyến sang Trung Quốc, Lãnh đạo Việt Nam có đi cả trăm chuyến sang Trung Quốc, thì cũng không bao giờ thay đổi được mục đích thôn tính Biển Đông Nam Á của Trung Quốc Cộng sản.

Cuộc đối đầu Việt-Trung ngoài thực địa đã diễn ra cả tuần nay

Dự án ĐSK Biển Đông

12-7-2019

Thông tin về diễn biến tàu thăm dò Trung Quốc thực hiện thăm dò địa chấn ở Bãi Tư Chính đã được khẳng định trên báo Bưu Điện Hoa Nam.

Tường thuật nhanh trận giao hữu bán chuyên nghiệp ở Biển Đông

Đặng Duân

11-7-2019

Xin chào quý vị đến với trận đấu giao hữu bán chuyên nghiệp 5 năm một lần ở Biển Đông! Do quy định của ban tổ chức nên chúng tôi chỉ có thể tường thuật chay, xin quý vị thông cảm.

Như thường lệ, các cầu thủ Tung Của lần này lại hành quân xuống phía nam với chiến thuật quen thuộc biến “vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp”. Tuy đá ở sân khách rõ ràng nhưng các huấn luyện viên ở Trung Nam Hải vẫn to mồm đang đá ở sân sở hữu chung để đòi chia chác tiền bán sân.

Nếu Mỹ-Trung đụng độ trên biển – Cuộc khủng hoảng Trung Quốc tháng 10/2020

Economist

Người dịch: Châu Minh Dũng

4-7-2019

Lời người dịch: Nội dung bài viết sau đây xoay quanh một sự kiện giả tưởng, diễn ra vào tháng 10/2020, trước ngày bầu cử tổng thống sắp tới: Chiến hạm USS McCampbell bị lực lượng dân quân biển Trung Quốc bao vây trong 13 ngày ở Biển Đông.

Chiến lược nào cho Việt Nam giữ yên biển?

Nguyễn Ngọc Chu

13-6-2019

Chuyến đi Mỹ sắp tới của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phải giải quyết thành công vấn đề hợp tác với Hải quân Mỹ. Lúc đó ngư dân Việt Nam mới không còn bị Hải quân Trung quốc xua đuổi và đâm chìm trên biển Việt Nam nữa.

Việt Nam là mục tiêu quân đội Trung Quốc chọn để khởi động cuộc chiến

The Diplomat

Tác giả: Derek Grossman

Dịch giả: Châu Minh Dũng

14-5-2019

Đến một lúc nào đó, quân đội Trung Quốc sẽ kiểm tra khả năng mới của họ – và Việt Nam có thể là đối thủ thích hợp.

Vì sao Trung Quốc đột ngột chấm dứt tập trận ở phía bắc Eo biển Đài Loan?

Đặng Duân

8-5-2019

Eo biển Đài Loan. Ảnh: internet

Theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Chiết Giang ngày 3.5, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông, phía bắc Eo biển Đài Loan từ 6 giờ ngày 5.5 đến 18 giờ ngày 10.5.

Cuộc tập trận bắn đạn thật trên khu vực biển rộng 18.500 km2 ngoài khơi tỉnh Chiết Giang này cũng được truyền thông Trung Quốc cũng như tờ South China Morning Post đưa tin cách đây một hai ngày. Theo đó, mọi loại phương tiện bị cấm đi vào khu vực trong thời gian diễn ra tập trận.

Lý do tại sao nên khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về chủ quyền Biển Đông?

Hồ Bạch Thảo

15-4-2019

Người có lương tâm trên thế giới đều công nhận, việc Trung Quốc ngang nhiên vẽ đường 9 đoạn giành chủ quyền hầu hết lãnh hải tại Biển Đông, là hành động chà đạp lẽ phải. Nhưng nói đến việc kiện Trung Quốc thì một số người còn ngần ngại, vì sợ nước này gây khó khăn, họ thường nại cớ rằng cha ông mình thời xưa đánh thắng họ, vẫn sang triều cống, “tránh voi chẳng xấu mặt”.

Khó khăn mới cho quan hệ Việt – Trung trước khi ông Trọng đi gặp ông Trump

Đỗ Thành

8-4-2019

Tân Hoa xã hôm 7/4 đưa tin rằng, một giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc sẽ được kéo vào khu vực Yinggehai (bể sông Hồng) và bắt đầu hoạt động từ ngày 10/4/2019.

Phản biện một số ý kiến của tác giả Marwin S. Samuels trong tập “Tranh chấp Biển Đông” (Phần 2)

FB Trương Nhân Tuấn

7-4-2019

Tiếp theo Phần 1

3/ Về Hòa ước Trung-Nhật 1952, Samuels cho rằng chính phủ Đài Loan “đã tự ý quyết định đàm phán riêng với Nhật” để ký hòa ước 28-4-1952. Điều này hoàn toàn không đúng.

Phản biện một số ý kiến của tác giả Marwin S. Samuels trong tập “Tranh chấp Biển Đông” (Phần 1)

Trương Nhân Tuấn

7-4-2019

Qua tập sách Samuels có nhận xét rằng, yêu sách của TQ về chủ quyền HS và TS đặt nền tảng trên “di sản của Thế chiến thứ hai” và “sự trao quyền của đế quốc Nhật”.

Hoa Kỳ tìm kiếm mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ hơn với Việt Nam

Bộ Quốc phòng Mỹ

Tác giả: David Vergun 

Dịch giả: Trúc Lam

3-4-2019

Thứ trưởng Randall G. Schriver gặp Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch trong chuyến thăm VN lần thứ 3 hồi tháng 10/2018. Courtesy photo

WASHINGTON – “Mối quan hệ quốc phòng của chúng ta [với Việt Nam] mạnh mẽ và tiêu biểu cho một trong những trụ cột mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ song phương nhiều mặt của chúng ta”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương cho biết hôm nay.

Trung Quốc đang sử dụng bẫy nợ để thao túng Biển Đông

Business Insider

Tác giả: Callum Burroughs

Dịch giả: Châu Minh Dũng

30-3-2019

Người dân Philippines biển tình chống Trung Quốc. Nguồn: Dondi Tawatao/Getty

Dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc cùng các khoản cho vay khổng lồ để đầu tư cơ sở hạ tầng [cho Philippines và một số nước ASEAN] đang góp phần làm suy yếu sự phản đối nhắm vào các yêu sách của nước này ở Biển Đông.

Biển Đông dẫu có thế nào thì “quân đội ta” vẫn… vô đối!

RFA

Đồng Phụng Việt

23-3-2019

Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 11/8/2012: những ngư dân đảo Lý Sơn chuẩn bị ra khơi. Ảnh: AFP

Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa công bố nguyên nhân khiến tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90819 của ông Nguyễn Minh Hùng, ngụ tại thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chìm vào sáng 6 tháng 3, tại vùng biển quanh đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Nỗi đau Masan

Nhà nước cộng sản Việt Nam không phải là nhà nước của đất nước Việt Nam đã được dân gian ghi nhận bằng câu thành ngữ mới: Quân đội bám bờ, dân chài bám biển! Dân nuôi quân đội để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng nhưng quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam kiên trì bám bờ, lì lợm bám đất vàng sân bay, mê mải giành giật những mảnh đất vàng của những công trình phát triển đất nước để tướng tá mang những mảnh đất vàng đó ra kinh doanh kiếm lời riêng, bỏ mặc biển Đông của lịch sử Việt Nam cho Tàu Cộng làm chủ.

Phạm Đình Trọng

22-3-2019

Theo dõi cuộc chiến trên truyền thông giữa nước mắm Việt và nước chấm hóa học Masan, tôi thấy các bài viết đã chỉ ra sự mờ ám, gian dối, bất lương của Dự thảo TCVN12607.2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do cục Chế biến và phát triển thị trường nông nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngạo ngược trình ra và nhăm nhe thực hiện.

Biển Đông, tới lượt lục quân Mỹ

Blog VOA

Trân Văn

22-3-2019

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan trong một cuộc diễn tập cùng Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản. Hình minh họa. Nguồn: Reuters

Sau Hải quân, Không quân, tới lượt Lục quân Mỹ gia tăng chuẩn bị cho việc đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở biển Đông.

Lời kể của ngư dân: Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, ép tàu Việt Nam va vào đá ngầm

Tuổi Trẻ

Nguyễn Chánh

17-3-2019

TTO – Đang neo đậu trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, tàu cá của ngư dân Việt Nam bất ngờ bị tàu Trung Quốc tấn công, phun vòi rồng.

5 ngư dân mệt mỏi sau chuyến đi biển kinh hoàng – Ảnh: NGUYỄN CHÁNH/ TT

Suy ngẫm về trường hợp Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ ra khỏi đảng CSVN

FB Trần Kiêm Đoàn

9-3-2019

Sáng nay, được tin TS. Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ ra khỏi Đảng, chúng tôi không ngạc nhiên chút nào. Đây chỉ là vấn đề thời gian trước hay sau, nhanh hay chậm mà thôi.

Bài báo đã bị gỡ: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa

LTS: Bài báo: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, đăng trên trang Infonet khoảng năm tiếng trước, hiện đã bị gỡ khỏi các trang mạng. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả chưa kịp đọc.

____

Thứ ba, 05/03/2019, 17:30 (GMT+7)

Bắc Kinh đã cho điều động lực lượng “dân quân” bao vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Phlippines chiếm đóng trái phép.

Ngày 5/3, tờ News.com.au (Australia) dẫn nguồn tin từ hãng tin AFP cho biết, Trung Quốc còn ngăn chặn ngư dân Philippines tiến lại gần đảo Thị Tứ để đánh bắt.

Theo ngư dân Philippines, họ đã bị các tàu Trung Quốc ngăn không cho tiến lại những ngư trường truyền thống.

Ghi chú của Infonet: “Binh sĩ Philippines hiện diện trái phép trên đảo Thị Tứ hồi năm 2015.”

Hôm 4/3, theo Benar News, các nhà hoạt động đã tiến hành biểu tình bên ngoại đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc nhiều nguồn tin cho hay Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines tiến lại gần các ngư trường đánh bắt ở quanh đảo Thị Tứ.

Cuộc biểu tình này diễn ra sau 3 ngày Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bảo vệ Philippines do có thông tin Trung Quốc được cho đã triển khai khoảng 95 tàu tới đảo Thị Tứ ở Biển Đông, để ngăn các hoạt động xây dựng của Philippines.

Trả lời trước truyền thông tại thủ đô Manila (Philippines), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang đe dọa “chủ quyền, an ninh và hoạt động kinh tế” của Philippines cũng như của Mỹ.

“Do Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, bất kỳ hành vi tấn công quân sự nào nhằm vào quân đội, máy bay hoặc các tàu dân sự của Philippines trên Biển Đông sẽ buộc chúng tôi phải tham gia phòng vệ theo Điều 4 của Hiệp ước Phòng thủ chung mà hai nước đã ký kết”, ông Pompeo cảnh báo.

Gần đây, các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho hay hàng chục tàu thuyền Trung Quốc đã được triển khai tới neo đậu gần đảo Thị Tứ.

Cũng trong ngày 4/3, phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte là ông Salvador Panelo tuyên bố chính phủ Philippines cần xác định lại thông tin Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ nhưng cũng khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân Philippines.

“Ngư dân Philippines đánh bắt ở đây đã lâu. Không ai có quyền đuổi ngư dân của chúng tôi”, ông Panelo nói.

Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa.

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.

Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).

Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ.

____

Đây là bài viết của GS Phạm Quang Tuấn ở Úc: Về tin “Trung Cộng chiếm đảo Thị Tứ (Trường Sa)”.

Tin này hầu như không có truyền thông lớn nào để ý, trừ một tờ báo Úc đăng, tờ news.com.au, dựa vào 1 bài trên báo Phi: https://globalnation.inquirer.net/173395/chinese-boats-deny-pinoys-access-to-sandbars

Bài báo Phi này đăng lúc 6:30 sáng ngày 4/3/2019, tức là cách đây đã gần ba ngày. Nó không được coi là tin quan trọng và không có trong danh sách tin (headlines) của tờ báo.

Nội dung bản tin gốc trong tờ Inquirer là 1 video trong đó thị trưởng thành phố Kalayaan (mà Phi đã giao cho quản trị đảo Thị Tứ) than phiền rằng từ mấy tháng nay tàu đánh cá Tàu đã đậu ở 1 trong 3 doi cát (sandbar) chung quanh đảo, ngăn chặn ngư dân Phi, khiến họ chỉ đánh được quanh 2 doi cát còn lại. Video cũng chiếu hình ảnh những chiếc thuyền đó quay từ cuối tháng 1/2019. Bài báo cũng nói rằng một dân biểu Phi đã tố cáo những vụ tương tự từ năm 2017 nhưng chính phủ Phi bảo là không có.

Khi được hỏi là đã báo cáo với cấp trên chưa, thị trưởng Kalayaan bảo là chưa!

3 giờ chiều hôm đó tờ Philstar loan báo chính phủ Phi sẽ kiểm chứng (validate) vụ này: https://www.philstar.com/headlines/2019/03/04/1898583/palace-chinese-blockade-pag-asa-sandbars-validation

Tóm lại theo những gì tôi đã tìm được thì đây là 1 vụ “gậm nhấm” đã có từ lâu chứ không phải là Tàu đột nhiên mới làm, và cũng không có chuyện TC đột nhiên chiếm đảo Thị Tứ. Có lẽ tin vịt này là lỗi của tờ news.com.au, một tờ báo Murdoch thích giật tít giật gân, dùng cái tựa là “China suddenly snatches tiny island” (Tàu đột nhiên cướp lấy một đảo nhỏ) – sau đó tựa này đã sửa lại.

Việt Nam hành động khó hiểu ở Biển Đông

Phạm Trần

3-1-2018

Mỗi ngày đi qua, lại có thêm bằng chứng lãnh đạo Việt Nam quên nhắc đến tên Biển Đông như điều kiện làm hài lòng Trung Cộng. Bằng chứng đã thấy trong các bài diễn văn, hay bài viết cuối năm, kiểm điểm tình hình quốc nội và ngoại giao của hai ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Riêng ông Phúc đã không nói đến Biển Đông trong hai bài phát biểu quan trọng trước kỳ họp 6 của Quốc hội hồi tháng 10 và 11/2018.

Các Triển Vọng Cho Mối Quan Hệ Giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc Trong Năm 2019

Project Syndicate

Tác giả: Kevin Rudd

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

14-12-2018

Donald Trump bắt tay Tập Cận Bình. Ảnh: Artyom Ivanov/TASS/Getty Images

Lời Người Dịch: Kevin Rudd không cập nhật các biến chuyển dồn dập gần đây như nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thương nặng nề khi các doanh nghiệp quốc tế tháo chạy, thị trường chứng khoán tụt giá, động loạn xã hội lan rộng, nội bộ phân hoá trầm trọng và hệ lụy quốc tế của các hoạt động doanh nghiệp Hoa Vi. Không như Kevin Rudd tiên đoán, trong bài diễn văn kỷ niệm 40 năm cải cách, Tập Cận Bình tỏ ra kiên quyết với Mỹ hơn.

Trung Quốc Thu Tóm Biển Đông

Project Syndicate

Tác giả: Brahma Chellaney

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

14-12-2018

Lời người dịch: Trung Quốc đã biến Biển Đông thành ao nhà khi họ tuyên bố 1.3 triệu dặm vuông ở Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc, một yêu sách ngụy tạo. Trung Quốc đã cắm cờ, cải tạo đất, xây tiền đồn ở các đảo, các bãi cạn và sẽ còn tiếp tục bành trướng khu vực, nơi không còn là “Á Châu-Thái Bình Dương”, mà nay trở thành “Ấn Độ-Thái Bình Dương”, một chiến lược mới song hành với Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Biển Đông 4.0

FB Nguyễn Thọ

14-12-2018

Không ngờ loạt bài chém gió “Cách mạng 4.0“ của tiều phu với các khái niệm “Tư bản số“, “Độc tài số“, “Giun digital“ lại liên quan đến Biển Đông.

Thiên hạ lạm dụng khái niệm “Cách mạng 4.0“, sao mình lại không chia lịch sử Biển Đông cũng từ 1.0 đến 4.xx cho nó oách nhỉ?

Biển Đông 1.0 có thể bắt đầu từ thế kỷ 15, khi vua Lê Thánh Tông cho vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ (theo Đại Việt Sử ký toàn thư). Đến thế kỷ 18, khi chúa Nguyễn cho lập Đội Bắc Hải và Đội Hoàng Sa ra đó khai thác và khẳng định chủ quyền có thể là 1.1.

Việt Nam trong thương chiến Mỹ – Trung

FB Trương Nhân Tuấn

5-12-2018

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sau Hội nghị G20 ở Á Căng Đình bế mạc hôm kia. Hai bên đối thủ có thỏa thuận “hưu chiến trong vòng 3 tháng”. Ta có thể xem như hết “hiệp một”. Cuộc chiến có thể còn kéo dài.

Ai sở hữu Biển Đông?

The Week

Dịch giả: Châu Minh Dũng

19-11-2018

Đá Xu Bi (Subi Reef) là một trong các đảo nhân tạo đang được Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. Nguồn: Getty Images

Ông Mike Pence tuyên bố rằng, tuyến đường vận chuyển đứng giữa những tranh chấp nảy lửa này “không thuộc về bất kỳ quốc gia nào” – nhưng Bắc Kinh không đồng ý.

Việt Nam đang chết đuối ở Biển Đông

Phạm Trần

15-11-2018

Giữa lúc Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vùi đầu vào canh bạc chọn người cho Đại hội đảng khóa XIII diễn ra vào tháng 01/2021 thì Trung Hoa đã xiết gọng kìm để chuẩn bị bóp cổ Việt Nam ở Biển Đông.