Mẫu ký ức vụn

Lê Huyền Ái Mỹ

21-6-2022

1. Khoảng những năm 2000, đang là phóng viên Văn hóa, nhân 21.6, tôi viết loạt bài về những nhà báo vừa đá bóng vừa thổi còi, đụng chạm một số phóng viên mảng văn hóa kiêm bầu sô chậu. Bài báo vừa ra, có hai trong số những người “nhận ra mình” phản ứng gay gắt, đòi kiện báo và tôi ra tòa. Anh trưởng ban vốn cũng người văn nghệ, như thói quen tụ bạ anh em bạn bè đang ngồi ở quán cà phê với một số “nhân vật” trong cuộc, là để lắng nghe cái sự bức xúc.

Có một nền báo chí sơ sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Nguyễn Khắc Mai

20-6-2022

Chiều 18 tháng 6 năm 2022 tại Viện Think Tank Hà Nội, Trung tâm Minh triết đã tổ chức cuộc Tọa đàm, chủ đề “Có một nền báo chí sơ sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Quý ông sau đây đã phát biểu ý kiến: Nguyễn Khắc Mai, Nhật Hoa Khanh, Dương Trung Quốc, Điện Biên (Trưởng nam cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp), nhà văn Xuân Tửu, Lại Nguyên Ân, Hà Chính (con nhà báo Hồ Zếnh), nhà báo Nguyễn Đức Trọng (đài truyền hình), Tiến sĩ Đào Tiến Thi, đã phát biểu ý kiến.

Báo chí cách mạng

Tạ Duy Anh

20-6-2022

(Trích hồi kí “Dưới bàn tay vô hình”)

Tiếng Dân và ngọn đuốc nghề

Lê Huyền Ái Mỹ

19-6-2022

Sau phiên tòa “cướp biển” Johnny Depp thắng vợ cũ Amber Heard, Washington Post – tờ báo đã đăng bài xã luận của Heard năm 2018 mà từ đó, Depp khởi kiện – bổ sung chú thích của biên tập viên về kết quả của phiên tòa với ba nội dung trong bài xã luận “sai sự thật”, đồng thời cũng thông tin rõ “Tòa cũng phát hiện Depp, thông qua luật sư Adam Waldman của mình, đã có hành vi phỉ báng Heard như một trong ba tội danh được liệt kê trong hồ sơ phản tố”.

Từ ngữ ở tòa án

Lê Thiếu Nhơn

2-6-2022

Tòa án Nhân dân Cần Thơ đã bác đơn kiện của ông Châu Lê Anh Hào – Phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM yêu cầu hủy quyết định xử phạt hành chính do ông Nguyễn Việt Thanh – Chánh Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Cần Thơ ký.

Tri chứ không phải trí, các bố ợ

Nguyễn Thông

21-5-2022

Tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ, sau đó được sửa lại thành “tri thức”. Ảnh chụp màn hình

Chiến sự Ukraina cản trở tôi gặp gỡ, giao tiếp!

Đào Tiến Thi

2-5-2022

Tác giả Đào Tiến Thi. Nguồn: FB nhân vật

47 năm sau và tháng tư vẫn thế: Xảo trá, trâng tráo…

Blog VOA

Trân Văn

13-4-2022

Đã là CAND thì từ người viết đến tòa soạn muốn viết sao cũng được, muốn nói gì cũng được và đặc biệt là không cần tri thức, không cần suy nghĩ?

Tờ Công an nhân dân (CAND) – cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam – vừa đăng “Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” (*). Nếu dành thời gian đọc bài viết vừa đề cập, có lẽ sẽ không ít người ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam tiếp tục thở dài vì 47 năm sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, cả nhận thức lẫn giọng điệu của “ta” qua hệ thống truyền thông chính thức vẫn thế: Vẫn xảo trá và trâng tráo!

***

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” là một chuỗi nhiều mâu thuẫn khó tin đến mức tội nghiệp vừa vì ngụy biện, vừa vì kém cỏi!

Tại sao đã thừa nhận… cộng đồng người Việt định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai, địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của tổ quốc, lập tức muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình,… mà còn mỉa mai… một số người lầm lạc, chĩa súng vào đồng bào, gây nên nhiều tội ác, lại chọn cho mình con đường rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tiếp tục mưu lợi cá nhân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc?

Nếu không có hàng trăm trại cải tạo sau 30/4/1975, không có tịch biên nhà cửa – sản nghiệp, không chia các thành phần trong xã hội thành “bốn nhóm, 21 đối tượng”, tước bỏ cả cơ hội học hành, nghề nghiệp của con cái những người thuộc “nhóm bốn”, lẫn sinh kế của nhiều giới tại miền Nam Việt Nam thì những người ở phía bên kia chiến tuyến, bao gồm cả cựu viên chức, cựu quân nhân và thường dân Việt Nam Cộng hòa có “rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của họ” không?

Đúng là “chiến tranh đã đi qua”, thậm chí đã “đi qua” rất lâu, chỉ vài năm nữa là tròn nửa thế kỷ nhưng vết thương chưa ‘liền da’ và quê hương chưa “hòa làm một” vì nhận thức và giọng điệu xấc xược, đểu cáng vẫn là chủ đạo như “Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người”. Vì sao xứ sở mà “những người lầm lạc” định cư cho phép họ “sử dụng lá phiếu cử tri buộc một số vị dân biểu nơi họ cư trú lên tiếng tạo sức ép với chính quyền các nước” về đối sách với Việt Nam, còn những người Việt Nam đang sống trên quê hương của chính họ lại không được dùng “thủ đoạn” như vậy?

Vì sao xứ sở mà “những người lầm lạc” định cư cho phép họ “lợi dụng mạng Internet để lập ra nhiều trang mạng, diễn đàn lấy danh nghĩa yêu nước” để bày ra đủ loại hình ảnh, thông tin, ý kiến mà “ta” khẳng định là “bóp méo sự thật, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, đường lối chính sách” nhưng “ta” lại ban hành Luật An ninh mạng, nghiêm cấm dân ta làm như vậy? Vì sao những “Nhân dân”, “Quân đội nhân dân”, “Công an nhân dân” chỉ cung cấp… “sự thật” nhưng chẳng có bao nhiêu người đếm xỉa? Cứ cho là “sự thật” bị “bóp méo” sao “ta” không “vo cho tròn”? Ví dụ vì sao CAND không công bố “sự thật” liên quan đến sự kiện ông Tô Lâm và thuộc cấp thưởng thức “bò dát vàng”?

***

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” trên CAND đề cập đến cuộc sống của những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần,… kèm một số thông tin nhặt nhạnh hoặc từ tâm sự của chính họ, hoặc từ mạng xã hội để cho rằng họ… “vỡ mộng” nơi xứ người và tiên đoán đó là… “đoạn đầu của con đường không tương lai của những kẻ phản bội đất nước, dân tộc để cầu vinh”!

Cần lưu ý, những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần,… đều đã từng bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam cáo buộc là tội phạm “đặc biệt nguy hiểm” đã “xâm hại an ninh quốc gia”. Vì sao những Đài, Hà, Quỳnh, Hải, Tần đều đã bị phạt tù và đều xuất ngoại khi đang chấp hành hình phạt tù. Có gì quan trọng hơn sự nghiêm minh của công lý, sự đúng đắn của hệ thống tư pháp, thể diện của quốc gia? Tại sao đảng, nhà nước, chính phủ “ta” bấp chấp tất cả để giao họ cho “ngoại bang”. Cứ cho là họ… “cầu vinh” còn “ta”… “cầu” gì mà… bất chấp mọi thứ?

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” ấu trĩ tới mức tự thóa mạ như thế này: Đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại. Giá trị đó không thể là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam mà với mọi quốc gia – dân tộc khác trên thế giới

Nếu điều vừa kể đúng là nhận thức của “ta”, tại sao “ta” bỏ “phiếu trắng” khi cộng đồng quốc tế muốn lên án Nga xâm lược Ukraine? Tại sao “ta” bỏ “phiếu trắng” khi cộng đồng quốc tế muốn nhấn mạnh yêu cầu phải bảo vệ thưởng dân? Tại sao “ta” bỏ “phiếu chống” khi cộng đồng quốc tế muốn loại bỏ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc? Nếu điều vừa kể chỉ là nhận thức của tờ CAND, tại sao CAND không góp ý với đảng, nhà nước, chính phủ mà nhắm vào “những người lầm lạc”?

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” còn một số những điều ngớ ngẩn khác. Chẳng hạn khi kể về hoàn cảnh của Lê Thu Hà, CAND cho biết, cô sống ở “thị trấn Bad Naheim, bang Hawai, Đức”. Đức chỉ có Bad Nauheim, một thị trấn thuộc khu vực Wetteraukreis ở tiểu bang Hesse. Còn “Hawai” (viết đúng phải là Hawaii) là một trong 50 tiểu bang ở Mỹ. Đã là CAND thì từ người viết đến tòa soạn muốn viết sao cũng được, muốn nói gì cũng được và đặc biệt là không cần tri thức, không cần suy nghĩ?

Chú thích

(*) https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/thang-tu-nghi-ve-nhung-giac-mong-tan-vo-noi-xu-nguoi-i649860/

Hội phụ nữ, Hội nhà văn, Hội nhà báo… sao lại câm miệng như hến lúc này?

Tuấn Khanh

7-4-2022

Câu chuyện về một tay tài xế được cất nhắc trở thành cai phó của báo Văn Nghệ, trong quá trình hãnh tiến của hắn, đã cưỡng bức một nữ nhà văn trẻ trong suốt nhiều năm, có vẻ lọt thỏm mất tăm trên báo chí nhà nước Việt Nam cũng như trên công luận của mạng xã hội.

Kẻ từng cưỡng hiếp tôi đang là Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ

Dạ Thảo Phương

6-4-2022

Nhà văn Khuất Quang Thụy (bên phải) trao quyết định Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ cho nhà thơ Lương Ngọc An. Ảnh: Báo Văn Nghệ

Ngày 3.4 là ngày sinh nhật tôi, ngày mẹ cha mang tôi đến với cuộc đời.

Hãy đổi tên cho Hội Nhà văn, Hội Nhà báo

Vũ Hữu Sự

25-3-2022

Hơn 20 vạn quân Nga tràn vào xâm lược Ukraina. Xích xe tăng của quân xâm lược nghiến nát những cánh đồng lúa mỳ, những làng quê và những đô thị xinh đẹp của một quốc gia hiền hòa. Pháo hạng nặng và tên lửa siêu thanh của quân xâm lược dội bão lửa xuống những trường học, những bệnh viện và những khu dân cư.

Đây là một người phụ nữ can đảm

Đoàn Bảo Châu

15-03-2022

Marina Ovsyannikova đã bị bắt sau khi mang biểu ngữ vào đài truyền hình Nga. Ảnh: Channel One Russia

Tối 14 tháng 3, trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Trung ương Nga, biên tập viên Marina Ovsyannikova đã bị bắt sau khi mang biểu ngữ “Hãy đình chiến, đừng tin vào những lời tuyên truyền, họ đang lừa dối các bạn!”

Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm dưới lá cờ Nga!

Đoàn Bảo Châu

28-2-2022

Cảm ơn Nataliya Zhynkina, đại biện lâm thời Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam nhiệt tình hợp tác. Đêm qua trước khi đi ngủ, tôi gửi câu hỏi. Sáng nay đã thấy hồi đáp. Mong các bạn chia sẻ rộng rãi để các bạn ấy thấy được sự quan tâm và ủng hộ của chúng ta. Xin cảm ơn các bạn nhiều. Tôi hy vọng sẽ có cuộc phỏng vấn trực tuyến để các bạn có thể trực tiếp đặt câu hỏi.

Chúng ta thấy gì sau một vụ quấy rối?

Khải Đơn

25-2-2022

Cuối cùng thì bạn Hoàng Anh và luật sư của bạn xuất hiện trên sân khấu, cúi đầu xin lỗi toàn nhân loại: “thầy cô, học sinh và cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu” và lý do bạn xin lỗi là vì “gây ảnh hưởng đến danh tiếng nhà trường, đến thầy cô hướng dẫn, đồng nghiệp”.

Phê phán sách giáo khoa, đừng dựng hiện trường giả

Hoàng Dũng

24-2-2022

Một ông hiệu trưởng trường tiểu học viết tâm thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kêu rằng sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P.

Một bài báo lưu manh

Đoàn Bảo Châu

18-2-2022

Đình công là một hình thức đấu tranh rất bình thường để đòi quyền lợi chính đáng cho công nhân, vậy mà tác giả bài báo lại đòi: “Nghiêm khắc xử lý hành vi kích động ngừng việc tập thể với động cơ xấu.”

Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’

Blog VOA

Trân Văn

12-2-2022

Họ lấy một số bài viết của người này, người kia và bảo đó là nhân dân. Nếu tổ chức thăm dò dư luận một cách nghiêm túc… có lẽ sẽ có đến 99,9 % người Việt Nam không đọc và không muốn đọc sách viết về ông Trọng.

Tờ báo Tết nhạt nhẽo và vô chính trị

Phạm Đình Trọng

4-2-2022

1. Sáng nào cũng đọc hai tờ báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và 19 giờ tối nào cũng ngồi trước màn hình TV theo dõi chương trình thời sự đài truyền hình trung ương. Đó là thói quen của tôi nhiều năm trước. Rời quân đội, hàng ngày không còn hai tờ báo nói tiếng nói chính thống của nhà nước nữa nhưng tôi vẫn giữ thói quen không thể thiếu là xem chương trình thời sự VTV 19 giờ.

Hai án oan của Báo Sạch

Trịnh Hữu Long

30-1-2022

Nhóm Báo Sạch từ chỗ kêu oan cho Hồ Duy Hải – trớ trêu thay, như nhiều bạn đã nói – lại trở thành nạn nhân của ít nhất hai vụ án oan.

Báo Sạch hay Bẩn

Dương Quốc Chính

30-1-2022

Mình thường theo dõi các vụ án có màu sắc chính trị, bị áp theo điều 331, Luật Hình sự cũ là điều 88 hay 256, để xem bản chất của vụ án là gì, tại sao họ lại bị bắt?

Giải mã lịch sử

Nguyễn Thông

27-1-2022

Với hầu hết người ta, lịch sử là món khó xơi bởi lúc nó thế này, lúc thế khác, lúc thì đúng, lúc lại sai, dù chỉ là một vụ việc, con người. Bằng chứng rõ nhất là vụ Nhân văn giai phẩm.
Khi đảng, tức nhà cai trị, lôi những người Nhân văn giai phẩm ra xử, nếu có ai đó chỉ cần nói điều ngược lại hành vi bạo quyền ấy, hoặc bênh vực các bị cáo, thì không khác gì tự chui đầu mình vào thòng lọng, tự xin vào tù. Còn muốn sống, muốn được đảng yêu, phải lên giọng chửi bới, vu cáo, nhiếc móc, nói xấu “đám Nhân văn”.

Nỗi đau của các tạp chí chuyên môn về pháp luật

Ngô Huy Cương

24-1-2022

Các tạp chí chuyên môn về pháp luật hiện đang chật vật trong việc lấy lòng Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành luật và các thành viên của Hội đồng này để được xét đưa vào danh sách các tạp chí chuyên môn mà Hội đồng tính điểm bài viết của các ứng viên GS, PGS ngành luật học có đăng tải ở đó.

Nếu VTV tử tế thì biết xin lỗi tôi

Mạc Văn Trang

24-1-2022

Năm 2021, ít nhất VTV đã 3 lần nêu đích danh, đưa cả bài viết lẫn hình ảnh tôi lên VTV để “đấu tố” trước bàn dân thiên hạ, theo đúng nghĩa đen. Cả 3 vấn đề họ đưa ra đấu tố thì tôi đều viết đúng, còn họ đều sai và tự “vả vào mồm mình”!

Chuyện giải thưởng

Dương Quốc Chính

21-1-2022

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Giải thưởng chính VinFuture cho các nhà khoa học Katalin Kariko (phải), Drew Weissman và Pieter Cullis. Ảnh: Đình Trường

Việc bỏ tiền ra để lập nên một giải thưởng không có gì là khó cả, nhất là với một người rất giàu. Giành được một giải thưởng danh giá, mà không cần mua giải mới là chuyện khó.

Báo Xuân Pháp Luật thượng cả nhân vật vi phạm pháp luật trắng trợn lên bìa

RFA

Nguyễn Như Mai

18-1-2022

Ba nhân vật được báo Pháp Luật TPHCM đăng là các nhân vật tiêu biểu của năm tại Việt Nam gồm VinFast, Trịnh Văn Quyết và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Nguồn: Reuters, Pháp Luật, RFA edit

Báo Pháp Luật TPHCM Xuân năm nay đã mở mắt cho độc giả rằng khi chỉ biết kiếm tiền thì một tờ báo có thể ngang nhiên tác nghiệp hoàn toàn trái với tôn chỉ mục đích của nó như thế nào.

Báo Xuân là một ấn phẩm truyền thống đặc biệt của làng báo chí Việt Nam (khi ra hải ngoại, các tờ báo tiếng Việt vẫn giữ nguyên truyền thống này và người đọc rất thích). Đó là giai phẩm quy tụ những bài viết hay nhất, độc đáo, hấp dẫn nhất của các cây bút nổi tiếng nhất mà tòa soạn có thể có được. Chủ đề của các tờ báo Xuân hầu như đều giống nhau, gồm các bài tổng kết hoạt động của năm cũ và dự báo năm mới (tùy theo lĩnh vực của từng tờ báo mà sẽ đi sâu vào phân tích chính trị/pháp luật/kinh tế/xã hội/văn hóa/thể thao.v.v. ). Họ cũng sẽ điểm một số gương mặt nổi bật ở các lĩnh vực trong năm qua. Rồi tùy theo năm đó cầm tinh con gì thì sẽ có các bài viết vui nhộn, mang tính giải trí về con giáp đó. Ngoài ra là các bài văn, thơ đủ thể loại, miễn đề tài thú vị, cách viết thu hút là được.

Ai là nhân vật chính của năm 2021?

Năm 2021 vừa qua của Việt Nam, cũng như của thế giới là một năm đặc biệt khi hầu như toàn bộ hoạt động đều xoay quanh dịch bệnh. Trong cuộc chiến không cân sức với đại dịch, những gương mặt nổi bật nhất, chính là các gương mặt ngành y. Điều này không thể tranh cãi.

Tiếp đó là những tấm gương trong thiện nguyện, những con người bất chấp sợ hãi, sức khỏe và cả tính mạng để mang gạo đến cho người đứt bữa, mang sữa cho trẻ em đang khóc, mang thuốc và ô xy đến cho người đang ngạt thở, và mai táng họ khi họ qua đời. Theo sau là những lực lượng hỗ trợ âm thầm cho công cuộc cuộc chống dịch như lực lượng tự vệ, giao hàng, bộ đội, tiểu thương…

Không có những con người nào đáng trân trọng và tôn vinh bằng những con người ấy, hàng ngàn ấn phẩm cũng chưa đủ kể hết những gì họ đã làm và ý nghĩa của nó.

Truyền thống bìa báo Xuân Việt Nam được người trong nghề tổng kết gọn trong bốn chữ: Chim-hoa-cá-gái. Tức là những chủ đề hình ảnh đẹp đẽ, bắt mắt và không động chạm đến ai cả (khi xã hội phát triển, sẽ có nhiều chủ đề khác như internet hay tiền số và các sở thích cụ thể như xe hơi, bất động sản, chứng khoán… nhưng tựu trung đều nhằm nhắc lại và tôn vinh những con người đóng góp lớn cho cộng đồng, có thành tích xuất sắc).

Là một tờ báo mang ngay trong tên mình địa danh TPHCM thì những gì xảy ra ở TPHCM trong năm 2021 càng phải là chủ đề quan trọng và xuyên suốt của nó.

Thế nhưng bìa báo Xuân 2022 của báo Pháp luật TPHCM năm nay tuyệt đối không hề nhắc đến những con người đã cống hiến và hy sinh trong đại dịch. Không một chữ nào! Không một tấm ảnh nào.

Mà nó dành hoàn toàn cho các doanh nhân giàu có, gồm bốn người: Bà Lê hoàng Diệp Thảo cà phê, ông Trịnh Văn Quyết FLC và Bambo Group, VinFast và Sun Group.

Đáng tiếc thay mà cũng trùng hợp thay, toàn  bộ bốn đại gia này đều là những gương mặt có tiếng tăm nhiều mâu thuẫn trong kinh doanh hoặc đời tư. Thậm chí tỷ phú Trịnh Văn Quyết vừa bị điều tra với cú bán lậu cổ phiếu.

Nhân vật số một: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo, doanh nghiệp cà phê King Coffee.

Trên trang bìa, chiếm trọn vẹn là bà Thảo.

Bà Thảo là một doanh nhân giỏi, nếu cứ nhìn vào quy mô của doanh nghiệp bà đang nắm giữ. Nhưng sự nổi tiếng của bà lại không đến từ những sản phẩm của công ty, mà từ cuộc ly hôn nghìn tỷ vô cùng ầm ỹ từ mấy năm trước.

Làng báo Việt Nam không lạ gì câu chuyện bà Thảo từ nhiều năm trước đã cùng một số người trong làng báo (nhưng đã chuyển nghề ra làm công ty truyền thông) lập thành một ê kíp để chơi cuộc chiến truyền thông với chồng bà, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, gắn với thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Ê kíp này đánh tiếng với nhiều tờ báo để xin gặp và kể câu chuyện về người đàn bà cùng chồng tay trắng làm nên sự nghiệp rồi buộc phải ly hôn cay đắng như thế nào. Trong câu chuyện, bà Thảo tự vẽ bản thân là người phụ nữ xuất sắc về mọi phương diện. Bất ngờ nhất là thông tin bà chính là linh hồn của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên (mà trước giờ xã hội chỉ biết đến tổng giám đốc là ông Vũ, chồng bà). Nào bà là hoa khôi, con nhà giàu có, cha mẹ kinh doanh vàng bạc đá quý; nào số vốn khởi nghiệp là của bà; nào mọi định hướng, cách thức phát triển kinh doanh là của bà; nào điều hành và quản lý doanh nghiệp hoàn toàn là bà. Bên cạnh đó, bà còn sinh đẻ và nuôi dạy bốn đứa con đủ trai gái, và vẫn xinh đẹp rạng ngời. Ông chồng thì sao? Chỉ là người đại diện doanh nghiệp đi gặp gỡ bên ngoài, lo truyền thông và đối ngoại. Đã vậy còn bị mất trí, khùng khùng, ngược đãi vợ, lạnh nhạt với con, có bồ bịch, lấy tài sản vợ chồng gây dựng nên giao vào tay những nhân viên không đáng tin cậy để họ phá nát… Thôi thì đủ cả thói hư tật xấu và (nói trắng ra là) vô tài.

Rồi chốt lại câu chuyện mà bản thân thì như bà hoàng tài sắc vẹn toàn còn ông chồng thì như hình nhân, yếu thế, kém cỏi và tồi tệ đến thế, bà khẳng định vẫn yêu chồng vô vàn và tuyệt đối không thể bỏ rơi nhau!

Câu chuyện này cuối cùng được đăng tải trên một tờ báo điện tử ở Việt Nam, gây chú ý lớn lúc bấy giờ, với lời chú thích được viết cặn kẽ là “trước đó không nhà báo nào có được cái gật đầu từ người đàn bà đẹp” này.

Nhưng rất nhiều người trong làng báo Việt Nam đều biết tận chân tơ kẽ tóc rằng trước đó bà Thảo và ê kíp đã đi gặp rất nhiều tờ báo. Khi ngồi lại với nhau, họ mới vỡ lẽ ra cái chuyện tưởng chỉ mình mình được nghe hóa ra đã được kể nhiều lần với rất nhiều tờ báo khác nhau!

Kỳ diệu là nó chính xác đến từng mi li mét như một kịch bản vạch sẵn. Chỗ nào ngắt nghỉ, chỗ nào khóc đến nghẹn ngào rồi rút khăn ra lau mắt, chỗ nào nói câu gì… đều giống nhau đến kỳ lạ. Kèm với bài báo là tấm ảnh trang điểm tỉ mỉ xinh đẹp, cầm quyển sách cố ý phô rõ cái bìa “Năng đoạn kim cương” (tên một bộ kinh Phật giáo cổ). Mọi thứ giả đến không thể giả hơn.
Chính do những ầm ỹ đó, dân tình mới biết về doanh nghiệp của bà Thảo. Vì về kinh doanh, bà Thảo không thể so sánh với những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực sản xuất-chế biến thực lực mạnh mẽ, tiếng tăm tốt đẹp trên thị trường xuất khẩu và đã thực sự thay đổi cuộc sống của người nông dân và nền nông nghiệp, ví dụ công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (cũng do phụ nữ sáng lập và điều hành) hay công ty Hồ Quang Trí (nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều giống lúa ngon, trong đó có giống lúa ST25 từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới).

Vậy thì bà Thảo chiếm trọn bìa báo Xuân Pháp Luật TPHCM là lý do gì? Không nói ra thì làng báo ai cũng biết! Đó là một khoản tiền lớn đã được trả, trong nghề gọi là “mua bìa”.

Quán cà phê Trung Nguyên trên đường phố Hà Nội hồi năm 2002. Nguồn: AFP

Nhân vật thứ hai: Trịnh Văn Quyết, hay gọi là Quyết còi, Tổng giám đốc FLC và Bamboo Airways.

Mấy hôm nay đây là nhân vật tai tiếng số hai sau doanh nhân tai tiếng nhất là ông Đỗ Anh Dũng, Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh với cú bỏ cọc lô đất đã được đẩy giá đến 2,4 tỷ đồng/m2 ở Thủ Thiêm.

Quyết thì bán lậu đến gần 75 triệu cổ phiếu (bán mà không công bố thông tin giao dịch), giá trị giao dịch là 1.750 tỷ đồng  Kết quả: giao dịch này đã bị hủy, buộc trả lại tiền cho các nhà đầu tư. Tài khoản của ông Quyết tại các công ty chứng khoán cũng đã bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước phong tỏa.

Trên báo Tuổi Trẻ ngày 12/01/2022, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính, đề nghị ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Quyết theo Luật chứng khoán, phải cần soi sang cả Luật Hình sự vì hành vi của ông này đã vi phạm Đều 209 Bộ Luật Hình sự, tùy trường hợp có thể phạt tù 1-5 năm.

Ông Hải cũng cho rằng sự việc của ông Quyết gây thiệt hại không chỉ đến lợi ích của cổ đông FLC mà còn cả những nhà đầu tư của những doanh nghiệp làm ăn chân chính và cả nền kinh tế.

Tai tiếng của ông Quyết trong lĩnh vực này không phải là lần đầu. Cuối năm 2017, ông này đã từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính cũng vì hành vi tương tự, với 57 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 400 tỷ đồng thời điểm đó. Chỉ có khác là lần ấy Quyết còi đã qua mặt Ủy ban chứng khoán thành công, bán xong vào thời điểm một tháng trước đó. Đó cũng là thời điểm cổ phiếu FLC thanh khoản cao nhất so với bình quân trước đó, với hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên. Ngay sau cú làm ăn của Quyết, giá cổ phiếu FLC rớt mất khoảng hơn 20% giá trị.

Tiền thành giấy, thiệt hại này dĩ nhiên các nhà đầu tư gánh, còn FLC cũng thành công trong việc cộng thêm một điểm tai tiếng. Chỉ có tiền tươi thóc thật thì đã chảy vào túi Quyết còi.

Đáng nói, vụ việc ồn ào này Quyết chỉ bị phạt 65 triệu đồng. “Như cây me rụng lá, như con bò rụng lông”. Do vậy, hoài nghi rằng Quyết có người đỡ lưng để đi kiếm tiền không phải là không có cơ sở.

Có lẽ vì thế mà hơn bốn năm sau Quyết lại quen đường cũ làm một ván nữa. Lần này dường như cái ô che thân đã bị thủng lỗ ở đâu đó nên Quyết mới bị chặn ngay từ đầu, kèm với các biện pháp (hiện nay mới chỉ là đe dọa, chưa thành hiện thực, nhưng) nghiêm khắc thích đáng, khác hẳn với lần trước.

Đặc biệt mỉa mai là chính báo Pháp Luật TPHCM trong ngày 13/01/2022 đã có một bài phê phán hành vi bán lậu cổ phiếu của ông Quyết rất quyết liệt và cặn kẽ. Bài báo dẫn ra các ý kiến gay gắt của lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, của lãnh đạo Bộ tài chính và của luật sư, kèm trích dẫn Luật Hình sự, đòi làm trong sạch môi trường kinh doanh.

Ấy thế mà ngạc nhiên chưa, song song với thời điểm đó thì báo vẫn nhận quảng cáo mua bìa Tết và chạy bài bên trong trang cho Quyết còi, với những tuyên bố hùng hồn kêu như đại bác: “Tôi nghĩ lớn chứ không nói lớn”, “người của Bamboo Airways phải thấm nhuần tư tưởng khách hàng là ân nhân  để biết ơn khách hàng, phục vụ khách hàng từ tận trái tim…, tận tâm, chân thành”. Những phát (đại) ngôn này xuất ra từ miệng Quyết nghe đến phì cười.

Càng phì cười hơn cho sự dũng cảm bán thân lấy tiền, tự vả miệng mình của ban lãnh đạo tờ báo Pháp Luật TPHCM.

Ông Trịnh Văn Quyết và mô hình máy bay tại một cuộc phỏng vấn với báo chí ở Hà Nội năm 2018. Nguồn: AFP

Nhân vật thứ ba: VinFast, kẻ dọa mang công an đến xử lý khách hàng

VinGroup nổi tiếng trong làng báo chí Việt Nam vì tài ém nhẹm các thông tin bất lợi xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình và sở thích dọa dẫm khách hàng. Chắc quý vị chưa quên sự việc vào tháng 5/2021, khi thương hiệu này báo công an xử lý một khách hàng vì đã “dám” làm clip nhặt quá nhiều lỗi của chiếc xe hơi VinFast anh ta mới mua.

Còn trong group (nhóm) cư dân Vincom thì đầy rẫy các than phiền về chất lượng căn hộ đắt trên trời nhưng tường xây mỏng đến nỗi người bên này nói to thì bên kia cũng nghe, vừa mới ở mà tường đã nứt, kính trên tòa tháp thì lâu lâu rơi như pháo nổ xuống sân, tiêu chí “sinh thái”thì hóa ra thiên nhiên và mảng xanh là những cây cảnh trồng trong chậu và ít hàng cây lơ thơ.

Nhưng đố quý vị tìm được các thông tin này trên báo chí chính thống.

Người làm truyền thông ở Việt Nam đều biết bộ máy quét tin của VinGroup làm việc cực kỳ hiệu quả. Chỉ một thông tin bất lợi lan truyền, họ lập tức gọi điện yêu cầu gỡ, xóa, giải thích đủ kiểu, mà nếu không được thì dọa.

Và với tất cả sự dựa dẫm, ra oai, chất lượng hàng hóa tồi đó, VinFast đường đường lên bìa báo Xuân Pháp Luật TPHCM dạy cho người ta cách biến nguy thành cơ trong kinh doanh.

Nhân vật thứ tư là Sun Group thì có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về phá rừng và làm du lịch sinh thái tốt. Tạm thời tôi không có đủ tư liệu về doanh nghiệp này nên sẽ không đề cập.

Phục thay hành động bán bàn thờ lấy tiền

Các thông điệp ngoài bìa báo mở đường cho bên trong chạy các bài báo dài chiếm cả trang A3 nhưng rặt một giọng quảng cáo lười nhác. Thôi thì thu tiền để viết bài lăng xê, nhưng cũng phải có tí tự trọng (còn sót lại) của người làm báo chứ. Đằng này tất cả bốn bài báo mua bài, mua bìa đều như bê nguyên từ các thông cáo báo chí của doanh nghiệp, toàn những lời quảng cáo và tự khen chung chung  và sáo rỗng. Chẳng hề có những thông tin mới mẻ, chẳng có câu chuyện gây ấn tượng của người làm kinh doanh trong một năm gian khó, chẳng hề có những câu hỏi sâu sắc và trúng chỗ để người được hỏi bật ra chút ít chất xám hay sự thú vị của bản thân mình, doanh nghiệp mình (chắc chắn không nhiều thì ít, họ phải có).

Xấu hổ thay cho một tờ báo mà tiêu chí và trách nhiệm là tuyên truyền và thượng tôn pháp luật mà vì tiền, dám thượng cả nhân vật vi phạm pháp luật dai dẳng và trắng trợn lên bìa. Bìa báo chính là “bàn thờ” của mỗi tờ báo, nơi thể hiện chính kiến và quan điểm của tờ báo với xã hội và công chúng. Dẫu cả làng báo đều biết những năm nay tờ báo Pháp Luật TPHCM xuống dốc cực độ, đời sống nhân viên và phóng viên rất thảm, cho nên kiếm quảng cáo báo Xuân cũng là mục đích chính đáng. Nhưng cho dù việc kiếm tiền để nuôi nấng cái tết cho anh em có quan trọng thế nào đi nữa thì cũng không một tờ báo còn đủ sự tự trọng nào lại trơ trẽn đi bán chính cái bàn thờ của nhà mình như vậy.

Hay đây mới chính là “tôn chỉ” và “mục đích” của những người điều hành tờ báo này?

__________

Tham khảo:

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/bo-cong-an-len-tieng-vu-ban-chui-co-phieu-flc-cua-ong-trinh-van-quyet-c46a1323989.html

https://plo.vn/kinh-te/thiet-hai-tu-vu-ban-co-phieu-cua-ti-phu-trinh-van-quyet-1038815.html

https://soha.vn/ba-le-hoang-diep-thao-49-ngay-nhin-an-da-cuop-di-dang-le-nguyen-vu-tuyet-voi-cua-toi-20180328223446666.htm

https://bnews.vn/nhung-lan-giao-dich-co-phieu-bi-xu-phat-cua-ong-chu-flc/228516.html

https://soha.vn/vo-vua-ca-phe-dang-le-nguyen-vu-toi-va-cac-con-se-luon-cho-anh-ay-quay-ve-ke-ca-khi-benh-tat-tay-trang-20180329110145865.htm

Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền quốc tế Martin Ennals

Luật Khoa

19-1-2022

Nhà báo vừa bị chính quyền kết án nay lại được quốc tế tôn vinh.

Ghi chép thời sự dịch 2021 (Phần 11)

Nguyễn Thông

17-1-2022

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3 − Phần 4 − Phần 5 − Phần 6 − Phần 7 − Phần 8Phần 9Phần 10

Ngày 24.8

Báo với chả chí

Nguyễn Thông

12-1-2022

Lúc này, hai ngày nay, những cái tên Quyết còi FLC và Dũng béo Tân Hoàng Minh “hot” cháy mạng, gần như thiên hạ chả thèm quan tâm những thứ khác. Nói đùa chứ, giả dụ đêm nay trời có sập, khi vừa được bới lên, người ta sẽ phều phào hỏi ngay, sao, Quyết còi Dũng béo ra sao rồi, tâm thư được cụ tổng gạch đít đoạn nào rồi, v.v..

Về “Vụ án Tịnh thất Bồng Lai”: Phải chăng báo chí, truyền thông, mạng xã hội đã bị hố?!

LS Đặng Bá Kỹ

7-1-2022

Nhấn mạnh và Lưu ý: Như tiêu đề nêu trên, trong Bài viết này, tác giả chỉ phân tích và đánh giá cách mà báo chí, truyền thông, mạng xã hội đưa tin, thông tin về “Vụ án Tịnh thất Bồng Lai”. Do đó, tác giả chưa đưa ra phân tích, đánh giá về những nội dung có liên quan đến vụ án này, vì với những thông tin ít ỏi có được, chưa cho phép tác giả làm được điều đó.

Cái “quái thai được tắm nước hoa”

Chu Mộng Long

21-12-2021

Sáng nay kiểm tra lại toàn bộ hệ thống báo chí, từ trang thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ đến truyền hình và các báo từ cấp nhà nước đến địa phương, tất cả gần như đã đồng loạt gỡ bài ngợi ca, bốc thơm về món Kit test của công ty Việt Á. Thay vào đó là những bài mới ra đời với sự đảo ngược chiều gió, từ ngợi ca đến mạt sát, từ bốc thơm đến banh thúi cái sản phẩm mà chính giới truyền thông đã từng ca ngợi và bốc thơm mà không biết ngượng.