LTS: Chúng tôi có nhận được bài viết của tác giả Bá Tân, là một nhà báo đã từng làm việc cho báo Đại Đoàn Kết. Chúng tôi đồng ý với nhiều điều tác giả viết trong bài, chẳng hạn như báo chí ở các nước tự do không có bộ máy chỉ đạo hay quản lý, không có họp giao ban và nhất là không có chuyện nhà nước lấy tiền thuế của dân để nuôi báo chí.
Những ai đang chạy tội cho dâm tặc?
7-4-2019
Một đứa bé đói quá ăn cắp một ổ bánh mỳ, công an bắt liền. Hai nhà báo chống tham nhũng trong vụ PMU18, chẳng vi phạm pháp luật gì, nhưng công an cũng bắt liền theo lệnh của bề trên. Còn Vũ nhôm phạm tội tày đình, chứng cứ rành rành, lại không bắt, để cho hắn trốn ra nước ngoài, may nhờ có sự minh bạch của luật pháp Singapore mới bắt được hắn về quy án.
Báo chí Việt Nam, cuộc khủng hoảng bao giờ kết thúc?
7-4-2019
Ai cũng đã biết, Quyết định phê duyệt Quy hoạch báo chí VN đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
Mức độ ảnh hưởng của quyết định này đến hàng trăm tờ báo, hàng chục ngàn nhà báo và phía sau cũng là hàng vạn người thân của họ là rất lớn. Bởi có nhiều tờ báo phải thu hẹp phạm vi hoạt động, nhiều tờ phải sáp nhập … sẽ có nhiều nhà báo công việc trở lên khó khăn hơn, và rất có thể sẽ có những người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Về bản đề án quy hoạch báo chí (Phần 3)
5-4-2019
Nhà cai trị cứ muốn độc quyền báo chí, kiểu “tất cả đều là con tao”, tao sai phái, dạy bảo, đánh đập gì, mặc ý tao. Quy hết về một mối, đứa nào thắc mắc, la lối, kệ. Bản chất của báo chí CS là phải biết nghe lời, còn tất cả thứ khác muỗi hết. Đếch cho báo chí tư nhân, tòi ra là ông diệt, mặc dù luộn rêu rao tự do báo chí, thậm chí ghi cả vào hiến pháp.
Về bản đề án quy hoạch báo chí (Phần 2)
4-4-2019
Tiếp theo Phần 1
Quy hoạch gì thì quy hoạch, đừng cả vú lấp miệng em, đừng theo ý chí chủ quan mà bất cần biết hiện thực đang diễn ra như thế nào. Hiện tại cho thấy, những tờ báo in đang đứng trước nguy cơ bị dẹp, bị sáp nhập, hoặc tự giải tán lại chính là những tờ báo đang có nhiều bạn đọc nhất, được đông đảo nhân dân quan tâm nhất. Tôi không dám coi thường tờ báo nào, nhưng cứ thử hình dung, trong khi tờ Đại đoàn kết, tờ Cựu chiến binh được tồn tại nghiễm nhiên theo đúng quy hoạch báo chí vì có mẹ đỡ đầu là tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận tổ quốc VN và Hội cựu chiến binh) thì những tờ lừng danh, hàng đầu xứ này như Tuổi Trẻ, Thanh Niên lại bị dẹp, lúc ấy sẽ chấn động dư luận như thế nào.
Đề án quy hoạch báo chí
3-4-2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký duyệt bản quy hoạch báo chí do Bộ 4T trình (sau 6 năm dang dở, đứt đoạn, tưởng đã ném vào sọt rác). Còn nhiều vấn đề phải bàn về bản quy hoạch này. Là người trong nghề, nhà cháu có vài ý kiến như thế này.
1. Xung quanh một bản đề án
Nói ngay, đó là bản đề án quy hoạch báo chí đến năm 2025 do Ban Tuyên giáo của đảng cầm quyền và Ban cán sự đảng Bộ Thông tin – Truyền thông soạn thảo, đã được trình lên Ban Bí thư và Bộ Chính trị, đặt lên đặt xuống mãi, lật qua lật lại mấy lần, có sửa chữa, thêm bớt, cân nhắc đủ thứ, đã được thông qua lần chót (những mấy lần chót, kéo dài năm này qua năm khác). Giờ chốt lại ở tháng 4.2019. Chả biết lần này chốt chặt chưa hay lại như mấy lần trước.
Thực ra việc cần phải rà soát lại hệ thống, bộ máy báo chí hiện hành không phải là điều mới mẻ gì. Ngay từ năm 2006, Bộ Chính trị và đích thân ông Tổng bí thư đã nêu ra vấn đề trên, giao nhiệm vụ cho Ban Tuyên giáo và Bộ 4T soạn thảo. Tính ra phải mất gần chục năm họ mới xây dựng xong cái đề án, có nghĩa là họ đã cân nhắc kỹ lắm, cẩn thận lắm rồi. Có nghĩa là phen này thực hiện rốt ráo chứ không phải chơi, không rao khơi khơi, đánh trống bỏ dùi, ném đá ao bèo như mọi lần.
Mục đích của đề án quy hoạch là gì, theo chính đề án nêu “nhằm đảm bảo cho các cơ quan báo chí phát triển lành mạnh, đúng hướng”. Tất nhiên, ai cũng hiểu, lành mạnh, đúng hướng tức là phải ngoan ngoãn chịu sự lãnh đạo, chỉ bảo của đảng, của nhà cai trị. Đề án này thực ra là cuộc chỉnh đốn, diệt trừ những tờ báo vô tích sự hoặc có hại cho chế độ đường thời, được nấp dưới tên gọi “quy hoạch phát triển”.
Một nhà báo đã được xem bản đề án bảo rằng, nội dung đề án nêu khá nhiều khía cạnh nhưng rất đáng lưu ý 2 vấn đề: Mỗi địa phương tỉnh thành chỉ được có 1 tờ báo in, còn lại những báo xưa nay thuộc địa phương thì phải sáp nhập thành ấn phẩm phụ của báo chính, hoặc là dưới dạng tạp chí, hoặc tự giải thể.
Sáu (6) tổ chức chính trị – xã hội (theo quy định tại điều 9, điều 10 bản Hiến pháp 2013) gồm: Mặt trận tổ quốc VN, Tổng liên đoàn lao động VN (Công đoàn), Hội nông dân VN, Đoàn thanh niên cộng sản HCM, Hội liên hiệp phụ nữ VN, Hội cựu chiến binh VN được quyền mỗi tổ chức có 1 tờ báo in. Những tờ báo khác không thuộc nhóm 6 kia chỉ được tồn tại dưới dạng tạp chí (đương nhiên không thể ra hằng ngày), ấn phẩm phụ, trang tin điện tử (không phải báo điện tử). Nói tóm lại, số báo in, nhất là nhật báo (ra hằng ngày) sẽ bị giảm tối đa.
Chúng ta đều biết, hiện thời rất nhiều cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội đều có báo, tạp chí. Có thể đó là tiếng nói của chính đoàn thể, cơ quan, tổ chức đó, nhưng cũng chẳng thiếu trường hợp bán giấy phép, để mặc bên ngoài thao túng.
Vậy thì đề án quy hoạch báo chí có cần không? Theo tôi: Cần và không cần.
Dẹp bớt cái đám báo chí bùng nhùng, èo uột, dở sống dở chết, tốn hại tiền ngân sách, tiền thuế của dân, là cần thiết. Và càng cần hơn khi, như người ta nói, hơn 800 cơ quan báo chí mà cũng chỉ như một, với vị tổng biên tập là ban tuyên giáo, chung một giọng, chỉ biết mải miết thực hiện định hướng, đi đúng lề phải, sa vào lá cải cướp giết hiếp, tình tiền tù tội… rẻ tiền, bị người đọc thờ ơ, tẩy chay, thì dẹp là phải rồi.
Phải trả báo chí về xã hội dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường, bắt nó tự cung tự cấp, tự hạch toán; nếu làm hay, đứng đắn, đàng hoàng, thời sự, khách quan, không câu khách rẻ tiền, đủ sức thu hút được bạn đọc… thì tồn tại, thì sống. Còn không thì tự tiêu vong.
Báo gì thì báo, dù của đảng cầm quyền, của quân đội, công an, mặt trận… cũng cứ phải tự lo, phải chấm dứt sống dựa ngậm vào bầu vú ngân sách. Dân không thể cứ còng lưng mãi đóng thuế nuôi những tờ báo mà cả đời họ không đọc, ví dụ tờ Nhân Dân, tờ Quân đội, tờ Công an. Không ai cấm nó tồn tại, nhưng đừng biến nó thành thứ sống tầm gửi vào mồ hôi nước mắt nhân dân.
(Còn tiếp)
Không thể không nói đôi lời về vụ Khá Bảnh
3-4-2019
Thú thật là cho đến khi truyền thông đồng loạt đưa tin Ngô Bá Khá bị bắt, tôi mới biết về cậu thanh niên này. Trước đó, báo chí và mạng xã hội đã “ăn theo” đưa rất nhiều tin và bình luận về em, khiến cho em trở thành người rất nổi tiếng, thỉnh thoảng tôi có lướt qua các tiêu đề nhưng chưa bao giờ đọc. Nghe nói các tài khoản mạng xã hội của Khá có hàng trăm ngàn, hàng triệu người theo dõi, rất “độc hại”, tôi cũng chưa xem lần nào. Chỉ biết rằng con em trong gia đình và bà con họ hàng tôi không đứa nào bị ảnh hưởng, cũng chưa nghe ai nói có đứa trẻ hay bạn thanh niên nào do là “fan” của Khá mà trở thành hư hỏng phạm pháp. Đây là lần đầu tiên tôi nhắc đến tên em này.
Báo chí “chính thống”
29-3-2019
Các dự án bất động sản lấn sông Hàn đang được triển khai rầm rộ, vài nơi đã bắt đầu rao bán biệt thự và shophouse. Và như nhiều dự án gây lo ngại về môi trường trước đây, lần này cũng không thể thiếu cái tên nghe đến nhàm tai: Sun Group. Có khác chăng là lần này, sự việc lại diễn ra công khai, bên kia sông, ngay trước mặt Trung tâm hành chính của thành phố Đà Nẵng.
Đằng sau vụ chùa Ba Vàng
24-3-2019
Vụ Ba Vàng đến giờ này mình dám chắc là anh em bên Giáo hội Phật giáo VN đánh nhau, tất nhiên đứng sau là các anh em QL chống lưng cho mỗi bên. Cứ thấy báo chí cách mạng đồng thanh đánh một thằng nào là ắt có chỉ đạo từ BCT và Tôn giáo. Vụ này anh em phản động chỉ tát nước theo mưa thôi chứ chủ đạo vẫn là báo chí cách mạng. Ai nắm được Tôn giáo thì người/nhóm đó là phe tấn công.
Đôi lời với Cục Báo chí, Bộ Thông tin – Truyền thông
Nguyễn Đăng Quang
21-3-2019
Ngày mai 22/3, tròn 1 tháng báo điện tử “Người Tiêu Dùng” (NTD) bị Cục Báo chí Bộ Thông tin -Truyền thông xử phạt, buộc đình bản 3 tháng và phải nộp 65 triệu tiền mặt về một hành vi mà Cục này cho là “vi phạm trong lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản” vì đã đăng một bài nhạy cảm với nhan đề “Nhiều cấp dưới bị bắt giam và kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân ‘vào lò’?” của 2 tác giả Thiện Hiếu và Minh Nguyễn.
Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của báo chí!
15-3-2019
Một anh chồng đốn mạt làm đơn tố cáo vợ là một cô giáo “quan hệ bất chính” với một nam sinh 16 tuổi. (Tôi nói đốn mạt, vì dù người vợ có sai thì người đàn ông tử tế cũng không mang vợ mình ra làm nhục trước công luận). Chưa ai điều tra xác minh cái đơn đó cùng clip anh ta cung cấp thật giả thế nào, nhưng lập tức báo chí vào cuộc.
Một loạt báo to, báo nhỏ, báo trung ương, báo địa phương, báo ngành, báo hội, báo giấy báo điện tử hùa vào dấy máu ăn phần. Do báo chí “vào cuộc”, nên một loạt các quan chức từ huyện, tỉnh đến trung ương phải lên tiếng. Sự lên tiếng cũng chỉ nước đôi yêu cầu xác minh, rằng nếu đúng như vậy thì sẽ thế này thế khác. Hậu quả là cô giáo bị đình chỉ công tác “để xác minh”, còn em học sinh thì xấu hổ không đi học.
Nhiều báo ra vẻ khách quan bằng cách đăng tố cáo trước, sau đó gặp những người trong cuộc, anh này nói A, cô kia nói B, ông nọ nói C, bà khác nói D… tương hết lên báo để ai hiểu gì thì hiểu. Chẳng ai quan tâm đến thân phận của hai con người là cô giáo và em học trò. Đừng tưởng hôm trước nói xuôi hôm sau nói ngược là khách quan.
Đó là một trong những “sự kiện báo chí” lạ lùng của thế giới, nhưng không lạ mấy ở nước ta. Trên thế giới có những tờ báo chuyên “ngồi lê đôi mách” chuyện đời tư của người khác, thường gọi là báo lá cải, những tờ báo đó cũng có nhiều người đọc, nhưng người ta chỉ đọc chúng để thỏa những cơn tò mò chứ không ai đọc chúng để biết cái gì là trúng cái gì là trật.
Còn ở nước ta, mọi tờ báo được cấp giấy phép đều là báo chí cách mạng, mỗi khi lên cơn, đều đồng loạt biến thành báo lá cải. Tôi thành thật bày tỏ lòng kính trọng đối với những tờ báo không tham gia “sự kiện báo chí” này. Xu hướng trên mạng xã hội xung quanh vụ trên có vẻ khách quan đàng hoàng hơn là báo chí chính thống.
Qua vụ trên, một lần nữa cho thấy ai cũng có thể trở thành nạn nhân của báo chí. Muốn hại người khác, chỉ cần nhử được báo chí vào cuộc ắt sẽ thành công. Các nước văn minh không như thế. Ở các nước văn minh báo chí thông tin sai sự thật làm tổn hại đời tư của người khác sẽ bị kiện sạt nghiệp.
Còn ở nước ta, báo chí vừa bị giới hạn trong những vấn đề mang tính chính trị và không dám động đến những nhân vật có quyền thế, nhưng lại quá tự do trong việc chà đạp lên thân phận con người. Hệ thống tòa án nước ta không đủ minh bạch để bảo vệ đời tư công dân, nên thường thì “được vạ má đã sưng”. Báo chí chỉ sợ Ban Tuyên giáo Trung ương, không sợ tòa án.
Xin dẫn một bài trong vô số các bài viết về vụ cô giáo. Qua bài này, có thể thấy việc điều tra xác minh là vô cùng đơn giản. Nếu như ngay từ đầu, các báo hoặc các “cơ quan chức năng” chỉ cần xác minh những lời người trong cuộc nói đúng hay là sai trươc khi đăng báo thì đã không có cái “sự kiện báo chí” kỳ quặc kia.
Nước mắm truyền thống và nước mắm truyền thông
Nhân Trần
12-3-2019
Nước mắm truyền thống
Tôi vừa đọc được một bài viết rất hay của anh Nguyễn Lân Thắng “Hũ mắm chượp không quên”, anh mô tả rất xúc động về cách làm nước mắm truyền thống của một gia đình cán bộ ở Quảng Bình.
Ngày 8-3 và thứ truyền thông lưu manh
Nguyễn Hồng Thư
12-3-2019
Trước và trong ngày 8-3 vừa qua, khi những phụ nữ trên khắp mọi miền đất nước được tôn vinh, được dành cho những lời tốt đẹp nhất, ngọt ngào đến yêu thương nhất…; thì cùng trong thời gian đó, mọi xấu xa đến vùi dập lại đổ trên đầu cô giáo trẻ.
Giải cứu nước mắm Việt bằng cách nào?
11-3-2019
Hôm nay tôi tạm nghỉ kỳ 2 bài “Cầm tay chỉ việc” để viết về vụ nước mắm. Những gì là âm mưu thủ đoạn và những sắc màu u ám của vụ này, chị Vũ Kim Hạnh và anh chị em làng báo đã viết, tôi sẽ không viết nữa mà chỉ nêu 03 ý sau và kể một câu chuyện.
Thất vọng báo TT
9-3-2019
Cách đây 2 ngày, báo TT ở thành phố H đăng tin về vụ một cô giáo lớp 10 “quan hệ bất chính với trò dưới 16 tuổi” tại Bình Thuận, ngay trước ngày 8/3. Sự việc được cho là xảy ra trước đó hàng tháng, thông tin khá mập mờ, nhưng cũng có thể xác định được trường lớp liên quan và do đó có thể ảnh hưởng tinh thần đến những em trai của trường lớp này bị nghi là “bị hại đang tuổi trẻ em”.
Hiểu thế nào cho đúng về Bắc Triều Tiên?
3-3-2019
Kể từ hôm “lãnh tụ vĩ đại sang thăm 1 quốc gia xa xôi” (theo như 1 số người dân Bắc Triều Tiên trả lời phỏng vấn báo chí) thì ở chính quốc gia xa xôi đó người dân lại rộ lên việc “xét lại” hình ảnh đất nước Bắc Triều Tiên.
Hố nặng vì vẫn một tấc đến… Trời!
Trân Văn
1-3-2019
Kết quả cuộc hội đàm giữa ông Donald J. Trump (Tổng thống Mỹ) và ông Kim Young-un (Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên) giống như một gáo nước lạnh tạt vào nhiều viên chức cũng như hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam. Những nhận định, tuyên bố kiểu như: “Việt Nam – Trung tâm hòa giải xung đột quốc tế”, hay “Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là cường quốc hạng trung” trở thành lố bịch, đáng thương nhưng chẳng ai cảm thấy tội nghiệp!
Bao giờ báo chí VN bớt đưa tin nhảm, fake khi làm những sự kiện chính trị?!
28-2-2019
Mỗi khi có những sự kiện chính trị quốc tế diễn ra ở Việt Nam thì báo nào ở ta cũng hăng hái đăng ký đưa tin, báo nào cũng cố mà đăng ký kiếm thẻ tác nghiệp cho phóng viên đi làm dù tờ báo hay phóng viên cũng chả chuyên về chính trị xã hội mấy.
Việt Nam, trung tâm hòa giải xung đột quốc tế
26-2-2019
Tôi đọc cái tít trên trang chính của một tờ báo lớn với nhiều ngẫm nghĩ.
Liên tục ba mươi năm (1946 – 1975) chiến tranh, hai Miền là tiền đồn của hai phe trong chiến tranh lạnh, tới mức người ta nói báo chí thế giới gần như mỗi ngày đều có tin về người chết vì chiến trận, vì pháo kích, vì giựt mìn… tại Việt Nam. Sau năm 1975 lại tiếp tục là các cuộc chiến với Campuchia tại biên giới Tây Nam, với Trung Quốc tại biên giới phía Bắc, tại hải đảo…
Báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ
Bá Tân
25-2-2019
Đây là của hiếm ở tầm thế giới, cùng một ngày, hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông (Bộ 4T) bị khởi và bị bắt giam. Nếu luật pháp chuẩn mực như các nước văn minh, hai bị can này, một thời đứng đầu cai trị báo chí quốc doanh, bị bắt và đưa ra xét xử từ lâu, chứ không phải “ngâm tôm” đến tận bây giờ.
Ông Trương Minh Tuấn!
23-2-2019
Ông Tuấn được dư luận chú ý nhiều hơn bắt đầu từ vụ xử phạt bài báo đại loại “Gái miền Tây và 3 chữ N”. Khi ấy, ông Tuấn đang là Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhiều trí thức, nhà báo ủng hộ sự mạnh tay của ông Trương Minh Tuấn ở thời điểm ấy.
Ông Trương Minh Tuấn đảm nhiệm vị trí Bộ Thông tin và Truyền thông từ ông Nguyễn Bắc Son với nhiều chờ đợi.
Đảng, truyền thông và 40 năm cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979
Quách Hạo Nhiên
19-2-2019
“Muốn biết chiến tranh là cái gì người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa chính xác nhứt không phải là các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép, và các vị thống chế, tổng tư lệnh không bị bom đạn làm trầy miếng da nào” mà nên “hỏi những người phụ nữ đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng… hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết những nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp…”! (“Vết thương thứ mười ba” – Trang Thế Hy).
CSVN, kẻ “mặc áo giấy” chuyên nghiệp
Kông Kông
17-2-2019
Ngày 27 và 28 tháng Hai nầy Tổng Thống Trump của Mỹ sẽ gặp Chủ Tịch Kim của Bắc Hàn tại Hà Nội, là vòng đàm phán trực tiếp lần thứ 2 để giải quyết khủng hoảng hạt nhân với Triều Tiên, là đề tài nóng bỏng của thế giới. Những gì sẽ được ký kết và kết quả như thế nào thì hiện tại chỉ có thể dự đoán.
BOT vs báo giới!
10-2-2019
Mấy năm liền ầm ĩ chuyện BOT – một bất cập ai cũng nhìn thấy nhưng có vẻ như vẫn chưa có bất kỳ giải pháp có tính quyết định nào được đưa ra.
Chắc trên thế giới chỉ duy nước mình mới có hình thức đầu tư BOT nhưng bí mật về thời hạn thu phí. Điển hình là BOT cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Cũng có vẻ như, việc bắt giữ vài lãnh đạo của công ty cổ phần tập đoàn Yên Khánh (Chi nhánh Long An) vì sử dụng phần mềm trái phép nhằm trốn thuế tại cao tốc TP.HCM – Trung Lương, không khiến các nhà đầu tư BOT khác hốt hoảng hoặc lo lắng.
Không còn hy vọng
24-1-2019
Mới đây, lại có thêm một vị lãnh đạo tòa soạn trong nước rủ tôi vào làm nhưng tôi đã từ chối, dù rằng theo họ sẽ an toàn, mau giàu, có nhiều tiếng nói hơn. Nhưng… lương thiện cần hơn sự nổi tiếng, nếu cho tôi vào nhà ông Trọng tác nghiệp thì tôi làm.
Báo Pháp luật TP HCM, hãy nhận lời “thách đấu pháp lý” của chúng tôi!
24-1-2019
Nếu báo PLTPHCM có can đảm, hãy nhận lời “thách đấu pháp lý” của chúng tôi! (Xin các bạn hãy chia sẻ để cán bộ, nhân viên, lãnh đạo báo này biết).
Chuyện nghề báo
18-1-2019
Ngồi buồn tự nhiên lại nhớ nghề báo. Nghề báo thay đổi nhanh quá khiến nhiều người ngộ nhận hễ viết linh tinh thì đó là nhà báo – tờ báo. Có lần viết một bài về chuyện báo “lá cải”, tôi đi phỏng vấn thầy tôi – nhà báo Trần Trọng Thức, người làm báo từ trước 1975 và là thầy dạy nghề của nhiều lớp nhà báo hiện nay.
Nhà báo Trần Trọng Thức nói: “Việt Nam không có báo ‘lá cải’ đích thực. Vì tờ báo nghiêm túc nào cũng có chen lẫn nội dung ‘lá cải’. Đâu phải nghĩ làm tờ ‘lá cải’ mà dễ”.
Đùa một tý với Pháp luật
Đặng Văn
15-1-2019
Mất hơn một năm từ khi các nhà chức trách vào cuộc với đầy đủ các lực lượng hùng hậu để điều tra và khởi tố vụ án, ngày 11.01.2019 TAND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, sau ròng rã một ngày xét xử đã tuyên được bà cựu Phóng viên Phạm Lê Hoàng Uyển, trưởng Văn phòng đại diện phía nam của tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập mức án 4 năm tù, cho tội “Môi giới hối lộ 700 triệu VN đồng”.
Báo chí im re, báo chí chia rẽ, hay là báo chí cách mạng?
12-1-2019
Báo chí cách mạng đã im re trong những ngày Lộc Hưng đổ nát. Cũng chính bằng cái cách im re với sự hoang tàn trong gần 20 năm của Thủ Thiêm.
Báo chí phụng sự
12-1-2019
Báo Tuổi Trẻ với châm ngôn “Phụng sự bạn đọc” cùng với báo Thanh Niên có bài về tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong số báo Xuân. Không đánh giá hai bài báo này về sự hay-dở, vì tôi không đọc bất kỳ bài nào, nhưng tôi cho rằng hai bài viết này vô giá trị về mặt báo chí.