Chuyện nghề báo

FB Trung Bảo

18-1-2019

Ngồi buồn tự nhiên lại nhớ nghề báo. Nghề báo thay đổi nhanh quá khiến nhiều người ngộ nhận hễ viết linh tinh thì đó là nhà báo – tờ báo. Có lần viết một bài về chuyện báo “lá cải”, tôi đi phỏng vấn thầy tôi – nhà báo Trần Trọng Thức, người làm báo từ trước 1975 và là thầy dạy nghề của nhiều lớp nhà báo hiện nay.

Nhà báo Trần Trọng Thức nói: “Việt Nam không có báo ‘lá cải’ đích thực. Vì tờ báo nghiêm túc nào cũng có chen lẫn nội dung ‘lá cải’. Đâu phải nghĩ làm tờ ‘lá cải’ mà dễ”.

Hôm qua một đồng nghiệp cũ dẫn link một bài viết về tình dục nhảm nhí trên báo Vnexpress, đó thậm chí không được coi là một bài báo chứ đừng nói là “lá cải”. Báo nào đi nữa cũng phải tuân thủ nguyên tắc báo chí đó là có sự thật và có nguồn tin. Sáng tác hư cấu thì không phải báo chí. Lẩn tránh mặt trái để khen ngợi một nhân vật hay sự việc và khoá comment trái chiều của bạn đọc cũng không phải tờ báo. Đó là ấn phẩm truyền thông.

Bạn thử xem, bây giờ mỗi ngày bạn chỉ đọc trên mặt báo 1-2 sự kiện mà thôi. Thói quen đọc báo thay đổi nhưng giờ các tờ báo ra cách tổ chức toà soạn để làm báo cũng chẳng khác chi cách đây 10-15 năm trước, cũng vẫn ban bệ lĩnh vực mảng miếng rườm rà.

Tại sao hôm nay tờ báo có thể là một tờ chuyên vè kinh tế mà ngày mai không thể là một tờ báo về pháp luật hay thể thao? Tuỳ vào chủ lưu thời sự hôm ấy trong xã hội là gì mà tờ báo dồn tất cả nhân lực vào sản xuất và phục vụ bạn đọc đúng thứ ấy. Cả toà soạn xoay quanh đúng sự kiện mà bạn đọc đang quan tâm, mổ xẻ nó ở mọi khía cạnh hoặc tìm thêm thật nhiều thông tin để đáp ứng nhu cầu đọc báo tại thời điểm đó cho bạn đọc.

Tự do báo chí là một trạng thái tinh thần của cả nền báo chí, nói vậy bởi pháp luật đã có các quy định về việc này. Điều còn lại là các nhà báo có đủ tinh thần để đi tìm nó, đi theo nó, thậm chí tranh giành nó hay không?

Nghề báo là một nghề nghiệp kỳ lạ. Nó đòi hỏi mỗi người làm báo phải chạy theo sự kiện nhưng nó cũng đòi hỏi người đọc phải biết phân biệt thật giả. Một trong những cách phân biệt dễ nhất mà bạn đọc có thể làm đó là đếm xem trong bài báo có bao nhiêu nguồn tin. Càng nhiều nguồn tin thì nhà báo càng kỳ công sản xuất còn sản phẩm báo chí càng có chất lượng. Nếu bạn đọc một bài viết mà từ đầu đến cuối chỉ có người viết độc thoại, chêm lẫn chửi bới tục tĩu ngoa ngoắt, thì tin tôi đi, đó không phải một bài báo.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Nhà giáo nhà y nhà văn đảng ta còn cho đi cải tạo mút mùa, huống chi nhà báo. Có khả năng TTT là nhà báo nằm vùng ăn cơm QG thờ má cộng sản.
    Có những bài báo không nguồn nhưng rất thật, hay; hơn cả trí tuệ đỉnh cao nhưng sặc mùi bưng bô bưng bít.

  2. Ông TTT,mà là thầy dạy báo chí ? Hoá ra ông ta có giá nhỉ ?
    Thật ra,ông này tự mày mò học làm nhà báo,chứ ông ta có
    học trường nào đâu ? Đa số ký giả trước 1975 là như vậy cả
    nhưng làm báo đàng hoàng và tư cách hơn thời này.
    Riêng trường hợp ông TTT.thì có lẽ nhờ hơi hám “cách mạng”
    nên được làm thầy ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây