BOT vs báo giới!

FB Ngô Nguyệt Hữu

10-2-2019

Mấy năm liền ầm ĩ chuyện BOT – một bất cập ai cũng nhìn thấy nhưng có vẻ như vẫn chưa có bất kỳ giải pháp có tính quyết định nào được đưa ra.

Chắc trên thế giới chỉ duy nước mình mới có hình thức đầu tư BOT nhưng bí mật về thời hạn thu phí. Điển hình là BOT cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Cũng có vẻ như, việc bắt giữ vài lãnh đạo của công ty cổ phần tập đoàn Yên Khánh (Chi nhánh Long An) vì sử dụng phần mềm trái phép nhằm trốn thuế tại cao tốc TP.HCM – Trung Lương, không khiến các nhà đầu tư BOT khác hốt hoảng hoặc lo lắng.

Tiền nhân dạy, “An cư lạc nghiệp”. Một gia đình, một cá nhân muốn ổn định đầu tiên phải thoát khỏi kiếp ở nhà thuê đã. Đó là điều chắc chắn. Không ai ở nhà thuê mà gầy dựng cơ nghiệp ổn định được. Nhìn rộng ra, muốn phát triển kinh tế xã hội thì yêu cầu bắt buộc là phải nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng ổn định, vững chắc.

Các dự án cao tốc, dự án nâng cấp đường Quốc lộ với sự góp sức của các công ty Nhà nước lẫn tư nhân hiện hữu thông qua hình thức BOT.

Tuy nhiên, sau những hồ hởi ban đầu, trạm BOT phút chốc biến thành mảnh đất màu mỡ để những nhóm lợi ích khổng lồ thay nhau trục lợi.

Lấy ví dụ, Trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng từng bị phát hiện gian lận phí lên đến 500 triệu đồng/ngày nhưng không bị xử lý.

Hay vụ cướp 2,2 tỷ của cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã lộ ra những khoản tối bí mật trong tổng thu trạm BOT này.

Rất sai lầm khi cho rằng BOT chỉ bóp chẹt cánh lái xe, hay những doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Mà BOT bất hợp lý còn bóp chẹt cả xã hội.

Vì càng kéo dài thời gian thu phí, BOT còn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, trói chặt những nỗ lực của doanh nghiệp, nhà nông trong việc đưa các sản phẩm có mức giá hợp lý đến người tiêu dùng. Triệt tiêu khả năng cạnh tranh các mặt hàng của nước ta với những sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác.

Chi phí vận chuyển tăng thì chi phí sản xuất phải tăng, chi phí sản xuất tăng thì sản phẩm buộc bán giá cao hơn.

Trong bối cảnh này, cả quốc gia đang phải hy sinh lợi ích chung cho một nhóm cá nhân giàu lên một cách bất chính.

Có lẽ vì vậy, những nhà báo hoặc toà soạn báo khi phản ánh thông tin đừng phản ánh một chiều theo thông cáo báo chí phát đi từ các trạm BOT nữa. Nhất là khi, ngoại trừ thông tin trên báo thì thông tin trên mạng xã hội cũng đã rõ ràng để các nhà báo tham khảo.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Báo chí sống được nhờ những bài không đăng. Khi các nhóm lợi ích có phần của các quan chức cao cấp thì luôn được bảo vệ bởi chính quiyeenf, CA, và báo chí.

  2. Sau nhiều phát biểu của giới “Nhà Nước”, tôi vẫn chưa thay đổi sự khẳng định rằng BOT hiện nay là một trong những biểu hiện của sự cấu kết giữa tham nhũng với bọn lưu manh.
    Để xem Bộ Giao Thông còn nói gì thêm nữa

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây