Trả lại báo chí cho dân sự

FB Trung Bảo

17-7-2018

Theo tìm hiểu thì ông Trần Đại Quang không nói cần có luật biểu tình như báo Tuổi Trẻ đã dẫn trong bài viết. Đó là ý kiến của một cử tri nhưng không hiểu sao phóng viên lại “gắn” cho ông Chủ tịch nước. Sai sót này có thể nói là nghiêm trọng. Đành rằng ông Chủ tịch nước hay một người dân thường đều có vai trò bằng nhau trên mặt báo, nhưng xưa nay các báo đều cử những phóng viên có kinh nghiệm già dặn đi “cover” các sự kiện có hiện diện của những nguyên thủ. Cho nên, phải nhìn thấy lỗi trước tiên thuộc về tác nghiệp của phóng viên và quy trình thẩm định thông tin của biên tập viên.

Yêu cầu ông Quang lên tiếng

Nguyễn Đình Cống

17-7-2018

Đó là việc liên quan đến ông khi Bộ Truyền thông – Thông tin phạt báo Tuổi Trẻ Online 50 tiệu đồng vì ngày 19/6/2018 đăng tin: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói rằng ông đồng tình với cử tri cần có luật biểu tình và hứa báo cáo với Quốc hội về nội dung này”. Tin trên đã nhanh chóng bị gỡ bỏ. Lý do xử phạt là: báo Tuổi Trẻ Online đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Hệ thống xây dựng bằng giả dối nên báo Tuổi Trẻ không được nói thật

Lê Minh Nguyên

17-7-2018

Hôm nay 16/7/2018 báo Tuổi Trẻ Online cho biết đóng cửa 3 tháng vì “đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng” và các thông tin đó là: 

Tự do của một tiếng nói

Khải Đơn

16-7-2018

Tờ Tuổi Trẻ Online vừa bị đình bản ba tháng. Có hai lý do được đưa ra là bài “Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này” – Thông tin này bị cho là ông không nói. Và bài báo là sai sự thật.

Nghịch lý của báo chí

FB Luân Lê

16-7-2018

Điều nghịch lý báo chí ở Việt Nam là ở chỗ, báo chí không được coi là hoạt động công vụ, nhưng lại cũng không phải là một định chế dân sự, và bất cứ hoạt động nào cũng nằm dưới sự quản lý tuyệt đối của cơ quan chức năng gồm Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông, cùng một số cơ quan liên quan khác.

Báo Tuổi Trẻ bị “trảm”!

LTS: Truyền thông trong nước đưa tin, báo Tuổi Trẻ bị phạt tổng cộng 220 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí điện tử, tức đình bản đối với báo Tuổi Trẻ online trong ba tháng, vì đã đăng hai bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” vào ngày 19-6-2018 và thông tin “gây mất đoàn kết dân tộc” trong phần bình luận bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” trên báo ngày 26-5-2017.

Tin giả: Nguồn gốc và cách phân biệt (Phần 1)

FB Nguyễn Tuấn Anh

11-7-2018

Phần 1: Tư tưởng một chiều – môi trường của tin giả

Trong thời buổi tin tức hỗn loạn, lập lờ, giả dối và sặc mùi tiền bạc, cần làm gì để nhận ra những tin tức giả, những bình luận sai trái, dẫn dắt đám đông có chủ đích trên mặt trận truyền thông cả lề trái lẫn lề phải?

Khi tư tưởng và giáo dục chỉ có một chiều, ít tính minh bạch và không chấp nhận phản biện hay sự khác biệt, xu hướng những người cấp tiến và dân chúng tò mò thường tìm kiếm những điều mới. Đó cũng là phản xạ bình thường của mỗi con người trong thời buổi hiện đại.

Vụ án lớn giả danh quân đội giữa thủ đô

Blog VOA

Bùi Tín

27-6-2018

Hoa Hữu Long và vợ là Cao Thị Kim Loan. Ảnh: CAND

Báo Tuổi trẻ, và nhiều tờ báo khác trong nước, ra ngày 20/6 tiết lộ về một vụ án lớn rất kỳ lạ, hấp dẫn, nhưng sau đó không có tin gì tiếp theo. Đến nay vẫn không thấy vụ án bị khởi tố. Đây là điều bí hiểm cần tìm hiểu.

Nhà báo trẻ Vanessa Vũ được trao Giải thưởng Báo chí Theodor-Wolff danh giá nhất nước Đức

Hiếu Bá Linh

23-6-2018

Nhà báo Vanessa Vũ của báo ZEIT ONLINE và ông Hannes Koch, nhật báo TAZ, được trao Giải thưởng Báo chí Theodor-Wolff năm 2018 cho hạng mục đặc biệt năm nay “Quê hương và những người xa lạ”. Nguồn: Tác giả gửi tới Tiếng Dân

Tối thứ Tư ngày 20/06/2018 vừa qua, nhà báo trẻ Vanessa Vũ của tờ tuần báo “Die Zeit” đã được trao Giải thưởng Báo chí Theodor-Wolff trong một buổi lễ trao giải được tổ chức tại Berlin với sự hiện diện của 300 khách mời.

Báo chí và Sun Group

FB Lê Trọng Vũ

22-6-2018

Ảnh: internet

Lại một “đặc khu kinh tế” nữa. Lần này không phải nơi thâm sơn cùng cốc hay khỉ ho cò gáy. Lần này là ngay trung tâm thành phố, trước tuyến đường du lịch sầm uất nhất Đà Nẵng và lại là một cái tên quen thuộc đến mức nhàm chán: Sun Group.

Năm 2008, trong quá trình triển khai dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Sunrise (nay là Premier Village) ngay sát bãi tắm công cộng Bắc Mỹ An, Sun Group được chính quyền TP giao 8104 m2 không thu tiền sử dụng đất để chỉnh trang, làm đẹp lối xuống biển, nhưng khi hoàn thành, thay vì bàn giao cho cộng đồng xung quanh lối xuống bãi tắm công cộng có từ trước năm 1975 thì tập đoàn này lại ngang nhiên xây dựng tháp đồng hồ giữa đường và đặt barie chiếm luôn làm bãi đỗ xe và lối đi nội bộ, thu lợi cho riêng mình từ đó đến nay. Đáng nói hơn là thái độ ưu đãi “nhất bên trọng, nhất bên khinh” trong xử lý sai phạm. Trong khi một số dự án khác có mức độ sai phạm nhẹ hơn, như việc chắn lối xuống biển Nam Ô của Tập đoàn Trung Thủy hoặc thay đổi công năng chung cư của Tập đoàn Mường Thanh, đã được chính quyền nhanh chóng vào cuộc và kiên quyết xử lý, lập lại trật tự kỷ cương pháp luật, thì sai phạm của Sun Group, mặc dù nghiêm trọng hơn rất nhiều, lại xảy ra rành rành, ngay trước mắt trong nhiều năm liền, nhưng chính quyền TP vẫn đang rất lúng túng trong việc xử lý, đến mức mà mới đây ông Chủ tịch TP phải thốt lên là… rất khó.

Chuyện buồn về những nhà báo vì quan và vì dân

FB Trần Vũ Hải

21-6-2018

Cách đây mấy tháng, tôi có vụ việc tại thành phố H, liên quan đến việc làm bậy của mấy quan đầu tỉnh, gây hoạ cho nhiều người dân. Tôi gọi điện thoại Tổng Biên tập báo X, vì đối tượng bị nạn là đối tượng phục vụ của báo, ít nhất là theo tên của báo. Tổng biên tập nghe tôi trình bày tóm tắt nội dung, nói rất quan tâm, cử nhà báo thường trú ở địa phương đến. Một nhà báo đến, ban đầu có vẻ tích cực lắm, nhưng chỉ mấy hôm sau mất hút. Tôi gọi điện thoại cậu nhà báo này, cậu ậm ừ nói thông tin em khác, mong bà con thông cảm.

Thói thiếu trung thực của Đài Truyền hình TPHCM

Nguyễn Đăng Quang

20-6-2018

Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Đức Dân (Đại học KHXH và Nhân văn-Tp.HCM) là một trong các nhà khoa học đầu tiên và chuyên gia đầu ngành của nước ta về Toán-Ngôn ngữ, một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Ông sinh năm 1936, tốt nghiệp cử nhân Toán năm 1957 tại ĐHSP Hà Nội.

Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ

Nghiên cứu Quốc tế

Nguyễn Hải Hoành

18-6-2018

Walter Kronkite. Ảnh: internet

Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ  (the most trusted man in America) là danh hiệu cao quý nhất mà dân nước này tặng cho phát thanh viên truyền hình Walter Cronkite. Trong 20 năm, hàng triệu người Mỹ tối nào cũng mở ti-vi xem “Chương trình thời sự buổi tối của CBS” để nghe Cronkite tường thuật các sự kiện chính trong ngày. Chương trình này luôn được xếp hạng cao nhất từ năm 1969 cho đến khi Cronkite nghỉ hưu năm 1981. Buổi phát hình cuối cùng của Cronkite “CBS Evening News with Walter Cronkite” vào tối ngày 6/3/1981 được thông báo trước cho khán-thính giả, đã trở thành sự kiện được tất cả người Mỹ quan tâm. Sau 46 năm làm nghề nhà báo, khi về hưu ở tuổi 65  Walter Cronkite được tặng Huy chương Tự do của Tổng thống, vinh dự cao nhất của một người Mỹ không phải là quân nhân.

Làm báo ở Việt Nam

FB Đỗ Cao Cường

20-6-2018

Hôm nay có rất nhiều tin nhắn gửi đến mình, tôi xin lỗi vì bận việc riêng nên không thể trả lời hết được. Cũng mong rằng đừng có ai chúc mừng, hay gọi tôi là nhà báo cách mạng, tôi chỉ dám nhận mình là người hoạt động báo chí độc lập tại Việt Nam.

Từ cách mạng được hiểu theo nghĩa là xóa bỏ cái cũ để thay bằng cái mới, nhưng trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa có cuộc cách mạng nào ra hồn, vẫn chỉ là một quốc gia nghèo nàn, tạm bợ, đứng trước nguy cơ vỡ nợ công, đi trước, đến sau, làm cách mạng chỉ thông qua cái mồm.

Câu chuyện nhà báo trẻ và nhà văn có tuổi

LTS: Nhà văn Văn Biển vừa cho ra đời cuốn sách “Que Diêm Thứ Tám”, do Nhà Xuất bản Người Việt phát hành. Que Diêm Thứ Tám cũng là tên một kịch bản sân khấu, sau được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập, của tác giả Văn Biển.

Văn Biển có tên khai sinh là Phạm Văn Biển, sinh năm 1930 ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, hiện đang sống tại Nha Trang. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch. Ông là cháu ruột của cố Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, gọi ông Đồng bằng chú Tám.

Tản mạn nhân Chủ tịch nước bị khóa mõm

FB Huỳnh Ngọc Chênh

19-6-2018

Khi cử tri yêu cầu ra nhanh luật biểu tình và không nên giao luật đó cho công an soạn, chủ tịch nước Trần Đại Quang nói đồng tình với ý kiến cử tri và hứa sẽ báo cáo với quốc hội. (riêng câu nói “báo cáo với quốc hội”, ông Quang tỏ ra tôn trọng luật pháp và am hiểu chính trị hơn ông Trọng rất xa).

Rất nhiều báo lề đảng đưa thông tin đó lên báo, nhưng chỉ ít phút sau đều bị gỡ sạch xuống, thay vào bằng một nội dung khác.

Khi báo chí không được nói thật

Nguyễn Đình Ấm

18-6-2018

1/ Báo quốc doanh ngày càng tha hóa

Thời gian qua, báo chí quốc doanh bị phê phán dữ dội, ngay cả ông Nguyễn Hữu Thọ cỡ “cây đa, cây đề”, khi sắp qua đời còn phê phán gay gắt đạo đức sa đọa một bộ phận lớn giới làm báo quốc doanh. Đã có cơ man văn bản, phát biểu của lãnh đạo các cấp khuyên nhủ người làm báo phải nâng cao đạo đức, học tập thế nọ, thế kia… nhưng đạo đức người làm báo ngày càng tệ hại.

Phan Rí đang là điểm nóng bạo lực và Bút Máu

Kông Kông

17-6-2018

Xin vắn tắc đôi điều về bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân.

Phần (1) bài viết của Hoàng Hải Vân viết về Phan Rí thì thấy Phan Rí thật kinh khủng. Ở đó là nơi đầu trộm đuôi cướp, xì ke ma túy tràn lan mà ông nhà nước bất lực! Dân bất mãn: “Nhưng không phải vấn đề thu hồi đất, không phải vấn đề môi trường, cũng không phải tệ quan liêu cản trở việc làm ăn sinh sống. Họ bất mãn vì chính quyền bất lực trước sự lộng hành của trộm cắp và tệ nạn hút xách”.

Hàng ngàn người dân Bình Thuận bị nghiện ngập nặng?

FB Chu Mộng Long

17-6-2018

Theo cách tuyên truyền của Thu Uyên (có lẽ đại diện cho tiếng nói của VTV trong chiến dịch tuyên truyền của nhà đài), có thể suy ra Phan Rí, Bình Thuận có số con nghiện cao nhất thế giới.

Hàng ngàn con nghiện tại địa phương này đã xuống đường biểu tình và gây bạo loạn chỉ vì nhận của bọn thù địch 300.000 đ/người để hút xách.

Cơn mửa

Phạm Đình Trọng

17-6-2018

Nghe bà chủ tịch quốc hội cộng sản lớn giọng phát động chiến dịch vu cáo người dân: “quốc hội lên án việc kích động gây mất trật tự”. Đọc những dòng chữ trên hàng trăm tờ báo lớn nhỏ của hệ thống tuyên giáo nhà nước cộng sản vu cáo người dân, nào là “tụ tập đông người gây rối”, nào là “bị kẻ xấu kích động”, một cảm giác ghê tởm và căm phẫn dâng lên làm tôi như nghẹn thở.

Hoàng Hải Vân, anh hãy thôi trò tung hỏa mù vào đoàn biểu tình đi

FB Trần Đình Thu

17-6-2018

Mấy ngày qua, đọc những stt anh viết liên tiếp về người biểu tình, tôi hiểu anh là ai. Nói “hiểu anh” là nói đến quan điểm lập trường của anh về thời cuộc, chứ còn trong đời thường thì tôi quen anh mà. Thậm chí là quen thân mà.

Nhưng tôi vẫn viết về anh vì tôi thấy anh đang làm những chuyện trái với đạo lý. Chuyện 3 đặc khu, ai cũng thấy nó hoàn toàn không ổn. Vì không ổn nên ngay cả quốc hội cũng phải đồng ý lùi. Cần nhớ là khi quốc hội công nhận nó không ổn 1 thì trên thực tế nó đã không ổn gấp 10 lần, 20 lần như thế rồi.

Hành xử đê tiện

FB Đỗ Minh Tuấn

16-6-2018

Chưa có chế độ chính trị nào kể cả Trung Quốc có những chiêu trò và hành xử đê tiện, khốn nạn, hạ cấp như chế độ chính trị ở Việt Nam đã và đang hành xử với lòng yêu nước và với các cuộc xuống đường bày tỏ sự phản kháng của nhân dân với giặc ngoại xâm và lũ người bán nước, tham nhũng, huỷ hoại môi trường.

“Viết thuê” và “biểu tình thuê”

TMCNN

Điền Phương Thảo

16-6-2018

“Chi 300.000 đồng kích động người dân đi biểu tình thuê” là cách giải thích của giới truyền thông lề phải về động cơ tham gia biểu tình của người dân trong ngày 10-06 vừa qua.

“Nhà báo” cố giải độc cho đảng

Kông Kông

16-6-2018

Ngay vào thời điểm nầy tranh luận chữ/nghĩa rất vô ích. Vì tranh cãi tốn thời gian mà chữ/nghĩa thì vô cùng tận, ngoại trừ học thuật, hoặc người có ý muốn học hỏi. Còn đối với việc dùng truyền thông để bảo vệ đảng thì chẳng có gì cần phải nói nữa.

Vài lời với Tổng Biên tập báo Phụ nữ TP.HCM

FB Bạch Hoàn

15-6-2018

Bà Lê Huyền Ái Mỹ (giữa) – Tổng biên tập Báo Phụ Nữ TP.HCM. Ảnh: Thoibao.today

Hôm qua, tôi có đọc bài báo “Tổn thương dân tộc”, bàn về cuộc biểu tình mấy ngày trước. Bài này được viết ra bởi Lê Huyền Ái Mỹ, Tổng Biên tập báo phụ nữ TP.HCM.

Thật sự phải rất cố gắng mới có thể đọc hết. Bởi vì tôi có cảm giác bài báo ấy sực lên mùi máu…

Đọc xong, tôi muốn được nói rằng: Lê Huyền Ai Mỹ, chị hãy câm miệng lại!

Thời đại lạ lùng

FB Mai Quốc Ấn

15-6-2018

Một Đại biểu Quốc hội vì dân, một trí thức thực sự như luật sư Trương Trọng Nghĩa được gọi là “kẻ kích động nghị trường” (ảnh 1). Cái tựa bài viết ấy trên trang ngonco.net có sever ở nước ngoài và có slogan rất kêu “Vì Tổ Quốc, Vì Nhân dân”.

Tôi là một cử tri và tôi nhìn thấy ở ông Trương Trọng Nghĩa đầy đủ tố chất của một người đại biểu của NHÂN DÂN. Ông ấy là một trong 15 người không tán thành Luật An ninh mạng. Và cả quá trình chất vấn gai góc của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa từ khi tham gia nghị trường đều trên cơ sở trách nhiệm với TỔ QUỐC, với NHÂN DÂN.

Một nền báo chí đang “chết lâm sàng”?

FB Lê Huỳnh Long Ân

11-6-2018

Một cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử VN kể từ sau năm 1975, nhưng 845 cơ quan báo chí với 18.000 phóng viên không hề có một dòng tin nào, ngoài tờ VnExpress với bài: Nhiều người quá khích đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận!?

Khi tà quyền không còn biết điểm dừng

FB Phạm Đoan Trang

11-6-2018

Trong suốt hai ngày nay (10-11/6/2018), guồng máy đàn áp của nhà nước công an trị như chỉ tập trung hoàn toàn vào nghĩ mưu tính kế để ăn thua đủ với dân.

Dự luật an ninh mạng xâm phạm quyền riêng tư, cá nhân

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

5-6-2018

Năm 2013, Việt Nam có Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng. Đầy là năm chứng kiến fb, wordpress và blogspot làm thay đổi môi trường thông tin của VN, đưa hơn 700 tờ báo quốc doanh về đúng vị trí và trở thành nền tảng cho các hoạt động dân sự trong đời thực như: Tuần hành phản đối đường lưỡi bò, phản đối huỷ hoại môi trường, tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa, Gạc Ma.

Đặc khu kinh tế: Hiểm họa ngoại xâm!!!

Ban Biên Tập

BNS Tự do Ngôn luận số 292

2-6-2018

Tháng 10-2012, tỉnh Quảng Ninh, vốn nằm sát Trung Quốc, chính thức báo cáo cơ quan Trung ương và được cho phép nghiên cứu đề án “Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn”. Đầu năm 2013, tỉnh này xúc tiến mạnh mẽ, mời gọi các nhà đầu tư lớn ngoại quốc vì nghĩ rằng họ mới đảm bảo cho thành công đặc khu tương lai. Dần dần, quy hoạch tầm quốc gia đã xác định 3 đặc khu là Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong. Và nếu không có gì thay đổi, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ được Quốc hội khóa XIV bấm nút tại kỳ họp thứ 5 khởi sự từ 20-05-2018.