Nhân nỗi đau Gạc Ma, bỏ ngay thói quen gọi nước ta hình chữ S đi!

FB Hoàng Hải Vân

12-3-2018

Ảnh: internet

Nếu nói nước Việt Nam ta hình chữ S thì làm gì có Gạc Ma, làm gì có Trường Sa, Hoàng Sa, làm gì có đảo to đảo nhỏ, làm gì có biển. Cho nên phải bỏ thói quen co thủ chỉ bám lấy đất liền mà gọi nước ta hình chữ S đi.

Bởi sự thật thì cái diện tích hình chữ S chỉ bằng chưa tới 1/3 diện tích đất nước Việt Nam ta. Tổ Quốc ta còn bao trùm tới 30% diện tích biển Đông nữa. Cha ông ta gọi nơi ta sống là “Đất Nước”, là đã chỉ rõ nước ta gồm có Đất và Nước. Đất ta có 331.689 km2. Biển ta có hơn 1 triệu km2, trên đó có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, dĩ nhiên là có Hoàng Sa và Trường Sa. Phía trên đất và nước còn vùng trời. Phía dưới đất và nước còn có lòng đất. Và còn hơn thế nữa…

Tướng Cục trưởng phòng chống tội phạm công nghệ cao tổ chức đánh bạc công nghệ cao. Có lạ không?

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

12-3-2018

Ông Nguyễn Thanh Hóa. Ảnh: internet

Nhiều tháng qua, những thông tin trên mạng đã dồn dập nói về một đường dây cá độ bóng đá liên quan đến tướng tá ngành công an. Lâu lâu trước đây, tin đồn Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị bắt lan tràn trên mạng, buộc bộ công an phải đính chính thông tin rằng thì là đó là tin đồn sai, ác ý.

Đám bồi bút và những trò chạy tội

Nhân chuyện cô giáo bắt học sinh quỳ – Phải đổi mới căn bản quan niệm giáo dục học sinh

FB Mạc Văn Trang

12-3-2018

Ảnh: internet

Chuyện cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung bắt HS quỳ trong tiết học, rồi cha mẹ của HS lại bắt cô “quỳ xin lỗi” 40 phút, tại văn phòng Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) vào 28.2. 2018 đã gây “bão” trong dư luận xã hội. Hầu như ai cũng có ý kiến về vụ việc này và rất nhiều ý kiến khác nhau. Về vụ này tôi đã viết ngắn trên FB: Cô giáo bắt HS quỳ là sai, nhà trường sẽ kỷ luật; còn phụ huynh bắt cô giáo quỳ để trả thù là hành động côn đồ, vô pháp, vô đạo. Hiệu trưởng thấy CMHS làm sai mà không cản, thấy đồng nghiệp bị làm nhục mà không can thiệp đến cùng, thật không xứng mặt người lãnh đạo!

Hoàng đế đỏ và chế độ dân chủ nhân dân

FB Tâm Chánh

12-3-2018

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua hiến pháp sửa đổi hôm 11/03/2018. Ảnh: Reuters

Chế độ dân chủ nhân dân đã khoác hoàng bào đại cán khi Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc sửa đổi hiến pháp theo gợi ý của Tập Cận Bình.

Xoá bỏ giới hạn nhiệm kì Chủ tịch nước, xác định tư tưởng của mình trong hiến pháp, Tập Cận Bình xác lập địa vị lãnh tụ của mình, nhất thống quyền lãnh đạo đảng, quyền lực nhà nước và binh quyền ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Thấy gì qua vụ tướng công an vừa bị bắt?

LTS: Thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, 60 tuổi, từng là cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao – C50, Bộ Công an, đã bị bắt và bị khởi tố vào chiều tối 11/3, để điều tra về tội “Tổ chức đánh bạc”, khi ông ta đang nằm viện, điều trị bệnh liên quan đến vấn đề thần kinh.

Một nhân vật khác cũng đã bị bắt trước đó, có liên quan đến vụ án này là Nguyễn Văn Dương, còn được gọi là “Dương phò mã”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC), là con rể của ông Phạm Quang Nghị, cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội, cựu ủy viên Bộ Chính trị.

Xe điện, tỉ phú và bộ trưởng

FB Mai Quốc Ấn

11-3-2018

1- Xe điện

Xe của Vinfast! Tôi chọn xe điện để viết trước vì xưa nay tôi chọn môi trường. Xe điện sẽ giải quyết các vấn đề về môi trường mà xe xăng và xe dầu còn hạn chế.

Hãy so Vinfast với Rimac- hãng xe điện Croatia chỉ được thành lập từ năm 2009. Ban đầu họ chỉ là một nhóm những người đam mê xe tìm cách độ một chiếc BMW 3 Series E30 đời 1984 thành xe điện. 4 năm sau, Rimac đã thành một trong những hãng cung cấp hệ động lực điện tốt nhất thế giới sau khi ra dòng siêu xe điện Concept One năm 2013.

“Tính trung thực” bán được bao nhiêu?

FB Vũ Kim Hạnh

11-3-2018

Ảnh: internet

Tối qua trước khi đi ngủ, tôi đọc được một tin không vui, người Việt Nam xếp cuối bảng về tính trung thực. Một cuộc khảo sát tâm lý chứ không phải phỏng vấn và kết quả không nêu tên riêng một ai. Cuộc khảo sát có tính khách quan từ cách tiến hành và chọn mẫu. Link đây: Người Việt Nam ở nhóm cuối bảng về tính trung thực.

Thân phận những giáo viên

FB Luân Lê

10-3-2018

Ảnh: internet

Vừa có câu chuyện đau lòng vừa tiếp tục xảy ra đối với nghề giáo. Là khoảng 600 giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng bỗng dưng bị mất việc vì nhà trường cho rằng đang thừa giáo viên.

Có người nói mất tới 200 triệu cho một suất chờ để được vào biên chế, có người lâu nhất chờ đến 10 năm mà vẫn không tìm được sự chiếu cố nào.

Vụ án Mobifone mua AVG: ‘Lò của ông Tổng Bí Thư bùng cháy bất ngờ’

RFA

9-3-2018

Truyền hình An Viên. Ảnh: internet

Sau Tết Nguyên Đán 2018 vài tuần lễ, câu hỏi từng râm ran trong dư luận “Lò của ông Trọng phải chăng đã nguội?” đã có câu trả lời. Đó chính là quyết định “khẩn trương xử lý vụ Mobifone mua 95% cổ phần  AVG” được đưa ra sau cuộc họp ngày 8/3/2018 của Ban Bí thư dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vì sao sau gần 2 năm kết thúc việc thanh tra Tổng công ty Mobifone và chưa đưa ra được kết luận, vụ án được chính Tổng Bí thư khơi gợi lại và chỉ đạo phải sớm kết thúc?

‘Muốn giàu thì chơi với Mỹ – muốn làm đĩ thì đi với Tàu’

VNTB

Tâm Don

10-3-2018

Thủy thủ hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và lính hải quân VN. Ảnh: FB USS Carl Vinson

Xung quanh việc Việt Nam đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và thủy thủ đoàn đã diễn ra hai trạng thái hoàn toàn đối chọi nhau: ít quan chức Việt Nam khi đón tiếp và sự đón chào không trọng thị, trong khi đó, rất đông người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã hân hoan, hồ hởi đón chào. Và nữa, cộng đồng mạng xã hội như dậy sóng khi USS Carl Vinson xuất hiện. Tại sao lại thế?

Ghế của bộ trưởng Thông Tin CSVN ‘lung lay?’

Người Việt

9-3-2018

Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn. Ảnh: quochoi.vn

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cộng đồng mạng đang dấy lên suy đoán rằng cái ghế của Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN Trương Minh Tuấn đang “lung lay” sau khi có tin Ban Bí Thư đảng CSVN yêu cầu giải quyết vụ Tổng Công Ty Viễn Thông Mobifone mua 95% cổ phần Công Ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG).

Đất nước trên nền rác

FB Mai Quốc Ấn

10-3-2018

Việt Nam là một quốc gia thuộc loại xả rác cao nhất thế giới. Chung quy lại chỉ có hai nguồn rác là rác thải công nghiệp và rác thải dân dụng. Và cách xử lý rác của đất nước mình cũng thuộc loại… quái thai nhất thế giới.

Khuôn khổ bài viết có hạn nên tôi chỉ chọn một lát cắt nhỏ để phân tích: rác thải nhiệt điện.

Hàng trăm giáo viên ở Đăk Lăk bị cắt hợp đồng: Mới chỉ là bắt đầu

FB Nguyễn Anh Tuấn

10-3-2018

Không khó để cảm nhận được nỗi hoang mang của các giáo viên ở huyện Krong Pak, Đăk Lăk khi đột ngột nhận được quyết định thanh lý hợp đồng, đồng nghĩa với việc chẳng những vỡ mộng vào biên chế ổn định suốt đời, mà còn buộc phải chia tay với bục giảng sau nhiều năm gắn bó, để bắt đầu một tương lai bất định. Tuy nhiên, họ sẽ không cô độc khi mà tới đây sẽ có hàng chục ngàn giáo viên khác trên khắp cả nước rơi vào tình cảnh tương tự.

Văn hóa quỳ

FB Từ Thức

9-3-2018

Hiện tượng một phụ huynh đảng viên bắt cô giáo quỳ không phải là một tin vặt. Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là “những hiện tượng quái dị” của một thời đại tranh tối tranh sáng.

Mồng 8/3 của hai người mẹ

FB Trịnh Kim Tiến

9-3-2018

Thân mẫu nhà báo Đoan Trang. Ảnh: FB Trịnh Kim Tiến

Một người ói mửa ọc oẹ, thở dốc từng hồi sau khi vượt qua quãng đường hàng ngàn cây số, đi thăm con gái. Một người nước mắt lưng tròng, cổ họng nghẹn lại từng cục nấc khi hay tin con lại bị bắt đi. Hai người phụ nữ, hai nỗi đau không khác, nỗi đau của những người mẹ có những người con đi tranh đấu chưa về.

Các mẹ đã luôn ủng hộ con mình bằng tình yêu thương và sự hiểu biết, trước những cơn đau tim bất chợt và những giọt nước mắt chia ly họ phải bình tĩnh hơn ai hết.

Tiêu chuẩn kép trong luật học

FB Luân Lê

9-3-2018

Trong vụ việc cô giáo được cho là bị bắt quỳ, đa phần xã hội chỉ lên án phụ huynh đã bắt cô giáo quỳ nhưng lại xuê xoa và chấp nhận được đối với việc cô này bắt các em học sinh quỳ. Và có quan điểm muốn khởi tố vị phụ huynh kia về tội làm nhục người khác, nhưng với cùng hành vi đó họ lại cho rằng cô này chỉ vi phạm hành chính vì sai nghiệp vụ.

Đây là các quan điểm không theo tư duy về luật học và vi phạm tiêu chuẩn kép, một nguyên tắc quan trọng và tối cao trong công lý và tự do, tức sự bình đẳng trước pháp luật đối với mọi thể nhân.

Bạo lực học đường và chế độ độc tài

FB Dương Quốc Chính

9-3-2018

Học sinh bị cô giáo đánh ở Lào Cai. Ảnh: internet

Mấy hôm nay hóng báo mạng và Facebook thấy lượng người cổ vũ cho việc thầy cô đánh đập, bạo lực với Học sinh quá nhiều, 1 phần là do báo mạng có thể lọc bình luận, nhưng mình cho là lượng người ủng hộ vẫn chiếm đa số. Vì dân mình sống dưới chế độ CS gốc Nho giáo quá lâu, giống cá chậu, chim lồng, chó xích, lâu quá đâm ra thấy thế là phải, thả ra lại sợ cắn nhau chết hết. Cũng đúng thôi, trúng Vietlott qua đêm thành tỷ phú nhưng tẩy não phải mất cả thế hệ. Thế mới thấy tác hại của việc bị nhồi sọ nó tai hại hơn bị bần cùng hóa rất nhiều.

Tôn sư trọng đạo không có nghĩa là bắt quỳ gối

FB Lê Ngọc Luân

9-3-2018

Ảnh: internet

Phải khẳng định, đạo lý “tôn sư trọng đạo” có một ý nghĩa đẹp mà chúng ta cần gìn giữ nhưng không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho những biện pháp giáo dục hà khắc. Tôi hiểu nhiều Thầy/Cô vì mục đích giúp trò nên người nhưng chắc chắn có không ít đã sử dụng “quyền uy” vì mục đích nào đó.

Tôi hoàn toàn bất ngờ và không đồng ý với lập luận “xưa kia, bố, mẹ, ông, bà…bị Thầy/Cô đòn roi nhưng cũng nên người, có sao đâu. Nếu không hà khắc, bao nhiêu học sinh hư, lớn lên giết người, trộm cướp…”. Mới nghe qua có vẻ đúng nhưng đó là một sai lầm có tác hại “ẩn mình”.

Nhiều thế hệ học sinh, ngay cả bây giờ, nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp không có chính kiến, lập trường của mình, mọi thứ rập khuôn đến kỳ lạ. Tất nhiên, tôi không có ý phán xét hay chê bai, tôi chỉ muốn chia sẻ và trải lòng để cho thấy nền giáo dục đã đạt “đỉnh đáy”.

Cả Phạm Đoan Trang lẫn chính quyền nên… tri ân nhau

Blog RFA

Trân Văn

9-3-2018

Blogger Phạm Đoan Trang. Ảnh: VOA

Phạm Đoan Trang vừa khẳng định cô đang ở Việt Nam và sẽ “không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi”. Trang cũng đã tái khẳng định cô không đến Prague (Praha) – thủ đô của Cộng hòa Czech (một phần của Tiệp Khắc trước đây) để tham dự lễ trao giải thưởng Homo Homini 2017, được tổ chức vào ngày 5 tháng 3 (1).

Những tham vọng chết người!

Blog VOA

Bùi Tín

9-3-2018

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Thế là ông Tập Cận Bình sắp lên ngôi Hoàng đế Đỏ, Hoàng đế Cộng sản. Ông đã giật dây cho Ban chấp hành TƯ và Quốc hội thay đổi Điều lệ đảng và Hiến pháp để có thể ở chức vụ Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước trên 2 khóa liên tiếp, nghĩa là suốt đời, cho đến khi về chầu Mác và Mao.

Nhà trường hoang hóa

FB Tâm Chánh

9-3-2018

Một người phụ nữ phát triển bình thường đủ biết những đứa trẻ không thể chịu đựng trạng thái quì hàng 40 phút. Với lượng thời gian đó, trong trạng thái bị kềm chế là một sự chịu đựng khủng khiếp dối với trẻ. Hãy tưởng tượng lũ trẻ trải qua sự chịu đựng như thế nào. Càng kinh sợ hơn nếu lũ trẻ quen thuộc với điều đó.

Ngày phụ nữ, một lời an ủi

Báo Trẻ

Phạm Thị Hoài

8-3-2018

Chưa một ngày là đàn ông Việt Nam, song tôi thường xuyên cảm nhận những áp lực đè lên toàn bộ kiếp nam nhi của họ. Kiếp nam nhi ở một xã hội chậm tiến triển hạn, lúc nào cũng lẽo đẽo đi sau, cố gắng ngẩng cao đầu từ tư thế so vai rụt cổ. Làm trai ở một nơi như thế chẳng có gì đáng ghen tị.

Vụ cô giáo quỳ: Tội to nhất thuộc về thằng hiệu trưởng!

FB Chu Mộng Long

8-3-2018

Đang viết tiếp Quỳ luận, nhưng đành gác lại khi dư luận và báo chí cứ nóng lên về việc phân định tội trạng thuộc về ai. Dư luận và báo chí chủ yếu nhè vào nhóm phụ huynh và cô giáo, ít nhắc đến tội trạng của thằng Hiệu trưởng đương nhiệm.

Theo tôi, ý kiến của Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học Bộ Công an, nêu trong bài báo này là chuẩn lý, hợp tình. 

Chúng sẽ đến

FB Phạm Ngọc Hưng

Tác giả: Phạm Đoan Trang

8-3-2018

Ảnh: internet

“chúng sẽ đến trong năm phút nữa

chúng sẽ đến trong một phút nữa

chúng đến sau dòng chữ này…”

(thơ Thận Nhiên)

Buổi sáng thứ hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hoá ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.

Vì sao Trịnh Xuân Thanh có thể xin tị nạn chính trị ở Đức? Và vì sao Đức giận dữ với Việt Nam?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

8-3-2018

Ông Trịnh Xuân Thanh trước khi bị bắt. Ảnh: AFP

Một trong những lý do quan trọng có thể giúp giải thích phản ứng có phần gay gắt của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh là hồ sơ xin tị nạn chính trị của Thanh tại Đức vẫn đang được xử lý.

Theo các luật sư đại diện cho ông Thanh, ngày 24/7/2017, đáng lẽ ông phải có mặt tại buổi làm việc cùng các luật sư và nhân viên Văn phòng Tị nạn và Di trú của Đức. Vì ông ta vắng mặt mà không thông báo cũng như không ai liên lạc được với ông, các luật sư đã báo cáo vụ việc với cảnh sát Berlin.

Thông điệp “nối vòng tay lớn”

FB Trương Nhân Tuấn

8-3-2018

Ảnh: Báo Tổ Quốc

Bắc Kinh tỏ vẻ “không vui” khi hải quân Mỹ “đổ bộ” vô Đà Nẵng. Mặc dầu lính Mỹ chỉ đến với dân chúng Đà Nẵng bằng điệu nhạc lời ca nhưng rõ ràng nó không “vô hại” chút nào. Bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn mang “thông điệp” mạnh mẽ. Phải thú thật lần đầu tiên tôi ứa nước mắt khi nghe lại bản nhạc này. Nó thuộc danh sách các bản nhạc cấm phổ biến của chế độ VN hiện hành. Nước mắt đổ xuống không phải vì “xúc động” kiểu “tình cảm yếu đuối”. Mà vì tiếc nuối thời gian 64 năm (1954-2018) đất nước đã bị đảng CSVN làm mất đi. “Rừng núi VN” đang nối lại với “biển xa Mỹ”, hai bên gặp nhau “mừng như bão cát”, để “dựng tình người, trong ngày mới”… không lời lẽ nào mạnh mẽ hơn.

Rồi ai “kiến tạo” đạo đức quốc gia đây?

FB Mạnh Kim

8-3-2018

Ảnh: internet

Những cái chết lãng nhách, những vụ đánh đập trẻ em tàn nhẫn trong trường mẫu giáo, những vụ giết người man rợ, những vụ bát nháo trong học đường, những vụ thờ cúng mông muội… Tất cả đều gây ra phẫn nộ và dẫn đến tranh cãi gay gắt, để rồi ngày mai sẽ có vài sự kiện kinh khủng tiếp theo, gây ra cơn phẫn nộ tiếp theo. Đất nước này giờ hệt như một bộ phim bi ai kéo dài bất tận. Đừng nói tôi bi thảm hóa vấn đề hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những câu chuyện ấy xảy ra hàng ngày và được báo chí tường thuật hàng ngày. Sẽ là rất vô tri nếu vẫn nghĩ những sự việc kinh khủng ấy là đơn lẻ và không ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Cô giáo “quỳ lạy” qua góc nhìn nhân quyền

FB Huỳnh Ngọc Chênh

8-3-2018

Ảnh: internet

Giá như các em học sinh được giáo dục về nhân quyền từ lúc còn học mẫu giáo như các nước dân chủ thì chẳng bao giờ xảy ra chuyện “cô giáo quỳ”.

Ngay từ khi còn học mẫu giáo, trẻ em ở Úc đã được dạy, mình không được quyền làm đau bạn bè, không được cấu véo, giật tóc, đánh bạn… và ngược lại không ai có quyền làm đau đớn mình kể cả cha mẹ và thầy cô giáo.

Nếu mấy chục em học sinh của cô giáo “quỳ” đã được dạy như vậy thì khi bị cô giáo hành hạ thể xác bằng cách phạt quỳ sẽ ít nhất có vài em can đảm nêu ý kiến, cô phạt như vậy là vi phạm nhân quyền.

Tinh thần Phạm Đoan Trang và sự lan tỏa của chính trị bình dân ở Việt Nam

RFA

Hòa Ái

7-3-2018

Blogger-Nhà Báo độc lập Phạm Đoan Trang. Ảnh chụp từ video do cô thực hiện gửi đến Tổ chức nhân quyền People in Need.

Blogger-Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang đã không thể tham dự buổi lễ trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini năm 2017, do People in Need tổ chức vào ngày 5 tháng Ba, vì cô đang bị nhà cầm quyền Việt Nam sách nhiễu liên quan đến cuốn sách “Chính Trị Bình Dân” mà cô là tác giả. Dư luận nói gì về động thái Chính quyền Hà Nội gây nhiều trở ngại đối với Phạm Đoan Trang như thế?

Tư tưởng được thế giới sẻ chia

Lễ tang cho những đồng chí đã “mắc những lỗi lầm nghiêm trọng”

Blog VOA

Trân Văn

8-3-2018

Nhắc tới ông Lê Đức Anh, người ta liên tưởng đến việc Việt Nam mất hàng loạt bãi đá ở quần đảo Trường Sa và vụ thảm sát tại bãi đá Gạc Ma. Ảnh: AP

Tuy tin đồn ông Lê Đức Anh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng (1987 – 1991), cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992 – 1997), cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN (1982 – 1997), đã qua đời hôm 23 tháng 2 không chính xác nhưng vài nguồn thạo tin (trong đó có cả con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng Việt Nam) đã đưa ra một số chứng cứ, cho thấy ông Anh đang trong tình trạng “thập tử, nhất sinh”.